• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
56
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 5 Ngày soạn : 01/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 04 tháng 10 năm 2021 Tiết 1: Toán

ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu tên, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng; Chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài; Học sinh vận dụng làm bài tập 1, 2 (a, c), 3. HSNK làm thêm bài 2 b, BT4.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Thích học toán, giải toán.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ.

- Học sinh: Vở, SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu ( 5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” thi điền nhanh bảng đơn vị đo độ dài đã học.

- GV nhận xét, đánh giá HS.

- Trong bảng đơn vị đo độ dài đơn vị nào được coi là đơn vị cơ bản?

- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau?

- Giới thiệu bài: Để củng cố lại kiến thức, mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài cô và các con cùng vào bài học: Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút)

Bài 1 : Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau:

- GV treo bảng phụ như bài 1 SGK lên bảng. YCHS đọc đề bài.

+ 1m bằng bao nhiêu dm?

+ 1m bằng bao nhiêu dam?

- GV lần lượt viết kết quả HS nêu vào bảng đơn vị.

- Yêu cầu Học sinh đọc lại

- Chia lớp 3 nhóm: HS điền nhanh bảng đơn vị đo độ dài đã học.

- HS khác nhận xét.

- Trong bảng đơn vị đo độ dài đơn vị mét (m) được coi là đơn vị cơ bản.

- HS nêu: Các đơn vị đo độ dài liền kề hơn, kém nhau 10 lần.

Lắng nghe.

- HS quan sát., 1 HS đọc yêu cầu + 1m = 10dm

+ 1m = dam

(2)

+ 2 đơn vị đo độ dài liền kề nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé; đơn vị bé bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn ? - Một vài HS nhắc lại.

Bài 2. Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

- YCHS làm bài cá nhân vào vở. 3 HS làm bảng phụ.

- YCHS nhận xét, trình bày cả cách làm.

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.

- GV củng cố cách chuyển đổi từ đơn vị lớn xuống đơn vị nhỏ lền kề (Phần a).

Củng cố chuyển đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn (Phần b, c)

Bài 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- HS đọc yêu cầu.

- GV viết 4km 37 m =….m, yêu cầu HS nêu cách tính tìm số thích hợp điền.

Ví dụ: 4 km 37 m= ...m

Đổi: 4km = 4000m, 4000m+ 37m 3040m = ...km....m

+ Giải thích 3040m = 3km 40m ?

- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.

- GV quan sát, giúp đỡ HS khó khăn.

- YCHS đọc bài làm

- 2 HS đọc

+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

Đơn vị bé = 1 4tÊn=250kg

đơn vị lớn - Vài em nhắc lại .

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- 3 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vở.

a)135m=1350dm b)8300m=830 dam 342dm = 3420 cm 4000m = 40 hm 15cm = 150 mm 25000m = 25km c) 1mm =

1 4 tÊn=250kg

cm 1cm =

1 4tÊn=250kg

m 1m =

1 4tÊn=250kg

km

- HS trình bày cả cách làm.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc to. Lớp đọc thầm.

- HS nêu cách tính trước lớp.

4km 37m = 4km + 37m

= 4000m + 37 m = 4037m Vậy 4km 37m = 4037 m

+1-2HS nêu cách đổi, giải thích.

3040m = 3km 40m

( HS có thể đổi theo cách dịch chuyển theo bảng)

- HS làm vào vở.

- 2 HS đọc bài, lớp nhận xét.

8m 12cm = 812 cm 354dm = 35 m 4 dm - HS chữa bài vào vở.

(3)

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.

GV: Qua các BT trên các con đã được củng cố kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài. Để củng cố kiến thức cô và các con cùng chuyển sang phần vận dụng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

Bài 4. Giải bài toán:

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?

- GV tóm tắt bằng sơ đồ:

HN 791kmĐN HCM - Yêu cầu HS làm bài rồi chữa.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:

- Yêu cầu HS nhắc lại khoảng cách giữa HN-HCM

+ Qua BT4 em biết thêm điều gì?

- Yêu cầu HS nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.

+ Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần ?

* Dặn dò

- Chuẩn bị bài: Ôn tập: Bảng đơn vị đo khối lượng.

- 2 HS nêu.

- HS nhìn sơ đồ đọc lại đề bài, trả lời câu hỏi.

- HS làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng phụ. Lớp nhận xét.

Bài giải

a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố HCM dài :

791+144 = 935 (km)

b) Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM là :

791 +935 = 1726 (km) Đáp số: a. 935km b. 1726 km - 1 HS nhắc lại.

+ Qua bài tập số 4 HS biết khoảng cách thực tế giữa Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh.

- 1 HS nhắc lại.

+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

Đơn vị bé = 1 4tÊn=250kg

đơn vị lớn - Học sinh lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Tiết 2: Tập đọc

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

(4)

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: A-lếch- xây, buồng lái, …Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn; Nói được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, ...Hiểu và ghi lại được nội dung bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (trả lời các câu hỏi 1, 2, 3).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Thấy được lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết giữa công nhân trên thế giới.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa/SGK; Loa.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Cho HS hát bài hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan.

- GV hỏi: Bài hát trên nói tới nội dung gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ/SGK, hỏi: Bức tranh vẽ gì?

- GV giới thiệu bài vào ghi tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (20p)

2.1. Luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, GV nhận xét. Chốt lại các đoạn.

- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp.

+ Lần 1: 4 HS đọc + sửa phát âm: A- lếch- xây, buồng lái, …

- Lưu ý cách ngắt câu: Thế là/ A-lếch- xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/

nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói.

+ Lần 2: 4 HS đọc + giảng nghĩa từ:

công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch,..

+ Lần 3: Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.

- HS hát.

+ Bài hát nói tới tình đoàn kết của các bạn thiếu nhi trên thế giới.

- HS nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ một công trường có các chú công nhân và những chiếc máy xúc.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc

- HS chia đoạn: 4 đoạn + Đoạn 1: Đó là... sắc êm dịu

+ Đoạn 2 : Chiếc máy xúc...giản dị.

+ Đoạn 3 : Đoàn xe tải... máy xúc ! + Đoạn 4: A-lếch- xây ... A-lếch- xây.

- 4 HS đọc nối tiếp.

+ Lần 1: 4 HS đọc + sửa phát âm.

- HS đọc.

+ Lần 2: 4 HS đọc + giảng nghĩa từ.

+ Lần 3: 2 HS cùng bạn luyện đọc.

(5)

- Gọi đại diện nhóm đọc bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hướng dẫn cách đọc + đọc mẫu.

2.2. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm bài 2 đoạn đầu + tổ chức cho HS thảo luận TLCH:

+ Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở đâu?

+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

+ Dáng vẻ của A-lếch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?

+ Hai đoạn đầu nói về điều gì?

- GV nhận xét, chốt nội dung 2 đoạn đầu.

- Yêu cầu HS đọc 2 đoạn còn lại.

+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

+ Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao?

+ Hai đoạn còn lại nói về điều gì?

- GV chốt, ghi bảng.

- GV: Chuyên gia máy xúc A-lếch- xây cùng với nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước....

+ Nội dung bài học nói lên điều gì?

- GV chốt nội dung + yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (10p)

- 2 nhóm đọc bài.

- HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo yêu cầu của GV.

- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung:

+ Anh Thuỷ gặp A-lếch-xây ở công trường xây dựng.

+ Anh A-lếch-xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác.

+ Gợi lên cảm giác rất thân mật của người giản dị.

- HS trả lời.

1. Ấn tượng về dáng vẻ bên ngoài của A-lếch-xây

- HS đọc 2 đoạn còn lại.

+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân thiện, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thân thiện, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.

- Tiếp nối nhau phát biểu: Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và A-lếch- xây. Họ rất hiểu nhau về công việc. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật.

- HS nêu.

2. Cuộc gặp gỡ thân mật giũa 2 người bạn

- HS lắng nghe.

+ Bài văn kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên Thế giới.

- HS nghe và thực hiện yêu cầu của GV.

- 2, 3 HS đọc lại nội dung.

(6)

- Gọi HS đọc lại bài.

+ Bài đọc với giọng như thế nào?

- GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 4.

- GV đọc mẫu.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Em học tập được điều gì qua câu chuyện trên?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trên thế giới?

* Dặn dò

- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.

- 1 HS đọc lại bài.

+ Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.

- HS quan sát + luyện đọc đoạn 4.

- HS theo dõi GV đọc.

- 3 HS thi đọc.

- Nhận xét, tuyên dương từng HS.

+ Tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trên thế giới.

- HS nối tiếp trình bày.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

…….………

--- Tiết 3: Lịch sử

PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I. Yêu cầu cần đạt

- HS nêu được: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX; Phong trào Đông Du là 1 phong trào yêu nước; nhằm mục đích chống thực dân Pháp.

- Nghiên cứu SGK, tư liệu để: Tìm hiểu tại sao trong điều kiện khó khăn,thiếu thốn nhóm thanh niên VN vẫn hang say học tập; thuật lại phong trào Đông Du, nêu ý nghĩa của phong trào Đông Du; Nêu được nguyên nhân thất bại phong trào Đông Du: Do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

- Có ý thức học tập tốt, có ý thức tự hào về lịch sử dân tộc; Trân trọng những giá trị lịch sử của phong trào

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bản đồ thế giới; Phiếu học tập. Hình ảnh nhà yêu nước Phan Bội Châu III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. . Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HSTL:

+ Từ cuối TK XIX, ở VN đã xuất hiện những ngành kinh tế nào?

+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra

- HS trả lời:

+ Từ cuối TK XIX, ở VN đã xuất hiện ngành công nghiệp,...

+ Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra

(7)

những giai cấp, tầng lớp mới nào trong XH?

- GV nhận xét, truyên dương HS trả lời đúng

- GV: Trước đây cách chúng ta hơn một thế kỉ cũng có 1 phong trào du học sang Nhật Bản được gọi là phong trào Đông Du.Vậy mục đích của phong trào này là gì? Ai là người tổ chức? Cô cùng các con vào bài học hôm nay. GV giới thiệu ảnh Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (15 phút)

a. Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu

- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần chữ in nhỏ, quan sát ảnh và nêu tiểu sử Phan Bội Châu

+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn rất trẻ ông đã có nhiệt tình cứu nước. Năm 17 tuổi ông viết hịch “ Bình Tây thu Bắc ’’

đánh thắng giặc Pháp lấy lại sứ Bắc. Tư tưởng của ông là đào tạo những người tài về giúp ích cho đất nước đánh đuổi thực dân Pháp. Vậy phong trào Đông Du do ông khởi xướng và lãnh đạo đem lại kết quả gì chúng ta cùng đi tìm hiểu hoạt động tiếp theo.

b. Hoạt động 2: Sơ lược về phong trào Đông Du

- YCHS thảo luận nhóm đôi, TLCH:

+ Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo? Mục đích của phong trào là gì?

+ Nhân dân trong nước, đặc biệt là các thanh niên yêu nước đã hưởng ứng phong trào Đông Du như thế nào?

- GV bổ sung : Phong trào diễn ra được sự hưởng ứng đông đảo của thanh niên

những giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thưc,...

- Lắng nghe.

- HS theo dõi - HS lắng nghe

- HS thảo luận, cử đại diện trả lời.

+ Phong trào Đông Du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu khởi xướng và tổ chức...

+ Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học....Nhân dân trong nước cũng nô nức đóng góp tiền của cho phong trào Đông Du.

(8)

yêu nước. Lúc đầu phong trào chỉ có 5 người tham gia sau có hơn 200 người tham gia năm 1908 …

+ Kết quả của phong trào Đông Du và ý nghĩa của phong trào này là gì?

- GV tổ chức cho HS trình bày các nét chính về phong trào Đông Du trước lớp.

- GV nhận xét về kết quả thảo luận ….

+ Tại sao trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại?

KLGV: Phong trào Đông du thất bại vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật... Sự thất bại của phong trào Đông du cho chúng ta thấy rằng đã là đế quốc thì không phân biệt mầu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức dân tộc ta. Phong trào Đông Du là một phong trào tiêu biểu sau phong trào Cần Vương...

3. Hoạt động Luyện tập thực hành (7 phút)

- GV đặt câu hỏi rút ra ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ cuối bài

* Trò chơi: Tìm đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

1. Phong trào Đông Du lúc đông nhất có bao nhiêu người tham gia?

A.50 Người B.100 Người C.150 Người D.Hơn 200 người

2. Thời gian bắt đầu phong trào Đông Du là năm.

A.1905 B.1906 C.1907 D.1909

3. Lí do phong trào Đông Du tan rã?

A. Do thanh niên Việt Nam không chịu được gian khổ.

B. Pháp cấu kết với Nhật chống phá

+ Phong trào Đông Du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại,....

Tuy thất bại nhưng phong trào Đông Du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi đậy lòng yêu nước của…

-2-3 HS dựa vào kết quả làm việc, thuật lại Phong trào Đông Du.

- HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

+ Vì họ có lòng yêu nước nên quyết tâm học tập để về cứu nước.

+ Vì thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào. ,...

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc.

:

D. Hơn 200 người

C. 1907

B. Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào.

(9)

phong trào.

C. Không được sự ủng hộ của nhân dân trong nước.

D. Tất cả các ý trên

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm + Từ phong trào Đông Du đầu thế kỉ XX ta thấy tư tưởng của ông lúc bấy giờ hợp với thời đại hiện nay không? Vì sao?

 Dặn dò

Nhận xét tiết học, dặn dò, chuẩn bị giờ sau.

+ Tư tưởng của ông lúc bấy giờ là muốn đưa thanh niên VN ra nước ngoài học tập trang bị kiến thức để trở thành người tài giúp ích cho đất nước đó là một tư tưởng rất tiến bộ và đến nay tư tưởng đó vẫn còn vẹn nguyên giá trị đó là : Trong thời đại công nghiệp 4.0 đất nước ta vẫn tổ chức cho HS,SV ra nước ngoài học tập, nghiên cứu trang bị kiến thức để phục vụ đất nước. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cô cho các con xem ở phần đầu tiết học ……

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Tiết 4: Khoa học

THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia ; Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy.

- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Kiên quyêt nói không với các chất gây nghiện.

* GDATGT: Tác hại của sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy khi tham gia giao thông.

* Các kỹ năng cơ bản được gd trong bài

- Kỹ năng phân tích sử lý thông tin một cách có hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của ma túy.

- Kỹ năng tổng hợp tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.

- Kỹ năng giao tiếp ứng xử và kiên quyết từ chối các chất gây nghiện.

- Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.

III. Đồ dùng dạy học

- HS sưu tầm tranh ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy.

- Bảng phụ.

(10)

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu ( 5 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’

tiếp sức’

+ Nêu những việc em cần làm để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài: Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta thường bị mọi người rủ rê dùng các chất không tốt cho cơ thể. Những lúc như vậy chúng ta cần biết cách từ chối. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách từ chối đối với các chất gây nghiện.

- GV ghi đầu bài

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (17 phút)

*. Thực hành xử lí thông tin ” Tác hại của các chất gây nghiện”

- Yêu cầu HS đọc các thông tin ở SGK, thảo luận nhóm 4 và hoàn thành bảng phụ về tác hại của thuốc lá, rươu bia và ma túy.

- Giáo viên giúp đỡ các nhóm.

- Yêu cầu các nhóm trình bày

- GV nhận xét, kết luận: Bia, rượu, thuốc lá, ma tuý đều gây hại, nghiện.

Riêng ma tuý là chất gây nghiện bị nhà nước cấm...gây hại cho sức khoẻ con người.

- HS nối tiếp nêu

+ Thường xuyên tắm giặt, gội đầu.

+ Thường xuyên thay quần áo lót

+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục...

- HS lắng nghe

- Học sinh đọc thông tin, thảo luận nhóm 4 và làm theo yêu cầu.

- Đại diện 3 nhóm làm bảng phụ. Mỗi nhóm làm 1 nội dung :

Tác hại của thuốc lá

Tác hại của rượu, bia

Tác hại của ma tuý ĐV

người sử dụng

Có hại sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh

Gây ra nhiều loại bệnh

Gây nghiện có thể bị chết người ĐV

người xung quanh

Hít phải khói thuốc cũng bị bệnh

Gây tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật

Kinh tế sa sút tội phạm gia tăng.

- Đại diện các nhóm trình bày.

(11)

* GDATGT:Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn và TLCH: Khi sử dụng rượu, bia hoặc ma túy mà tham gia giao thông sẽ gây hậu quả gì?

- GV giáo dục ATGT cho học sinh.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (10 phút)

*. Thực hành kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng các chất gây nghiện.

- YCHS quan sát hình trang 22, 23 SGK và TLCH:

+ Hình minh họa các tình huống gì?

- GV: Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều có thể bị rủ rê sử dụng các chất gây nghiện. Để bảo vệ mình các em phải biết cách từ chối.

Chúng ta cùng thực hành từ chối qua 1 số tình huống.

- YCHS thảo luận nhóm 6, đóng vai tìm cách từ chối cho từng tình huống.

- Các nhóm lần lượt lên biểu diễn.

Lớp theo dõi.

- YCHS nhận xét cách xử lí của từng nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm diễn hay, xử lí tốt.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (7 phút)

+ Gia đình em có ai hút thuốc lá hay uống rượu bia không?

+ Em cần làm gì để mọi người biết được tác hại của thuốc lá, rượu,bia, ma túy?

- Giáo viên nhận xét giờ học.

* Dặn dò.

- HS trả lời: gây tai nạn cho mình và cho người khác...

- HS liên hệ bản thân để phòng tránh.

- HS quan sát và trả lời:

+ Hình vẽ các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma túy.

- HS thảo luận nhóm 6, phân vai và làm theo yêu cầu

- Các nhóm lên biểu diễn trước lớp.

- HS trả lời theo tình hình trong gia đình mình

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH

(12)

I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được nghĩa của từ “Hoà bình” (BT1); Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm “Cánh chim hoà bình”;Tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2); Viết được một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một làng quê hoặc thành phố (BT3).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Hình thành và phát triển cho HS tình yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: ƯDCNTT, giấy khổ to, bút dạ.

2. Học sinh: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- GV cho HS nghe bài hát “Trái đất này là của chúng mình”

+ Trong bài hát có câu “Trái đất muốn hòa bình và chán ghét chiến tranh…”, em hãy tìm cặp từ trái nghĩa trong câu hát trên?

- Yêu cầu HS đặt câu với cặp từ “hòa bình - chiến tranh”.

- Nhận xét, đánh giá từng HS.

- GV chốt và chuyển ý: Các con ạ, câu mà bạn đặt cũng chính là mong ước của nhân dân trên toàn thế giới. Để có nền hòa bình ngày nay, chúng ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh, gian khổ và hi sinh. Hôm nay chúng ta sẽ học bài MRVT chủ đề “Hòa bình” để hiểu rõ hơn và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang có. Tiết 7: MRVT: Hòa bình.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

- GV: Vì sao hòa bình lại là mong ước của tất cả mọi người trên thế giới, để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu BT1 để biết được ý nghĩa của hòa bình.

Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? (Violet) (8p) - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS trả lời: Hòa bình – chiến tranh.

- 1 HS đặt câu trước lớp. HS nhận xét câu của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.

- HS thảo luận theo bàn.

(13)

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

+ Tại sao em lại chọn ý b mà không phải là ý a hoặc c?

- GV chốt và chuyển ý: Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh, còn trạng thái bình thản có nghĩa là bình thường, thoải mái thường dùng cho người. Còn trạng thái hiền hoà, yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người.

=> Vừa rồi các con đã hiểu được ý nghĩa của từ hòa bình, hòa bình là một cuộc sống không có chiến tranh, loạn lạc và mất mát, hi sinh, vậy những từ nào là từ đồng nghĩa với từ hòa bình, chúng ta cùng tìm hiểu BT2.

Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình (10p)

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Dựa vào việc tìm hiểu nghĩa từng từ ở nhà, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 làm bài.

- GV gọi HS điều khiển kết quả thảo luận.

+ Tại sao con lại chọn từ bình yên, thanh bình, thái bình là từ đồng nghĩa với hòa bình?

- Gọi HS nhận xét.

- GV: Từ “hiền hòa” có thế sử dụng cả với trạng thái của con người lẫn cảnh vật. Con hãy đặt 1 câu có từ “hiền hòa”

nói về trạng thái của con người, và 1 câu nói về trạng thái của cảnh vật.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay, chốt lại nghĩa của các từ.

- GV chốt, chuyển ý: BT2 vừa giúp các con biết được các từ đồng nghĩa với từ hòa bình và một số từ khác có nét nghĩa gần giống với hòa bình. Để vận dụng các từ đó vào viết văn, chúng ta

- 1 HS nêu ý mình chọn: ý b.

+ Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái là biểu lộ không bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái của con người.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu trước lớp.

- 4 HS trao đổi, thảo luận cùng làm bài.

- 1 đại diện HSNK điều khiển thảo luận, đặt câu hỏi phát vấn, HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất. Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.

- 1 HS nêu ý kiến trả lời.

- HS nhận xét.

- 2 HS đặt câu với từ hiền hòa.

VD: Khung cảnh ở đây thật hiền hòa.

Đối với mọi người bác ấy sống rất hiền hòa.

- HS nhận xét, tuyên dương - Lắng nghe.

(14)

cùng chuyển sang BT3.

Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh thanh bình ở miền quê hoặc thành phố (12p)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS nhắc lại hình thức viết đoạn văn.

- Cho HS quan sát tranh, gợi ý cho HS viết về cảnh thanh bình về làng quê hoặc thành phố.

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân, 2 HS làm vào giấy khổ to.

- Gọi HS làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS trình bày kết quả.

- Yêu cầu HS nhận xét theo tiêu chí:

+ Hình thức đoạn văn.

+ Cách dùng từ đặt câu.

+ Có sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ hòa bình.

- GV cùng HS nhận xét sửa chữa thành một đoạn văn mẫu.

- Gọi HS đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt.

- Giáo viên chốt và chuyển ý: Vừa rồi chúng ta đã làm các bài tập về tìm từ đồng nghĩa và mở rộng vốn từ với từ

“hòa bình”, để xem các con nắm rõ bài học chưa chúng ta cùng nhau chuyển sang hoạt động vận dụng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

* Thi Ai nhanh, ai đúng:

- GV đưa ra câu hỏi TN, HS thi đua trả lời nhanh và đúng.

1. Hòa bình là trạng thái không có…

a. bạo lực b. tranh đua c. chiến tranh d. tranh giành

2. Dòng nào sau đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”

a. thanh bình, hiền hòa, yên ả b. thanh bình, yên bình, thái bình c. yên bình, yên tĩnh, thái bình

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS nhắc lại.

- Quan sát, theo dõi.

- 2 HS làm bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 2 HS lần lượt dán phiếu, đọc bài cho cả lớp theo dõi, nhận xét.

- 1 HS đọc bài.

- HS nhận xét theo các tiêu chí.

- HS theo dõi.

- 1, 2 HS đọc đoạn văn mình viết.

- Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt.

- HS lắng nghe.

- HS thi đua TLCH:

(15)

d. thái bình, thanh bình, bình thản - Nhận xét phần thi của HS.

+ Con có thể làm gì để giữ gìn “hòa bình” trong lớp học, trong gia đình và ngoài xã hội?

=> GD lòng yêu hòa bình, cách xử nhã nhặn, lịch sự trong trường lớp, ngoài xã hội…

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

* Dặn dò

- Dặn HS hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài: Từ đồng âm.

- Theo dõi.

- HS trả lời theo ý hiểu.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tiết 2: Âm nhạc

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Chào cờ

--- Ngày soạn : 02/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 05 tháng 10 năm 2021 Tiết 1: Toán

ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng; Chuyển đổi các số đo khối lượng và giải các bài toán với các số đo khối lượng; Học sinh vận dụng làm bài tập 1, 2, 4. HSNK làm thêm BT3.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Thích học toán, giải toán.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Máy chiếu. Bảng phụ viết sẵn bài tập 1-SGK.

- Học sinh: Vở, SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” điền vào bảng phụ bảng đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét, đánh giá HS.

- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau?

- Chia lớp 3 nhóm: HS điền vào bảng phụ bảng đơn vị đo khối lượng.

- HS khác nhận xét.

- HS nêu: Các đơn vị đo khối lượng liền kề hơn, kém nhau 10 lần.

(16)

- Giới thiệu bài: Để củng cố lại kiến thức, mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng cô và các con cùng vào bài học: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30 phút)

Bài 1: Viết đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng

- HS đọc đề, GV treo bảng + 1kg bằng bao nhiêu hg ? + 1kg bằng bao nhiêu yến ? - Yêu cầu HS làm các cột còn lại Nhận xét, chữa.

- Yêu cầu HS đọc bảng.

+ 2 đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn ?

- Yêu cầu một vài HS nhắc lại.

Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

- YCHS đọc đề bài.

- YCHS thảo luận nhóm đôi làm bài. 2 nhóm làm bảng phụ.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS chưa hoàn thành.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3: > < =?

- Gọi HS nêu đề bài

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Để điền được dấu thích hợp vào chỗ chấm chúng ta cần làm gì?

- GV tổ chức cho HS làm bài dưới hình

Lắng nghe.

- Học sinh đọc.

+ 1kg = 10 hg.

+ 1kg = 1 4tÊn=250kg

yến - HS làm BT - 2 HS đọc bảng .

+ Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.

Đơn vị bé =

1 4 tÊn=250 kg

đơn vị lớn.

- HS nhắc lại.

- HS nêu yêu cầu

- Học sinh làm bài nhóm đôi. Đại diện 2 nhóm làm bảng phụ. Mỗi nhóm làm 2 phần:

a) 18 yến = 180 kg 200 tạ = 20000 kg 35 tấn = 35000 kg b) 430 kg = 43 yến 2500 kg = 25 tạ 16000 kg = 16 tấn c) 2kg 326g = 2326g 6kg 3g = 6003 g d) 4008g= 4 kg 8 g

9050 kg = 9 tấn 50 kg

- Đại diện nhóm khác nhận xét. Lớp chữa bài vào vở.

- 1 HS đọc đề bài.

+ YC điền dấu thích hợp vào chỗ chấm + Ta cần đổi các số đo về cùng một đơn vị rồi so sánh.

- HS làm BT

(17)

thức thi đua: chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử 1 bạn làm trên bảng phụ. Làm xong dán nhanh lên bảng lớp. Đội nào xong trước và đúng là thắng cuộc.

- YCHS đọc kết quả bài làm. Lớp theo dõi. Nhận xét.

-GV theo dõi,khen đội thắng cuộc.

GV: Qua các BT và trò chơi trên các con đã được củng cố kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo khối lượng. Để củng cố kiến thức cô và các con cùng chuyển sang phần vận dụng.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

Bài 4

-Cho HS đọc bài toán. GV hướng dẫn HS làm bài.

- GV khuyến khích HS trình bày bài giải theo nhiều cách khác nhau.

Bài giải

Đổi 1 tấn = 1000 kg

Ngày thứ 2 cửa hàng bán được là : 300 x 2 = 600 (kg)

Hai ngày đầu cửa hàng bán được là : 300 + 600 = 900 (kg)

Ngày thứ 3 cửa hàng bán được là : 1000 – 900 = 100 (kg)

Đáp số : 100 kg - Yêu cầu HS chữa bài.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn?

* Dặn dò

- GV tổng kết tiết học, dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập.

- HS đọc bài, lớp theo dõi, nhận xét.

2 kg 50g < 2500g.

6090 kg > 6 tấn 8kg 13kg 85g < 13kg 805g

1

4tấn = 250kg

- HS đọc kết quả bài làm. Lớp theo dõi. Nhận xét.

- 1 HS đọc bài toán, trao đổi theo cặp, làm bài.

- 1 HS đại diện trình bày bài giải, lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Đổi 1 tấn = 1000 kg

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki–

lô – gam đường là:

300 x 2 = 600 (Kg)

Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki – lô – gam đường là:

1 000 – 300 – 600 = 100 (kg) Đáp số: 100 kg.

- HS chữa bài vào vở.

- Nhiều HS nêu: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé =

1 4tÊn=250kg

đơn vị lớn

- HS chú ý nghe dặn dò của cô.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

(18)

--- Tiết 3: Chính tả

MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC I. Yêu cầu cần đạt

- HS nghe – viết được và trình bày đúng đoạn văn; Tìm được các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho HS; tính cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ, ...

II. Đồ dùng dạy học

- Hộp quà bí mật. Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- GV tổ chức tò chơi: Hộp quà bí mật.

- GV nêu cách chơi: Cho HS hát bài hát Lớp chúng mình đoàn kết đồng thời thực hiện chuyền hộp quà bí mật. Giai điệu bài hát dừng ở HS nào, HS đó được quyền bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. HS thực hiện đúng yêu cầu sẽ nhận được một phần quà, thực hiện sai sẽ nhường lại quyền thực hiện yêu cầu đó cho bạn khác.

* Nội dung yêu cầu:

+ Lên bảng viết tiếng: tiến, biển, bìa, mía, theo mô hình cấu tạo vần.

+ Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng trên?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài - Ghi bảng tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (7p)

a) Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu HS đọc toàn bài chính tả.

+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?

- HS nghe.

- HS nghe và tham gia trò chơi.

+ HS thực hiện yêu cầu.

+ Những tiếng có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.

+ Những tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ nhất ghi nguyên âm đôi.

- HS nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.

- 1 HS đọc bài trước lớp.

+ Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn

(19)

b) Hướng dẫn HS viết từ khó

- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc - viết, các từ ngữ vừa tìm được.

- GV nhận xét, chốt lại cách viết đúng.

3. Hoạt động Thực hành, luyện tập (25p)

a) Viết chính tả

- GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa phải. Đọc lượt đầu chậm rãi cho HS nghe - viết, đọc lượt 2 cho HS viết theo tốc độ quy định.

b) Soát lỗi, nhận xét vào bài viết.

- GV đọc lại đoạn văn cho HS soát lỗi.

- Thu 5, 6 bài viết + nhận xét, đánh giá bài viết của HS.

c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: Tìm các tiếng có chứa uô, ua trong bài văn.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

+ Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?

- GV nhận xét và chốt lại quy tắc đánh dấu thanh.

Bài 3: Tìm tiếng có chứa uô, ua thích hợp với mỗi ô trống.

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của

mặt to chất phác,... tất cả gợi lên những nét giản dị, thân mật.

- HS nêu trước lớp, ví dụ: khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- HS nghe.

- HS viết bài.

- HS đổi chéo vở theo bàn để soát lỗi.

- HS nộp bài, theo dõi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS làm bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.

+ Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muôn.

+ Các tiếng chứa ua: của, múa.

- HS nhận xét.

+ Trong các tiếng có chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u.

+ Trong các tiếng có chứa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô là chữ ô.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc đề bài trước lớp.

(20)

bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp: Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5p)

- GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh các tiếng có chứa uô, ua.

+ Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi uô/ua?

- GV nhận xét, tuyên dương,

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

* Dặn dò

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài.

- 2 nhóm làm bảng phụ + báo cáo.

Lớp nhận xét, chữa bài:

+ Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.

+ Chậm như rùa: quá chậm chạp.

+ Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.

+ Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên đồng ruộng.

- HS nghe.

- HS tham gia thi tìm nhanh các tiếng có chứa uô, ua.

- 2 HS nhắc lại

- HS nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

TỪ ĐỒNG ÂM I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ); Phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); Đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố; Sử dụng từ đồng âm phù hợp trong cuộc sống hàng ngày.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Từ điển H/S. Một số tranh, ảnh về các sự vật hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau (UDCNTT)

- HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

(21)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi:

Truyền điện trong thời gian 1 phút.

- Cách chơi: HS ngồi tại chỗ. GV gọi bắt đầu từ 1 HS xung phong. Ví dụ em A nói to: trái nghĩa với nóng là gì? và chỉ nhanh vào em B bất kì để " truyền điện". Lúc này em B phải trả lời nhanh là lạnh. Nếu B nói đúng thì được quyền chỉ định 1 bạn C nào đó để truyền điện tiếp. Cứ làm như thế trong 1 phút, nếu bạn nào trả lời sai thì bị phạt.

Lưu ý nội dung câu hỏi liên quan đến từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.

- GV nhận xét và đánh giá. Khen ngợi HS có đáp án đúng và nhanh nhất.

- GV chốt và chuyển ý: Qua trò chơi, các em đã được ôn tập kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Các em đã biết trong TV có hiện tượng các TĐN và TTN. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một hiện tượng khác của từ TV đó là Từ đồng âm. Qua đó thấy được cái hay trong lối chơi chữ của một số cách nói hàng ngày. (GV ghi tên bài lên bảng).

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (12p)

Bài tập 1, 2 (trang 51): Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ

« câu »:

- GV viết lên bảng các câu:

+ Ông ngồi câu cá.

+ Đoạn văn này có 5 câu.

GV yêu cầu H/S đọc lại

+ Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?

+ Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2?

- HS tham gia chơi.

Ví dụ: Trái nghĩa với nóng là lạnh Đồng nghĩa với chăm chỉ là siêng năng...

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- 2 HS nối tiếp nhau đọc câu văn.

+ Hai câu trên là hai câu kể. Mỗi câu có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.

+ Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá bằng móc sắt nhỏ buộc ở đầu sợi dây.

+ Từ câu trong đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng 1 chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

(22)

+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên?

- Kết luận: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.

* Ghi nhớ: SGK

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.

- Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm để minh hoạ cho ghi nhớ.

- GV chuyển ý: Các em đã hiểu được thế nào là từ đồng âm. Để giúp các em nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn, trong lời nói hàng ngày, chúng ta cùng nhau chuyển sang hoạt động thực hành nhé.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (18p)

Bài tập 1 (trang 52 – 6 phút): Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp theo hướng dẫn:

+ Đọc kĩ từng cặp từ.

+ Xác định nghĩa của từng cặp từ (có thể dùng từ điển)

- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến yêu cầu HS khác bổ sung, nhận xét.

+ Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

- Vài HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

- 3 HS lấy ví dụ về từ đồng âm.

Ví dụ: Cái bàn – bàn bạc Lá cây – lá cờ

Bàn chân – chân bàn...

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến mỗi HS chỉ nói về một cặp từ.

a)

- Cánh đồng: đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cấy cày, trồng trọt.

- Tượng đồng: đồng là kim loai có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm giây điện và hợp kim.

- Một nghìn đồng: đồng là đơn vị tiền tệ Việt Nam.

b)

- Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo lên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.

- Đá bóng: đá là đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng

(23)

- GV có thể kết luận lại về nghĩa của từng từ đồng âm nếu HS giải thích chưa rõ.

- GV chốt và chuyển ý: Qua BT1, các em đã vận dụng được kiến thức để phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm. Để giúp các em hiểu rõ và phân biệt được các từ đồng âm tốt hơn, chúng ta cùng chuyển sang BT2.

Bài tập 2 (trang 52 – 5 phút): Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS đặt 2 câu với mỗi từ để phân biệt từ đồng âm.

- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.

- Nhận xét, kết luận các câu đúng.

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.

- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng cặp từ đồng âm vừa đặt.

- GV nhận xét chốt bài làm đúng.

GV chuyển ý: Qua BT2, các em đã vận dụng được kiến thức để đặt câu phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm. Chúng ta sẽ tiếp tục chuyển sang BT3 để thấy rõ từ đồng âm dùng trong cuộc sống hàng ngày như thế nào ? Bài tập 3 (trang 52 – 4 phút): Đọc mẩu chuyện vui“ tiền tiêu’’

- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.

vào khung thành đối phương...

c)

- Ba má: Ba là bố (thầy) người sinh ra và nuôi dưỡng mình.

- Ba tuổi: Ba là số tiếp theo số 2trong dãy số tự nhiên.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc bài.

- 2 HS làm bài trên bảng - HS dưới lớp làm bài vào vở.

+ Yêu nước là thi đua. / Bạn Nam đang đi lấy nước.

+ Bố em mua bộ bàn ghế rất đẹp. / Họ đang bàn về việc sửa đường...

- HS nhận xét.

- HS đọc

- HS giải thích:

Bàn là đồ dùng bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng.

Bàn : Trao đổi ý kiến - HS theo dõi.

- HS theo dõi

- 1 HS đọc yêu cầu. 2 HS đọc mẩu chuyện.

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận.

(24)

+ Vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm việc tại ngân hàng?

- Nhận xét, kết luận bài làm đúng, kết hợp giáo dục HS có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

GV chốt, chuyển ý: Trong cuộc sống hàng ngày, từ đồng âm được sử dụng một cách thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần chú ý để phân biệt rõ nghĩa của các từ đồng âm đó và sử dụng cho hợp lý.

Bài 4: Đố vui – 3 phút:

- Gọi HS đọc các câu đố.

- Y/c HS tự làm bài nhóm đôi - GV gọi HS trình bày

+ Trong hai câu đố trên người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào?

- Nhận xét, khen ngợi H/S làm bài tốt.

GV chuyển ý: Qua hoạt động thực hành, các em đã phân biệt được nghĩa và đặt được câu với từ đồng âm, đồng thời nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn, trong lời nói hàng ngày.

Vậy để vận dụng những kiến thức chúng ta vừa tìm hiểu vào cuộc sống, cô trò ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

*GV tổ chức cho HS thi đoán hình để nêu lên từ đồng âm.

- Tranh 1: HS nhìn tranh để đặt câu có từ đồng âm:

Xe chở đường chạy trên đường.

- Tranh 2: Nhìn tranh để điền từ đồng âm:

+ Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm là tiền tiêu.

+ Trong từ Tiền tiêu (1) thì tiêu có nghĩa là tiền để chi tiêu.

+ Trong từ Tiền tiêu (2) Thì tiêu là vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực đóng quân, hướng về phía địch.

- HS lắng nghe.

- HS nghe

- 2 HS đọc

- HS trao đổi, thảo luận tiếp nối nhau trả lời:

a) Con chó thui.

b) Cây hoa súng và khẩu súng.

+ Từ chín trong câu a là nướng chín.

+ Số 9 là số tự nhiên.

+ Khẩu súng còn được gọi là cây súng.

- HS lắng nghe

- HS chia 2 đội mỗi đội 4 HS thi

(25)

Con mực ; lọ mực ...

- Nhận xét, đánh giá

* Liên hệ: Khi sử dụng từ đồng âm trong cuộc sống hàng ngày ta cần lưu ý điều gì?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.

- Yêu cầu HS về nhà ghi nhớ những kiến thức đã học trong bài.

* Dặn dò

- Chuẩn bị giờ sau: MRVT: Hữu nghị - Hợp tác

- HS dưới lớp nhận xét.

- HS trả lời: Hiểu được nghĩa của từ...

- HS theo dõi và ghi nhớ nhiệm vụ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

...

...

--- Ngày soạn : 03/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 06 tháng 10 năm 2021 Tiết 1: Toán

LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Tính được diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ; Giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng ; Giải toán có nội dung hình học áp dụng thực tiễn.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học và năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Thích học toán, giải toán.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ.

- Học sinh: Vở, SGK.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”. Nhắc tên và điền vào chỗ chấm theo yêu cầu.

…. yến = 180 kg …. tạ = 20000 kg ….tấn = 35000 kg ...mm =

1 4 tÊn=250kg

cm

- HS chơi trò chơi : Điền tên các đơn vị đo độ dài hoặc khối lượng.

18 yến = 180 kg 200 tạ = 20000 kg 35 tấn = 35000 kg 1mm =

1 4 tÊn=250kg

cm

(26)

...cm = 1 4tÊn=250kg

m ...m =

1 4tÊn=250kg

km

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

- Giới thiệu bài: Các con đã được ôn tập về bảng đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo diện tích, hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố lại các kiến thức liên quan trong bài Luyện tập.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (17 phút)

Bài 1. Giải bài toán:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu trước lớp.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết cả 2 trường sản xuất được bao nhiêu quyển vở phải biết gì?

+ Biết cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50000 quyển vở, vậy 4 tấn giấy vụn thì sản xuất được bao nhiêu quyển vở?

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân, 1 HS làm bảng phụ

- Yêu cầu học sinh đọc bài, nhận xét.

- Nhận xét. Củng cố giải toán có lời

1cm = 1 4tÊn=250kg

m 1m =

1 4tÊn=250kg

km - Nhận xét, đánh giá.

- 1 HS đọc lệnh đề.

+… Biết liên đội trường Hòa Bình gom được 1 tấn 300kg giấy vụ, trường Hoàng Diệu thu được 2 tấn 700 kg giấy vụ. Cứ 2 tấn thì sản xuất được 50 000 quyển vở.

+ Hỏi từ số giấy vụ cả 2 trường gom được có thể sản xuất bao nhiêu quyển vở.

+ Biết số giấy cả 2 trường gom là bao nhiêu.

+ HS trả lời

- 1 HS trình bày bài giải trên bảng phụ, lớp làm vào vở.

Bài giải Cả hai trường thu được là:

1 tấn 300kg + 2tấn700kg =3 tấn1000kg (giấy)

Đổi 3 tấn 1000 kg = 4 tấn.

4 tấn gấp 2 tấn số lần là:

4 : 2 = 2 (lần)

Số cuốn vở sản xuất được là:

50 000 x 2 = 100 000 (cuốn) Đáp số: 100 000 cuốn vở.

- HS đọc bài làm, nhận xét.

(27)

văn.

Bài 2. Giải bài toán:

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân, GV quan sát, giúp đỡ HS khó khăn.

- YCHS đổi chéo vở đọc bài làm, nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng.

GV: Trong thực tế cuộc sống chúng ta thấy có rất nhiều mảnh đất không được chia theo những hình khối cụ thể, vậy để tính được diện tích của các mảnh đất như vậy chúng ta cần làm như thế nào? Cô và các con sẽ cùng tìm hiểu trong HĐ vận dụng nhé.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15 phút)

Bài 3. Giải bài toán:

- GV cho học sinh đọc đề bài, quan sát hình và hỏi:

+ Mảnh đất được tạo bởi các mảnh có kích thước, hình dạng như thế nào ? + Hãy so sánh diện tích của mảnh đất với tổng diện tích của hai hình đó ? - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi. 1 cặp làm bảng phụ.

- Nhận xét, chữa. Củng cố toán về tính diện tích hình.

- 1 HS đọc đề.

- HS phân tích đề, làm bài. 1 HS trình bày bài giải trên bảng phụ, lớp làm vào vở.

Bài giải 120kg=120000g

Đà điểu nặng gấp chim sâu số lần là:

120000 : 60 = 2000 (lần) Đáp số: 2000 lần - Lớp đổi chéo vở nhận xét, chữa bài.

Theo dõi.

- 1 HS nêu lệnh đề. Học sinh quan sát và trả lời.

+ Mảnh đất được tạo bởi hai hình:

Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 6m, chiều dài 14m và Hình vuông CEMN có cạnh là 7m

+ Diện tích của mảnh đất bằng tổng diện tích của 2 hình.

- HS làm bài cặp đôi. Đại diện 1 cặp làm bảng phụ.

Bài giải

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

14 x 6 = 84 (m2)

Diện tích hình vuông CEMN là:

7 x7 = 49 (m2)

Diện tích của mảnh đất đó là:

84 + 49 = 133 (m2) Đáp số: 133 m2

- 1 HS trình bày bài giải, lớp làm vở, nhận xét, chữa bài.

(28)

Bài 4. Giải bài toán:

- Yêu cầu học sinh quan sát và TLCH:

+ Hình chữ nhật ABCD có kích thước là bao nhiêu ?

+Diện tích của hình là bao nhiêu cm2 + Vậy chúng ta phải vẽ các hình như thế nào?

- Học sinh nêu các cách vẽ

- YCHS vẽ vào vở. GV quan sát.

- Nhận xét, tuyên dương HS vẽ tốt.

+ Nêu quy tắc tính diện tích của hình vuông, hình chữ nhật?

+ Qua bài học các con được củng cố kiến thức gì ?

* Dặn dò

-GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị nội dung bài Đề-ca-mét vuông, Hec-tô-mét vuông.

- HS nghiên cứu đề và làm bài.

+ Hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm và chiều rộng là 3cm.

+ Diện tích của hình là: 4 x 3 = 12 (m2) + Vẽ các hình có cùng diện tích là 12cm2 nhưng khác kích thước chiều dài và chiều rộng.

Ta có: 12 = 1 x12 = 2 x 6 = 3 x 4.

- Vậy ta có 2 cách vẽ.

- Chiều rộng 1cm, chiều dài12cm.

- Chiều rộng 2 cm, chiều dài 6 cm ( Có thể vẽ dọc hoặc vẽ ngang) - HS vẽ hình vào vở theo yêu cầu.

- Đổi chéo vở để kiểm tra, nhận xét, chữa lại hình cho đúng.

- 3- 5 HS nêu.

- Củng cố về: Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

--- Tiết 2: Tiếng anh

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Tập đọc

Ê-MI-LI, CON…

I. Yêu cầu cần đạt

- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ ;Nói được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: Lầu Ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B.52, Na- pan, Oa- sinh-tơn ; Hiểu và ghi lại được nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc 1 khổ thơ trong bài).

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Thấy được lòng yêu nước, căm ghét chiến tranh.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa/SGK; Loa.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

(29)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5p)

- Cho HS nghe hát bài: Hoà bình cho em.

- GV hỏi: Bài hát trên nói tới nội dung gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Cho HS quan sát tranh minh hoạ/SGK, hỏi: Nêu nội dung bức tranh?

- GV giới thiệu bài: Đây là hình ảnh chú Mo-ri-xơn bế con gái 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi chú sắp tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa và bạo tàn mà Đế quốc Mỹ tiến hành trên mảnh đất Việt Nam.

Xúc động trước hành động của anh, nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê-mi-li, con mà chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.

- GV ghi tên bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (20p)

2.1. Luyện đọc

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

- GV hướng dẫn HS chia đoạn, GV nhận xét. Chốt lại các đoạn.

- Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp.

+ Lần 1: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với sửa sai. Lưu ý cho HS các từ: Ê- mi- li,

Mo-ri-xơn, Giôn-xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh tơn.

+ Lần 2: Hướng dẫn HS đọc, kết hợp với giải thích từ khó: Lầu Ngũ Giác, Giôn-xơn, nhân danh, B.52, Na-pan, Oa-sinh-tơn.

- HS nghe.

+ Bài hát nói về khát vọng hoà bình của các em nhỏ.

- HS nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ một công trường có các chú công nhân và người bố bế con đứng dưới những toà nhà cao tầng

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS chia 5 đoạn:

+ Đoạn 1: Phần xuất xứ.

+ Đoạn 2: Ê- mi- li,...Lầu Ngũ Giác.

+ Đoạn 3: Giôn- xơn!...thơ ca nhạc hoạ.

+ Đoạn 4: Ê- mi- li,...xin mẹ đừng buồn.

+ Đoạn 5: Oa- sinh- tơn...sự thật.

- HS luyện đọc nối tiếp theo yêu cầu.

+ Lần 1: 4 HS đọc + sửa phát âm.

+ Lần 2: 4 HS đọc + giảng nghĩa từ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đọc với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng vào các từ ngữ thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị giữa các nhân vật. + Đọc đúng giọng của

Câu chuyện nói lên tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam,qua. đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa

Câu 1/ Hành vi nào sau đây thể hiện lối sống chưa chan hòa với mọi người a.. Vui vẻ, cởi mở với

Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ; nhận giọng những từ gợi tả, gợi cảm.. Đọc diễn cảm toàn bài, diễn tả được tình cảm

Bài 2: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh?.. a) Cháu kính yêu ông bà. b) Con yêu quý

[r]

Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị với các dân tộc, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng

b)Từ ngữ nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ.. Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ em tìm được ở bài tập 1 a) Bác Hồ luôn chăm lo cho tương lai của thiếu nhi... b) Bố