• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học | Giải Sinh học 10 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sinh 10 Bài 2: Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học | Giải Sinh học 10 Cánh diều"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 2:

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC A/ Câu hỏi mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 12 SGK Sinh học 10: Em đã học những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, em cần tuân theo những quy định gì?

Trả lời:

• Những phương pháp nghiên cứu khoa học đã được học:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm - Phương pháp thực nghiệm khoa học

• Khi học tập ở phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên, chúng ta cần tuân theo các quy định trong các quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học tương ứng như các quy định về an toàn, quy định vận hành thiết bị nghiên cứu, quy định về

trang bị cá nhân,…

B/ Câu hỏi giữa bài

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 12 SGK Sinh học 10: Hãy chọn một đối tượng sinh vật để quan sát và xây dựng các bước quan sát đối tượng đó?

Trả lời:

• Đối tượng sinh vật để quan sát là: Tế bào niêm mạc miệng.

• Xây dựng các bước quan sát tế bào biểu bì của thực vật:

Bước 1. Xác định mục tiêu

- Mục tiêu: Quan sát hình dạng của tế bào niêm mạc miệng.

Bước 2. Tiến hành

- Phương tiện quan sát: kính hiển vi.

- Các bước tiến hành:

(2)

+ Nhỏ một giọt xanh methylene lên phần giữa lam kính.

+ Dùng tăm quét nhẹ lớp niêm mạc bên trong má miệng.

+ Quét tăm vào chỗ có giọt xanh methylene trên lam kính.

+ Đậy lamen lên vị trí có thuốc nhuộm.

+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 10× tìm tế bào rồi chuyển sang vật kính 40×.

Bước 3. Báo cáo

- Báo cáo về hình dạng tế bào niêm mạc miệng quan sát được.

Tế bào niêm mạc miệng

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 13 SGK Sinh học 10:

Những hoạt động nào được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường? Khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm, em thường tiến hành theo các bước nào?

Trả lời:

- Những hoạt động được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường là những hoạt động nghiên cứu (thu nhận thông tin) được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm.

- Các bước khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm:

+ Bước 1: Chuẩn bị. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất; mẫu vật và các thiết bị an toàn.

(3)

+ Bước 2: Tiến hành. Tiến hành thí nghiệm theo các bước hướng dẫn và thu thập thông tin.

+ Bước 3: Báo cáo và vệ sinh phòng thí nghiệm: Xử lí số liệu và viết báo cáo thí nghiệm, thu dọn và làm sạch phòng thí nghiệm.

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 15 SGK Sinh học 10: Dựa vào hình 2.3 và ví dụ 3, hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa.

Trả lời:

Thiết kế thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của nước đến chiều cao cây đậu tương ngoài thực địa:

• Bước 1: Thiết kế mô hình thực nghiệm và chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm - Thiết kế mô hình thực nghiệm: Chia đất thành 3 lô (chất lượng đất ở mỗi lô như nhau), mỗi lô trồng 100 cây đậu tương con.

- Chuẩn bị dụng cụ: dụng cụ làm đất, dụng cụ tưới nước, thiết bị chụp ảnh.

- Mẫu vật: 300 cây đậu tương con tương đồng về chiều cao, kích thước, số lá thật.

- Thiết bị an toàn: găng tay, ủng cao su,…

• Bước 2: Tiến hành và thu thập số liệu thực nghiệm - Tiến hành thí nghiệm:

+ Trồng các cây đậu tương con vào các lô, mỗi lô 100 cây.

(4)

+ Tiến hành tưới nước cho các cây ở 3 lô như sau: Lô 1 - không tưới nước; Lô 2 - tưới nước vừa đủ; Lô 3 - tưới ngập nước.

+ Quan sát sự phát triển của các cây đậu tương trong mỗi lô, ghi chép chiều cao cây sau mỗi 3 ngày. Tiến hành thí nghiệm trong 15 ngày.

- Tuân thủ các quy định an toàn khi thực hành ngoài thực địa.

Bước 3: Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo

- Làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo các nội dung sau:

+ Tên thí nghiệm + Câu hỏi nghiên cứu

+ Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật + Phân công nhiệm vụ trong nhóm + Các bước tiến hành

+ Kết quả thí nghiệm

+ Phân tích kết quả và đưa ra kết luận + Nhận xét, đánh giá

- Thu gom rác thải và để các dụng cụ thí nghiệm vào nơi quy định.

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng mỗi lần thực nghiệm.

II. CÁC KĨ NĂNG TRONG TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 16 SGK Sinh học 10: Vì sao quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học? Nêu mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học.

Trả lời:

- Quan sát và thực nghiệm là các phương pháp đặc trưng cho nghiên cứu sinh học vì: Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hóa và sự phân bố của các sinh vật. Bởi vậy, để nghiên cứu sinh học, cần quan sát kĩ lưỡng hoặc làm thí nghiệm thực tế để thu thập thông tin chính xác nhất.

(5)

- Mối quan hệ giữa các phương pháp nghiên cứu sinh học: Các phương pháp nghiên cứu sinh học có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Để tiến hành nghiên cứu, có thể lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sinh học để việc thu thập thông tin được đầy đủ và chính xác nhất.

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 17 SGK Sinh học 10: Vì sao việc thử nghiệm cần lặp lại nhiều lần mặc dù dữ liệu thu được đã phù hợp với giả thuyết?

Trả lời:

Cần phải thử nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần để thu được số lượng đủ lớn các dữ liệu đảm bảo tính chính xác, tin cậy của kết quả thí nghiệm.

III. GIỚI THIỆU TIN SINH HỌC

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 17 SGK Sinh học 10:

Quan sát hình 2.5, cho biết tin sinh học là gì.

Trả lời:

Tin sinh học (Bioinformatics) là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê. Phương pháp tin sinh học là phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin và dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.

IV. MỘT SỐ VẬT LIỆU, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC

(6)

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 18 SGK Sinh học 10: Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm sinh học mà em biết.

Trả lời:

Một số vật liệu, thiết bị có trong phòng thí nghiệm mà em biết:

- Dụng cụ: kính hiển vi, kính lúp, bộ đồ mổ,…

- Máy móc thiết bị: tủ lạnh, tủ cấy vi sinh, cân điện tử, các bộ cảm biến,…

- Các phần mềm: thí nghiệm ảo, phần mềm dạy học, các phần mềm xử lí số liệu thống kê,…

- Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật: bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp độ tổ chức sống, mô hình tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu bản quan sát nhiễm sắc thể,…

- Thiết bị an toàn: găng tay, kính bảo vệ mắt, áo bảo hộ,…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trẻ sinh đôi cùng trứng đều là nam hoặc đều là nữ do hai trẻ này được sinh ra từ cùng một hợp tử (một trứng kết hợp với một tinh trùng), do đó cặp NST giới tính của

Trả lời câu hỏi 2 mục “Luyện tập và vận dụng” trang 17 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Để quan sát được hình dạng kích thước của các tế bào thực

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 151 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Virus gây bệnh ở các loài thực vật có thể truyền từ cây này

Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 121 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Làm thế nào có thể phân loại được các vi sinh vật trong

còn một hũ đóng nắp và cho vào chỗ tối (có thể dùng túi bóng đen để buộc kín lại). Sau 3 ngày, quan sát 2 hũ dưa về màu sắc, mùi, vị để đánh giá rồi rút ra nguyên nhân

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 27 SGK Sinh học 10: Quan sát hình 5.4 và cho biết carbon có thể tạo nên loại liên kết và loại mạch gì trong các hợp chất.. Từ đó

- Đơn phân cấu tạo nên các polysaccharide: monosaccharide. - Đơn phân cấu tạo nên polypeptide: amino acid.. - Nhóm thực phẩm chứa tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất