• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 2: lich-su-8_803_06042022

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 2: lich-su-8_803_06042022"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ XÃ HỘI

Năm học 2021-2022 ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỊCH SỬ 8

Tuần 25 – Tiết 43 Thời gian làm bài: 45 phút

(Mã đề 803)

Đề kiểm tra gồm 03 trang Họ và tên: ……….. Lớp: ……….

Học sinh làm vào phiếu bài làm PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân ta so với vua quan triều đình nhà Nguyễn (1858-1884) là gì?

A. Đánh Pháp theo sự chỉ đạo của quân triều đình.

B. Kiên quyết đánh Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.

C. Thay đổi theo từng gia đoạn xâm lược của thực dân Pháp.

D. Sau khi quân triều đình tan rã, nhân dân tổ chức các phong trào kháng chiến.

Câu 2: Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là:

A. Hác - măng. B. Tân Sửu. C. Giáp Tuất. D. Nhâm Tuất.

Câu 3: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

A. Sự suy yếu của triều đình Huế.

B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.

C. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

D. Pháp được tăng viện binh.

Câu 4: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Đuy - puy. B. Ri-vi-e. C. Gác-ni-ê. D. Hác-măng.

Câu 5: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.

B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.

C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.

D. Việt Nam có chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.

Câu 6: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội lần 2, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

A. Cho quân tiếp viện.

B. Cầu cứu nhà Thanh.

C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.

D. Thương thuyết với Pháp.

Câu 7: Sau Hiệp ước Nhâm Tuất triều đình đã có hành động gì?

A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kì.

B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.

C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.

D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.

Câu 8: Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày:

A. 1/8/1858. B. 1/9/1858. C. 25/8/1858. D. 5/8/1858.

Trang 1/3 - Mã đề thi 803

(2)

Câu 9: Người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”là:

A. Trương Quyền. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 10: Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì?

A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

B. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Ki.

C. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận.

D. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.

Câu 11: Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận

A. sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

B. sáu tỉnh Nam Kỳ và đảo Côn Lôn là đất thuộc Pháp.

C. ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

D. ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp.

Câu 12: Khi Pháp đem quâm xâm lược nước ta thì thái độ của triều đình Huế là:

A. Ra sức đàn áp, ngăn cản các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân.

B. Tập trung huấn luyện binh sĩ sẵn sàng chống Pháp.

C. Kêu gọi nhân dân nổi dậy cùng triều đình chống Pháp.

D. Chỉ lo cố thủ đợi Pháp đến đánh rồi chống trả.

Câu 13: Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm Cỏ Đông là chiến công của

A. nghĩa quânTrương Quyền. B. nghĩa quân Tôn Thất Thuyết.

C. nghĩa Quân Trương Định. D. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.

Câu 14: Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất vào

A. 24/2/1859 B. 5/6/1862. C. 6/5/1862. D. 24/2/1861.

Câu 15: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì?

A. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết. B. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.

C. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch không đánh. D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.

Câu 16: Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ A. bảo vệ đạo Gia-tô.

B. mở rộng thị trường buôn bán.

C. “khai hóa văn minh” cho nhân dân Việt Nam.

D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông.

Câu 17: “Dập dìu trống đánh cờ xiêu

Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.

Đó là khẩu hiệu đã nêu trong cuộc khởi nghĩa nào?

A. Trận cầu Giấy-Hà Nội của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.

B. Khởi nghĩa của Phạm Văn Nghị ở Nam Định.

C. Khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.

D. Khởi nghĩa của Nguyễn Mậu Kiến ở Thái Bình.

Câu 18: Thực dân Pháp lấy cớ gì để xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Triều đình tiếp tục giao thương với nhà Thanh.

B. Thực dân Pháp muốn bành trướng thế lực, nhảy vào Tây Nam Trung Quốc.

C. Triều Nguyễn vi phạm hiệp ước Nhâm Tuất.

Trang 2/3 - Mã đề thi 803

(3)

D. Đem quân ra Bắc giải quyết vụ Đuy - Puy gây rối.

Câu 19: Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là

A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu.

C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản.

Câu 20: Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?

A. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.

B. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.

C. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.

D. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: ( 3 điểm) :

a. Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874)?

b. Ngày nay, nếu chủ quyền lãnh thổ nước ta bị xâm phạm bởi các thế lực thù địch bên ngoài thì em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?

Câu 2: ( 2 điểm):

Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ của nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

là của ai? Nó có ý nghĩa gì?

---

--- HẾT ---

Trang 3/3 - Mã đề thi 803

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều đại phong kiến phương Bắc tiếp tục thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạoa. -Tuy bị

+ Nhân dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp diễn ra như thế nào + Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì. - Tìm hiểu trước

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp mở rộng âm mưu xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh

Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta biểu hiện ở điểm nào.. Nội dung kháng chiến toàn dân của

Câu 13: Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (Năm 1075 – 1077) là :tổ chức cuộc tiến công trước để

Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược Để khẳng định điều đó việc làm đầy ý

xâm lược nước ta của nhà xâm lược nước ta của nhà Tống, do vậy ông tin rằng Tống, do vậy ông tin rằng nếu biết phối hợp, tập trung nếu biết phối hợp, tập trung

- Nhà Tống xâm lược Đại Việt để giải quyết tình hình khó khăn trong nước.. Để chiếm được Đại Việt nhà Tống đã có hành