• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/ 1/ 2020 Tiết 38 Ngày giảng...

BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873 - 1884)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.

- Thực dân Pháp đánh Bác Kì lần thứ nhất (1873)

- Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

- Nội dung hiệp ước 1874.

2. Kỹ năng

- Sử dụng biều đồ, phân tích, đánh giá sự kiện

- Kỹ năng sống: Tư duy hợp tác, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp 3.Thái độ

- Giáo dục học sinh biết trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân tộc.

- Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam, tàn bạo và những hành động bạc nhược của triều đình Huế.

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và

sáng tạo.

+ Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ - Năng lực quan sát, năng tư duy, năng lực phân tích, nhận xét

* Giáo dục đạo đức: Tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm khi tổ quốc bị xâm lăng II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, lược đồ VN, ứng dụng CNTT - HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK

III. Phương pháp/KT

- Thuyết trình, nêu vấn đề, trực quan

- Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, nhóm IV. Tiến trình tổ chức dạy và học

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

* Câu hỏi:Chiến sự ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ diễn ra ntn?

* Đáp án: - Năm 1859 : Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực…..(5đ) - Khởi nghĩa do Trương Định ...(5đ)

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’

GV giới thiệu bài (1p)

(2)

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp mở rộng âm mưu xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

* Hoạt động hình thành kiến thức (30p)

- Mục tiêu: HS hiểu được diễn biến kc chống Pháp - PP: vấn đáp, phân tích, trực quan, thảo luận - KT: chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: Tư liệu, SGK, máy chiếu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- HĐ1 (13p)

- Mục tiêu học sinh hiểu biết được thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất

- PP: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

- HS tìm hiểu Nội dung trong SGK

- GV Ở tiết trước các em đã được tìm hiểu quá trình xâm chiếm Nam Kì của thực dân Pháp.

? Tại sao thực dân Pháp chiếm chiếm ba tỉnh miền tây Nam Kì năm 1867 mà mãi đến năm 1873 pháp mới đánh Bắc Kì?

- Thảo luận cặp đôi (2’)

- Do phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh ở khắp nơi, đã ngăn chặn chậm quá trình xâm lược Bắc Kì của chúng.

? Sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì Pháp đã tiến hành bộ máy cai trị ntn? nhằm mục đích gì?

- Thực dân Pháp thống trị và bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây làm bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia

? Em có nhận xét gì về âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp?

- Âm mưu, thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp

? Những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp có rất nhiều nhà văn viết về vấn đề này, em đã được học tác phẩm nào?

? Đứng trước âm mưu của thực dân Pháp, triều đình Huế có thái độ như thế nào?

- HS: phân tích thái độ của triều đình Huế

- GV: với những chính sách đối nội và đối ngoại phản động, nhu nhược của nhà Nguyễn, thực lực quốc gia suy kiệt, càng thúc đẩy quá trình xâm lược của thực dân

I. Thực dân pháp chiếm đánh Bắc kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì.

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

a. Âm mưu của thực dân Pháp - Sau khi chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Pháp tiến hành thiếp lập bộ máy cai trị - Mục đích: làm bàn đạp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì và Cam-Pu-Chia.

b.Triều đình nhà Nguyễn

-Tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

- Vơ vét tiền của dân để ăn chơi và bồi thường chiến phí cho Pháp.

- Kinh tế sa sút, binh lực suy yếu, mâu thuẫn XH sâu sắc.

- Tiếp tục thương lượng với Pháp.

(3)

Pháp. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào, các em cùng tìm hiểu mục 2

...

...

- HĐ2 (10p)

- Mục tiêu học sinh biết được quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873 - PP: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận - KT: hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu - Cách tiến hành

? Vì sao khi chiếm được Nam Kì thực dân Pháp sẽ đánh chiếm Bắc Kì?

HS thảo luận cặp đôi (2’), các cặp báo cáo kết quả thảo luận, giáo viên bổ sung

+ Pháp muốn chiếm toàn bộ Việt Nam.

+ Miền Bắc giàu tài nguyên, chiếm được miền Bắc Pháp có thêm tiềm lực về kinh tế.

? Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

- Nhà Nguyễn nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long để dẹp giặc biển

- Pháp đã nắm được rõ tình hình nhà Nguyễn ở Bắc Kì, chúng tìm cớ thuận lợi để đưa quan ra Bắc, chúng đã bày ra vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

GV bổ sung: Tháng 10/1872, Đuy-puy (lái súng người Pháp) đi Thượng Hải và Hương Cảng sắm pháo thuyền, súng ống đạn dược mộ thêm quân. Tháng 11/1872 Đuy- puy kéo quân ra Bắc Kì....

? Chiến sự ở Bắc Kì diễn ra như thế nào?

HS trả lời theo SGk - Ứng dụng CNTT

- GV minh họa trên bản đồ

?Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông lại thua 200 quân của giặc?

HS thảo luận nhóm bàn (3’)

Đại diện nhóm báo cáo kết quả và nhận xét

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873

a. Nguyên nhân thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất:

- Pháp lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy

b. Tình hình chiến sự ở Bắc Kì - Pháp: do Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

- Sáng 20/11/1873 thực dân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Trưa thành Hà Nội bị thất thủ.

- Pháp chiếm được Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

(4)

GV nhận xét kết quả của các nhóm

+ Triều đình hy vọng vào thương lượng không chủ động tấn công địch.

+ Có chống Pháp nhưng không cương quyết chống gặc.

+ Trang thiết bị vũ khí lạc hậu

...

...

.

- HĐ3: Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 -1874)

- Thời gian (10p)

- Mục tiêu: Học sinh biết được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì từ năm 1873 -1874 - PP: Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận

- KT: hỏi trả lời, trình bày 1 phút, chia nhóm - Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu

- Hình thức: cá nhân, nhóm

? Cuộc k/c chống Pháp của ND Hà Nội 1873 như thế nào?

- HS trả lời theo SGK

? Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên những chiến thắng điển hình nào?

- Chiến thắng Cầu Giấy

? Trình bày diễn biến chính của trận Cầu Giấy?

- Bị quân ta khép chặt vòng vây ở Hà Nội, nên ngày 21/12/1873, quân Pháp buộc phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy. Chớp thời cơ quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm phục kích, giết chết viên chỉ huy Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch

? Chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa như thế nào?

- Pháp hoang mang lo sợ, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc

? Phong trào kháng chiến tại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì từ năm 1873-1874 diến ra như thế nào?

- Hs trả lời phần chữ nhỏ SGK/121

? Thái độ của triều đình Huế sau chiến thắng Cầu Giấy như thế nào?

- Triều đình không tận dụng ưu thế có được sau chiến thắng Cầu Giấy để phản công mà lại thỏa hiệp với Pháp bằng việc kí Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874 với những điều khoản hết sức nặng nề.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 -1874)

a. Tại Hà Nội:

- Nhân dân Bắc Kỳ anh dũng chiến đấu: ban đêm tập kích địch, đốt cháy kho đạn của chúng, chặn địch ở nhiều nơi - Đặc biệt là chiến thắng Cầu Giấy lần 1 (21/2/1873).

b. Tại các tỉnh đồng bằng Bắc

- Nhân dân Thái bình, Nam Định kháng chiến chống Pháp.

c. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874

- 15/3/1874 triều đình Huế kí với Pháp điều ước Giáp Tuất.

Nội dung:

+ Quân Pháp rút khỏi Bắc Kì.

+ Nhà Nguyễn cắt 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.

(5)

? Em hãy nêu nội dung Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874?

- Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 gồm 22 điều khoản + 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp

+ Pháp tự do đi lại, buôn bán, kiểm soát tại Việt nam + Mở thêm một số cửa biển cho Pháp đi lại, tự do buôn bán + Tự do buôn bán kinh doanh CN ở một số tỉnh

+ Người Pháp hay người ngoại quốc nào vào Việt Nam phải được Pháp cấp giấy phép

- Với những điều ước này, thực tế nước ta đã trở thành xứ bảo hộ của Pháp

? Tại sao triều đình Huế lại ký hiệp ước Giáp Tuất?

Nhận xét của em về Hiệp ước này?

- Thảo luận nhóm (3’)

- Các nhóm thao luận và nêu ý kiến, các nhóm nhận xét lẫn nhau

- GV nhận xét

+ Ảo tưởng của triều đình là con đường thương lượng.

+Vì lợi ích dòng họ triều đình Huế đã kí Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874.

+ Việc triều đình Huế kí với Phap Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần chủ quyền, lãnh thổ, ngoại giao và thương mại VN.

4. Củng cố, Hướng dẫn về nhà (2p) - Gv hệ thống lại bài

- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK

+ Lập bảng tóm tắt quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống Pháp.

- Đọc và soạn phần II.

+ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ 2 như thế nào?

+ Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp ra sao?

+ Tìm hiểu về hiệp ước Pa-tơ- nốt.

+ So sánh Hiệp ước pa-tơ-nốt với các bản Hiệp ước triều đình Huế kí với Pháp?

+ Sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta lần thứ hai.

+ Xem bài tập 1,2 SGK/ 124 V/ Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, chúng đã vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta, nhưng Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược, hèn hạ lại

Là chiến dịch phản công đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp, làm thất bại âm mưu đánh1. nhanh

?Trình bày nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa chiến dịch đánh dấu bước phát triển của kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.. - Ôn tập tiết

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, chúng đã vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của nhân dân ta, nhưng Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược, hèn hạ lại

Trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, Trung ương Đảng và Chính phủ đã phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, cả dân tộc Việt

Liên hệ: VN về cơ bản là 1 nước p/k nhưng thực tế chịu sự chi phối về chính trị, k/tế của ĐQ Pháp GDBVMT: Địa bàn của phong trào đấu tranh chống xâm lược và giải phóng

- Hiểu được nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp - Biết được những nét chính của cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta ở thủ đô Hà Nội và các

Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc