• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương x: CHÂU ÂU

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chương x: CHÂU ÂU"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chương x: CHÂU ÂU

Tiết 59. Bài 51:

THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU I. Mục tiêu bài học.

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh phải:

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ.

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của Châu Âu.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ tự nhiên châu Âu để trình bày đặc điểm tự nhiên châu Âu.

3.Thái độ:

- Có ý thức khám phá tìm tòi thiên nhiên qua nội dung bài học.

II. Nội dung:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1:

?Các em xem hình 51.1, nội dung SGK em hãy xác định vị trí địa lí của Châu Âu?

( Thuộc lục địa Á – Âu, dãy U Ran là ranh giới phía Đông ngăn cách châu Á với châu âu.

? Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết châu âu có diện tích bao nhiêu? châu Âu xếp thứ mấy ?

? EM cho biết Châu Âu có các dạng địa hình nào? Phân bố ở đâu?

(Đồng bằng kéo dài từ Tây Sang Đông gồm: đồng bằng Đông Âu, ĐB Pháp, ĐB hạ lưu sông Đanuyp.

Núi già có đặc điểm: đỉnh thấp, tròn, sườn thoải- D. Xcandinavi. Còn núi trẻ đỉnh cao, sườn dốc các thung lũng sâu như D. An pơ).

? xác định các dãy núi chính: Scanđinavi;

Uran; Anpơ; Cacpat….

? Em có nhận xét gì về đường bờ biển châu Âu? Xác định vị trí các biển, bán đảo trên bản đồ?.

1. Vị trí, địa hình

a. Vị trí, diện tích, bờ biển:

* Vị trí:

- Là 1 bộ phận của lục địa Á- Âu (ngăn cách với châu Á là dãy U- Ran).

- Nằm khoảng giữa vĩ tuyến 36 0B và 71 0B

- Có 3 mặt giáp biển, đại dương:

BBD( Bắc), ĐTD ( Tây), ĐTH (Nam)

* Diện tích: 10 triệu km2 b. Địa hình:

* Có 3 dạng chính:

- Đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục.

- Núi già ở phía Bắc và trung tâm.

- Núi trẻ ở phía Nam.

Các dãy núi chính: Scanđinavi;

Uran; Anpơ; Cacpat….

* Bờ biển:

- Dài 43 000km bị cắt xẻ nhiều tạo

1

(2)

- Quan sát hình 51.2, em hãy cho biết.

1. Châu âu có các kiểu khí hậu nào?

2. Quan sát đường đẳng nhiệt tháng 1 em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ ở Châu âu vào tháng 1 theo chiều từ Tây sang Đông?

giải thích tại sao càng đi về phía đông nhiệt độ càng thấp dần ?

(- Càng đi về phía đông nhiệt độ càng thấp dần do:

+ Ở phía Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây Ôn Đới thổi từ biển vào nên có khí hậu ấm áp mưa nhiều và ôn hoà.

+ Đi về phía đông ảnh hưởng của biển càng giảm, tính chất lục địa càng tăng, mùa đông càng lạnh và nhiệt độ càng thấp).

Vậy sự phân hoá nhiệt độ ở châu Âu vào mùa đông theo chiều từ Bắc xuống nam như thế nào?

(HS: Càng về phía nam nhiệt độ càng tăng càng lên phía Bắc nhiệt độ càng giàm do gần vòng cực góc nhập xạ ánh sáng mặt trời nhỏ).

CH: Quan sát hình 51.1 em có nhận xét gì về mật độ sông ngòi ở châu Âu? Các sông này đổ ra biển nào?

(HS: Một số sông lớn: Rainơ (đổ ra ĐTD), Sông Đanuyp (đổ ra biển Đen), sông Vônga ( dài nhất 3531km)…)

Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng một thời gian dài trong mùa đông)…

? Quan sát nội dung SGK em có nhận xét gì về thực vật ở châu Âu?

(HS: Thực vật có sự thay đổi từ Tây sang Đông, tuỳ theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượngh mưa).

CH: Quan sát…em hãy cho biết ở châu Âu có các loài thực vật tiêu biểu nào?\

thành nhiều bán đảo, vịnh biển.

2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật:

a. Khí hậu:

- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Ngoài ra còn có khí hậu Địa Trung Hải, Hàn Đới.

b. Sông ngòi:

- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào. VD: Sông Rai- nơ, Đanuyp, Vônga...

2

(3)

Rừng lá rộng

Rừng lá kim

Thảo nguyên

Rừng lá cứng

c. Thực vật:

- Thay đổi từ Tây sang đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa.

VD: + Tây Âu: Rừng lá rộng( sồi, dẻ…)

+ Sâu lục địa: Rừng là kim (thông, tùng…)

+ Đông nam: Thảo nguyên.

+ Địa Trung Hải: Rừng lá cứng.

III. Củng cố:

1. Đánh dấu x vào ô vuông ý em cho là đúng .

Châu Âu là châu lục nhỏ ( >10triệu km2 ) thuộc lục địa Á – Âu có biên giới ( Hình 51.1)

A. Ba mặt giáp đất liền, bờ biển ít bị cắt xẻ.

3

(4)

B. Ba mặt giáp đất liền, bờ biển bị cắt xẻ mạnh.

C. Ba mặt giáp biển, bờ biển bị cắt xẻ mạnh.

D. Ba mặt giáp biển, bờ biển ít bị cắt xẻ.

2. Quan sát hình 51.1, châu âu có các bán đảo lớn sau.

A. SCanđinavi

B. Ibêrich, Ban căng

C. Cả A, B đều sai

D. Cả A, B đều đúng IV. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài cũ.

- Về nhà soạn 2 bài tập sau bài 52, chú ý so sánh sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới Hải Dương, ôn đới Lục Địa, Địa Trung Hải, núi cao.

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ven biển phía Tây có khí hậu cận nhiệt địa Trung Hải mùa hè nóng khô, mùa đông ấm lượng mưa khá ít.. Ven biển phía Đông có khí hậu cận nhiệt ẩm mùa hè nóng ẩm, mùa

Đặc điểm của SM trên cả hai khu vực được xem xét thông qua hai khía cạnh: (1) Mức độ biến đổi của tốc độ khi có TC hoạt động so với trung bình và (2) Tần suất xuất hiện

Phía bắc châu Âu giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp Địa Trung Hải; phía đông, đông nam giáp châu Á... ☐ Châu Âu có khí

- Thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm. - Thay đổi theo vĩ độ: không khí vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí vùng vĩ

Nhiệt độ làm ảnh hướng tới độ muối trong nước biển và đại dương do nhiệt độ có tác động tới độ bốc hơi của nước biển. Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng giảm dần, dẫn tới độ

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh (Đông Bắc lạnh nhất nước) và chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình núi cao nên phát triển cây công nghiệp cận nhiệt và ôn

Với c{c cơ sở các phân tích trên, chúng tôi chọn l|m đối tượng BaTiO 3 làm vật liệu nền kết hợp chất chảy LBO để hạ nhiệt độ thiêu kết theo công thức BaTiO 3 + x %kl LBO

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn..