• Không có kết quả nào được tìm thấy

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuaàn 2- Tieát 2 Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

I - Mục tiêu bài học:

Sau bài học học sinh cần:

1- Kiến thức:

1.1. Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá

1.2. Trình bày được hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế 1.3. Trình bày được biểu hiện của khu vực hoá kinh tế

1.4. Biết lý do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

2- Kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết phạm vi của các liên kết kinh tế khu vực:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Liên minh châu Âu (EU), Thị trường chung nam Mĩ (MERCOSUR).

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực: số lượng các nước thành viên, số dân, GDP.

3- Thái độ:

- Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá, khu vực hoá. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản thân trong việc đóng góp vào việc thực hiện nhiệm vụ xã hội tại địa phương.

II- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1- Giáo viên:

- Bản đồ các nước trên thế giới

- Các bảng kiến thức và số liệu thống kê SGK (phóng to) 2- Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi III- Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

*HĐ1: Tìm hiểu về xu hướng toàn cầu hoá

Hình thức: Cả lớp

GV nêu tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên phạm vi toàn cầu để làm rõ nguyên nhân của toàn cầu hoá kinh tế. Sau đó dẫn dắt HS cùng phân tích các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và của từng quốc gia.

I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế.

- Toàn cầu hoá: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế.

1. Biểu hiện:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

(2)

Có thể yêu cầu HS lần lướt trả lời các câu hỏi:

- Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hoá kinh tế?

- Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế. Liên hệ Việt Nam.

- Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, theo em, toàn cầu hoá là cơ hội hay thách thức?

- Nêu và phân tích mặt tích cực và hạn chế của toàn cầu hoá kinh tế?

*HĐ2: Tìm hiểu về khu vực hoá kinh tế:

( Cả lớp/ nhóm)

Bước1: GV yêu cầu HS đọc phần kênh chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ cụ thể.

Bước2: Yêu cầu HS phân thành nhóm ( hai bàn là một nhóm). Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng, xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực phù hợp với số thứ tự ghi trên lược đồ trống (trong 2 phút)

Bước3: GV ra hiệu lệnh, đồng loạt chạy lên ghi tên các tổ chức kinh tế vào lược đồ, nhóm nào ghi được nhiều và chính xác nhất là nhóm thắng cuộc.

Bước 4: GV nhận xét, dựa trên bản đồ các nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, khắc sâu biểu tượng bản đồ về các tổ chức liên kết kinh tế trong bảng 2 cho HS, sau đó yêu cầu từng em hoàn thành phiếu học tập.

*HĐ3: Tìm hiểu hệ quả của khu vực hoá kinh tế (Cả lớp)

GV hướng dẫn cả lớp cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi:

- Khu vực hoá có những mặt tích cực nào và đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?

2. Hệ quả:

- Tác động tích cực: tăng trưởng kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế.

- Tác động tiêu cực: tăng khoảng cách giữa nước giàu, nước nghèo.

II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế:

- Biểu hiện: Hình thành các tổ chức liên kết kinh tế ở Đông Nam á, châu Âu, Bắc Mĩ...

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:

a. Nguyên nhân hình thành: Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng để có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác (hoặc quốc gia lớn khác).

b. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực

Tìm hiểu nội dung trong SGK ( Thông tin phản hồi )

2. Hệ quả của khu vực hoá kinh tế:

- Tích cực:

+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

+ Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước  tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn  thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá

- Tiêu cực: Đặt ra nhiều vần đề: tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia,...

(3)

- Khu vực hoá và toàn cầu hoá có mối liên hệ như thế nào?

- Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay.

4. Củng cố:

A. Trắc nghiệm

1. Hãy chọn câu trả lời đúng.

a. Toàn cầu hoá:

A. Là quá trình liên kết một số quốc gia trên thế giới về nhiều mặt.

B. Là quá trình liên kết các nước phát triển trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học.

C. Tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển.

D. Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về kinh tế, văn hoá, khoa học.

b. Các quốc gia có nét tương đồng về địa lý, văn hoá, xã hội đã liên kết thành các tổ chức kinh tế đặc thù chủ yếu nhằm:

A. Tăng cường khả năng cạnh tranh của khu vực và của các nước trong khu vực so với thế giới.

B. Làm cho đời sống văn hoá, xã hội của các nước thêm phong phú C. Trao đổi nguồn lao động và nguồn vốn giữa các nước trong khu vực

D. Trao đổi hàng hoá giữa các nước nhằm phát triển ngành xuất nhập khẩu trong từng nước.

2. Trình bày các biểu hiện và hệ quả chủ yếu của toàn cầu hoá nền kinh tế.

3. Các tổ chức liên kết khu vực được hình thành trên cơ sở nào?

5. Dặn dò:

Trả lời các câu hỏi trong SGK IV. Phụ lục:

PHIẾU HỌC TẬP.

Dựa vào bảng 2. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, hoàn thành bảng sau:

Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp nhất

Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất Tổ chức có số thành viên cao nhất

Tổ chức có số thành viên thấp nhất Tổ chức có đông dân nhất

Tổ chức ít dân nhất

Tổ chức được thành lập sớm nhất

(4)

Tổ chức được thành lập muộn nhất

Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất

THÔNG TIN PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP.

Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.

Các tổ chức có số dân đông từ cao nhất đến thấp

APEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR

Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất

APEC, NAFTA, EU. ASEAN, MERCOSUR

Tổ chức có số thành viên cao nhất EU Tổ chức có số thành viên thấp nhất NAFTA

Tổ chức có đông dân nhất APEC

Tổ chức ít dân nhất MERCOSUR

Tổ chức được thành lập sớm nhất EU Tổ chức được thành lập muộn nhất NAFTA Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đông

nhất

APEC

Tổ chức có GDP bình quân đầu người cao nhất

NAFTA

Tổ chức có GDP bình quân đầu người thấp nhất

ASEAN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Châu Á có 49 quốc gia và vùng lãnh thổ với nhiều thể chế chính trị khác nhau. - Trình độ phát triển kinh tế các nước khác nhau, chủ yếu là các nước đang phát triển.. +

- Một số quốc gia tuy thuộc loại nước nông nghiệp – công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ…

- Nền nông nghiệp Ấn Độ đạt được những thành tựu đáng chú ý: Sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển với cuộc “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải

(1) Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh thể hiện:.. ☐ Diện tích đất nông nghiệp

- Vì nước ta chưa phát triển ngành chế biến dầu khí nên chỉ khai thác dầu thô và xuất khẩu rồi lại nhập dầu mỏ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Bài 3

- Yêu cầu số 1: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa như túi ni lông, bao bì nhựa,… làm cho lượng rác khó phân hủy ngày càng tăng lên, gây ô nhiễm

- Bước đầu đã hình thành một không gian kinh tế hiệu quả cao, phát huy được vị trí hạt nhân (trung tâm kinh tế) của các vùng; đồng thời đảm bảo tốt việc kết hợp

- Đường kinh tuyến: là những đường thẳng bằng nhau, một đầu của các kinh tuyến chụm lại ở cực.. - Đường vĩ tuyến: là các đường tròn đồng tâm tại cực, càng xa