• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày ra đề:...

Ngày kiểm tra:... Tiết 138,139 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

I. Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức văn nghị luận.

- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn nghị luận.

- Kiến thức thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản đã học.

- Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

2/Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng

3/Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.

4/Định hướng phát triển năng lực:

*/Năng lực cần hình thành : Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình làm bài kiểm tra. Biết viết đúng đoạn văn nghị luận, có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

II. Hình thức kiểm tra

1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian: 90’

III. Thiế t lập ma trận

Mức độ Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

Tên văn bản, tên tác giả.

Các phương thức biểu đạt

Xác định được PTBĐ chính.

Hiểu được nôi dung văn bản

Liên hệ được bản thân trách nhiệm…

- Số câu : 1 -Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ : 5%

- Số câu : 1 -Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ : 10%

- Số câu: 3 - Số điểm: 2,0 Tỉ lệ : 20%

Tiếng Việt Xác định BPTT

Tác dụng BPTT Số câu : 1/2

Số điểm: 0.5 Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1/2 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ : 10%

(2)

Tập làm văn:

Tạo lập văn bản biểu cảm

Viết đoạn nghị luận

Viết bài văn nghị luận

Số câu : 1 Số điểm: 2.0 Tỉ lệ : 20%

Số câu : 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ : 50%

Số câu : 2 Số điểm: 7.0 Tỉ lệ : 70%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

Số câu : 1,5 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 10%

Số câu : 1,5 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 10%

Số câu : 2 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ : 30%

Số câu : 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50%

Số câu : 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 100%

IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề:

I. Phần Đọc - hiểu: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bênh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021 Thiên thần của chị!

Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

…Em à! Chị thật may mắn vì được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “KHU VỰC CÁCH KY ĐẶC BIỆT” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương.

Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa những con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K: “Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay-Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.

(3)

(Trích “Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 8A2 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội)

Câu 1: ( 0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 2: ( 0.5 điểm) Theo lời nguời chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với em mới sinh của mình điều gì?

Câu 3: (1.0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”….

Câu 4: (1.0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19 ? (bằng 2-3 câu văn).

II. Phần Làm văn (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm)

Những cuộc vận động “Ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “Ngày vì người nghèo...”, và những chương trình truyền hình: “ Trái tim cho em”, “Thắp sáng ước mơ”, “Cặp lá yêu thương...”, đã mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Em hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 100 từ) nêu cảm nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống”.

Câu 2: (5.0 điểm)

Hiện nay có nhiều bạn học sinh vì quá đam mê các trò chơi điện tử mà sao nhãng việc học. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.

V. Đáp án- biểu điểm:

Phần Câu Ý Nội dung kiến thức Điểm

Phần Đọc - hiểu (3.0 điểm)

1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

Biểu cảm

0.5đ 2 Chị muốn nói với người em mới sinh của mình

về những ngày tháng hai chị em ở trong khu cách ly.

0.5đ

3 Câu. “Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”,sử dụng phép tu từ so sánh

-Tác dụng: Thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của tất cả mọi người và tầm quan trọng của việc chống lại dịch bệnh. Ai ai cũng quyết tâm đồng lòng, cùng thương yêu san sẻ trong trận

0.25đ 0.75đ

(4)

chiến chống lại dịch bệnh, đem bình yên tới cho đất nước, nhân dân.

4 -Thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ y tế:

“Khẩu trang- Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tụ tập- Khai báo y tế”.

-Bổ sung dinh dưỡng đẻ tăng cường sức khỏe chống lại dịch bệnh.

-Luôn biết chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh.

-Tích cực tuyên truyền về những tác hại của dịch bệnh.

1.0đ

Phần Làm văn ( 7.0 điểm)

1 a *Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn về vấn đề trên với câu mở đầu: “Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trong cuộc sống” có bố cục rõ ràng, đủ dung lượng (khoảng 100 chữ)

0.25đ

b *Yêu cầu về nội dung:

- Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận tình yêu thương và sự sẻ chia luôn là điều quý giá nhất trong cuộc sống.

- Thân đoạn:

+ Tình yêu thương sự chia sẻ là gì?

- Yêu thương, chia sẻ mang lại hạnh phúc cho người nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, mất mát...

+ Yêu thương, chia sẻ càng nhiều thì cuộc sống càng tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

+ Biểu hiện của sự yêu thương chia sẻ?

- Nêu hành động cụ thể của bản thân với các hoạt động của lớp, của trường...trong các phong trào nói trên và các phong trào nhân đạo khác.

+ Ý nghĩa của tình yêu thương sự chia sẻ

- Biết chia sẻ, đồng cảm với người khác thì bản thân mình cũng thấy hạnh phúc hơn.

- Phê phán những người sống ích kỉ, vô cảm + Bài học nhận thức và hành động bản thân:

Xác định lẽ sống yêu thương sẻ chia là lẽ sống cao đẹp mà con người cần hướng tới.

- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề bàn luận.

1.25đ

(5)

c *Sáng tạo:

- Hs biết sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau và vận dụng tốt các phương thức biểu đạt.

0.25đ

d *Chính tả, ngữ pháp

- Diễn đạt trôi chảy, câu đủ thành phần, không mắc lỗi chính tả.

0.25đ

2 a *Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận:

- Đảm bảo yêu cầu một bài văn nghị luận văn học: có kết cấu 3 phần, có lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.

0.25đ

b *Xác định đúng vấn đề nghị luận:

Hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay.

0.25đ

c * Triển khai nội dung kể chuyện:

HS trình bày được các nội dung sau:

1.Mở bài

- Giới thiệu hiện tượng quá đam mê trò chơi điện tử của nhiều bạn học sinh ngày nay dẫn đến ...nghiện” game..

2.Thân bài:

Cần bảo đảm được những ý sau:

- Giải thích: Trò chơi điện tử là trò chơi được cài đặt sẵn trên máy vi tính....Nhiều bạn vì quá đam mê dẫn đến nghiện

Biểu hiện : Ngồi hàng ngày hàng giờ trước màn hình máy tính, điện thoại thông minh chỉ để chơi các trò chơi, đến quên ăn, quên ngủ..., bỏ bê học hành, công việc...

Nguyên nhân: Khách quan: do sự phát triển của kinh tế xã hội.

Chủ quan: Do bản thân mỗi người chưa tự chủ được bản thân,...

Tác hại:

+ Làm cho kết quả học tập, công việc bị sút kém +Ảnh hưởng đến sức khỏe, mắc các bênh về mắt: Cận thị, loạn thị...cơ thể suy nhược, gầy yếu...

+Tinh thần: Bị đầu độc bởi các trò chơi chém giết, bạo lực...

+Ảnh hưởng đến đaọ đức, nhân cách của con

0.5đ

0.25đ

0.5đ

0.5đ

1.0đ

(6)

người: trộm cắp, giết người...sa vào các tệ nạn xã hội...

Bài học: Không nên quá đam mê, chỉ nên chơi có chừng mực, coi đó là trò để giải trí, cần có điểm dừng...

Liên hệ bản thân: Không chơi để khỏi bị nghiện...Tập trung cố gắng nỗ lực học tập...

3.Kết bài:

- Khái quát lại tác hại của hiện tượng quá đam mê điện tử của học sinh hiện nay.

- Nêu cảm nghĩa của bản thân

0.5đ

0.25đ 0.5đ

d *Sáng tạo:

Học sinh tỏ ra thành thạo trong cách lập luận, biết cách sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp. dẫn dắt người đọc, gây hấp dẫn cho người nghe.

0.25đ

e *Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25đ

Tổng điểm toàn bài 10đ

Tiết: 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ 1

Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức

- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học.

- HS rèn thêm kỹ năng hoàn chỉnh theo yêu cầu của nội dung đã học.

2.Định hướng phát triển năng lực

- Tự nhận thức: biết tự uốn nắn, sửa chữa những câu chữ chưa phù hợp để cho khả năng viết văn ngày càng hoàn thiện.

- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ/kinh nghiệm của bản thân về cách viết văn biểu cảm.

3. Phẩm chất:

- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Chấm bài, thống kê lỗi, điểm, máy tính, máy chiếu

(7)

2. Học sinh: Ôn tập văn tự sự, lập dàn ý cho đề văn đã viết.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu cảu giáo viên . d) Tổ chức thực hiện:

Trong giờ trả bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem bài viết của mình tại sao làm tốt, tại sao chưa tốt để rút kinh nghiệm cho các bài viết sau. Đó chính là các ưu điểm cần phát huy, nhược điểm cần khắc phục, phương pháp làm bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Hoạt động 1: Đọc lại đề kiểm tra

a) Mục tiêu: Học sinh đọc đề kiểm tra b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ đề kiểm tra d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu đề lên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc lại đề bài

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

-GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS

I. Đề kiểm tra

1. Đề bài: có tệp đính kèm 2. Nội dung đề: có tệp đính kèm

Hoạt động 2: Nhận xét chung

a) Mục tiêu: GV nhận xét bài cho học sinh b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ nhũng nhận xét của giáo viên d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV nhận xét bài viết

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh rút ra kinh nghiệm từ bài nhận xét Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

*Ưu điểm

- HS làm tốt phần đọc hiểu.

- Đoạn văn viết tốt, lập luận thuyết phục.

II. Nhận xét chung 1. Ưu điểm

2. Nhược điểm

(8)

- Bố cục bài văn đầy đủ, rõ ràng.

- Nhiều em biết vận dụng liên kết và mạch lạc trong quá trình tạo lập văn bản.

- Một số bài cảm xúc, ý nghĩa.

*Nhược điểm

- Nhiều HS chưa tách đoạn hợp lí - Một số HS trình tự ý còn lộn xộn

- Diễn đạt lủng củng, mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt chưa lưu loát

- Còn sai lỗi chính tả

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS Hoạt động 3: Trả bài cho học sinh

a) Mục tiêu: Học sinh nhận bài của giáo viên b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nhận bìa của mình và rút ra kinh nghiệm d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trả bài cho HS, yêu cầu học sinh xem lại bài viết của mình.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS trao đổi bài cho nhau để nhận xét Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS

III. Trả bài cho học sinh

Hoạt động 4: Chữa lỗi

a) Mục tiêu: Học sinh biết được những lỗi trong bìa làm của mình . b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Nắm rõ lỗi sai trong bìa và sửa lại . d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chọn lỗi tiêu biểu HS hay mắc phải để sửa cho HS.

- GV đọc một số bài làm tốt Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh chỉnh lại những lỗi sai của mình Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

-HS khác nhận xét đánh giá.

IV. Chữa lỗi 1. Lỗi chính tả 2. Lỗi dùng từ

d. Phương pháp làm bài - Nội dung: Cần phải đầy đủ và chính xác.

- Hình thức: Sạch đẹp, rõ ràng, khoa học

(9)

*Lỗi chính tả

- Hầu hết học sinh đều mắc lỗi chính tả (l/n, ch/tr, s/x.., không viết in hoa danh từ riêng..), sai dấu câu, viết số vào trong bài viết.

- Diễn đạt lủng củng, lặp từ…

GV y/c HS tự chữa lỗi trong bài

*Lỗi dùng từ

*Lỗi diễn đạt

=> Cần rèn ý thức thực hiện tốt phương pháp làm bài.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.

*Củng cố: (2 phút)

- Tuyên dương học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm chưa tốt - Nhắc học sinh mượn bài nhau để tham khảo.

* Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài (2 phút)

*Đối với bài cũ

- Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân.

*Đối với bài mới: Tự chữa lỗi nội dung bài cho hoàn chỉnh, rút kinh nghiệm cho bài viết của bản thân.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Như vậy, có thể thấy (1) thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế S đã có nhiều cơ hội để bộc lộ các biểu hiện của năng lực GQVĐ, cũng đ ng nghĩa với việc, nếu được

+ Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân. + Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập

Điều này hoàn toàn khác với đáp án vì đáp án không chú trọng yêu cầu về kĩ năng tạo lập văn bản mà chỉ tập trung vào các yêu cầu chi tiết về nội dung đối với một đề bài

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan

-Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong học tập và sinh hoạt ở trường -Hình thành cho HS năng lực tự chủ qua việc tự lực, tự giác trong học tập và rèn luyện, thể

- Biểu hiện của tự giác học tập gồm: Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc nhở, giám sát; tự mình xây dựng kế hoạch học tập và xác