• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17

Ngày soạn: 22/12/2020 Ngày giảng:30/12/2020: 4A

Kĩ thuật

CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiết 3) I. MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Vận dụng các kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học để tạo thành sản phẩm đơn giản.

2 Kĩ năng

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

3 Thái độ

- HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Tranh qui trình của các bài trong chương - Mẫu khâu, thêu đã học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS

* Giới thiệu bài và ghi đề bài Hoạt động 1:

* Mục tiêu: Ôn tập các bài đã học trong chương 1

* Cách tiến hành:

- Gv yêu cầu hs nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.

- Gọi hs nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu và các loại mũi khâu, thêu.

- Gv nhận xét và sử dụng tranh qui trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt khâu, thêu đã học.

Hoạt động 2: làm việc theo nhóm 2

* Mục tiêu: Hs tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.

* Cách tiến hành:

- Gv nêu yêu cầu: mỗi hs tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mà mình chọn.

- Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn hs lựa chọn sản phẩm

- HS nhắc lại

- HS trả lời

- HS nhắc lại quy trình

- HS theo dõi

- HS thực hành theo nhóm 2 - HS lựa chọn sản phẩm và thực hành

- HS trưng bày sản phẩm

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của học sinh.

Chuẩn bị bài sau: đọc trước bài tiếp theo và

- HS chú ý lắng nghe.

- Nghe nhận xét, dặn dò.

(2)

chuẩn bị bài sau

Ngày soạn: 22/12/2020 Ngày dạy: 29/12/2020:5A

Kĩ thuật

THỨC ĂN NUÔI GÀ I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU

1 Kiến thức

- Biết một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.

2 Kĩ năng

- Nêu được tên và tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.

- Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của một số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).

3 Thái độ

- Có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà.

II. CHUẨN BỊ

- Tranh ảnh minh họa một số loại thức ăn chủ yếu để nuôi gà - Một số mẫu thức ăn nuôi gà

- Phiếu học tập

- Phiếu đánh giá kết quả học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại

thức ăn nuôi gà.

MT : Giúp HS nắm được các loại thức ăn nuôi gà.

- Đặt câu hỏi yêu cầu HS kể tên các loại thức ăn nuôi gà. Gợi ý HS nhớ lại những thức ăn thường dùng cho gà ăn trong thực tế, kết hợp quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi.

- Ghi tên các thức ăn của gà do HS nêu ở bảng theo nhóm.

Hoạt động lớp

- Một số em trả lời câu hỏi.

- Nhắc lại tên các loại thức ăn nuôi gà

Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.

MT : Giúp HS nắm được tác

- Đọc mục 2 SGK.

(3)

dụng và sử dụng từng loại thức ăn nuôi gà.

- Hỏi: Thức ăn của gà được chia làm mấy loại? Hãy kể tên các loại thức ăn

- Nhận xét, tóm tắt, bổ sung các ý trả lời của HS : Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn, người ta chia thức ăn của gà thành 5 nhóm:

+ Nhóm cung cấp bột đường.

+ Nhóm cung cấp đạm.

+ Nhóm cung cấp khoáng.

+ Nhóm cung cấp vi-ta-min.

Trong các nhóm trên, nhóm cung cấp bột đường cần cho ăn thường xuyên và nhiều vì là thức ăn chính. Các nhóm khác cũng phải thường xuyên cung cấp đủ cho gà.

- Giới thiệu mẫu phiếu học tập, hướng dẫn nội dung thảo luận, điền vào phiếu

- Chia nhóm, phân công nhiệm vụ, vị trí thảo luận, quy định thời gian là 15 phút.

- Tóm tắt, giải thích, minh họa tác dụng, cách sử dụng thức ăn cung cấp chất bột đường.

3. Củng cố (3’)

- Nêu lại ghi nhớ SGK.

- Giáo dục HS có nhận thức ban đầu về vai trò của thức ăn trong chăn nuôi gà

4. Dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS học thuộc ghi nhớ.

- Hs trả lời

- Hs chú ý lắng nghe.

- Theo dõi và quan sát phiếu

- Thảo luận nhóm về tác dụng và cách sử dụng các loại thức ăn nuôi gà.

- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe.

- Nghe nhận xét, dặn dò.

(4)

Ngày soạn : 22/12/2020

Ngày giảng: 29/12/2020:2A; 31/12/2020:2B

Bài 9: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (Tiết 1)

I.MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chung

* Kiến thức : Học sinh biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.

* Kĩ năng:học sinh gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.

* Thái độ: HS có hứng thú khi gấp, cắt, dán và có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

2. Mục tiêu riêng: học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức Cắt được hình tròn màu đỏ và màu xanh theo hướng dẫn của gv.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe.

- Quy trình gấp , cắt, dán biển báo giao thông cấm đõ xe có hình vẽ minh họa cho từng bước.

- Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HS Dũng, Chức 1.Khởi động: ( ổn định tổ chức

lớp)2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã dặn học sinh chuẩn bị tiết trước.

3. Bài mới.

a. Giới thiệu bài: gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.

b.Hướng dẫn các hoạt động.

* Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- Hình dáng, kích thước màu sắc của biển báo giao thông cấm đỗ xe có gì giống và khác so với biển báo cấm đi xe ngược chiều?

* Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.

- HS để dụng cụ đã chuẩn bị lên trên mặt bàn.

- HS chú ý lắng nghe.

- Quan sát

- Nhận xét: Kích thước giống nhau, màu nền khác nhau.

- Biển báo cấm đi xe ngược chiều là hình chữ nhật màu trắng trên nền hình tròn màu đỏ.

- Biển báo cấm là hai vòng tròn đỏ, xanh và hình chữ nhật chéo là màu đỏ.

- Để dụng cụ lên bàn

- Lắng nghe

- Quan sát - Theo dõi - Màu đỏ và màu xanh, hình tròn

(5)

Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe!

- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh là 6 ô.

- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh là 4 ô.

- Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô.

- Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài là 10 ô, rộng 1 ô làn chân biển báo.

Bước 2: Dán thành biển báo cấm đỗ xe.

- Dán biển báo vào tờ giấy trắng (H1)

- Dán hình tròn màu đỏ chườm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H2) - Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn đỏnhư hình 3.

- Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn xanh như hình 4

* Chú ý: Dán hình tròn màu xanh lên trên hình tròn màu đỏ sao cho các đường cong cách đều, dán hình chữ nhật màu đỏ ở giữa hình tròn màu xanh cho cân đối và chia đôi hình tròn màu xanh làm hai phần bằng nhau.

- GV tổ chức cho Hs tập gấp, cắt, dán biển báo giao thong cấm đỗ xe.

- HS làm theo sự hướng dẫn của cô giáo.

-

HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

* Chú ý: Nhắc HS bôi hồ mỏng, miết nhẹ tay để hình được phẳng.

- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Dán theo hướng dẫn và thực hiện theo chú ý.

3. Nhận xét - dặn dò.

Nhận xét về tinh thần thái độ, kết quả học tập của học sinh

- Dặn dò HS chuẩn bị đồ dung đầy đủ để giờ sau thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe (tiết 2)

- HS chú ý lắng nghe - Chú ý lắng nghe.

(6)

Ngày soạn : 23/12/2020

Ngày giảng: 31/12/2020: 3A; 3B

Bài 11: CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ (Tiết 1) I.MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

* Kiến thức : học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI V

* Kĩ năng: Học sinh cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng qui trình kĩ thuật.

*Thái độ: HS nghiêm túc thực hiện thích thú khi cắt, dán.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Vũ Đình Thắng Học sinh cắt, dán được chữ VUI V

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ VUI Vđã cắt dán và mẫu chữ VUI VẺ từ giấy màu hoặc giấy trắng, có kích thước đủ lớn, để rời, chưa dán.

- Tranh quy trình kẻ cắt dán chữ VUI V

- Giấy thủ công hoặc giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS HS KHUYẾT TẬT 1.Khởi động: ( ổn định tổ chức

lớp)

2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã dặn học sinh chuẩn bị tiết trước.

3. Bài mới.

*Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- GV giới thiệu mẫu các chữ VUI V

+ HS quan sát và nêu tên các cữ cái trong mẫu chữ. Nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.

- HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V, U, I, E?

- GV nhận xét và củng cố lại cách kẻ, cắt, chữ

*Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.

+ Bước 1: kẻ, cắt các chữ chữ

- Để dụng cụ lên bàn

- HS quan sát mẫu.

- Nét chữ rộng 1 ô - Chữ VUI V

có các chữ V, U, I, E

- Gồm 3 bước

+ Bước 1: kẻ chữ + Bước 2: Cắt chữ + Bước 3: Dán chữ -HS chú ý lắng nghe GV tổng hợp

- HS quan sát giáo viên

- Để dụng cụ lên bàn

- Quan sát mẫu

- Theo dõi

- Chữ VUI V có các chữ V, U, I, E

- Gồm 3 bước

- Theo dõi

- Quan sát giáo viên làm mẫu

(7)

cái VUI V

- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I.

- Cắt dấu hỏi ( ?): Kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông. cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi.

Bước 2: Dán thành chữ VUI V

- Kẻ 1 đường chuẩn sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau: giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô: giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E

- Bôi hồ vào mặt kẻ sau của chữ và dán vào các vị trí đã ướm. Dán chữ cái trước, dán dấu hỏi sau.

- Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào tờ giấy.

4. Củng cố - dặn dò.

- Dặn dò học sinh chuẩn bị giấy thủ công, kéo, bút chì, thước kẻ, hồ dán để giờ sau thực hành.

làm mẫu

- HS quan sát giáo viên làm mẫu

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe để chuẩn bị đồ dùng cho tốt

- HS quan sát giáo viên làm mẫu

- Chú ý lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe để chuẩn bị đồ dùng cho tốt

Ngày soạn: 23/12/2020 Ngày dạy: 28/12/2020:4A PHTN

Tiết 16. ROBOT DÒ VẬT CẢN (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được các bước lắp ghép robots

2. Kĩ năng: HS lắp ghép nhanh, đúng robots, điều khiển được robots hoạt động.

3. Thái độ: GD lòng yêu thích khoa học, phát triển tính sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DH: Bộ robots Mini III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp (2’)

- Y/c các nhóm học tập về vị trí quy định. Nhóm trưởng nhận đồ dùng.

2. Bài mới:

HĐ 1. HS tiến hành lắp ghép (30’)

- HS thực hiện

(8)

- GV đưa ra mô hình robot đã lắp ghép xong, y/c Hs quan sát, nêu ý kiến:

? Robot dò vật cản được cấu tạo bao gồm những thành phần nào? Mô tả chức năng các thành phần đó ?

- Gọi Hs khác nhận xét

- GV nhận xét, củng cố tuyên dương.

- HD hs dựa vào sách HD để thao tác lắp từng bước và có thể lắp sáng tạo.

- GV quan sát, hỗ trợ

HĐ 2. Hs trưng bày sản phẩm

- T/c cho hs trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò (5’) - Y/c Hs thu dọn các chi tiết - Nhận xét tiết học, tuyên dương.

- Hs thực hiện, nêu ý kiến

- Hs thực hiện trong nhóm

TUẦN 17

Ngày soạn:21/12/2020

Ngày dạy: 28/12/2020: 1A,1B

Bài 3( 4 tiết): TƯ THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CHÂN ( tiết 3) I. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt

1. Mục tiêu:

- Rèn luyện tư thế vận động cơ bản của chân, hình thành cảm giác đúng về tư thế . - Hình thành nhu cầu rèn luyện tư thế đúng và đẹp.

- Ôn tập các tư thế vận động cơ bản đã học.

2. Yêu cầu cần đạt:

Kiến thức: - Biết cách thực hiện các động tác.

Kỹ năng: - Thực hiện được các động tác đúng hướng và đúng nhịp.

- Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Thể lực: -Liên kết được các cử động của động tác theo đúng trình tự và đúng nhịp.

Thái độ: - Tích cực học tập, mạnh dạn phối hợp nhóm để tập luyện.

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

3. Mục tiêu riêng: Học sinh Bùi Đình Tấn - Tham gia vào trò chơi, nắm được cách chơi.

- Tham gia vào tập luyện tư thế vận động cơ bản của chân chưa đúng nhịp.

II. Địa điểm – phương tiện

(9)

- Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, bóng đá mini, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập theo cặp đôi.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu

Nhận lớp

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “rồng rắn lên mây”

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

- Động tác đứng đưa chân sang ngang.

N1: Chân trái đưa sang ngang bàn chân không chạm đất.

N2: Trở về TTCB N3: Chân phải đưa sang ngang bàn chân không chạm đất.

N4: Về TTCB

N5,6,7,8: lặp lại nhịp

5 – 7’

2 x 8 N

16-18’

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Kể về vai trò của chân đối với đời sống lao động?

- Nêu các hướng hoạt động của chân.

- GV hướng dẫn chơi

Cho HS quan sát tranh

GV nêu tên động tác, khẩu lệnh, cách thực

Đội hình nhận lớp





- HS trả lời.

- HSKT: Lắng nghe

- Đội hình HS quan sát tranh





- HSKT : quan sát tranh

- Ghi nhớ tên động tác, khẩu lệnh, cách thực hiện

- HS quan sát GV làm

(10)

1,2,3,4.

- Động tác chân đưa ra sau

N1: Chân trái đưa ra sau mũi chân chạm đất, hai tay giơ cao, mắt nhìn ra phía trước.

N2: Trở về TTCB N3: Chân phải đưa ra sau mũi chân chạm đất, hai tay giơ cao, mắt nhìn ra phía trước.

N4: Về TTCB

N5,6,7,8: lặp lại nhịp 1,2,3,4.

3.Hoạt động luyện tập Tập đồng loạt

Tập theo tổ nhóm

- Tập luyện theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “tung bóng trúng đích”.

2 lần

2 lần

4 lần

1 lần

3-5’

hiện và làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác.

- Cán sự hô - HS tập luyện

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi

mẫu

- - HSKT : quan sát GV làm mẫu

- Đội hình tập luyện đồng loạt.





ĐH tập luyện theo tổ

   

  

 GV 

-ĐH tập luyện theo cặp

   

    - HSKT: tập luyện cùng các bạn

- Từng tổ lên thi đua - trình diễn

(11)

4. hoạt động vận dụng:

5. Hoạt động kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp

4- 5’

cho HS.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

- HS tập liên hoàn các động tác đứng kiễng gót và đưa một chân ra trước.

- GV hướng dẫn - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.





- HS tập

HSKT tập luyện cùng các bạn

- HS thực hiện thả lỏng

- ĐH kết thúc





HSKT: thực hiện thả lỏng

Ngày soạn:21/12/2020

Ngày dạy: 28/12/2020: 1A,1B

Bài 3( 4 tiết): TƯ THẾ VẬN ĐỘNG CỦA CHÂN ( tiết 4) I. Mục tiêu và yêu cầu cần đạt

1. Mục tiêu:

- Rèn luyện tư thế vận động cơ bản của chân, hình thành cảm giác đúng về tư thế . - Hình thành nhu cầu rèn luyện tư thế đúng và đẹp.

- Ôn tập các tư thế vận động cơ bản đã học.

2. Yêu cầu cần đạt:

Kiến thức: - Biết cách thực hiện các động tác.

Kỹ năng: - Thực hiện được các động tác đúng hướng và đúng nhịp.

- Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện.

Thể lực: -Liên kết được các cử động của động tác theo đúng trình tự và đúng nhịp.

Thái độ: - Tích cực học tập, mạnh dạn phối hợp nhóm để tập luyện.

- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.

3. Mục tiêu riêng: Học sinh Bùi Đình Tấn - Tham gia vào trò chơi, biết được cách chơi.

(12)

- Tham gia vào tập luyện tư thế vận động cơ bản của chân chưa đúng nhịp.

II. Địa điểm – phương tiện - Địa điểm: Sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, bóng đá mini, còi phục vụ trò chơi.

+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.

III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.

- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập theo cặp đôi.

IV. Tiến trình dạy học

Nội dung LV Đ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu

Nhận lớp

Khởi động

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,...

- Trò chơi “rồng rắn lên mây”

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

- Ôn các tư thế cơ bản của đầu, cổ, tay và chân cao.

3.Hoạt động luyện tập Tập đồng loạt

5 – 7’

2 x 8 N

16-18’

2 lần

Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Kể về vai trò của chân đối với đời sống lao động?

- Nêu các hướng hoạt động của chân.

- GV hướng dẫn chơi

- Nhắc lại cách thực hiện các tư thế vận động cơ bản của đầu, cổ, tay và chân cao.

- Cán sự hô - HS tập luyện

Đội hình nhận lớp





- HS trả lời.

- HSKT: Lắng nghe

- Đội hình HS ôn tập





- HSKT : Lắng nghe, thực hiện ôn luyện cùng các bạn.

(13)

Tập theo tổ nhóm

- Tập luyện theo cặp đôi

Thi đua giữa các tổ

* Trò chơi “tung bóng trúng đích”.

4. hoạt động vận dụng:

5. Hoạt động kết thúc

* Thả lỏng cơ toàn thân.

* Nhận xét, đánh giá chung của buổi học.

Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà

* Xuống lớp

2 lần

4 lần

1 lần

3-5’

4- 5’

- Gv quan sát, sửa sai cho HS.

- Yc Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực.

- GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện.

- GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi trò chơi cho HS.

- Nhận xét tuyên dương và sử phạt người phạm luật

- HS tập liên hoàn các động tác đứng kiễng gót và đưa một chân ra trước.

- GV hướng dẫn - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của hs.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Đội hình tập luyện đồng loạt.





ĐH tập luyện theo tổ

   

  

 GV 

-ĐH tập luyện theo cặp

   

    - HSKT: tập luyện cùng các bạn

- Từng tổ lên thi đua - trình diễn





- HS tập

- HS KT: Tập luyện cùng các bạn

- HS thực hiện thả lỏng

- HSKT: thả lỏng - ĐH kết thúc





(14)

TUẦN 17

Ngày soạn: 21/12/2020

Ngày giảng:28/12/2020:2A,2B

BÀI 33: TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ VÀ NHÓM BA, NHÓM BẢY”

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung

* Kiến thức:

- Ôn hai trò chơi “Bịt mắt bắt dê ”và “Nhóm ba nhóm bảy”

* Kĩ năng:

- Biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.

* Thái độ: có thái độ học tập tự giác tích cực để tạo nề nếp.

2. Mục tiêu riêng: Học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức Tích cực tham gia vào trò chơi.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường, VS nơi tập luyện, đảm bảo an toàn nơi tập 2. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị 1 còi,giáo án, kẻ 1 vòng tròn.

- Hs: trang phục gọn gàng, giầy hoặc dép quai hậu III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LÊN

LỚP

HS KHUYẾT TẬT A.Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học, hỏi thăm tình hình sức khỏe của học sinh.

- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối

- Đội hình (ĐH 1) nhận lớp, 3 hàng hang.

GV

 





- Đội hình (ĐH 2)

GV

        

        

        

- HS: Dũng, Chức:

tập hợp theo đội hình lớp

- HS: Dũng, Chức:

chạy nhẹ nhàng cùng các bạn

- HS: Dũng, Chức:

đi thường theo vòng tròn

- HS: Dũng, Chức:

khởi động xoay các khớp

B. Phần cơ bản

1. Trò chơi “ Nhóm ba, - GV nêu tên trò chơi, giải - HS: Dũng, Chức:

(15)

nhóm bảy”

2.Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”

thích cách chơi. Cho HS chơi thử 1 lần. Sau đó chơi chính thức.

- xen kẽ quá trình chơi trò chơi, học sinh đi thường theo vòng tròn, thực hiện một số động tác thả lỏng.

- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. Cho HS chơi thử 1 lần. Sau đó chơi chính thức.

- Gv có thể cho học sinh chơi với 3-4 bạn làm "dê"

lạc đàn và 3-4 bạn là người đi tìm.

Tham gia vào trò chơi cùng các bạn.

- HS: Dũng, Chức:

Tham gia vào xếp vòng tròn quan sát các bạn để làm quen với trò chơi.

C.Phần kết thúc

- Đi đều theo hàng trên địa hình tự nhiên và hát

- Đứng tại chỗ cúi người, hít thở, giũ tay chân.

- GV cùng HS hệ thống bài - GVnhận xét, giao bài tập về nhà.

- Đội hình thả lỏng

GV

       

               

- Đội hình nhận xét xuống lớp

- Gv hô "giải tán", hs hô

"khỏe"

- HS: Dũng, Chức:Đi theo hàng và hát

- HS: Dũng, Chức:hít thở để thả lỏng

- HS: Dũng, Chức:chú ý lắng nghe.

Ngày soạn: 21/12/2020

Ngày giảng:29/12/2020:2A,2B

BÀI 34: TRÒ CHƠI “ VÒNG TRÒN” VÀ “ BỊT MÁT BẮT DÊ”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn hai trò chơi “vòng tròn ”và “Bịt mắt bắt dê”

2.Kĩ năng:

- Biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ: có thái độ học tập tự giác tích cực để tạo nề nếp.

(16)

4. Mục tiêu riêng: Học sinh Nguyễn Văn Dũng, Chu Tiến Chức Tham gia được vào hai trò chơi.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

1. Địa điểm: Trên sân trường, VS nơi tập luyện, đảm bảo an toàn nơi tập 2. Phương tiện: - Gv: Chuẩn bị 1 còi,giáo án, kẻ 1 vòng tròn.

- Hs: trang phục gọn gàng,giầy hoặc dép quai hậu III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP HSKT

A.Phần mở đầu

-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu

- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối

- Đội hình (ĐH 1) nhận lớp, 3 hàng hang.

GV

 





- Đội hình (ĐH 2)

GV

       

              

- HS: Dũng,

Chức:tập hợp theo đội hình lớp.

- HS: Dũng, Chức:chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.

- HS: Dũng, Chức:đi thường theo địa hình - HS: Dũng, Chức:khởi động xoay các khớp.

B. Phần cơ bản

1. Trò chơi “ Vòng tròn”

"vòng tròn,vòng tròn Từ một vòng tròn Chúng ta cùng chuyển Thành hai vòng tròn"

"vòng tròn,vòng tròn Từ hai vòng tròn Chúng ta cùng chuyển Thành một vòng tròn"

2.Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”

- GV nhắc lại cách chơi, cho HS điểm số theo chu kì 1 – 2.

Sau đó cho HS chơi có kết hợp vần điệu

- Gv nhắc lại cách chơi chia học sinh trong lớp thành 2 nhóm và phân địa điểm, chỉ định cán sự lớp điều khiển, gi đến các tổ để giúp đỡ, uốn nắn.

- HS: Dũng,

Chức:Tham gia vào trò chơi cùng các bạn.

- HS: Dũng, Chức:

tham gia xếp vòng tròn cùng các bạn.

Có thể tham gia vào trò chơi.

C.Phần kết thúc - Đội hình thả lỏng

(17)

- HS thả lỏng tích cực: Đi đều theo 3 hàng dọc và hát.

- Thực hiện các động tác hồi tĩnh

- GV cùng HS hệ thống bài

- GV nhận xét, giao bài tập về nhà

GV

      

      

      

- Ôn các trò chơi đã học.

- Đội hình nhận xét xuống lớp - Gv hô "giải tán", hs hô

"khỏe"

- HS: Dũng, Chức:thả lỏng cùng các bạn.

- HS: Dũng, Chức:

theo dõi

- HS: Dũng, Chức:lắng nghe - HS: Dũng, Chức:

lắng nghe

Ngày soạn: 21/12/2020 Ngày giảng: 28/12/2020:4A

TIẾT 33: BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN

TRÒ CHƠI: “NHẢY LƯỚT SÓNG”

A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Tiếp tục ôn tập đi kiễng gót hai tay chống hông.

- Trò chơi: Nhảy lướt sóng.

2. Kỹ năng:

- Yêu cầu HS thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác . - Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học. Tích cực, chủ động học tập.

- Tham gia chơi nhiệt tình, phối hợp cùng các bạn trong lớp.

B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN - Địa điểm: Trên sân thể dục - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, dây, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

I. Phần mở đầu. 5 phút

- Ổn định: Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.

- GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

Đội hình nhận lớp

(18)

- HS chạy một vòng tròn sân tập - Khởi động: Xoay các khớp - Tập bài võ cổ truyền 27 động tác

II. Phần cơ bản. 25 phút a.Bài tập RLTTCB :

*Ôn: Đi kiểng gót hai tay chống hông . GV hướng dẫn, tổ chức HS thực hiện Nhận xét

* Tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng Gv tổ chức cho hs tập luyện

(nhắc lại cách tập hợp, dóng hàng)

*Chia tổ luyện tập

Giáo viên quan sát góp ý sửa sai

*Các tổ biểu diễn đi kiểng gót hai tay chống hông

GV và HS tham gia nhận xét góp ý

b.Trò chơi : Nhảy lướt sóng Như tiết 32

- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi

- Nhận xét – Tuyên dương

III. Phần kết thúc. 5 phút - HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.

Đội hình tập luyện

- Lần 1-2: Gv hướng dẫn, 1 tổ làm mẫu các tổ khác quan sát.

- Lần 3-4: Cả lớp thực hiện

- Cán sự lớp điều khiển lớp tập 1 lần, gv quan sát sửa sai

Đội hình chia tổ

- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ Đội hình trò chơi

- Lần 1: Hs chơi thử

- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức Đội hình xuống lớp

(19)

Ngày soạn: 23/12/2020 Ngày dạy: 29/12/2020: 1A

CHỦ ĐỀ 6: GIÁC LÀM VIỆC CỦA MÌNH BÀI 17: TỰ GIÁC HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Nêu được những việc cần tự giác học tập.

2.Kĩ năng: - Biết được vì sao phải tự giác học tập.

3.Thái độ: - Thực hiện được các hành động tự giác học tập của mình ở trường, ở nhà.

II.CHUẨN BỊ

-SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;

-Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Hai chú mèo ngoan” - sáng tác: Phan Huỳnh Điều),... gắn với bài học “Tự giác học tập”;

-Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng powerpoint,... (nếu có điều kiện).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 1

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Khởi động

Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Hỡi chú mèo ngoan"

-HS hát

(20)

-GV tổ chức cho HS hát bài “Hai chú mèo ngoan”.

-GV đặt câu hỏi: Vì sao mèo đen và mèo vàng trong bài hát lại được cô yêu, bạn quý, mẹ khen?

-HS suy nghĩ, trả lời.

Kết luận: Hai chú mèo trong bài hát rất chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc nhà nên được mọi người yêu quý, em cần học tập những thói quen tốt của hai chú mèo này.

2. Khám phá

Tìm hiểu sự cần thiết của việc tự giác học tập và những biểu hiện của việc tự giác học tập

-GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát (đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK).

-GV đặt câu hỏi theo tranh: Em hãy cho biết:

+ Bạn nào tự giác học tập? Bạn nào chưa tự giác học tập?

+ Các biểu hiện của việc tự giác học tập.

+ Vì sao cần tự giác học tập?

- GV mời từ ba tới bốn HS phát biểu, HS khác chú ý lắng nghe, nêu ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi những HS có câu trả đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.

Kết luận:

-HS trả lời

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.

-HS lắng nghe

- Học sinh trả lời

(21)

- Hai bạn đang luyện viết, được cô giáo khen đã tự giác học tập. Hai bạn đang đùa nghịch trong giờ học mặc dù được cô giáo nhắc nhở là chưa tự giác học tập.

- Biểu hiện của tự giác học tập gồm: Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc nhở, giám sát; tự mình xây dựng kế hoạch học tập và xác định mục đích học tập đúng đắn dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, giáo.

- Tự giác học tập giúp em luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như:

học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,... Tự giác trong học tập giúp em rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác. Tự giác học tập giúp em đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trái với tự giác học tập là học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cẩu luyện tập của thầy cô; ít quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn.

3. Luyện tập

Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác/ bạn chưa tự giác học tập

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong

- HS tự liên hệ bản thân kể ra.

HS lắng nghe.

- HS quan sát

-HS chọn

(22)

SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác học tập? Vì sao?

- GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không?

Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa ý kiến.

+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 đã tự giác học tập vì ở tranh 2 - Bạn gái luôn tự giác ôn bài đúng giờ; tranh 3 - hai bạn tích cực phát biểu trong giờ học;

tranh 4 - bạn gái chủ động đọc trước bài hôm sau; tranh 6 - ba bạn tích cực hoạt động nhóm. Ý thức tự giác học tập của các bạn cần được phát huy và làm theo.

+ Trong tranh 1 và 5 còn có các bạn chưa tự giác học tập. Tranh 1 - bạn trai ngồi đọc truyện trong giờ học; tranh 6 - bạn gái vẫn ngồi chơi dù đến giờ ôn bài. Ý thức chưa tự giác học tập của các bạn cần được nhắc nhở, điều chỉnh để trở thành người luôn chủ động, tích cực trong học tập.

Ngoài ra, GV có thể mở rộng, đặt thêm các câu hỏi liên quan tới ý thức tự giác và chưa tự giác học tập nhằm giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác học tập

Kết luận: Các em cần chủ động, tích cực trong học tập; không nên học tập một cách đối phó, chỉ học khi có người khác

-HS lắng nghe

-HS quan sát

-HS trả lời

-HS chọn -HS lắng nghe

-HS chia sẻ

-HS nêu

-HS lắng nghe

(23)

giám sát, nhắc nhở,... để đạt kết quả cao trong học tập.

Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn

- GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác học tập chưa? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.

-HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.

-GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác học tập.

4. Vận dụng

Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn -GV nêu tình huống: Trong giờ học Thể dục, dù được bạn nhắc nhưng Lan vẫn không tham gia, mà ngồi trong lớp đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.

-GV gợi ý:

1/ Lan ơi, cất truyện đi, ra học Thể dục cùng cả lớp nào!

2/ Lan ơi, không nên trốn giờ Thể dục như vậy!

-GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý nếu có.

Kết luận: Cần tích cực tham gia đầy đủ các giờ học, hoạt động giữa giờ.

Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác học tập

GV gợi ý để HS chia sẻ cách rèn luyện thói quen tự giác học tập. GV có thể cho HS

-HS thảo luận và nêu

-HS lắng nghe

(24)

đóng vai nhắc nhau tự giác học tập.

Kết luận: Các em cần thực hiện thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao trong học tập.

Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự quản lí các hoạt động học tập của cá nhân, biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, sử liệu, tự mình thực hiện những nhiệm vụ

+ Năng lực tự chủ, tự học: tư duy độc lập, tự quản lí các hoạt động học tập của cá nhân, biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, sử liệu, tự mình thực hiện những nhiệm vụ

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập - Giao tiếp và hợp tác: Biết cách xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp; hợp tác với

*/Năng lực cần hình thành : Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực

Nếu Dũng có ý định giúp thì em rất vui lòng nhưng công việc cắt Hoa này không quá khó mặc dù em cắt không em, nhưng em vẫn có thể làm được mà không cần đến sự trao

- phải xác định được mục đích học tập, phải có kế hoạch thực hiện để mục đích đó trở thành hiện thực1.

Trả lời: Em có thể lựa chọn những loại thức ăn chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng các chất dinh dưỡng,