• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15 Ngày soạn: T6/13/12/2019

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2019 Buổi sáng

Toán

TIẾT 70: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số với số có một chữ số ( chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng: - Làm BT 1( cột 1, 3, 4), 2, 3.HS khá giỏi làm được bài 179 trang 25.

3. Thái độ: - HS tự giác làm bài tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) - Gọi HS lên làm bài 1,2 giờ trước.

- Nhận xét cho điểm 2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Giới thiệu phép chia 648 : 3 ( 6 phút ) - Viết lên bảng phép tính 648 : 3 = ? và y/c HS đặt tính

- Gv hướng dẫn:

a) 648 : 3 = ? 648 3 6 216

04 3 18 18 0

Vậy 648 : 3 = 216

c. Giới thiệu phép chia 236 : 5 ( 6 phút ) -Tiến hành các bước tương tự như với phép chia 648 : 3= 216

- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 phép tính

- Nhận xét

d. Luyện tập- Thực hành: ( 18 phút ) Bài 1( cột 1,3,4)SGK/T72

- Xác định y/c của bài sau đó cho HS tự làm bài

- Y/c HS lên bảng làm

- HS làm bài theo YC của GV

-1 HS lên đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp

+ 6 chia 3 được 2, viết 2

2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0 + Hạ 4; 4 chia 3 dược 1, viết 1.

1 nhân 3 bằng 3; 4 trừ 3 bằng 1.

+ Hạ 8 được 18 ; 18 chia 3 được 6, viết 6.

6 nhân 3 bằng 18; 18 trừ 18 bằng 0.

- HS tiến hành tương tự như với phép chia 648: 3

- HS so sánh

- HS đọc y/c của bài

- 3 HS làm lớp, lớp làm bảng con.

(2)

- Y/c HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước chia của mình

- Chữa bài Bài 2: SGK/T72 Gọi 1HS đọc đề bài

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Chữa bài và cho điểm HS

Bài 3: SGK/T72

- Treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng dẫn HS tìm hiểu bài mẫu

- Số đã cho đầu tiên là số nào ?

- 432 m giảm đi 8 lần là bao nhiêu m ? - 432 giảm đi 6 lần là bao nhiêu m ?

- Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta làm thế nào ?

- Y/c làm tiếp bài - Chữa bài

Kết luận :

- Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta lấy số đó chia cho số lần

* HS khá giỏi làm bài tập 179 trang 25 GV chữa bài cho HS.

3. Củng cố , dặn dò: ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học

- Về nhà làm bài 1,2,3/79 VBT

a. 872 4 375 5 390 6 8 218 35 75 36 65 07 25 30 4 25 30 32 0 0 32

0

b. 457 4 578 3 489 5 45 91 3 192 45 97 07 27 39 4 27 35 3 0 4

- 1 HS đọc bài - Lớp theo dõi - HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm

Bài giải Có tất cả số hàng là:

234 : 9 = 26 (hàng) Đáp số: 26 hàng - Đọc bài toán

- Là số 432 m

- Là 432m :8 = 54m - Là 432m : 6 = 72m - Ta chia số đó cho số lần

- HS cả lớp làm vào vở, 1HS lên bảng làm bài

- HS làm và chữa bài.

- HS chú ý nghe.

____________________________

(3)

Tập viết

TIẾT 15: ÔN CHỮ HOA: L I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Viết đúng chữ hoa L (.2dòng). Viết đúng tên riêng Lê Lợi ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng “Lời nói chẳng mất tiền mua.Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.(1 lần)bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng: - HS viết chữ đều đẹp

3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mẫu chữ viết hoa L.

- Vở Tập viết 3, tập một.Bảng phụ III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.

- Gọi HS lên bảng viết từ: Yết Kiêu, Khi.

- Nhận xét.

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1 phút )

b. HD HS viết trên bảng con: ( 5 phút )

* Luyện viết chữ hoa

- HS tìm chữ hoa có trong bài

- Treo bảng mẫu chữ viết hoa L và g iọ HS nh c l i quy trình vi tắ ạ ế

- Yêu cầu HS viết các chữ hoa L vào bảng. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.

* Luyện viết từ ứng dụng: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc từ ứng dụng.

- Giải thích : Lê Lợi là một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.

- Y/c HS viết trên bảng con

- HS thực hiện theo YC của GV

- HS chú ý nghe.

- Có chữ hoa L.

- 1 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.

- 2 HS lên bảng viết. lớp viết vào bảng con.

- 2 HS đọc Lê Lợi.

- Lắng nghe

- HS viết vào bảng con - 2 HS đọc :

Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- HS chú ý nghe.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.

(4)

* HD viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng.

- Giải thích : Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng.

- Yêu cầu HS viết : Lời nói, Lựa lời vào bảng.

c. HD viết vở Tập viết: ( 15 phút ) - Gv nếu y/c viết như phần mục tiêu - Thu và chấm 5 đến 7 bài.

3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau

- HS viết

- HS chú ý nghe.

__________________________________

Buổi chiều BD Toán

ÔN CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. Mục tiêu

- Củng cố lại phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia)

- Củng cố vể giải toán II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ.

III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I. Bài cũ:

- Kiểm tra bài tập làm ở nhà của HS - GV nhận xét và cho điểm

II. Bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

- GV nêu mục tiêu của tiết học

2. Hoạt động 2: Thực hành, luyện tập Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài - Gọi 3 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập - Goị HS chữa bài

- GV nhận xét Bài 3:

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài

- HS để vở bài tập lên bàn - HS nhận xét

-HS nêu yêu cầu của bài 1 -3 HS lên bảng làm bài -HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu của bài - Hs lên bảng chữa bài - HS nhận xét

(5)

- Yêu câu HS làm bài vào vở - Gọi HS chữa bài

- GV nhận xét, kết luận III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học

- HS trả lời câu hỏi - HS làm bài vào vở - HS chữa bài

________________________

Tự nhiên xã hội

TIẾT 29: CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

2. Kĩ năng: - Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

3. Thái độ: - Các em có ý thức tự giác trong giờ học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số bì thư,VBT,SGK

- Điện thọai đồ chơi (cố định, di động).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- HS kể một số tên cơ quan hành chính , văn hoá của tỉnh nơi mình đang sống

- GV nhận xét , đánh giá 2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút ) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

* Mục tiêu: Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.Nêu được lợi ích của hoạt động bưu điện trong đời sống

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý :

? Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa ? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

? Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện.

Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?

Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

+ Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Làm việc theo nhóm.

- HS thảo luận nhóm 4 theo gợi ý - Giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm, …

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS chú ý nghe.

(6)

chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nướa với nước ngoài.

c. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm

* Mục tiêu: Biết được lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận nhóm

- GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em thảo luận theo gợi ý sau:

Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

Bước 2: Trình bày kết quả - GV nhận xét và kết luận.

* KL: Đài phát thanh, truyền hình là những cơ sở phát tin tức trong nước và ngoài nước. Giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế,…

d. Hoạt động 3: Chơi trò chơi . Đóng vai hoạt động tại nhà bưu điện

- Một số HS đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.

- Một vài em đóng vai người gửi thư, quà - Một số khác chơi gọi điện thoại.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập VBT/T

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Nêu ích lợi của các hoạt động thông tin.

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập trong SGK

- HS thảo luận nhóm

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- HS chú ý nghe.

- HS thực hành chơi theo hướng dẫn của GV

- HS đóng vai - HS nêu

- Học sinh làm bài tập

__________________________________________________________________

Ngày soạn: T6/13/12/2019

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2019 Buổi chiều

Toán

TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (TT) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số o ở hàng đơn vị.

2. Kĩ năng: - Làm BT 1( cột 1, 2, 4), 2, 3. HS khá giỏi làm bài tập 180 trang 25 sách toán nâng cao lớp 3.

3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tự giác làm bài tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

(7)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG D Y VÀ H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài 1,2,3/79 VBT - Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 3. Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Giới thiệu phép chia 560 : 8 - Viết lên bảng 560 : 8 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc

- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng Gv cho HS nêu cách tính sau đó Gv nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được , Gv hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK

* Giới thiệu phép chia 632 : 7 Tiến hành tương tự như với phép chia 560 : 8 =70

* Kết luận: Khi chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số,ta chia theo thứ tự hàng trăm, rồi đến hàng chục và đơn vị

c. Luyện tập - Thực hành : ( 18 phút ) Bài 1( cột 1,2,4) SGK/T73

- Xác định y/c của bài, sau đó cho HS tự làm bài

- Yêu cầu HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình

- Chữa bài và cho HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả.

Bài 2: SGK/T73

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Một năm có bao nhiêu ngày ? - Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày ?

- Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ta phải làm như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài

- HS làm theo yêu cầu của GV

- HS cả lớp đặt tính vào bảng con, 1 HS lên bảng đặt tính

560 8 - 56 chia 8 được 7, viết 7;

56 70 7 nhân 8 bằng 56; 56 trừ 00 56 bằng 0

0 - Hạ 0, 0 chia 8 được 0;

0 0 x 8 = 0; 0 trừ 0 bằng 0

- HS chú ý nghe.

- HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài

a. 350 7 420 6 260 2

35 50 42 70 2 130

00 00 06

0 0 6

0 0 00

0

0 b.HS làm tương tự ( 3 HS làm)

- 1 HS đọc bài - Lớp theo dõi.

- 365 ngày - 7 ngày

- HS nêu cách làm

- HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm

(8)

- Chữa bài Bài 3. SGK/T73

Treo bảng phụ có sẵn hai phép tính

- Hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia - Yêu cầu HS trả lời

- Phép tính b) sai ở bước nào, hãy thực hiện lại cho đúng ?

* Kết luận : Nếu hạ 0 mà chia không được, ta vẫn phải viết 0 ở thương.

* HS khá giỏi làm bài 180 trang 25 - GV chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Yêu cầu HS nêu lại cách chia.

- Về nhà làm bài 1,2,3/80 VBT - Nhận xét tiết học.

Bài giải

Một năm có số tuần lễ là:

365: 7 = 52( tuần) dư 1 ngày Đáp số: 52 tuần (dư 1 ngày) - Đọc bài toán

- Phép tính a) đúng,

- Phép tính b) sai ở lần chia thứ hai ( HS thực hiện lại)

- HS khá giỏi làm bài 180 trang 25 chữa bài

- 1 HS nêu

__________________________________

Tập đọc – kể chuyện

TIẾT 43, 44: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I/ MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Đọc hiểu

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải .( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

B - Kể chuyện

- Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HSKG kể được cả câu chuyện).

- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tự nhận thức bản thân

- Xác định giá trị - Lắng nghe tích cực

III/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - SGK,tranh minh họa

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C Ạ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KTBC: ( 5 phút )

(9)

- Yêu cầu 1 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới: ( 50 phút ) a. Giới thiệu bài :

- GV viết đề bài lên bảng.

b. Luyện đọc: ( 30 phút ) - GV đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp câu

- Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn

* Đọc nối tiếp đoạn

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới

* Đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

c. Tìm hiểu bài : ( 12 phút )

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

Và trả lời các câu hỏi

? Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?

?Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là ntn?

? Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?

? Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào ?

? Khi ông lão vứt tiền vào lửa, người con đã làm gì ?

? Vì sao người con phản ứng như vậy?

? Ông lão có thái độ như thế nào trước

-HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhớ Việt Bắc.

- Nghe GV giới thiệu bài

- Theo dõi GV đọc mẫu.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS phát âm từ khó

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - HS đọc phần chú giải

- HS đặt câu với từ thản nhiên, dành dụm.

- HS đọc tiếp lần 2.

- Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.

- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi SGK và trả lời câu hỏi.

- Ông lão mong muốn người con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.

- Tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ

- Vì ông muốn biết đó có phải là số tiền mà người con tự kiếm được không. Nếu thấy tiền của mình bị vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.

- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được 2 bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát.

Ba tháng, anh dành dụm được 90 bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.

- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

- Vì đó là tiền anh vất vả 3 tháng để kiếm được

- Ông lão cười chảy cả nước mắt khi

(10)

hành động của con ?

? Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện ? ( HSKG)

d. Luyện đọc lại bài: ( 8 phút )

- Yêu cầu HS luyện đọc bài theo vai, sau đó gọi một số nhóm trình bày trước lớp.

- Nhận xét và cho điểm HS.

thấy con biết quí trọng đồng tiền và sức lao động.

- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quí trọng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.

- 2 HS tạo thành một nhóm và đọc bài theo các vai : người dẫn truyện, ông lão.

- HS thi đọc.

Kể chuyện ( 20 phút )

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Xác định yêu cầu:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 122, SGK.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp của các tranh.

- Gọi HS nêu ý kiến, sau đó GV chốt lại ý kiến đúng và yêu cầu HS kiểm tra phần sắp xếp tranh của bạn bên cạnh.

- Yêu cầu 5 HS lần lượt kể trước lớp, mỗi HS kể lại nội dung của một bức tranh

- Nhận xét phần kể chuyện của từng HS.

- Gọi 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

? Em thích nhâ n vật nào trong chuyện ? Vì sao?

-Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe

- 1 HS đọc.

- Làm việc cá nhân, sau đó 2 HS ngồi cạnh đổi chéo kết quả sắp xếp cho nhau.

- Đáp án : 3 - 5 - 4 - 1- 2.

- HS lần lượt kể chuyện theo yêu cầu.

Nội dung chính cần kể của từng tranh là + Tranh 3 : Người cha đã già nhưng vẫn làm lụng chăm chỉ, trong khi đó anh con trai lại lười biếng.

+ Tranh 5 : Người cha yêu cầu con đi làm và mang tiền về.

+ Tranh 4 : Người con vất vả xay thóc thuê và dành dụm từng bát gạo để có tiền mang về nhà.

+ Tranh 1 : Người cha ném tiền vào lửa, người con vội vàng thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.

+ Tranh 2 : Hũ bạc và lời khuyên của người cha với con.

- 2 HS thi kể lại câu chuyện

- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.

- HS chú ý nghe

(11)

và chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn:T6/13/12/2019

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 18 tháng 12 năm 2019 Toán

TIẾT 72: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giúp HS biết cách sử dụng bảng nhân.

2. Kĩ năng: - Làm BT 1, 2, 3. HS khá giỏi làm bài tập 181 trang 25 sách toán nâng cao lớp 3.

3. Thái độ: - Giáo dúc HS có ý thức tự giác làm bài tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài 1,2,3/80 VBT - Nhận xét

3. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Giới thiêu bảng nhân: ( 6 phút ) - Treo bảng nhân

- Yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng

- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng

- Giới thiệu: Đây là các thừa số trong các bảng nhân đã học

- Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân đã học

- Yêu cầu HS đọc hàng thứ ba trong bảng - Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học

- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép tính nhân trong bảng mấy

- Vậy mỗi hàng trong bảng nhân này, không kể số đầu tiên của hàng ghi lại 1 bảng nhân. Hàng thứ nhất là bảng nhân 1, hàng thứ hai là bảng nhân 2 ,…hàng cuối cùng là bảng nhân 10

Kết luận :

Bảng nhân dùng để tra kết quả các phép nhân

* HD sử dụng bảng nhân : ( 6 phút ) - Hướng dẫn HS tìm kết quả của phép

- HS làm theo yêu cầu của GV

- 11 hàng,11 cột

- Đọc các số 1, 2, 3,……10 - HS chú ý nghe.

- Đọc số : 2,4,6,8,10,……20 - Bảng nhân 2

- Bảng nhân 3

(12)

nhân 3 x 4

+ Tìm số 3 ở cột đầu tiên, tìm số 4 ở hàng đầu tiên; đặt thước dọc theo hai mũi trên, gặp nhau ở ô thứ 12. Số 12 là tích của 3 và 4

- Yêu cầu HS thực hành tìm tích của 1 số cặp số khác

c. Luyện tập - Thực hành: ( 18 phút ) Bài 1: SGK/T74

- Nêu y/c của bài toán - Yêu cầu HS làm bài

- Yêu cầu HS nêu lại cách tìm tích của bốn phép tính trong bài

- Chữa bài Bài 2: SGK/T74

- Một HS nêu y/c của bài

Bài 3: SGK/T74 - Gọi hs đọc yêu cầu - yêu cầu hs làm bài

3.Củng cố,dặn dò: ( 5 phút ) - dặn dò về nhà.

+ Thực hành tìm tích của 3 và 4 - HS thực hành tìm tích của 1 số cặp số khác.

- Hs tự tìm tích trong bảng nhân sau đó điền vào ô trống

Kết quả: 42; 28; 72.

- HS đọc đề bài

- HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài

TS 2 2 2 7 7 7 10 10

TS 4 4 4 8 8 8 9 9

Tích 8 8 8 5 6

56 56 90 90 1 HS đọc; Lớp theo dõi.

- Bài toán giải bằng 2 phép tính - HS lớp làm vào vở,1 HS lên bảng làm bài

Bài giải Số huy chương bạc là:

8 x 3 = 24 (huy chương) Tổng số huy chương là:

8 + 24 = 32 (huy chương) Đáp số: 32 huy chương - HS làm và chữa bài

- HS chú ý nghe.

- Hs khá giỏi làm.

- Lắng nghe.

____________________________

Chính tả (Nghe – viết)

TIẾT 29: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng: - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi( BT2). Làm đúng BT3a.

3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tự giác làm bài tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

(13)

- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ: màu sắc, hoa màu ,nong tằm, no nê. Lớp viết bảng con.

- Nhận xét từng HS.

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài :

b. Hướng dẫn HS nghe- viết: ( 22 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc đoạn văn 1 lượt.

? Đoạn văn có mấy câu ?

? Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?

? Lời nói của người cha được viết như thế nào ?

* Hướng dẫn viết từ khó

- YC HS nêu các từ khó khi viết chính tả.

- Y/c HS đọc và viết bảng các từ vừa tìm được.

* Viết chính tả: GV đọc

* Chấm, chữa bài: GV chấm 5-7 bài, nhận xét

c. Hướng dẫn làm BT chính tả: ( 8 phút ) Bài 2: VBT/T 75

Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 3a: VBT/T 75 -Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.

- Gọi 2 nhóm lên dán bài trên bảng và đọc lời giải của mình.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học, bài viết của HS.

- Dặn HS về nhà luyện viết

- HS viết theo YC của GV

-HS chú ý nghe.

- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.

- Đoạn văn có 6 câu.

- Những chữ đầu câu : Hôm, Ông, Anh, Ông, Bây, Có.

- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.

- HS nêu : sưởi lửa, thọc tay, đồng tiền, vất vả, quý,...

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.

- HS viết vào vở - HS đổi vở soát lỗi

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vàoVBT.

- Đọc lại lời giải.

mũi dao - con muỗi ; hạt muối ; múi bưởi ; núi lửa - nuôi nấng ; tuổi trẻ - tủi thân.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- HS tự làm trong nhóm.

- 2 HS đại diện cho nhóm lên dán bài và đọc lời giải. HS nhóm khác nhận xét

- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.

- Lời giải : sót; xôi ; sáng - HS chú ý nghe.

___________________________

Luyện từ và câu

TIẾT 15: TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH

(14)

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết tên được một số dân tộc thiểu số ở nước ta ( BT1) 2. Kĩ năng: - Điền đúng các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống.(BT2) - Dựa theo tranh gợi ý, viết được câu có hình ảnh so sánh ( BT3) - Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh ( BT4) 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức làm bài tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H CẠ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1, 3 của tiết Luyện từ và câu tuần 14.

- Nhận xét.

3. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1 phút )

b. HD HS làm bài tập : ( 29 phút ) Bài 1: VBT/ T75

- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.

? Em hiểu thế nào là dân tộc thiểu số ?

- Người dân tộc thiểu số thường sống ở đâu trên đất nước ta ?

- Chia HS thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to, 1 bút dạ, YC các em trong nhóm tiếp nối nhau viết tên các dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết vào giấy.

- Gv nhận xét

- Yêu cầu HS viết tên các dân tộc thiểu số vừa tìm được vào vở.

Bài 2: VBT/ T76

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.

- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau, sau đó chữa bài.

- Yêu cầu HS cả lớp đọc các câu văn

-HS thực hiện theo yêucầu của GV

- Nghe GV giới thiệu bài.

- HS đọc bài

- Là các dân tộc có ít người.

- Người dân tộc thiểu số thường sống ở các vùng cao, vùng núi.

- Làm việc theo nhóm, sau đó các nhóm dán bài làm của mình lên bảng.

- Nhận xét - HS làm vào vở

Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Chăm, H.mông, Hoa, Giáy, Tà ôi, Ê-Đê, Ba na…

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm - 1HS lên bảng điền từ, lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài theo đáp án : a) bậc thang

b) nhà rông c) nhà sàn d) Chăm - HS đọc

(15)

sau khi đã điền từ hoàn chỉnh.

Bài 3: VBT/ T76

- Yêu cầu HS đọc đề bài 3.

- Yêu cầu HS quan sát cặp hình thứ nhất và hỏi : Cặp hình này vẽ gì ? - Vậy chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng hoặc quả bóng với mặt trăng. Muốn so sánh được chúng ta phải tìm được điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng. Hãy quan sát hình và tìm điểm giống nhau của mặt trăng và quả bóng.

- Hãy đặt câu so sánh mặt trăng và quả bóng.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm các phần còn lại, sau đó gọi HS tiếp nối đọc câu của mình.

- Nhận xét bài làm của HS.

Bài 4: VBT/ T76 - Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Ở câu a) muốn điền đúng các em cần nhớ lại câu ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ đã học ở tuần 4.

- Y/c HS tự làm bài

- Yêu cầu HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ. Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS viết lại và ghi nhớ tên của các dân tộc thiểu số ở nước ta, tìm thêm các tên khác các tên đã tìm được trong bài tập 1. Tập đặt câu có sử dụng so sánh.

- 1 HS đọc trước lớp.

- Quan sát hình và trả lời : vẽ mặt trăng và quả bóng.

- Mặt trăng và quả bóng đều rất tròn.

- Trăng tròn như quả bóng.

- Một số đáp án :

+ Bé xinh như hoa. / Bé đẹp như hoa. / Bé cười tươi như hoa. / Bé tươi như hoa.

+ Đèn sáng như sao.

+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Nghe GVHD, sau đó tự làm bài vào VBT Đáp án :

a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn.

b) Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ .

c) Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi.

- HS đọc câu văn của mình sau khi đã điền từ ngữ.

- HS chú ý nghe

___________________________

Tự nhiên xã hội

TIẾT 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP I/ MỤC TIÊU

(16)

1. Kiến thức: - Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.

2. Kĩ năng: - Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.

3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức làm bài tập.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

- Tổng hợp, sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SGK,VBT,tranh minh họa

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- HS nêu ích lợi của hoạt động thông tin liên lạc

- GV nhận xét , đánh giá 2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút ) Hoạt động 1: Hoạt động nhóm

* Mục tiêu: Kể được một số hoạt động nông nghiệp.Nêu được lợi ích của các hoạt động nông nghiệp

* Cách tiến hành:

Bước 1:Chia nhóm,quan sát các hình trang 58,59 SGK và thảo luận theo gợi ý

? Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.

? Các hoạt động đó mang lợi ích gì ? Bước 2: Trình bày kết quả

- GV, các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng, miền khác nhau như;

trồng ngô, khoai, sắn, chè,…; chăn nuôi trâu, bò, dê,…

* KL: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,… được gọi là hoạt động nông nghiệp.

c. Hoạt động 2: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp

* Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang sống.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Kể theo cặp

- 2 HS trả lời

- HS chú ý nghe.

- HS thảo luận theo nhóm

- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- Lắng nghe

- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.

- Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

(17)

Bước 2: Đại diện cặp trình bày

d. Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp

* Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận

Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.

Bước 2: Bình luận tranh

- Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. GV có thể chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất.

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập VBT/T

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Để bảo vệ môi trường nông nghiệp các em phải làm gì?

- HS nêu các hoạt động nông nghiệp ở quê em? Nêu ích lợi của các hoạt động đó.

- Nhận xét tiết học. CB bài sau

- Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp

- Thảo luận

- HS hoạt động nhóm.

- Các nhóm bình luận tranh.

- HS suy nghĩ trả lời - HS trả lời.

- HS chú ý nghe.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: T6/13/12/2019

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 19 tháng 12 năm 2019 Buổi sáng

Toán

TIẾT 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Giúp HS biết cách sử dụng bảng chia.

2. Kĩ năng: - Làm BT 1, 2, 3. HS khá giỏi làm bài tập182 trang 25 sách toán nâng cao lớp 3.

3. Thái độ: - HS tự giác làm bài tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,VBT,bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng làm bài - HS làm bài theo YC của GV

(18)

1,2,3/81VBT - Nhận xét HS

3. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Giới thiệu bảng chia : ( 6 phút ) - Treo bảng chia

- Yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng

- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng đầu tiên

- Giới thiệu: Đây là các thương của 2 số

- Yêu cầu HS đọc các số trong cột đầu tiên của bảng và giới thiệu đây là các số chia

- Các ô còn lại của bảng chính là số bị chia

- Yêu cầu HS đọc hàng thứ 3 trong bảng

- Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng chia nào đã học ?

Kết luận : Bảng chia dùng để tra kết quả các phép chia

* HD sử dụng bảng chia: ( 6 phút ) - Hướng dẫn HS tìm thương12 : 4 - Từ số ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12

- Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3

- Ta có 12 : 4 = 3 - Tương tự 12 : 3 = 4

- Yêu cầu HS thực hành tìm thương của 1

c. Luyện tập - Thực hành:(18 phút ) Bài 1:SGK/T75

- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài

- Chữa bài Bài 2: SGK/T75

- Gv hướng dẫn cho HS cách sử dụng bảng chia để tìm số bị chia hoặc số chia

- 11 hàng,11 cột

- Đọc các số: 1,2,3,…,10

- Bảng chia 2 - HS chú ý nghe.

- Một số HS lên thực hành sử dụng bảng chia để tìm thương

- HS thực hành tìm thương của 1 số phép trong bảng.

- Hs cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm v nêu rõ cách tìm thương của mình

Kết quả: 7; 4; 9.

- HS lên bảng làm bài; Lớp làm bài vào vở.

SBC 1 4 2 2 7 7 8 5

(19)

- Gv nhận xét Bài 3: SGK/T75 - Gọi 1hs đọc đề bài - Y/c HS làm bài

- Chữa bài

* HS khá giỏi làm bài 182 trang 25 GV chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút ) - Về ôn bảng chia

- Về nhà làm bài 1,2,3/82 VBT - Nhận xét tiết học. CB bài sau.

SC 4 5 4 7 9 9 9 7

Thươn 4 9 6 3 8 8 9 8

- 1 HS đọc đề bài - Lớp theo dõi.

- HS làm vào vở,1HS lên bảng làm bài Bài giải

Số trang bạn Minh đã đọc là:

132 : 4 = 33 (trang )

Số trang bạn Minh còn phải đọc nữa là:

132 – 33 = 99 (trang ) Đáp số: 99 trang - HS khá giỏi làm bài 182 trang 25 - HS chú ý nghe.

___________________________________

Tập đọc

TIẾT 45: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I/ MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng:

- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông ( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Các em có ý thức tốt trong giờ học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - SGK,tranh minh họa

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C Ạ

Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS 1. KTBC: ( 5 phút )

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc “Hũ bạc của người cha”

- Nhận xét.

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc : ( 8 phút )

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhấn giọng ở các từ gợi tả.

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- HS đọc theo yêu cầu của GV

-HS chú ý nghe.

-Theo dõi GV đọc mẫu.

(20)

* Đọc nối tiếp câu

- Chú ý hướng dẫn HS phát âm từ khó

* Đọc nối tiếp đoạn.

- Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và giữa các cụm từ

- Y/c HS đọc phần chú giải

* Đọc theo nhóm.

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

c.Tìm hiểu bài: ( 12 phút )

- Y/c HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi

? Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ nào ?

? Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?

? Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ?

? Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?

? Từ gian thứ ba của nhà rông được dùng để làm gì ?

- GV: Nhà rông là ngôi nhà đặc biệt quan trọng đối với các dân tộc Tây Nguyên. Nhà rông được làm rất to, cao và chắc chắn. Nó là trung tâm của buôn làng, là nơi thờ thần làng, nơi diễn ra các sinh hoạt cộng đồng quan trọng của người dân tộc Tây Nguyên.

d. Luyện đọc lại bài: ( 8 phút )

- GV hoặc HS khá chọn đọc mẫu 1 đoạn

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS đọc lại các từ phát âm sai - HS đọc nối tiếp câu lần 2 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- HS đọc phần chú giải - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.

- 3 nhóm thi đọc tiếp nối.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền và chắc như lim, gụ, sến, táu.

- Vì nhà rông được sử dụng lâu dài, là nơi thờ thần làng, nơi tụ họp những người trong làng vào những ngày lễ hội. Nhà rông phải cao để đàn voi đi qua không chạm sàn, phải cao để khi múa rông chiêng ngọn giáo không vướng mái.

- Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách có treo một giỏ mây đựng hòn đá thần... bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng để cúng tế.

- Vì gian giữa là nơi đặt bếp lửa của nhà rông, nơi các già làng tụ họp để bàn việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của nhà rông.

- Từ gian thứ ba trở đi là nơi ngủ của trai tráng trong làng đến 16 tuổi, chưa lập gia đình. Họ tập trung ở đây để bảo vệ buôn làng.

- Theo dõi bài đọc mẫu, có thể dùng

(21)

trong bài.

- Yêu cầu HS chọn đọc một đoạn em thích trong bài và luyện đọc.

- Nhận xét và cho điểm HS.

3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )

? Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông?

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà đọc lại bài nhiều lần. CB bài sau

bút chì gạch chân dưới các từ cần nhấn giọng.

- Tự luyện đọc một đoạn, sau đó 3 đến 4 HS đọc đoạn văn mình chọn trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

HS phát biểu:

+Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên.

+ Nhà rông thật đặc biệt, voi có thể đi qua mà không đụng sàn.

+ Nhà rông thể hiện nét đẹp văn hóa của người Tây Nguyên.

-HS chú ý nghe.

______________________________

Chính tả (Nghe – viết)

TIẾT 30: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Nghe – viết đúng bài CT; trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định.

2. Kĩ năng: - Làm đúng bài tậpđiền tiếng có vần ưi /ươi,( điền 4 trong 6 tiếng).

Làm đúng BT 3a.

3. Thái độ: - Học sinh có ý thức giữ gìn vở sạch đẹp II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK,VBT

- Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng lớp, bảng phụ.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C Ạ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi 3 HS lên bảng y/c viết các từ cần chú ý phân biệt khi viết ở tiết chính tả trước.

- Nhận xét, cho điểm HS.

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1 phút )

b. Hướng dẫn nghe viết : ( 20 phút )

* HDHS chuẩn bị

- GV đọc đoạn văn 1 lượt.

? Đoạn văn có mấy câu ?

? Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?Yêu cầu HS nêu các từ khó khi viết chính tả.

- HS thực hiện theo YC của GV

-HS chú ý nghe.

- Theo dõi GV đọc và 2 HS đọc lại.

- Đoạn văn có 3 câu.

- Những chữ đầu câu : Gian, Đó, Xung

- HS nêu :gian, thần làng, giỏ, chiêng, trống, truyền,...

(22)

- Yêu cầu HS đọc và viết lại các từ vừa tìm được.

* Viết chính tả: GV đọc

* Chấm, chữa bài: Thu chấm 5-7 bài, nhận xét

c. HD HS làm BT chính tả: ( 7 phút ) Bài 2: VBt/T77

Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 3a. VBt/T77 Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát giấy và bút cho các nhóm.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi 1 nhóm đọc các từ mình vừa tìm được.

- GV ghi nhanh lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét, chốt lại các từ vừa tìm được.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- Dặn HS về nhà học thuộc các từ vừa tìm được.

- Về nhà luyện viết

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.

- HS nghe viết vào vở - HS đổi vở soát lỗi.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- 3 HS lên bảng. HS dưới lớp làm vàoVBT.

- Đọc lại lời giải

khung cửi; gửi thư ; mát rượi;

cưỡi ngựa

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Nhận đồ dùng học tập.

- HS tự làm trong nhóm.

- 1 HS đọc.

- Bổ sung.

- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.

+ xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu xé, xâu bánh, xâu xấu,...

+ sâu : sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu xa, sâu sắc, sâu rộng,...

+ xẻ : xẻ gỗ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ,...

+ sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo,...

- HS chú ý nghe.

__________________________________

Buổi chiều

HĐNGLL – Ôn tập thi kiến thức chào mừng ngày 22/12 __________________________

BD Tiếng việt

ÔN TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU: AI THẾ NÀO?

I. Mục tiêu

- Ôn về từ chỉ hoạt động, trạnh thái

- Tiếp tục ôn tập về phép so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động).

II .Các hoạt động dạy học chủ yếu

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

(23)

I. Bài cũ.

-Kiểm tra vở bài tập làm ở nhà của HS -Nhận xét và cho điểm

II. Bài mới:

1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài -Giáo viên nêu mục tiêu của tiết học 2.Hoạt động 2: Luyện tập:

Bài 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm “Bạn bè ríu rít tìm nhau

Qua con đường đất rực màu rơm phơi Bóng tre mát rợp vai người

Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm”

(Hà Sơn) -Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài

-Yêu cầu HS làm bài vào vở -Gọi HS chữa bài

-GV nhận xét, kết luận

Bài 2: Em hãy đặt câu theo mẫu câu: Ai thế nào?

-Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở -Gọi HS chữa bài

-GV nhận xét, kết luận III.Củng cố, dặn dò:

-GV nhận xét tiết học

-HS để vở bài tập lên bàn

-HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở -HS chữa bài

- HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở - HS chữa bài

- HS nêu yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở -HS chữa bài

__________________________________________________________________

Ngày soạn: T6/13/12/2019

Ngày giảng:Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2019 Buổi sáng Tập làm văn

TIẾT 15: NGHE-KỂ: GIẤU CÀY. GIỚI THIỆU TỔ EM I/ MỤC TIÊU

- Viết được đoạn văn ngắn (Khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của em.( BT2) - Các em có ý thức tốt trong giờ học

- HS yêu thích viết văn.

*QTE: HS có quyền được tham gia ( giới thiệu về tổ em) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- SGK,VBT

- Viết sẵn nội dung bài tập 2 trên bảng phụ III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C Ạ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu giới thiệu về tổ của em.

- HS kể

(24)

- Nhận xét.

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1phút )

b. Hướng dẫn làm bài tập: ( 29 phút ) Bài 2:VBT/T79

- Gọi 1 đến 2 HS đọc lại gợi ý của giờ tập làm văn tuần 14.Các em không cần viết theo cách giới thiệu với khách tham quan mà chỉ viết những nội dung giới thiệu các bạn trong tổ và hoạt động của các bạn.

- Gọi 1 HS kể mẫu về tổ của em.

- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý và phần kể đã trình bày ở tiết trước và viết đoạn văn vào vở.

- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm từng HS.

- Thu để chấm các bài còn lại của lớp.

3. Củng cố, dặn dò : ( 5 phút ) - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà tập giới thiệu về tổ mình cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc trước lớp.

- Lắng nghe

- 1 HS kể mẫu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Viết bài theo yêu cầu.

- 5 HS lần lượt trình bày bài viết, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS chú ý nghe.

________________________________

TOÁN

TIẾT 75: LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết làm tính nhân, tính chia( bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.

2. Kĩ năng: - Làm BT 1(a, c), 2(a, b, c), 3, 4. HS khá giỏi làm bài tập 5 . 3. Thái độ: - HS tự giác làm bài tập

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - VBT,bảng phụ

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2,3/82 VBT

- Nhận xét

2. Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn luyện tập: ( 29 phút ) Bài 1: (a, c) SGK/T76

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài

- HS làm theo YC của GV

- 1 HS đọc- Lớp theo dõi.

(25)

- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số cĩ ba chữ số với số cĩ một chữ số

- Yêu cầu tự làm bài

- Gọi 2 hs lên bảng lần lượt nêu rõ từng

bước tính của mình - Nhận xét

Bài 2: ( a, b, c) SGK/T76 - GV hướng dẫn mẫu - Y/c cả lớp làm bài - GV nhận xét cho điểm Bài 3: SGK/T76

- Gọi 1 HS đọc đề bài

? Bài tốn cho biết gì?

? Bài tốn hỏi gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Chữa bài Bài 4: SGK/T76 - Gọi HS đọc yêu cầu

? Bài tốn cho biết gì?

? Bài tốn hỏi gì?

- Y/c HS làm bài

- Chữa bài

* Bài 5( HSKG làm) SGK/T76

? Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?

- Y/c HS tự làm GV chữa bài cho HS.

3. Củng cố, dặn dị: ( 5 phút ) - cho hs nhắc lại cách chia - dặn dị chuẩn bị bài sau

- HS nêu cách thực hiện

- Hs cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài

a. 213 +3 nhân 3 bằng 9,viết 9 x 3 +3 nhân 1 bằng 3,viết 3 639 +3 nhân 2 bằng 6,viết 6 c. 208

x 4 832

- Lớp theo dõi.

- HS cả lớp làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách tính

a. 396 : 3 = 132 b. 630 : 7 = 90 c. 457 : 4 = 114( dư 1)

- 1 HS đọc bài – Lớp theo dõi.

- Hs cả lớp làm vào vở,1 hs lên bảng làm

Bài giải:

Quãng đường BC dài là:

172 x 4 = 688 (m)

Quãng đường AC dài là:

172 + 688 = 860 ( m) Đáp số : 860 m

- 1 HS đọc bài – Lớp theo dõi.

- Hs làm vào vở,1hs lên bảng làm bài

Giải:

Số áo len tổ đã dệt được là:

450 : 5 = 90 (chiếc áo) Số áo len tổ đĩ cịn phải dệt là:

450 – 90 = 360 (chiếc áo) Đáp số: 360 chiếc áo - Tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đĩ

- HS làm bài vào vở chữa bài.

- HS nhắc lại - HS chú ý nghe.

_________________________

SINH HOẠT LỚP TUẦN 15

(26)

A. Sinh hoạt tuần 15 I. MỤC TIÊU

- Tổng kết các hoạt động trong tuần 15.

- Giáo dục học sinh tinh thần phê bình và tự phê bình để tiến bộ.

- Khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm.

II. N I DUNG SINH HO TỘ Ạ

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: Hát

2. Báo cáo công tác tuần qua:

- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua.

- Lớp trưởng tổng kết chung.

- Giáo viên nhận xét chung.

a.Ưu điểm

- Đã ổn định được nề nếp lớp, ôn bài đầu giờ tốt

- Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.

- Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi như: ...

...

...

b. Khuyết điểm

- Một số em còn quên đồ dùng học tập: ...

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới - Duy trì sĩ số, chuyên cần

- Giúp đỡ HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi - Thực hiện tốt ATGT và chỉ thị 09, Phòng bệnh đau mắt đỏ.

- Phong trào Xanh- Sạch - Đẹp.

Hát

- Tổ trưởng, tổ trực nhật nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.

- Lớp trưởng nhận xét bổ sung.

1. Học tập:

- Tổ chức truy bài đầu buổi thường xuyên, đã có hiệu quả.

- Còn một số bạn chưa chuẩn bị kỹ bài cũ trước khi đến lớp như chưa làm bài tập:

- Hs thực hiện nghiêm túc.

B. Kĩ năng sống Chủ đề 7: Kỹ năng hợp tác I/ Mục tiêu

- HS xác định được việc làm đúng và việc làm sai, từ đó biết hợp tác tốt với bạn bè trong cuộc sống.

- HS luôn có kỹ năng hợp tác tôt trong học tập và lao động.

- HS luôn có thái độ tích cực, tự giác trong công việc.

II/ Chuẩn bị

- Vở BT kỹ năng sống.

(27)

III/ Bài mới a) Giới thiệu(3’)

b)Việc làm nào đúng, việc làm nào sai?

- HS làm BT 3.( Làm cá nhân)( 12’)

- Một số HS trình bày trước lớp.( HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai?) - GV kết luận.

c) Liên hệ giáo dục (17’) ( HS thảo luận nhóm 4 rồi trình bày trước lớp.)

- Trong lớp ta ai là người tích cực hợp tác với bạn nhất? Hãy kể một việc làm em nhớ nhất về người đó.

- Khi hợp tác với bạn em thấy có ích lợi gì?

- Khi hoạt động nhóm thì mỗi cá nhân trong nhóm phải làm việc như thế nào để nhóm đạt hiệu quả tốt?

d) Tổng kết, dặn dò (2’)

__________________________________________________________________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chọn hình ảnh mà chỉ có con người mới cần trong cuộc sống hằng ngày ?... Hoạt động 4 : Hành trình đến hành tinh

2)Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?.. Hoàng Liên Sơn-dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.. Dãy Hoàng

[r]

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.. Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời

* Mục tiêu: Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.Nêu được lợi ích của hoạt động bưu điện trong đời sống.. * Cách

Phim ho¹t

Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt.. Trẻ em có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó

Tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ... Bác Hồ đi