• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 6/11/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 46. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. KT: Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của h.t.giác.

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.

2. KN: Xác định các góc, vẽ các hình đúng, nhanh.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐD DẠY - HỌC: ê ke, thước thẳng có chia vạch xăng - ti - mét.

III. CÁC HĐ DH CHỦ YẾU

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Gọi 2 HS lên bảng, y/c HS 1 vẽ HV ABCD có độ dài cạnh dài là 4cm. HS 2 vẽ HV MNPQ có độ dài cạnh là 5cm.

Sau đó tính P và SHV mình vừa vẽ.

- GV nhận xét và tuyên dương.

B. Dạy học bài mới (30’) 1. Giới thiệu bài

2. Hướng dẫn thực hành

Bài 1: Gv vẽ lên bảng 2 hình a,b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình.

M

B C - GV hỏi thêm:

+ So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù lớn hơn hay bé hơn ?

+ 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ? Bài 2: Đúng ghi Đ sai ghi S.

- Y/c HS nhận dạng đường cao hình tam giác và viết vào ô trống.

- HS đứng tại chỗ nêu.

- GV nhận xét và kết luận và hỏi:

+ Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác?

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài và chữa bài: Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả.

a. Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC;

góc bẹt AMC.

b. Góc vuông DAB, DBC, ADC; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD; góc tù ABC.

+ Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông.

+ 1 góc bẹt bằng 2 góc vuông.

- HS nêu

- HS nhận dạng đường cao của hình tam giác và viết vào ô trống kết quả đúng/sai.

+ AH là đường cao của tam giác ABC + AB là đường cao của tam giác ABC

+ Vì đường thẳng AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với

S Đ

(2)

+ Vì sao AH không phải là đường cao của tam giác ABC?

Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu BT.

- Yc HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài AB = 3cm, sau đó nêu rõ từng bước vẽ của mình.

- GV nhắc nhở HS cách vẽ.

- GV nhận xét và tuyên dương.

Bài 4a:

- Y/c HS vẽ đúng HCN có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm.

- GV nhận xét và tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò: (5 phút) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập trong VBT.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.

cạnh BC của tam giác.

+ Vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp thực hành tự vẽ HV có cạnh là 3cm vào vở.

A B 3cm

D C

- HS lên bảng vẽ HCN có chiều dài AB = 6 cm,chiều rộng AD = 4 cm. HS nhận xét và sửa bài.

A B

M N 4 cm

C 6cm D + HCN ABCD, MNCD, ABMN,

+ Cạnh AB song song với MN và song song với DC

- 1 HS làm bài.

- HS nêu tên các HCN: ABCD, MNCD, ABNM.

+ Cạnh AB song song với các cạnh MN và cạnh DC.

--- Tập đọc

Tiết 19. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. KT: Kt việc đọc và hiểu của hs thông qua các bài tập đọc đã học.

- Hiểu được nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

(3)

2. KN: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng /phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Trả lời đúng các câu hỏi trong các bài tập đọc.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu, KT đọc - Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (1 phút)

- Nêu mục đích tiết học và cách bốc thăm bài học.

2. Kiểm tra tập đọc (5 phút)

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Gọi 2 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về ND bài đọc.

- Gọi HS nhxét bạn vừa đọc và TLCH.

- Nhxét HS (Hs đọc chưa đảm bảo y/c, Gv tiếp tục KT vào tiết học sau).

3. Hướng dẫn làm bài tập: (30 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu GV trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?

+ Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân (nói rõ số trang).

- GV ghi nhanh lên bảng.

- Phát phiếu cho từng nhóm. Y/c HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu sai).

- Kết luận về lời giải đúng.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.

+ Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa.

+ Các bài Tập đọc là truyện kể:

*Dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1 trang 4,5, phần 2 trang 15.

*Người ăn xin trang 30, 31.

- Hoạt động trong nhóm.

- Sửa bài (Nếu có).

Tên bài

Tác giả Nội dung chính Nhân vật

Dế Mèn bênh

Tô Hoài P.1: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu.

P.2: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa

Dế Mèn, Nhà Trò, bọ

(4)

vực kẻ yếu

hiệp,ghét áp bức,bất công,bênh vực chi Nhà Trò yếu đuối.

Người ăn xin nhện.

Tuốc-ghê- nhép

Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng

cảm,thương sót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

Tôi (chú bé), ông lão ăm xin.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/c HS tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu.

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, kết luận đọc văn đúng.

- T/c cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó.

(KT đọc)

- Nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được.

- Đọc đoạn văn mình tìm được.

- Chữa bài (nếu sai).

- Mỗi đoạn 3 HS thi đọc.

a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha,trìu mến:

Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin:

Từ Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia… đến khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết:

Là đoạn nhà Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 1) kể nổi khổ của mình:

Từ năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vây lương ăn của bọn nhện… đến… Hôm nay bọn chúng chăn tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

c. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe:

Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vự Nhà Trò Trò (truyện dế mèn bênh vực kẻ yếu phần 2):

Từ tôi thét:

- Các ngươi có của ăn của để, béo múp, béo míp… đến có phá hết các vòng vây đi không?

3. Củng cố – dặn dò (5 phút)

- Nhận xét tiết học. Y/c những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.

- Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa.

--- Chính tả

Tiết 10. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. KT: Nghe - viết bài chính tả (tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.

- Nắm được qui tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam và nước ngoài); bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết.

(5)

2. KN: Trình bày đúng bài văn có lời đối thoại, viết đúng chính tả; Viết đúng tên riêng nước ngoài, Việt Nam.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- UDCNTT bài 1, bài 3

- Một tờ phiếu khổ to viết sẵn lời giải bài tập 2.

- 2 tờ phiếu kẻ bảng ở BT2 để phát riêng cho 2 HS.

III. CÁC HĐ DH CHỦ YẾU

HĐ của GV HĐ của HS

1. GTB (1 phút)

2. Viết chính tả (20 phút)

- GV đọc bài Lời hứa. Sau đó 1 HS đọc lại.

- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.

- Y/c HS tìm ra các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

- Hỏi HS về cách trình bày khi viết: dấu hai chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, mở ngoặc kép, đóng ngoặc kép.

- Đọc chính tả cho HS viết.

- Soát lỗi, thu bài, kiểm tra, nh.xét chính tả.

3. Hướng dẫn làm bài tập (10 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Y/c HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nh.xét và kết luận câu trả lời đúng.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.

- Đọc phần Chú giải trong SGK.

- Các từ: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.

a. Em bé được giao nh.vụ gì trong trò chơi đánh trận gì ?

Em được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b. Vì sao trời đã tối, em không về?

Em không về vì đã hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c. Các dấu ngoặc kép

rong bài dùng để làm gì?

Các dấu ngoặc kép trong bài dùng để báo trước bộ phận sau nó là lời nói của bạn em bé hay của em bé.

d. Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?

Không được, trong mẩu truyện trên có 2 cuộc đối thoại - cuộc đối thoại giữa em bé với người khách trong công viên và cuộc đối thoại giữa em bé với các bạn cùng chơi trận giả là do em bé thuật lại với người khách, do đó phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời đối thoại của em bé với người khách vốn đã được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng.

- GV viết các câu đã chuyển hình thức thể hiện những bộ phận đặt trong ngoặc kép để thấy rõ tính không hợp lí của cách viết ấy.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK.

(6)

- Phát phiếu cho nhóm 4 HS. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Kết luận lời giải đúng.

- Y/c HS trao đổi hoàn thành phiếu.

- S a bài (n u sai). ế

Các loại tên riêng Quy tắt viết Ví dụ

1. Tên riêng, tên địa lí Việt Nam.

Viết hoa chữ cái đầu của mỗ

tiếng tạo thàn tên

đó.

- Hồ Chí Minh.

- Điện Biên Phủ.

- Trường Sơn … 2. Tên riêng, tên

địa lí nước ngoài.

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tê

gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối.

- Lu - i Pa-xtơ.

- Xanh Pê-téc-bua.

- Tuốc-ghê-nhép.

- Luân Đôn.

- Bạch Cư Dị ...

3. Củng cố - dặn dò: (4 phút) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc các bài tập đọc và HTL để chuẩn bị bài sau.

--- Ngày soạn: 06/11/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2020 TOÁN

Tiết 47. LUYỆN TẬP CHUNG I . MỤC TIÊU

1. KT: Thực hiện được cộng, trừ các số có sáu chữ số - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Giải được các bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.

2. KN: Thực hiện các phép tính đúng, nhanh. Giải BT Tổng - Hiệu nhanh, đúng.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, ê ke, thước thẳng có chia vạch xăng - ti - mét.

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- Gọi 2 HS lên bảng, y/c HS 1 vẽ HCN ABCD có chiều dài là 6cm

và chiều rộng 4cm. HS 2 vẽ HCN MNPQ có chiều dài là 9dm và CR 7dm.

Sau đó tính P và S hình vừa vẽ.

- GV nhận xét và tuyên dương.

2. Dạy học bài mới (30 phút ) a. Giới thiệu bài

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp và nhận xét.

(7)

b. Hướng dẫn thực hành Bài 1:

- Gọi HS nêu y/c BT, sau đó cho HS tự làm bài.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

Bài 2:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Để tính giá trị của biểu thức a,b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất nào?

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

Bài 3: - GV y/c HS đọc đề bài.

- Y/c HS quan sát và TLCH:

+ HV ABCD và HV BIHC có cạnh chung nào?

a. HV BIHC có cạnh bằng mấy cm?

- GV y/c HS vẽ tiếp HV BIHC.

- Hỏi: b. Cạnh DH vuông góc với những cạnh nào?

- Y/c HS tính chu vi HCN AIHD.

Bài 4

- Gọi HS đọc đề bài toán.

+ Muốn tính được S của HCN chúng ta phải làm gì?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Biết được nửa chu vi của HCN tức là biết được gì?

+ Vậy có tính được chiều dài và chiều rộng? Dựa vào bài toán nào để tính?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

- 1 HS đọc y/c bài tập. 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

+ Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.

+ Để tính giá trị của biểu thức a,b trong bài bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.

- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS trả lời.

+ Có chung cạnh BC.

a/ HV BIHC có cạnh dài 3cm.

- HS vẽ hình, sau đó nêu các bước vẽ.

b/ Cạnh DH vuông góc với AD, BC, IH.

- HS làm vào vở.

c/ Chiều dài của HCN AIHD là:

3 x 2 = 6 ( cm )

Chu vi của hình chữ nhật AIHD là:

(6 + 3) x 2 = 18 (cm) Đáp số: 18cm.

- 1 HS đọc đề bài toán.

+ Biết được số đo chiều rộng và chiều dài hình chữ nhật.

+ Bài toán cho biết nửa chu vi là 16cm và chiều dài hơn chiều rộng 4cm.

+ Biết được tổng của số đo chiều dài và chiều rộng.

+ Dựa vào bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta tính được chiều dài và chiều rộng của HCN.

- 1HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Chiều rộng của hình chữ nhật là:

(16 - 4) : 2 = 6 (cm) Chiều dài hình chữ nhật là:

6 + 4 = 10 (cm) Diện tích của hình chữ nhật là:

(8)

3. Củng cố - Dặn dò (5 phút) - Nhận xét tiết học.

- VN làm bài tập trong VBT và CB bài sau “ Kiểm tra GKI ”.

10 x 6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2.

---

Luyện từ và câu

Tiết 10. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 4) I. MỤC TIÊU

1. KT: - Nắm được một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) thuộc chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ).

- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

2. KN: Biết các từ thuộc chủ điểm đúng, nhanh, hiểu nghĩa của các từ đúng.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ.

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước

Từ cùng nghĩa: Nhân hậu ... Từ cùng nghĩa: Trung thực Từ trái nghĩa: Độc ác… Từ trái nghĩa: gian dối…

- Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ.

III. CÁC HĐ DẠY - HOC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài: (1 phút) - Hỏi:

+ Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào?

- Nêu mục tiêu tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (35 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS nhắc lại các bài MRV.

GV ghi nhanh lên bảng.

- GV phát phiếu cho nhóm 6 HS. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài.

- 2HS trả lời.

- Các chủ điểm:

+ Thương người như thể thương thân.

+ Măng mọc thẳng..

+ Trên đôi cánh ước mơ.

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- Các bài MRVT:

+ Nhân hậu đoàn kết trang 17 và 33.

+ Trung thực và tự trọng trang 48 và 62.

+ Ước mơ trang 87.

- HS hoạt động trong nhóm, 2 HS tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng kết trong

(9)

- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được.

(KT trình bày 1 phút)

- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau.

- Nhật xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều nhất và những nhóm tìm được các từ không có trong sách giáo khoa.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc các câu TN, thành ngữ.

- Dán phiếu ghi các câu TN, thành ngữ.

- Y/c HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng.

nhóm ghi vào phiếu GV phát.

- Dán phiếu lên bảng, 1 HS đại diện cho nhóm trình bày.

Chấm bài của nhóm bạn bằng cách:

+ Gạch các từ sai (không thuộc chủ điểm).

+ Ghi tổng số từ mỗi chủ điểm mà bạn tìm được.

- 1 HS đọc thành tiếng, - HS tự do đọc, phát biểu.

- HS tự do phát biểu.

Thương người như thể thương thân

Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước

- Ở hiền gặp lành.

- Một cây làm chẳng nên non … hòn núi cao.

- Hiền như bụt.

- Lành như đất.

- Thương nhau như chị em ruột.

- Môi hở răng lạnh.

- Máu chảy ruột mềm.

- Nhường cơm sẻ áo.

- Lá lành dùm lá rách.

- Trâu buột ghét trâu ăn.

Trung thực:

- Thẳng như ruột ngựa.

- Thuốc đắng dã tật.

Tự trọng:

- Giấy rách phải giữ lấy lề.

- Đói cho sạch, rách cho thơm.

- Cầu được ước thấy.

- Ước sao được vậy.

- Ước của trái mùa.

- Đứng núi này trông núi nọ.

GU8Y7..- Nhận xét sửa từng câu cho HS.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm và lấy ví dụ về tác dụng của chúng.

- Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm.

* Trường em luôn có tinh thần lá lành đùm là rách.

* Bạn Nam lớp em tính thẳng thắn như ruột ngựa.

* Bà em luôn dặn con cháu đói cho sạch, rách cho thơm.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Trao đ i th o lu n ghi ví d ra v nháp.

Dấu câu Tác dụng

a. Dấu hai chấm - Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân

(10)

vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.

b. Dấu ngoặc kép - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến.

Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm hai dấu chấm.

- Đánh dấu với những từ đk dùng với nghĩa đặc biệt.

- Gọi HS lên bảng viết ví dụ:

Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”

Mẹ em hỏi:

- Con đã học xong bài chưa?

Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo, thịt, mía…

Mẹ em thường gọi em là “cún con”.

Cô giáo em thường nói: “Các em hãy cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng ông bà cha mẹ”.

3. Củng cố – dặn dò (4 phút) - Nhận xét tiết học.

- VN học thuộc các từ,thành ngữ ,tục ngữ vừa học.

--- Ngày soạn: 06/11/2020

Ngày giảng: Thứ tư 11 tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 48. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I (Đề và biểu điểm nhà trường ra)

Tập đọc

Tiết 20. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 5) I. MỤC TIÊU

1. KT: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định GHKI (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Nhận biết được thể loại văn xuôi, kịch, thơ; bước đầu biết nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là truyện kể đã học.

2. KN: Đọc đúng, diễn cảm các bài đọc.

3. TĐ: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Phiếu kẻ sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- Phiếu kẻ sẵn BT2 và bút dạ.

III. CÁC HĐ DẠY - HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (1phút) - Nêu mục tiêu tiết học.

2. Kiểm tra đọc (15 phút) - Tiến hành tương tự như tiết 1.

3. HD làm bài tập (20 phút)

- Lắng nghe.

(11)

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc tên các bài tập đọc, số trang thuộc chủ điểm Đôi cánh ước mơ. GV ghi nhanh lên bảng.

- Phát phiếu cho nhóm HS. Y/c HS trao đổi, làm việc trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Kết luận phiếu đúng.

- Gọi HS đọc lại phiếu.

- Đọc yêu cầu trong SGK.

- Các bài tập đọc:

Trung thu độc lập (66).

Ở VQ Tương Lai (trang 70).

Nếu chúng mình có phép lạ (76).

Đôi giày ba ta màu xanh (81)

Thưa chuyện với mẹ (85).

Điều ước của vua Mi-đát (90).

- HĐ trong nhóm.

- Chữa bài (nếu sai)

- 6 HS nối tiếp nhau đọc.

Tên bài Thể loại

Nội dung chính Giọng đọc

1. Trung thu độc lập

Văn xuôi

Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

Nhẹ nhàng thể hiện niềm tự hào tin tưởng.

2. Ở VQ Tương Lai

Kịch Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.

Hồn nhiên (lời Tin-tin, Mi-tin:

háo hức, ngạc nhiên, thán phục, lời các em bé: tự tin, tự hào.)

3. Nếu chúng mình có phép lạ

Thơ Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.

Hồn nhiên, vui tươi.

4. Đôi giày ba ta màu xanh

Văn xuôi

Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng.

Chậm rãi, nhẹ nhàng (đoạn 1- hồi tưởng): vui nhanh hơn (đoạn 2- niềm xúc động vui sướng của cậu bé lúc nhận quà).

5.Thưa chuyện với mẹ

Văn xuôi

Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

Giọng Cương: Lễ phép, nài nỉ, thiết tha. Giọng mẹ: lúc ngạc nhiên. Lúc cảm động, dịu dàng.

6. Điều ước của vua Mi- đát

Văn xuôi

Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.

Khoan thai. Đổi giọng linh hoạt phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua: từ phấn khởi, thoả mãn sang hoảng hốt, khẩn cầu, hối hận.

Lời Đi-ô-ni-dốt phán: Oai vệ.

Bài 3:

(12)

- Tiến hành tương tự bài 2.

Nhân vật Tên bài Tính cách

- Nhân vật

“tôi”- - Lái

- Đôi giày ba ta màu xanh

- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.

- Hồn nhiên, tình cảm, tích được mang giày dép.

- Cương.

-Mẹ Cương

Thưa chuyện với mẹ

- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.

- Dịu dàng, thương con.

-VuaMiđát - Thần Đi- ô-ni-dôt

Điều ước của vua Mi-đát.

- Tham lam nhưng biết hối hận.

- Thông minh, biết dạy cho vua Mi-đát một bài học.

3. Củng cố - dặn dò (4 phút)

+ Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ giúp em hiểu điều gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn tập các bài: Cấu tạo của tiếng, Từ đơn từ phức, Từ ghép và từ láy, Danh từ, Động từ.

+ Chúng ta sống cần có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm vui tươi, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc, sẽ chỉ mang lại bất hạnh cho con người.

--- Tập làm văn

Tiết 19. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 6) I. MỤC TIÊU

1. KT: Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh trong đoạn văn; nhận biết được từ đơn, từ ghép, từ láy, danh từ (chỉ sự vật, khái niệm), động từ trong đoạn văn ngắn.

2. KN: XĐ các bộ phận của tiếng, từ đơn, từ ghép, từ láy, DT, ĐT nhanh, đúng.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐD DẠY - HỌC: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn - Phiếu kẻ sẵn và bút dạ.

Tiếng Âm đầu Vần Thanh

a/. Tiếng chỉ có vần và thanh b/. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài: (1 phút) - Nêu mục tiêu của tiết học.

2. Hướng dẫn làm bài tập: (35 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc đoạn văn.

- Hỏi:

+ Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào ?

+ Những cảnh của đất nước hiện ra cho

- Lắng nghe.

- 2 HS đọc thành tiếng.

+ Cảnh đẹp của đất nước được qua sát từ trên cao xuống.

+ Những cảnh đẹp đó cho thấy đất

(13)

em biết điều gì về đất nước ta ? Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Phát phiếu cho HS. Y/c HS thảo luận và hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.

nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà.

- 2 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hoàn thành phiếu.

- Chữa bài (nếu sai).

Tiếng Âm đầu Vần Thanh

a. Tiếng chỉ có vần và thanh ao ao ngang

b. Tiếng có đủ âm đầu, vần và thanh

dưới tầm cánh

chú chuồn chuồn

....

d t c ch ch ch ....

ươi âm anh u uôn uôn ....

sắc huyền

sắc sắc huyền huyền

....

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Thế nào là từ đơn, cho ví dụ.

+ Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.

+ Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.

- Y/c HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.

- Gọi HS lên bảng viết các từ mình tìm được.

- Gọi HS bổ sung những từ còn thiếu.

- Kết luận lời giải đúng.

- 1 HS đọc bày YC trong SGK.

+ Từ đơn là từ gồm 1 tiếng. VD: ăn…

+ Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: dãy núi, ngôi nhà,…

+ Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: long lanh, lao xao,…

- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp.

- 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại 1 từ.

- Vi t vào v bài t p.ế

Từ đơn Từ láy Từ ghép

dưới, tầm, cánh. chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng…

chuồn chuồn, rì rào, thung thăng, rung rinh.

bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Hỏi: + Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?

+Thế nào là động từ ? Cho ví dụ.

- Tiến hành tương tự bài 3.

- 1 HS đọc thành tiếng.

+ DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: học sinh, mây, đạo đức.

+ ĐT là những từ chỉ HĐ, tr ng thái c a s v t. Ví d : n, ng , yên ự ậ ụ ă t nh,…ĩ

Danh từ Động từ

(14)

tầm, cánh, chú, chuồn, tre, gió, bờ ao, khóm, khoai nước, cảnh, đất nước, cánh, đồng, đàn trâu, cỏ, dòng, sông, đoàn, thuyền, mây ….

rì rào, rung rinh, hiện ra, gặm, bay, ngược xuôi.

3. Củng cố – dặn dò (5 phút) - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS VN CB tiết 7,8 và CB bài kiểm tra.

---

HĐNG

VĂN HÓA GIAO THÔNG

Bài 3. AN TOÀN KHI ĐI QUA CHỖ GIAO NHAU GIỮA ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

2. Kĩ năng: Chấp hành đúng các quy định về đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

3. Thái độ: Tuyên truyền đến mọi người về những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn khi đi ngang qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

II. Chuẩn bị: Sách văn hóa giao thông lớp 4 III. Hoạt động dạy học

HĐ của GV HĐ của HS

1. HĐ trải nghiệm

+ Hỏi: Em nào đã từng đi trên đường bộ và gặp chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt?

+ Lúc đó, em và mọi người đã làm gì?

- GV giới thiệu mục tiêu bài mới:

2. HĐCB: Đọc truyện Chậm một chút nhưng an toàn

- YC 1 HS đọc ND câu chuyện. Cả lớp đọc thầm.

- Cho HS đọc thầm và tự TLCH:

Câu 1: Vì sao Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi đường khác để về nhà ?

Câu 2: Con đường mà Hùng dẫn Quốc và Hạnh đi có gì đặc biệt ?

Câu 3: Tại sao Hạnh và Quốc không đồng ý chạy băng nhanh qua đường sắt theo lời đề nghị của Hùng ?

- Gọi một số HS trả lời câu hỏi.

- YC HS thảo luận nhóm 2 (1 phút) trả lời câu hỏi số 4: Khi đi qua chỗ giao

- HS nêu ý kiến.

- Lắng nghe.

- HS đọc truyện.

- HS tự trả lời các câu hỏi.

Câu 1: Đường tắt về nhà sẽ nhanh hơn.

Câu 2: Có đường sắt cắt ngang qua.

Câu 3: Theo Hạnh như thế quá nguy hiểm.

- Một số HS trả lời, cả lớp BS ý kiến.

- HS thảo luận nhóm đôi, 2 HS trả lời theo hình thức hỏi đáp.

(15)

nhau giữa đường bộ và đường sắt, ta phải đi thế nào cho an toàn ?

*GV nêu kết luận, gọi 1 số HS đọc lại.

- Cho HS quan sát một số hình ảnh chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt.

3. HĐ thực hành.

- Gọi 1 hs đọc yêu cầu của hoạt động.

- YC HS thực hành theo nhóm 4 (4 phút).

- GV tổ chức cho HS nêu kết quả thực hành trước lớp.

- Hỏi: Theo em, khi đi qua chỗ đường bộ giao với đường sắt không có rào chắn, em nên làm gì để đảm bảo an toàn?

- Hỏi: Theo em, khi đi qua chỗ đường bộ giao với đường sắt có rào chắn, em nên làm gì để đảm bảo an toàn?

* GV Kết luận 4. HĐ ứng dụng Bài 1:

- YC HS đọc nội dung bài tập.

- T/c cho HSTL trao đổi trong nhóm đôi.

- GV và HS nhận xét, BS sau mỗi câu.

* Chốt ý đúng; tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.

Bài 2:

- YC HS đọc nội dung bài tập.

- T/c cho HS thảo luận trao đổi trong nhóm đôi.

- GV nhxét, BS sau mỗi câu trả lời.

* GV kết luận. chốt ý đúng

- Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ.

Câu 4: Khi đi qua chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, ch.ta phải chú ý quan sát như thế mới đảm bảo an toàn.

- Một số HS đọc lại kết luận.

- 1 HS đọc.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ Hình 1: Hành động không nên làm.

Bạn HS trong hình đang đứng giữa đường ray đùa giỡn khi tàu đang đến gần như vậy rất nguy hiểm.

+Hình 2: Hành động không nên làm.

Mọi người đứng quá gần rào chắn khi đoàn tàu đi ngang như vậy rất nguy hiểm.

- Cách đường ray ít nhất 5 mét.

- Cách rào chắn ít nhất 1 mét.

+ Hình 3: Hành động không nên làm.

Hai bạn nhỏ đang cố băng qua rào chắn khi đoàn tàu đang đến và rào chắn đang từ từ hạ xuống như vậy rất nguy hiểm.

+ Hình 4: Hành động không nên làm.

Các bạn học sinh cười nói đi ngang đường ray, không chú ý đoàn tàu đang đến như vậy rất nguy hiểm.

- HS nhắc lại.

- HS đọc yêu cầu.

- TL nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp.

- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu.

- Thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp.

- Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- 2 - 3 HS đọc ghi nhớ --- Khoa học

(16)

Tiết 17: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I/ MỤC TIÊU

- KT: Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:

+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.

+Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ

- KN:Thực hiện các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước -TĐ: Biết phòng tránh đuối nước

- GD KNS : Kỹ năng phán đoán và phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn tới đuối nước; Kỹ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to).

-Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.

-Phiếu ghi sẵn các tình huống.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1.Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra Tiết cũ: 4-5’ Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?

2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ?

-GV nhận xét và cho điểm HS.

3. Dạy Tiết mới: 25-27’

* Giới thiệu Tiết:

Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Các em cùng học Tiết hôm nay để biết điều đó.

* Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.

 Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

 Cách tiến hành:

-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:

1. Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?

-2 HS trả lời.

-HS lắng nghe.

-Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp.

+Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao.

+Hình 2: Vẽ một cái giếng.

Thành giếng được xây cao và

(17)

2. Theo em, chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước ?

-GV nhận xét ý kiến của HS.

-Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.

* Hoạt động 2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi.

 Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi.

 Cách tiến hành:

-GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

-Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?

2. Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?

3. Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?

-GV nhận xét các ý kiến của HS.

* Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các Tiết tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.

* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.

 Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.

 Cách tiến hành:

-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.

-Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.

-Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi:

Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?

có nắp đậy rất an toàn đối với trẻ em. Việc làm này nên làm để phòng tránh tai nạn cho trẻ em.

+Hình 3: Nhìn vào hình vẽ, em thấy các HS đang nghịch nước khi ngồi trên thuyền. Việc làm này không nên vì rất dễ ngã xuống sông và bị chết đuối.

+ Chúng ta phải vâng lời người lớn khi tham gia giao thông trên sông nước. Trẻ em không nên chơi đùa gần ao hồ. Giếng phải được xây thành cao và có nắp đậy.

-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

-HS đọc.

-HS tiến hành thảo luận.

-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người.

Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển.

+ Ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ.

+Trước khi bơi cần phải vận động, tập các Tiết tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi.

-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

-Cả lớp lắng nghe.

(18)

+Nhóm 1,2: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?

+Nhóm 3,4: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì +Nhóm 5,6: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ? +Nhóm 7,8: Tình huống 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ?

+Nhóm 9,10: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?

-Nhận phiếu, tiến hành thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.

+Em sẽ nói với Nam là vừa đi đá bóng về mệt, mồ hôi ra nhiều, nếu đi bơi hay tắm ngay rất dễ bị cảm lạnh. Hãy nghỉ ngơi cho đỡ mệt và khô mồ hôi rồi hãy đi tắm.

+Em sẽ bảo các em không cố lấy bóng nữa, đứng xa bờ ao và nhờ người lớn lấy giúp. Vì trẻ em không nên đứng gần bờ ao, rất dễ bị ngã xuống nước khi lấy một vật gì đó, dễ xảy ra tai nạn.

+Em sẽ bảo Tuấn mang rau vào nhà nhặt để vừa làm vừa trông em. Để em bé chơi cạnh giếng rất nguy hiểm. Thành giếng xây cao nhưng không có nắp đậy rất dễ xảy ra tai nạn đối với các em nhỏ.

+Em sẽ nói với Dũng là không nên bơi ở đó. Đó là việc làm xấu vì bể bơi chưa mở cửa và rất dễ gây tai nạn vì ở đó chưa có người và phương tiện cứu hộ. Hãy hỏi ý kiến bố mẹ và cùng đi bơi ở bể bơi khác có đủ điều kiện đảm bảo an toàn.

+Em sẽ trở về trường nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo hay vào nhà dân gần đó nhờ các bác đưa qua suối.

(19)

3.Củng cố- dặn dò: 2-3’

- GDKNS; có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.

-Dặn mỗi HS chuẩn bị 2 mô hình (rau, quả, con giống) bằng nhựa hoặc vật thật.

Ngày soạn: 06/11/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2020 Toán

Tiết 49. NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. KT: Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số (tích không quá sáu chữ số).

2. KN: Tính nhanh, đúng phép nhân.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐD DẠY - HỌC: Bảng con, VBT III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Chữa bài kiểm tra của HS.

B. Dạy - học bài mới (30 phút) 1.Giới thiệu bài

2. HD thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.

a. Phép nhân 241 324 x 2 (phép nhân không nhớ).

- GV viết lên bảng phép nhân 241 324 x 2

- GV: Dựa vào cách đặt tính phép nhân số có sáu chữ số, hãy đặt tính để thực hiện phép nhân 241 324 x 2.

- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện các phép tính trên.

- Lắng nghe.

- HS đọc: 241 324 x 2.

- 2HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp làm vào giấy nháp và nhận xét cách đặt tính trên bảng của bạn.

+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn (tính từ trái sang phải).

- 1HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.

241324 2 nhân 4 bằng 8, viết 8.

x 2 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.

482648 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.

(20)

b. Phép nhân 136 204 x 4 (phép nhân có nhớ).

- GV viết lên bảng phép nhân:

136 204 x 4

- Gv y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính, nhắc HS chú ý đây là phép nhân có nhớ. Khi thực hiện các phép nhân có nhớ chúng ta cần thêm số nhớ vào kết quả của lần nhân liền sau.

2 nhân 1 bằng 2, viết 2.

2 nhân 4 bằng 8, viết 8.

2 nhân 2 bằng 4, viết 4.

Vậy : 241 324 x 2 = 482 648

- HS đọc: 136 204 x 4.

- 1 HS thực hiện trên bảng lớp,HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.

136 204 4 nhân 4 bằng 16, viết 6 nhớ 1

x 4 4 nhân 0 bằng 0, thêm 1 bằng 1, viết 1.

544 816 4 nhân 2 bằng 8, viết 8.

4 nhân 6 bằng 24 viết 4 nhớ 2.

4 nhân 3 bằng 12, thêm 2 bằng 14, viết 4, nhớ 1.

4 nhân 1 bằng 4, thêm 1 bằng 5,viết 5.

- GV nêu kết quả nhân đúng, sau đó yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình.

- HD HS nêu cách thực hiện nhân với số có một chữ số.

3.Luyện tập:

Bài 1:

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

- Gv nhận xét và đánh giá HS.

Bài 2:

- GV nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự làm bài.

- GV nhắc HS nhớ thực hiện các phép tính theo thứ tự.

- Gọi HS lên bảng chữa

- HS nêu các bước như trên.

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần. HS cả lớp làm vào vở.

- Hs đọc yêu cầu của bài - Hs làm bài cá nhân vào vở

- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần.

a. 321475 + 423507 x 2 b. 1306 x 8 + 24573 = 321475 + 847014 = 10448 + 24573 = 1 168 489 = 35 021

843275 – 123568 x 5 609 x 9 - 4845 = 843275 – 617840 = 5481 - 4845 = 225 435 = 636

- Gv nhận xét và tuyên dương HS.

Bài 3:

- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét bài của bạn

- 1 HS đọc đề bài toán.

- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào

(21)

- Gv nhận xét và kết luận kết quả.

3. Củng cố - Dặn dò: (5 phút) - Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài:

Tính chất giao hoán của phép nhân.

vở.

Bài giải

Số quyển truyện 8 xã vùng thấp được cấp là:

850 x 8 = 6 800 (quyển)

Số quyển truyện 9 xã vùng cao được cấp là:

980 x 9 = 8820 (quyển)

Số quyển truyện cả huyện được cấp là:

6 800 + 8820 = 15620 ( quyển) Đáp số : 15620 quyển.

--- TIẾNG VIỆT (LTVC)

Tiết 20. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I (Nhà trường ra đề và biểu điểm)

--- PHTN

Bài 3: DỌN DẸP ĐẠI DƯƠNG (tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Hs biết được các giải pháp xử lý rác thải trên đại dương.

- Hs lắp ghép được thiết bị thu lượm rác thải bằng bộ Wedo 2.0

- GD ý thức BVMT, tính tư duy, sáng tạo. Yêu thích nghiên cứu khoa học.

II. CHUẨN BỊ: Robot Wedo, Máy tính bảng.

III. CÁC H D Y H CĐ Ạ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Ổn định lớp (2’)

- Y/c HS về các nhóm, nêu Nd của tiết học.

- Y/c các nhóm trưởng nhận đồ dùng học tập 2. Bài mới

2.1. GTB

2.2. Hs thực hành lắp ghép (25’)

- Y/c các nhóm trưởng nhận thiết bị và tiến hành lắp ghép.

- GV theo dõi, hỗ trợ

- T/c cho HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu lại quy trình, cách HĐ, tác dụng của SP

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Y/c các nhóm dọn dẹp thiết bị, vs phòng học - Nhận xét tiết học

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

--- Địa lí

Tiết 10. THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT I. MỤC TIÊU. Sau bài học, học sinh có khả năng:

(22)

- Chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.

- Nêu được vị trí địa lý và khí hậu của Đà Lạt.

- Trình bày được những điều kiện thuận lợi để Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát.

- Giải thích được vì sao Đà Lạt có nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh.

II. ĐỒ DÙNG DH: ƯDCNTT (MT, MC), phiếu HĐ nhóm III. CÁC HĐ DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. KTBC (3’)

- Gọi HS đọc ND chính của bài trước - Nhận xét, tuyên dương.

2. Bài mới 2.1. GTB (1’) 2.2. ND bài mới

*HĐ1: Vị trí địa lý và khí hậu của Đà Lạt (10’)

- G đưa ra lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên và bản đồ đồ địa lý TN, y/c HS lên bảng tìm vị trí và cho biết (slide 1):

+ Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?

+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?

+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?

- Y/c HS nêu lại các đặc điểm về vị trí địa lý và khí hậu của Đà Lạt.

*HĐ2: Đà Lạt - thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước

- Y/c HS quan sát hai bức ảnh về hồ Xuân Hương và thác Cam Ly trên lược đồ (slide 2).

+ Hãy tìm vị trí của Hồ Xuân Hương và thác Cam Ly trên lược đồ?

+ Hãy mô tả cảnh đẹp Hồ Xuân Hương và thác Cam Ly.

- G hỏi thêm:

+ Vì sao có thể nói Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước?

+ Kể tên một số thác nước đẹp của Đà Lạt?

- Gv nhận xét, chốt KT và cho Hs xem hình ảnh về một số cảnh đẹp của Đà Lạt (slide 3)

*HĐ3: Đà Lạt - thành phố du lịch và nghỉ mát - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo phiếu in

- G gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương, liên hệ cho Hs về ý thức BVMT khi tới tham quan du lịch ở Đà Lạt.

*HĐ4: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt

- G yêu cầu H đọc phần 3 trong SGK và cho biết:

+ Rau và hoa của Đà Lạt được trồng như thế nào?

+ Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây

- 2-3 Hs nêu

- Lắng nghe

- Hs quan sát, thực hiện

- Hs nêu cá nhân (3-5H)

- Hs thực hiện

- Hs quan sát

- Hs thực hiện trong nhóm, sau đó dán phiếu lên bảng lớp.

- Hs nêu ý kiến

- Hs thực hiện

(23)

rau và hoa xứ lạnh?

+ Kể tên một số các loài hoa, quả, rau của Đà Lạt?

+ Hoa, quả, rau Đà Lạt có giá trị như thế nào?

3. Củng cố - Dặn dò (3’)

- Dặn học sinh về học thuộc phần đóng khung cuối bài.

--- Kể chuyện

Tiết 19. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 3) I. MỤC TIÊU

1. KT: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HK I (khoảng 75 tiếng / phút; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

- Nắm được nội dung chính, nhân vật và giọng đọc các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.

2. KN: Đọc đúng, đọc trôi chảy, diễn cảm, làm tốt các bài tập.

3. TĐ: Yêu thích môn học II. ĐD DẠY - HỌC:

- Lập 12 phiếu viết tên từng bài tập đọc, 5 phiếu viết tên các bài HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập 1.

- UDCNTT( BT2), 1 số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 để HS điền ND.

III. CÁC H DHĐ

HĐ của GV HĐ của HS

1. Giới thiệu bài (1 phút) - Nêu mục tiêu của tiết học.

2. Kiểm tra đọc (15 phút)

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.

3. HD làm bài tập (20 phút) Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4,5,6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng.

- Y/c HS trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nh.xét, bổ sung (nếu có).

- Kết luận lời giải đúng.

- Lắng nghe.

- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị: cử 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Các bài tập đọc:

+ Một người chính trực - trang 36.

+ Những hạt thóc giống- trang 46.

+ Nỗi vằn vặt của An-đrây-ca - trang 55.

+ Chị em tôi - trang 59.

- HS hoạt động trong nhóm 4 HS.

- Chữa bài (nếu sai).

(24)

- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.

- T/c cho HS thi đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm được.

- Nhận xét tuyên dương những em đọc tốt.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện).

- 1 bài 3 HS thi đọc.

Phiếu đúng

Tên bài Nội dung chính Nhân vật Giọng đọc

1. Một người chính trực

Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

- Tô Hiến Thành - Đỗ thái hậu

Thong thả, rõ ràng. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách kiên định, khảng khái của Tô Hiến Thành.

2. Những hạt thóc giống

Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- Cậu bé Chôm - Nhà vua

Khoan thai, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi. Lời Chôm ngây thơ, lo lắng. Lời nhà vua khi ôn tồn, khi dõng dạc.

3. Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca

Nỗi dằn vặt của An- rây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

- An-đrây- ca

- Mẹ An- đrây-ca

Trầm buồn, xúc động.

4. Chị em tôi.

Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của

mọi người đối với mình.

- Cô chị - Cô em - Người cha

Nhẹ nhàng, hóm hỉnh, thể hiện đúng tính cách, cảm xúc của từng nhân vật. Lời người cha lúc ôn tồn, lúc trầm buồn. Lời cô chị khi lễ phép, khi tức bực.

Lời cô em lúc hồn nhiên, lúc giả bộ ngây thơ.

4. Củng cố – dặn dò (4 phút)

+ Chủ điểm Măng mọc thẳng gợi cho em chủ điểm gì ?

+ Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn những HS chưa đọc phải chuẩn bị tốt để giờ sau đọc bài và xem trước tiết 4.

+ Tên chủ điểm nói lên sự ngay thẳng.

+ HS nối tiếp nhau trả lời.

--- Ngày soạn: 07/11/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2020

(25)

Toán

Tiết 50. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU

1. KT: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.

- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.

2. KN: Xác định và vận dụng đúng, nhanh tính chất giao hoán của phép nhân.

3. TĐ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DH: UDCNTT (bảng phần b) UDPHTM (BT1, BT4).

III. CÁC HĐ DH

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

- Kiểm tra lại vở ghi bài HS - GV nhận xét, B. Bài mới ( 30 phút )

1. Giới thiệu

- Y/c HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng?

=> Phép nhân cũng giống như phép cộng, cũng có tính chất giao hoán. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tính chất giao hoán của phép nhân.

2. HTKN: Tính giao hoán trong phép nhân.

a, Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.

- YC HS tính rồi so sánh

b, So sánh giá trị hai biểu thức.

- GV đưa ra bảng ghi như SGK (Slide1) - Y/c HS thực hiện tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b, b x a.

- Y/c HS so sánh kết quả các biểu thức này.

+ GV ghi bảng: a x b = b x a

- a và b là thành phần nào của phép nhân?

- Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào?

- Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào?

- Y/c vài HS nhắc lại.

3. Thực hành

Bài tập 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống.

- Bài này cần cho HS thấy rõ: dựa vào tính

- HS nêu

- HS tính.

- HS nêu so sánh

7 x 5 và 5 x 7 Ta có : 7 x 5 = 35

5 x 7 = 35 Vậy: 7 x 5 = 5 x 7 - HS đọc YC phần b

+ Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.

- Vài HS nhắc lại

(26)

chất giao hoán của phép nhân có thể tìm được một thừa số chưa biết trong một phép nhân.

- Gửi bài cho HS

- Nhận bài và cho HS NX bài của bạn Bài tập 2a,b: Tính.

- Vì HS chưa biết cách nhân với số có bốn chữ số nên cần hướng dẫn HS đưa phép nhân này về phép nhân với số có một chữ số. (Dùng tính chất giao hoán của phép nhân).

- Ví dụ: 5 x 4123 = 4123 x 5 tính bình thường.

Bài tập 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.

GV hướng dẫn cách làm.

GV nhận xét, tuyên dương.

Bài tập4

- Gửi bài cho HS

- Nhận bài và cho HS NX bài của bạn 4. Củng cố – Dặn dò ( 5 phút )

- Phép nhân và phép cộng có cùng tên gọi tính chất nào?

- Y/c HS nhắc lại tính chất đó?

- Chuẩn bị bài: Nhân với 10, 100, 1000…

Chia cho 10, 100, 1000….

- Nhận bài, làm bài.

- Gửi bài cho cô giáo

a, 4 x 6 = 6 x 4 207 x 7 = 7 x 207 b, 3 x 5 = 5 x 3 2138 x 9 = 9 x 2138

- HS làm bài - HS sửa

a, 1357 x 3 = 4071 7 x 853 = 5971 b, 40263 x 7 = 281841 5 x 1326 = 6630

(HS làm 2 câu còn lại tương tự ) - 3 HS làm bài trên bảng lớp.

- HS sửa bài

4 x 2145 = (2100 + 45) x 4

3964 x 6 = ( 4 + 2) x (3000 + 964) 10287 x 5 = (3 + 2) x 10287

- Nhận bài, làm bài.

- Gửi bài cho cô giáo a, a x 1 = 1 x a = a b, a x 0 = 0 x a = o + T/c giao hoán.

- 2 Hs nhắc lại.

--- Tập làm văn

Tiết 20. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I (Nhà trường ra đề và biểu điểm)

--- Lịch sử

Tiết 10. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)

I. MỤC TIÊU. Học xong bài này học sinh biết:

- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

- Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

- ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.

I. ĐỐ DÙNG DH

- Phiếu học tập của học sinh.

III. CÁC HĐ CƠ BẢN

(27)

HĐ của GV HĐ của HS A. KTBC (3’)

- Y/c Hs nêu lại ND chính của bài trước.

- Nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới

*HĐ 1: Làm việc cả lớp - KT trình bày một phút - Gọi 1HS đọc đoạn:" Năm 979….. Triều Lê" và cho biết:

+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?

+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nh.dân ủng hộ không?

=> Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân, khi Lê Hoàn lên ngôi, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô "Vạn Tuế".

*HĐ 2: Thảo luận nhóm - KT thuyết trình - Y/c các nhóm thảo luận dựa theo ND trong phiếu + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?

+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?

+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?

+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ?

- Y/c HS dựa vào phần chữ kết hợp với lược đồ trong SGK để thảo luận.

- Gọi mỗi nhóm cử 1em lên bảng thuật lại diễn biễn của cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta.

*HĐ 3: Làm việc cả lớp

- G nêu câu hỏi cho H thảo luận:

+ Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?

=> Nền độc lập của nước nhà được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

C. Củng cố, dặn dò (3’)

- Củng cố ND bài, nhận xét tiết học

- 2-3 Hs nêu

- Hs thực hiện, sau đó TL nhóm đôi rồi nêu ý kiến.

- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện theo nhóm

- Hs thực hiện

- Hs thực hiện

- Lắng nghe ---

Khoa học

Tiết 18: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE(Tiết 1) I. MỤC TIÊU

Ôn tập các kiến thức về:

+ KT:Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.

- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.

+ KN:Dinh dưỡng hợp lí.

+ TĐ:Phòng tránh đuối nước.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái sư cho bắt người quân hiệu đến để hỏi rõ sự việc, ông khen và thưởng vàng, lụa cho người quân hiệu..

+ Quan điểm thứ ba thì cho rằng quy định này là không hợp lý vì hậu quả pháp lý của thỏa thuận thành trong vụ án dân sự thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích những ảnh hưởng của thể loại văn học rất đặc biệt này tới đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, từ đó

Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn , trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại , độc thoại và độc thoại nội tâm. * Bài

1 UNICEF , báo thiếu niên Tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn.. 2 Trong 4 tháng có 50 000 bức tranh của thiếu nhi gửi

-Trần Thủ Độ hỏi người quân hiệu có đúng là anh ta bắt vợ ông xuống kiệu không, có biết bà là phu nhân của thái sư không.. - Người quân hiệu khẳng định là anh ta biết

- Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác.Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt.. Người ấy kêu van

(Hoàn thành các cuộc hội thoại sau về vùng lân cận em. Sau đó thực hành cuộc hội thoại với một người bạn).. Visitor: Excuse me, I need