• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20

Ngày soạn : Ngày 15 tháng 01 năm 2021

Ngày giảng : Thứ 2 ngày 18 tháng 01 năm 2021

Toán

Tiết 96 : PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

-Bước đầu nhận biết về phân số; biết phân số có tử số, mẫu số; biết đọc, viết phân số.

1.2.Kĩ năng: - Biết đọc, biết viết về phân số.

1.3. Thái độ: HS có thái độ tích cực cẩn thận khi làm tính.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Các hình minh hoạ như trong SGK trang 106, 107.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm các bài tập tiết 95.

- GV nhận xét học sinh.

2. Dạy - học bài mới( 32') 2.1. Giới thiệu bài (2’)

- GV: Trong thực tế cuộc sống có rất nhiều trường hợp mà chúng ta không thể dùng số tự nhiên để biểu đạt số lượng. Ví dụ có một quả cam chia đều cho bốn bạn thì mỗi bạn nhận được số lương cam là bao nhiêu? Khi đó người ta phải dùng phân sổ. Bài học hôm nay giúp các em làm quen với phân số.

2.2. Giới thiệu phân số ( 10')

- Treo hình tròn được chia làm 6 phần bằng nhau, trong đó có 5 phần được tô mầu như phần bài học của SGK.

- GV hỏi :

(?) Hình tròn được chia mấy phần bằng nhau ?

(?) Có mấy phần được tô màu ?

- GV: Chia hình tròn thành 6 phần bằng nhau, tô màu 5 phần. Ta nói đã tô màu năm phần sáu hình tròn.

- HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

- Lắng nghe, theo dõi.

- HS quan sát hình.

- HS trả lời :

+ Thành 6 phần bằng nhau.

+ Có 5 phần được tô màu - HS nghe GV giảng bài.

- HS viết , và đọc năm phần sáu.

- HS nhắc lại: Phân số

(2)

- Năm phần sáu viết là 5

6 . (Viết 5, kẻ vạch ngang dưới 5, viết 6 dưới vạch ngang và thẳng với 5)

- GV yêu cầu HS đọc và viết 5 6 - GV: Ta gọi

5

6 là phân số.

- Phân số 5

6 có tử số là 5, có mẫu số là 6 (?) Khi viết phân số

5

6 thì mẫu số đựơc viết ở trên hay dưới gạch ngang?

(?) Mẫu số của phân số 5

6 cho em biết điều gì ?

- Ta nói mẫu số là tổng số phần bằng nhau được chia ra. Mẫu số luôn luôn phải khác 0 (?) Khi viết phân số

5

6 thì tử số được viết ở đâu? Tử số cho em biết điều gì ?

- Ta nói tử số là số phần bằng nhau được tô màu.

- Giáo viên lần lượt đưa ra hình tròn, hình vuông, hình zíc zắc như phần bài học của SGK, yêu cầu học sinh đọc phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình.

(?) Đưa ra hình tròn và hỏi: đã tô màu bao nhiêu phần của hình tròn ? Hãy giải thích (?) Nêu tử số và mẫu số của phân số

1 2 (?) Đưa ra hình vuông và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình vuông? Hãy giải thích.

(?) Nêu tử số và mẫu số của phân số 3 4 (?) Đưa ra hình zíc zắc và hỏi: Đã tô màu bao nhiêu phần hình zíc zắc? Hãy giải thích.

(?) Nêu tử số và mẫu số của phân số 4 7 .

- HS nhắc lại

- Mẫu số được viết ở dưới vạch ngang.

- Mẫu số của phân số cho biết hình tròn được chia thành 6 phần bằng nhau.

- Khi viết phân số thì tử số được viết ở trên vạch ngang và cho biết có 5 phần bằng nhau được tô màu.

+ Đã tô màu hình tròn (Vì hình tròn đựơc chia thành 2 phần bằng nhau và tô màu 1 phần).

+ Phân số có tử số là 1, mẫu số là 2.

+ Đã tô màu 3 phần hình vuông (Vì hình vuông đựơc chia thành 4 phần bằng nhau và tô màu 3 phần).

+ Phân số có tử số là 3, mẫu số là 4.

+ Đã tô màu 4 phần hình zíc zắc. (Vì hình zích zắc được chia thành 7 phần bằng nhau và tô màu 4 phần.

+ Phân số có tử số là 4, mẫu số là 7.

- HS làm bài bài vào vở bài tập.

- HS lần lượt báo cáo trước lớp .

(3)

- Giáo viên nhận xét:

5 6 ;

1 2 ;

3 4 ;

4 7 là những phân số. Mỗi phân số có tử số và mẫu số. Tử số là số tự nhiên viết trên vạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

2.3 Luyện tập thực hành( 20')

Bài 1: ( 5') Viết phân số chỉ phần đã tô đậm trong hình vẽ

- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó lần lượt gọi 6 HS đọc, viết và giải thích phân số ở từng hình.

- Nhận xét, sửa sai.

Chốt: Ý nghĩa của phân số Bài 2 : ( 7') Viết theo mẫu

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HD HS làm bài tập.

- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng số như trong bài tập, gọi hai HS lên bảng làm bài và yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

Phân số Tử số Mẫu số

11

6 6 11

8

10 8 10

5

12 5 12

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét và cho điểm học sinh.

- Chốt: Vị trí viết của tử số, mẫu số Bài 3:( 4') Viết các phân số ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-GV gọi 3 HS lên bảng làm bài -GV gọi HS nx bài- GV chốt ý đúng.

*Ví dụ:

+ Hình 1: viết

2 5

đọc hai phần năm, mẫu số cho biết hình chữ nhật được chia thành 5 phần bằng nhau. Tử số cho biết có 2 phần được tô màu.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

Phân số

Tử số Mẫu số

3 8

18 25

12 55

- HS dưới lớp nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- 2 hs trả lời

-3 HS lên bảng làm Hai phần năm:

2 5

Mười một phần mười hai:

11 12 Bốn phần chín:

4 9 Chín phần mười:

9 10

Năm mươi hai phần tám mươi tư:

52 84

- 2 hs trả lời

- HS làm việc theo cặp

(4)

Bài 4: ( 4') Đọc các phân số : (?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- VD:

5 9;

8 17;

3 27;

19 33;

80 100

-GV theo dõi nhận xét

Qua bài tập 4 đã củng cố kiến thức gì?

3. Củng cố dặn dò (3’)

-H: HS nêu một số ví dụ về phân số + GV nhận xét tiết học

- HS lắng nghe.

- Cách đọc phân số - hs thực hiện

Khoa học

KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,…

2. Kĩ năng: HS biết bảo vệ môi trường.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Kỹ năng xác định giá trị bản thân - Kỹ năng trình bày

- Kỹ năng lựa chọn giải pháp III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Hình trang 78, 79 Sgk. - Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm. BGĐT

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Nêu cách phòng chống bão ở địa phương em ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (2’) Trực tiếp

2.2. Các hoạt động (30’) UDCNTT h/ả Hoạt động 1: Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch

* Mục tiêu: Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).

- 2 học sinh trả lời.

- Lớp nhận xét.

(5)

* Tiến hành:

- Yêu cầu hs quan sát các hình tr 78, 79 và chỉ ra:- Hình nào thể hiện không khí trong sạch ?

- Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ?

- Đại diện hs báo cáo trước lớp.

- Gv yêu cầu một số hs nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó phân biệt không khí sạch và không khí bẩn.

* K/l: không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị ...

- không khí bẩn là không khícó chứa một trong các loại khói, các loại bụi, vi khuẩn quá tỉ lệ cho phép ...

Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

*Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.

* Tiến hành:

- Yêu cầu hs liên hệ thực tế:

- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng ?

- Gv lắng nghe các ý kiến của học sinh rồi kết luận.

* K/l: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: Do bụi (bụi tự nhiên, bụi do núi lửa sinh ra), bụi do hoạt động của con người.

Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói thuốc lá, chất độc hoá học ..

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Em hãy nêu những nguyên nhân không khí bị ô nhiễm ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài

- Làm việc theo cặp.

- Học sinh thảo luận trong nhóm của mình.

+ Hình 2 cho biết nơi có không khí trong sạch, cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng.

+ Hình 1, 3, 4 cho biết nơi có không khí bị ô nhiễm.

- Đại diện hs báo cáo trước lớp.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hoạt động cả lớp.

- Do khí thải của các nhà máy, khói, khí đọc bụi do các phương tiện ô tô thải ra, khí độc, vi khuẩn .. do các rác thải sinh ra.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 2 học sinh trả lời.

Robotic

BÀI 7: LÀM QUEN VỚI ROBOT CƠ KHÍ ( T2)

(6)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: -Lấy học sinh làm trung tâm;

-Tăng cường việc thực hành, trải nghiệm, mang tính hướng nghiệp;

- HS làm quen 1 số bộ mô hình lắp ghép robot cơ khí

2. Kĩ năng: -Gắn kết kiến thức giữa các môn học mà gắn với đời sống hiện tại;

- Thao tác nhanh nhẹn,

- Rèn kĩ năng lắng nghe,nhận xét, bổ sung nội dung, thuyết trình sản phẩm 3. Thái độ: -Vừa học vừa chơi, tạo hứng thú và gieo đam mê cho học sinh;

-Tạo môi trường vui chơi vận động lành mạnh II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bộ đồ dùng robot cơ khí - Bảng thông minh

- Máy tính bảng - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức lớp

- Ban cán sự ổn định tổ chức, chỗ ngồi cho các bạn

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu nội dung bài học, ghi tên bài:

Làm quen với robot cơ khí ( t2)

b) Nhắc lại bộ mô hình lắp ghép robot cơ khí - Gọi HS nhắc lại các chi tiết trong bộ mô hình - Cấu hình: Bao gồm hộp đựng và 500 chi tiết lắp ghép, motor và nguồn (sử dụng Pin 9V).

- Tính năng: Lắp ghép thành 40 mô hình khác nhau về các chủ đề vận chuyển, ròng rọc, hệ thống bánh lại, bộ điều tốc ly tâm, tời cáp và các kiến trúc. Các mô hình mô phỏng các hệ thống giống như thực tế.

- Ứng dụng: Sử dụng cho môn Công nghệ lắp

-HS ổn định theo hướng dẫn của Gv

-HS lắng nghe

-HS quan sát lắng nghe

(7)

ghép mô hình kỹ thuật và lắp ghép mô hình cơ khí. Mỗi bộ sử dụng cho nhóm 8 học sinh.

c) Thực hành

- GV hướng dẫn HS thao tác lắp ghép 1 số mô hình cơ bản trong bộ thiết bị robot cơ khí

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc - Trưng bày các sản phẩm của HS - Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét,rút kinh nghiệm 3. Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS sắp xếp, thu gọn phòng học

Qua tiết học hôm nay giúp em biết được những gì ?

- Tuyên dương khen thưởng nhóm học sinh có hoạt động tốt.

- HS lắng nghe

-HS thao tác làm quen các bộ thiết bị robot dò vật cản

- HS làm việc theo nhóm - HS trưng bày

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS thực hiện

Ngày soạn : Ngày 15 tháng 01 năm 2021

Ngày giảng : Thứ 3 ngày 19 tháng 01 năm 2021 Tập đọc

Tiết 39 : BỐN ANH TÀI (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ Nang đọc diễn cảm cho HS

1.3.Thái độ: - Giáo dục Hs ý thức tham gia làm việc thiện

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân -Hợp tác

-Đảm nhận trách nhiệm

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC -ƯDCNTT, máy tính, máy chiếu:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 4 HS đọc bài thơ: Chuyện cổ tích về loài người và trả lời câu hỏi SGK

-Nhận xét 2. Dạy bài mới

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

(8)

a. Giới thiệu bài (1’)

- Phần đầu chuyện 4 anh tài ca ngợi sức khoẻ tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa. Phần tiếp theo sẽ cho các em biết 4 anh em Cẩu Khây đã hiệp lực trổ tài như thế nào để diệt trừ yêu tinh?

- GV ghi đầu bài

b. Hướng dẫn luyện đọc(10’)

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.

* Bài chia làm mấy đoạn

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

sống sót, liền lay, núc nác, thung lung, chạy trốn, bản làng...

+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- Nhận xét.

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HD giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Chia nhóm : nhóm 2 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc : đoạn 1

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- Gọi HS đọc toàn bài

- GV HD đọc, đọc toàn bài với giọng đọc diễn cảm, thể hiện sinh động, giọng hồi hộp ở đoạn 4 anh em Cẩu Khây đến chồ yêu tinh, giọng gấp gáp, dồn dập ở đoạn miêu tả cuộc chiến.

c. Tìm hiểu bài (10’) - Yêu cầu HS đọc đoạn 1

(?) Tới nơi yêu tinh ở, anh em Cẩu Khây gặp ai và được giúp đỡ như thế nào ?

- HS ghi đầu bài

- 1 Hs đọc, cả lớp theo dõi SGK.

- Bài chia làm 2 đoạn.

- HS 1: 4 anh em...bắt yêu tinh đấy.

- HS 2: Cẩu Khây hé cửa...đông vui.

- 2 HS đọc phần chú giải

- HS đọc bài thành tiếng, lớp đọc thầm

- Theo dõi gv đọc mẫu

- HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận cặp đôi:

- Tới nơi yêu tinh ở anh em Cẩu Khây chỉ gặp 1 bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Bốn anh em được bà cụ nấu cơm cho ăn và cho

(9)

(?) Thấy yêu tinh về bà cụ đã làm gì?

(?) Em hãy nêu ý chính của đoạn 1?

- Yêu cầu hs đọc đoạn 2, trao đổi và thuật lại cuộc chiến của 4 anh em Cẩu Khây.

(?) Yêu tinh có phép thuật gì đặc biệt?

- Yêu cầu các nhóm thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em chống yêu tinh.

(?) Vì sao 4 anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?

(?) Nếu để một mình thì ai trong số 4 anh em sẽ thắng được yêu tinh?

(?) Đoạn 2 của truyện cho ta biết điều gì?

- GV: Anh em Cẩu Khây có sức khoẻ và tài năng phi thường: Đánh yêu tinh bị thương, phá phép thần thông của nó. Họ dũng cảm, đồng tâm, hợp lực nên đã thắng được yêu tinh cứu giúp bà con dân bản.

(?) Câu truyện ca ngợi điều gì?

d. Luyện đọc lại Đọc diễn cảm (10’)

- Yêu cầu 2 hs nối tiếp nhau đọc, lớp theo dõi, phát hiện ra giọng đọc, cách đọc hay.

- Treo bảng phụ có đoạn văn cần đọc - GV: Dựa vào nội dung của từng đoạn và phần đọc bài của 2 đoạn, các em hãy tìm giọng đọc của từng đoạn.

- GV đọc mẫu đoạn thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em Cẩu Khây.

- GV yêu cầu hs chọn luyện đọc đoạn mà em thích nhất.

- Tổ chức thi đọc diễn cảm

ngủ nhờ.

+ Thấy yêu tinh về và đánh hơi thấy mùi thịt người bà cụ liền dục 4 anh em chạy trốn

*Bốn anh em Cẩu Khây đến nơi ở của yêu tinh và được bà cụ giúp đỡ.

- HS nhắc lại ý đoạn 1

- HS ngồi cùng bàn thảo luận nhóm, thuật lại cuộc chiến cho nhau nghe.

+ Yêu tinh có thể phun nước như mưa làm ngập cả cánh đòng làng mạc.

- Gọi các nhóm trình bày trước lớp.

- Các nhóm khác nx bổ sung

+ Vì anh em Cẩu Khây có sức khoẻ tài năng phi thường.

+ Vì anh em Cẩu Khây biết đoàn kết hợp lực

+ Không ai thắng được yêu tinh

*Đoạn 2 cho thấy anh em Câu Khây đã chiến thắng được yêu tinh vì họ có sức mạnh và sự đoàn kết.

* Ý nghĩa:

*Câu chuyện ca ngợi sức khoẻ tai năng, tinh thần đoàn kết hiệp lực chiến đấu buộc yêu tinh phải quy hàng của 4 anh em Cẩu Khây.

- HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng - HS thống nhất giọng đọc

Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nắc, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gẫy gần hết hàm răng.

Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm

(10)

- GV nhận xét và tuyên dương hs đọc tốt 3. Củng cố dặn dò (4’)

- Nêu nội dung bài?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà học bài và kể lại chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài: Trống đồng Đông Sơn

ầm, đất trời tối sầm lại.

- Theo dõi bài đọc mẫu của gv - HS đọc diễn cảm

- HS thi đọc, lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất

- 1 HS nêu lại ý chính của bài.

Chính tả

Tiết 20 : CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP I. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- Nghe viết chính xác và viết đẹp toàn bài “cha đẻ của chiếc lốp xe đạp”

- Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt tr/ch, uốt/uốc.

1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chữ và trình bày bài đẹp cho HS.

1.3.Thái độ: - Giáo dục hs tự giác khi viết bài II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

-Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 3 hs lên bảng viết một số từ do 1 hs dưới lớp đọc. Cả lớp viết vào vở, yêu cầu hs nhận xét.

- Nhận xét.

2. Bài mới: (30’) a. Giới thiệu bài (1’):

Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn văn cha đẻ của chiếc lốp xe đạp và phân biệt trt/ch, uốt/uốc.

gv ghi đầu bài

b. Hướng dẫn viết chính tả (6’)

*Tìm hiểu nội dung đoạn văn:

- GV đọc đoạn văn

(?) Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì ?

(?) Sự kiện nào làm cho Đân-lớp nảy sinh ý nghĩa làm lốp xe đạp ?

(?) Phát minh của Đân-lớp được đăng ký

HS viết và đọc các câu sau:

+ sum sê, xao xuyến, xôn xao, sung sướng, sản xuất, ...

+ mỏ thiếc, thiết tha, tiếc của, tiết học, cá diếc ...

- Nhận xét

- HS nghi đầu bài

- HS nghe, HS đọc lại đoạn văn.

+ Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gỗ, nẹp sắt.

+ Một hôm ông suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước. Sau đó ông nghĩ cách cuộn ống cao su cho vừa ống xe và bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt.

(11)

chính thức vào năm nào?

(?) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn?

c. Hướng dẫn viết từ khó (3’)

- Y/cầu hs nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- GV đọc cho hs viết từ khó.

d. Viết chính tả (10’) - Gv đọc

- GV đọc cho hs soát lỗi - Soát lỗi và chấm bài

3. Hướng dãn làm bài tập chính tả (10’) Bài 2: Điền vào chỗ trống ch hay tr - Gọi hs đọc yêu cầu

- Yêu cầu hs tự làm bài - Gọi hs nhận xét

- GV NX kết luận lời giải đúng

- Gọi hs đọc lại khổ thơ

Bài 3 : Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong mẫu chuyện sau :

- Gọi hs đọc yêu cầu

- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ và giảng:

- Bức tranh minh hoạ cảnh anh nhân viên soát vé đang nói chuyện với 1 nhà bác học. Nhà bác học vừa nói chuyện với anh vừa cố gắng tìm 1 vật gì đó trong túi áo.

Câu chuyện như thế nào, các em hãy cùng đọc và tìm các từ có âm tr/ch điền vào chỗ trống để hoàn thành câu chuyện.

- Yêu cầu hs tự làm bài - Gọi hs nhận xét

- GV NX

(?) Chuyện đáng cười thế nào ? - Nhận xét, bổ sung.

4. Củng cố dặn dò (5’):

-Gv nhận xét bài viết của HS

+ Phát minh của ông được đăng ký vào năm 1980.

+ Đoạn văn nói về Đân-lớp, người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.

- Đân-lớp, Xĩ, nẹp sắt, rất xóc, suýt ngã, cao su, lốp săm...

- Hs viết vào giấy nháp.

- HS viết chính tả.

- HS soát lỗi chính tả.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS thi làm trên bảng lớp, dưới lớp làm vào vở.

- NX chữa bài cho bạn.

- Lời giải đúng: Chuyền trong vòm lá Chim có gì vui

Mà nghe ríu rít Như trẻ reo cười?

- HS đọc khổ thơ.

- HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS làm trên bảng phụ. HS dưới lớp làm vào vở.

- Nhận xét, sửa sai.

+ Lời giải đúng: đãng chí-chẳng thấy- xuất trình.

+ Chuyện đáng cười ở chỗ nhà bác học đãng chí tới mức phải ddi tìm vé đén toát mồ hôi nhưng không phải trình cho người xoát vé mà dể nhớ xem mình định xuống

(12)

- NX giờ học ga nào.

- Lắng nghe Luyện từ và câu

Tiết 39 : LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ ? I. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức:

- Củng cố về kiến thức và kỹ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? Tìm được câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn.

- Xác định đúng CN, VN trong câu kể Ai làm gì ?

1.2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng xá định chủ ngữ, vị ngữ trong câu.

1.3.Thái độ: HS có thái độ tích cực trong học tập.

II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC -Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt đông dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’):

- GV gọi 3 HS lên làm bài tập sau:

(?) Đặt hai câu có chứa từ “Tài’’ có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường’’ hoặc “tiền của ’’ ?

- Gọi 3HS đứng tại chỗ nêu và giải thích 1 câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người.

- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.

- GV nhận xét từng HS.

2. Dạy học bài mới: ( 30') a. Giới thiệu bài (1’).

- GV Giới thiệu bài

*Trong các tiết học trước các em đã nắm được CN, VN. Ý nghĩa CN trong câu kể Ai làm gì? Đây là một kiểu câu được SD nhiều trong nói và viết. Tiết học hôm nay, giúp các em luyện tập để nắm chắc cấu tạo và cách SD kiểu câu này.

b. Hướng dẫn làm bài tập (29’)

Bài 1:Gạch dưới các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau :( 8')

- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài.

- Yêu cầu HS tìm các câu kể.

- HS lên bảng làm bài, mỗi HS đặt 2 câu theo 2 nghĩa của tiếng “tài’’

- HS đứng tại chỗ thực hiện yêu cầu . - Nhận xét.

- Lắng nghe .

- HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung đoạn văn của bài.

- HS lên bảng viết các câu kể Ai làm gì?

(mỗi HS viết 2 câu), HS dưới lớp đánh dấu (...) vào câu kể Ai làm gì ?.

- Nhận xét, chữa bài cho bạn.

- Chữa bài (nếu sai).

(13)

- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng của bạn.

Bài 2: Ghi lại các câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi.( 10')

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập .

- Yêu cầu HS tự làm. Gạch chéo (//) ngăn cách giữa CN và VN. Gạch chân 1 gạch (-) dưới CN và gạch chân 2 gạch (=) dưới VN.

- Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng của bạn

-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3: ( 11') Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em trong đó có sử dụng câu kê Ai làm gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập

(?) Công việc trực nhật của lớp các em thường làm những công việc gì ?

*Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn là:

+ Tàu chúng tôi buông neo trong vùng biển trường sa.

+ Một số chiến sĩ thả câu.

+ Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

+ Cá heo gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

- HS đọc thành tiếng trước lớp - Học sinh lên bảng làm bài.

- HS ở dưới lớp dùng bút chì gạch vào SGK.

- Nhận xét, chữa bài cho bạn.

- Chữa bài

+ Tàu chúng tôi // buông neo trong vùng biển Trường Sa.

+ Một số chiến sĩ //thả câu.

+ Một số khác // quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo .

+ Cá heo // gọi nhau quây đến quanh tàu như chia vui.

- HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Lắng nghe.

+ Chúng em thường: lau bảng, quét lớp, kê bàn nghế, lau cửa sổ, đổ rác ...

- HS thực hành viết đoạn văn.

- Nhận xét, sửa bài (nếu sai).

- Lắng nghe.

- HS đọc đoạn văn của mình.

(14)

- Yêu cầu HS làm bài. GV phát giấy và bút dạ cho một số HS, cả HS khá, giỏi và trung bình.

*Chữa bài:

- Yêu cầu các HS viết bài vào giấy dán bài lên bảng. Gọi HS nhận xét và bổ sung (nếu sai).

- Nhận xét, kết luận những đoạn văn hay, đúng yêu cầu, sau đó cho điểm những HS viết tốt.

- Gọi một số HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. GV nhận xét những HS viết tốt.

3. Củng cố dặn dò (5’) -GV nhận xét tiết học Về nhà ôn bài.

- Lắng nghe và thực hiện

Toán

Tiết 97 : PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU

1.1.Kiến thức :

- Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.

- Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

-Biết mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số bằng 1.

1.2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết các số tự nhiên thành phân số cho HS.

1.3. Giáo dục : - Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác khi làm bài II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Các hình minh hoạ như phần bài học SGK vẽ trên bìa hoặc trên bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu

+ HS 1 làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 94.

+ HS 2:GV đọc cho HS này viết một phân số, sau đó viết một số phân số cho HS đọc .

- GV nhận xét HS.

2. Dạy - học bài mới ( 30') 2.1.Giới thiệu bài mới (1’)

- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu,HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn

- Nghe Giới thiệu bài

(15)

- Trong thực tế cũng như trong toán học, khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 không phải bao giờ cũng có thương là một số tự nhiên.

Vậy lúc đó, thương của các phép chia này được viết như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2.2. Phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 (15’)

a) Trường hợp có thương là một số tự nhiên

- GV nêu vấn đề:

(?) Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn có được mấy quả cam ?

(?) Các số 8, 4, 2 được gọi là các số gì?

- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một số tự nhiên.

Nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể thực hiện như vậy.

b) Trường hợp thương là phân số - GV nêu tiếp vấn đề:

(?) Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 em. Hỏi mỗi em được bao nhiêu cái bánh ?

(?) Em có thể thực hiện phép chia 3 : 4 tương tự như thực hiện 8 : 4 được không ?

- Hãy tìm cách chia đều 3 cái bánh cho 4 bạn.

(?) Có 3 cái bánh, chia đều cho 4 bạn thì mõi bạn nhận được

3

4 cái bánh. Vậy:

3 : 4 = ?

- GV viết lên bảng 3 : 4 = 3 4

(?) Thương trong phép chia 3 : 4 = 3 4 có gì khác so với thương trong phép chia 8 :

- HS: Có 8 quả cam, chia đều cho 4 bạn thì mỗi bạn được:

8 : 4 = 2 (quả cam) - Là các số tự nhiên

- GV nghe và tìm cách giải quyết ván đề .

- HS trả lời.

- HS thảo luận và đi đến cách chia: Chia đều mỗi cái bánh thành 4 phần bằng nhau sâu đó chia cho 4bạn, mỗi bạn nhận được 3 phần bằng nhau của cái bánh. Vậy mỗi bạn nhận được 3/4 cái bánh.

- HS dựa vào bài toán chia bánh để trả lời:

3 : 4 = 3 4

- HS đọc: 3 chia 4 bằng 3 4

- Thương trong phép chia 8 : 4 = 2 là một số tự nhiên còn thương trong phép chia 3 : 4 =

3

4 là một phân số .

- Số bị chia là tử số của thương và số chia là mẫu số của thương.

(16)

4 = 2 ?

- Như vậy khi thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0, ta có thể tìm được thương là một phân số.

(?) Em có nhận xét gì về tử số và và mẫu số của thương

3

4 và số bị chia, số chia trong phép chia 3 : 4 ?

*KL: Thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và thương là số chia.

2.3. Luyện tập thực hành (14’)

Bài 1 : Viết thương dưới dạng phân số theo mẫu :( 4')

- Cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.

- GV nhận xét bài làm của học sinh.

Bài 2 : Viết theo mẫu :( 5')

- Gv yêu cầu HS đọc bài mẫu, sau đó tự làm bài.

M: 24 : 8 =

24 8 = 3

- GV chữa bài và cho điểm học sinh.

Bài 3 : Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1 theo mẫu :( 5')

- Gv yêu cầu HS đọc đề bài phần a, đọc mẫu và tự làm bài.

(?) Qua bài tập trên em thấy mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số như thế nào ?

- GV gọi HS khác nhắc lại kết luận . 3. Củng cố dặn dò (5’)

- GV y/c HS nêu mối quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.

- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau: Phân số và phép chia số tự nhiên ( tiếp theo)

- HS lên bảng làm BT

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

7 : 9 =

7

9 ; 5 : 8 =

5 8 ; 6: 19 =

6

19 ; 1 : 3=

1 3

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập . 36 : 9 =

36

9 = 4 ; 88 : 11 = 88 11 = 8 0 : 5 =

0

5 = 0 ; 7 : 7 = 7 7 = 1

- HS lên bảng làm bài

- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập . 6 =

6

1 ; 1 = 1

1 ; 27 = 27

1 ; 0 =

0

1 ; 3 = 3 1

- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành một phân số có mẫu số bằng 1.

- 1 Hs trả lời - 1 hs phát biểu - Lắng nghe

(17)

Khoa học

BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,...

2. Kĩ năng: HS Bảo vệ bầu không khí.

3. Thái độ: HS Có ý thức bảo vệ và tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Kỹ năng xác định giá trị bản thân - Kỹ năng trình bày

- Kỹ năng lựa chọn giải pháp III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Sưu tầm các tranh ảnh hình vẽ về các hoạt động bảo vệ bầu không khí.

HS: VBT, SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nêu những nguyên nhân làm cho bầu không khí bị ô nhiễm ?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Gtb: (2’) Nêu nhiệm vụ tiết học.

2.2. Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.

*Mục tiêu: Nêu những nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Tiến hành:

- Yêu cầu hs quan sát hình 80, 81. Sgk trả lời câu hỏi:

+ Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

- Gv nhận xét, tổng kết ý kiến. Yêu cầu hs liên hệ bản thân, gia đình kể những việc đã và sẽ làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Kết luận: Sgk

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Hs làm việc theo cặp.

- Những việc nên làm:

+ H1: Các bạn làm vệ sinh lớp học để tránh bụi.

+ H2: Vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh bốc ra mùi hôi thối và khí độc.

+ H3, 5, 6, 7.

- Những việc không nên làm:

H4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.

(18)

Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Mục tiêu: Bản thân hs cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch.

* Tiến hành:

- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ:

+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.

+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí.

+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.

- Thực hành.

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như gv đã hướng dẫn.

- Gv đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ các em cùng tham gia.

- Trình bày và đánh giá.

- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình. Trình bày kết quả thảo luận.

- Gv tuyên dương nhóm vẽ tranh tuyên truyền hiệu quả.

* Bạn cần biết: sgk 3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Em sẽ làm những gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài.Chuẩn bị bài sau.

- Học sinh hoạt động nhóm.

- Học sinh chú ý lắng nghe để biết nhiệm vụ.

- Học sinh các nhóm về vị trí của mình.

- Học sinh vẽ tranh cổ động.

- Các nhóm cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.

- Các nhóm khác góp ý bổ sung.

- HS đọc

- 2, 3 học sinh phát biểu.

Ngày soạn : Ngày 17 tháng 01 năm 2020 Ngày giảng : Thứ 4 ngày 5 tháng 02 năm 2020

Tập đọc

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN I. MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng: HS Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.

2. Đọc hiểu: - HS Đọc hiểu, đọc diễn cảm bài Tập đọc.

(19)

- Hiểu ND: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

3. Thái độ: HSTự hào văn hóa dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc . Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

- Gọi HS đọc bài: Bốn anh tài. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài : (2 phút)

2.2. Hướng dẫn luyện đọc(8 phút) - Gọi một học sinh đọc toàn bài.

- Gv chia đoạn gọi học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài giáo viên kết hợp sửa phát âm cho từng học sinh.

Lần 1: GV chú ý sửa phát âm.

Lần 2: HS dựa vào SGK để giải nghĩa từ Lần 3: Hướng dẫn HS đọc đúng câu dài ở bảng phụ (ngắt, nghỉ hơi, nhấn giọng) - Yêu cầu học sinh đọc theo nhóm.

- Thi đọc đoạn

- GV đọc mẫu bài hướng dẫn cách đọc bài.

2.3. Tìm hiểu bài: (15 phút)

- Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?

-Văn hoa trên trống đồng được miêu tả như thế nào?

- Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng?

- Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam?

- 2 HS thực hiện.

- Một học sinh đọc bài.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

Đoạn 1: Niềm tự hào...hươu nai có gạc

Đoạn 2: Nổi bật trên nền hoa văn...người dân.

-Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn.

- Đọc bài theo nhóm đôi sửa sai cho bạn.

-Lắng nghe tìm ra giọng đọc của bài.

+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền….

+ Lao động ,đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương.Những hình ảnh hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn……

+Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá phẩn ảnh trình độ văn minh của

(20)

- Nội dung bài nói lên điều gì?

2.4. Luyện đọc diễn cảm (7 phút)

- GV đưa ra đoạn văn hướng dẫn cho HS đọc diễn cảm.

- GV hướng dẫn đọc diễn cảm - Gọi học sinh đọc.

-Thi đọc diễn cảm trước lớp.

3. Củng cố dặn dò. (3 phút) - HS nhắc lại nội dung bài.

- Chuẩn bị bài: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.

- GV nhận xét tiết học .

người Việt cổ xưa, là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời, bền vững.

+HS thảo luận theo cặp về nội dung của bài nêu ý kiến của nhóm

Nội dung: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, độc đáo, là niềm tự hào của người Việt Nam.

- HS theo dõi.

- 2 – 3 HS đọc.

- Các nhóm đôi luyện đọc diễn cảm.

- HS tham gia đọc diễn cảm.

- HS nêu nd bài.

Toán

PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có thể viết thành một phân số.

- Bước đầu biết so sánh phân số với 1.

- Bài tập cần làm : bài 1, bài 3

2. Kĩ năng: Thực hành làm bài tập phép chia số tự nhiên.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ HS: SGK, vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Yêu cầu viết thương của phép chia sau dưới dạng phân sô.

- Gv nhận xét đánh giá 2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài : (2 phút) GV nêu mục đích yêu cầu của bài

49 : 7 = 49

7 =7 0 : 9 = 0 9 = 0 36 : 6=

36

6 = 6 82 : 82 = 82 82 = 1

(21)

2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (15 phút)

* Ví dụ 1: (SGK)

- Gv nêu vấn đề: Có 2 quả cam, chia mỗi quả thành 4 phần bằng nhau. Vân ăn 1 quả và

1

4 quả cam.Viết phân số chỉ số phần cam Vân đã ăn?

- Vân ăn 1 quả cam tức là Vân ăn mấy phần?

* Ta nói Vân ăn 4 phần hay ăn 4 4 quả cam

- Vân ăn thêm 1

4 quả cam tức là ăn thêm mấy phần?

- Như vậy Vân ăn tất cả mấy phần quả cam?

- Hãy viết phân số biểu thi số phần đã ăn.

* Ví dụ 2: Có 5 quả cam, chia đều cho 4 người. Tìm phần cam của mỗi người?

-Yêu cầu h/s tìm cách thực hiện chia 5 quả cam cho 4 người?

- Sau khi chia thì phần cam của mỗi người là bao nhiêu?

- Chia đều 5 quả cam cho 4 người thì mỗi người được

5

4 quả cam. Vậy 5: 4

=?

Nhận xét:

. 5

4 quả cam và 1 quả cam thì bên nào có nhiều cam hơn? Vì sao?

- Hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số

5 4 ?

Kết luận 1: Những phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì lớn hơn 1.

- Hãy viết thương của phép chia 4: 4 dưới dạng phân số và dưới dạng số tự nhiên?

- Hs nêu lại bài toán

-Vân ăn 1 quả cam tức là vân đã ăn 4 phần.

- Ăn thêm 1 phần.

- Ăn tất cả là 4 phần cộng 1 phần bằng 5 phần quả cam.

- Phân số:

5 4 .

- Chia mỗi quả cam thành thành 4 phần bằng nhau. Lần lượt đưa cho mỗi người 1 phần, sau 5 lần chia như thế mỗi người được 5 phần.

- Mỗi người được 5

4 quả cam.

5: 4 = 5 4

- 5

4 quả cam nhiều hơn 1 quả cam vì 5

4 quả cam là 1 quả cam thêm 1 4 quả cam

( 5

4 > 1)

- Phân số 5

4 có tử số lớn hơn mẫu số.

(22)

Kết luận 2: Các phân số có tử số và mẫu số bằng nhau thì bằng 1.

- so sánh 1 quả cam và 1

4 quả cam?

Vậy 1

4 và 1?

- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số

1 4 ?

Kết luận 3: Những phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số thì phân số đó nhỏ hơn 1.

2.3. Thực hành: (15 phút) Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gv nhận xét.

C2 kĩ năng viết thương của phép chia STN cho 1 STN (khác 0) có thể viết dưới dạng p/s

Bài 2: (dành cho hs học tốt) - Gọi hs nêu yêu cầu bài tập

- Yêu cầu hs xác định phân số chỉ phần đã tô màu của 2 hình, sau đó giải thích.

- Gv theo dõi nhận xét.

C2 kĩ năng so sánh phân số với 1 Bài 3:

- Gọi hs nêu yêu cầu bài tập

- Gv yêu cầu hs so sánh mỗi phân số với 1.

- Nhận xét, chữa bài.

C2 kĩ năng so sánh phân số với 1 3. Củng cố dặn dò.(3 phút)

-Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau:

Luyện tập.

- GV nhận xét tiết

- H/s viết 4 : 4 = 4

4 ; 4 : 4 = 1

-1quả cam nhiều hơn 1

4 quả cam.

1 4 < 1 -Phân số

1

4 có tử số nhỏ hơn mẫu số.

- H/s nhắc lại các kết luận.

- Viết thương của mỗi phép chia dưới dạng p/s

- 3 HS làm bảng lớp, HS lớp làm vào vở.

- 1 hs nêu yêu cầu bài tập - hs làm bài, 2 hs làm bảng phụ Hình 1: phần đã tô màu:

7 6 Hình 2: phần đã tô màu:

7 12

- HS lần lượt lên bảng giải. HS dưới lớp làm bài vào vở.

- Cả lớp theo dõi nhận xét

Hs lắng nghe

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

(23)

1. Kiến thức: Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có tài.

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.

3. Thái độ: Giáo dục Hs yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa trang 167, SGK phóng to.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- 2 HS kể câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần, nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài : (2 phút)

- GV nêu nội dung bài và ghi đầu bài lên bảng.

2.2. Hướng dẫn kể chuyện:(30 phút) - Yêu cầu đọc đề bài gợi ý 1, 2, 3.

- Lưu ý HS :

- Chọn đúng câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe một người tài năng ở trong các lĩnh vực khác , ở mặt nào đó ( trí tuệ , sức khoẻ).

- Những nhân vật có tài được nêu làm ví dụ trong sách là những nhân vật các em đã biết qua các bài học trong sách. Nếu không tìm được câu truyện ngoài sách, em có thể kể một trong những câu chuyện ấy

- Những người như thế nào thì được mọi người công nhận là người có tài?

Lấy ví dụ một số người được gọi là người có tài?

- Trước khi HS kể, GV mời HS đọc lại dàn ý bài Kể chuyện.

- Kể trong nhóm: từng cặp HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Thi kể trước lớp.

- Sau khi kể HS có thể đối thoại một số câu hỏi

VD:Vì sao bạn yêu thích nhân vật trong câu chuyện? Câu chuyện muốn nói với bạn

- 2 HS kể câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- HS đọc đề bài, gợi ý 1,2, 3

- Những người có tài năng, sức khoẻ, trí tuệ hơn những người bình thường và mang tài năng của mình phục vụ đất nước thì được gọi là tài năng.

- Ví dụ: Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Thuý Hiền….

- HS đọc lại dàn ý bài Kể chuyện.

- Kể trong nhóm: từng cặp HS kể chuyện.

- 3, 5 HS thi kể trước lớp.

- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên nhất.

- HS thực hành.

- HS kể câu chuyện và nêu ý nghĩa

(24)

điều gì?

3. Củng cố, dặn dò. (3 phút)

- Yêu cầu em kể hay kể lại một đoạn và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

- GV nhận xét tiết học.

câu chuyện

Lịch sử

CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I. MỤC TIÊU : Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng):

+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân định do Liểu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh địch vào ải, quân ta tấn công, liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.

+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.

- Nắm được việc nhà Hậu Lê thành lập:

+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước.

Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế (năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.

- Nêu các mẫu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần,…).

2. Kĩ năng: HS Trình bày, được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng)

3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Hình trong SGK phóng to. - BGĐT , Phiếu học tập của HS. GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.

HS: - VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định: (1’)

- Y/C lớp hát

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- GV Y/C HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài “Nước ta cuối thời Trần.”

- GV nhận xét.

3. Bài mới : (30’) 3.1. Giới thiệu bài:

- GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu.

- GV ghi tựa

- Cả lớp hát

- 2 HS trả lời câu hỏi . - HS nhận xét .

- HS nhắc lại

(25)

3.2. Giảng bài : UDCNTT-BGĐT

* HĐ1: Làm việc cả lớp:

- GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: SGV/39

* HĐ2: Làm việc cả lớp :

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ trận Chi Lăng trong SGK/45 và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng .

- Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào nước ta?

- Hai bên thung lũng là gì?

- Lòng thung lũng có gì đặc biệt?

- Theo em với địa thế như trên Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch?

- GV nhận xét , kết luận.

* HĐ3: Làm việc nhóm 6

- Y/C HS thảo luận nhóm theo nội dung sau:

+ Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?

+ Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?

+ Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?

+ Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?

- GV cho HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.

- GV nhận xét,kết luận.

* HĐ4: Làm việc cả lớp :

- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận + Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào ?

+ Sau trận Chi Lăng, thái độ của quân Minh ra sao ?

- GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.

4. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về

- HS cả lớp lắng nghe.

- HS quan sát đọc thông tin và trả lời

- Thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS trình bày.

- HS cả lớp thảo luận và trả lời . - Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.

- HS kể.

(26)

những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.

- Cho HS đọc bài ở trong khung . -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”.

- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi . - HS cả lớp .

Địa lí

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU: Học xong bài này Hs biết.

1. Kiến thức: Trình bày được những đặc điểm cơ bản về hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ : Trồng lúa nước và nuôi đánh bắt thuỷ hải sản.

- Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm về đất đai ,sông ngòi với những đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ kể trên .

2. Kĩ năng: Trình bày được quy trình xuất khẩu gạo và nêu được 1 số sản vật nổi tiếng ở địa phương.

3. Thái độ: Giáo dục HS tôn trọng những nét văn hoá đặc trưng của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ

*GDMT: GD hs yêu thiên nhiên…

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

GV: - Một số tranh ảnh, băng hình về hoạt động sản xuất, hoa quả, xuất khẩu gạo của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ. Nội dung các sơ đồ. BGĐT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu 2 HS lên bảng, vừa điền vào sơ đồ, vừa chỉ trên lược đồ đồng bằng Nam Bộ và trình bày nội dung kiến thức bài học cũ.

- Nêu theo yêu cầu của GV.

Đồng bằng Nam Bộ Các dân tộc

sinh sống ...

...

Phương tiện đi lại ...

...

Nhà ở ...

...

Trang phục ...

...

Lễ hội ...

...

2. Bài mới: ( 30 phút )

Hoạt động 1: Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước: (6’)

Làm việc cả lớp.

- Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái

- Các nhóm tiếp tục thảo luận.

- Đại diện 2 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ.

(27)

cây lớn nhất cả nước?

- Lúa gạo trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?

- Nhận xét câu trả lời của học sinh

Hoạt động 2: Nơi sản xuất nhiều thuỷ sản nhất cả nước: 14’

- Y/c 1 HS nhắc lại đặc điểm về mạng lưới sông ngòi kênh rạch, của ĐB Nam Bộ.

- Y/c thao luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau: (?) Đặc điểm mạng lưới sông ngòi có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng Bằng Nam Bộ?

-Nhận xét câu trả lời của HS.

*Kết luận: Mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng vùng biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và đánh, xuất khẩu thuỷ hải sản .Một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu nổi tiếng của đồng bằng là cá basa, tôm hùm ...

Hoạt động 3: Thi kể tên các sản vật của Đồng Bằng Nam Bộ: 10’

- GV chia lớp thành 2 dãy, tổ chức thi tiếp sức với nội dung:

- Kể tên các sản vật đặc trưng của Đồng Bằng Nam Bộ trong vòng 3 phút.

+ Sau 3 phút, dãy nào viết được nhiều tên sản vật đúng hơn đội đó sẽ thắng.

+ GV tổ chức cho HS chơi.

+ GV yêu cầu HS liên hệ, giải thích được vì sao đồng bằng Nam Bộ lại có những sản vật đặc trưng đó để củng cố bài học.

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét .

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- Tổng kết giờ học, y/c về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

*Kết quả làm việc tốt

gặt lúa tuốt lúa phơi thóc xuất khẩu xay xát và đóng bao - Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS trình bày về quy trình thu hoạch xuất khẩu gạo.

- Trả lời: Mạng lưới sông ngòi kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ dày đặc và chằng chịt .

- HS trả lời .

+Người dân Đồng Bằng sẽ phát triển mạnh nghề nuôi và đánh bắt thuỷ hải sản

+Người dân Đồng Bằng sẽ phát triển mạnh việc xuất khẩu thuỷ hải sản như cá basa, tôm ....

- HS dưới lớp nhận xét ,bổ sung.

- Lắng nghe.

- HS trình bày lại các đặc điểm về hoạt động sản xuất thuỷ sản của người dân đồng bằng Nam Bộ.

- HS dưới lớp nhận xét bổ sung.

- HS nghe.

Ngày soạn : Ngày 15 tháng 01 năm 2021

Ngày giảng : Thứ 5 ngày 21tháng 01 năm 2021 Tập làm văn

MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ( kiểm tra viết)

(28)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

1. Kiến thức: HS Biết viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý.

2. Kĩ năng: HS Viết đúng câu, đoạn, bài văn miêu tả đồ vật.

3. Thái độ: Giáo dục HS Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Bảng phụ ghi dàn bài tả đồ vật.

HS: Vở TLV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YÉU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- 2 HS đọc kết bài mở rộng cho bài văn làm theo 1 trong các đề đã chọn

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài : (2 phút)

GV nêu giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng.

2.2. Hướng dẫn: (30 phút) - Đề bài yêu cầu các em làm gì?

1. Tả chiếc cặp sách của em.

2. Tả cái thước kẻ của em.

3. Tả cây bút chì của em.

4. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

- Khi làm văn miêu tả đồ vật ta cần chú ý điều gì?

- GV nhắc nhở HS lập dàn bài trước khi viết bài, nên nháp trước khi viết vào vở.

- GV đưa ra dàn bài chung yêu cầu hs đọc - GV quan sát nhắc nhở.

- GV thu bài.

3. Củng cố, dặn dò: (3 phút) - Nhận xét tiết học.

- 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV

- Chọn 1 trong các đề cho sẵn.

- Khi tả bài miêu tả đồ vật ta cần tả theo thứ tự từ bao quát đến chi tiết; từ bên ngoài vào bên trong, tự trên xuống dưới…

- Trước khi tả cần quan sát kĩ đồ vật, tìm nét nổi bật, riêng biệt của đồ vật mà em định tả

- HS làm bài vào vở.

- HS lắng nghe Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHỎE I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết:

(29)

1. Kiến thức: HS Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4).

2. Kĩ năng: HS Tìm từ ngữ nói về sức khỏe con người.

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: - Bảng phụ,..

HS: VBT, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- HS đọc đoạn văn kể về công việc làm trực nhật lớp, chỉ rõ các câu Ai làm gì? Trong đoạn viết (BT3, Tiết LTVC trước)

- Nhận xét.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (2 phút)

2.2. Hướng dẫn làm bài tập:(30’) Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

-Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm đôi.

- GV quan sát hướng dẫn dẫn thêm cho các nhóm.

- Gọi các nhóm đọc bài của mình gv chốt câu đúng ghi lên bảng

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- GV tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi tiếp sức.

-Yêu cầu mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia chơi.

- 2HS đọc, lớp nhận xét.

- HS nghe

- 1 h/s đọc yêu cầu bài - Thảo luận theo nhóm đôi.

- Các nhóm đọc bài làm của mình, lớp nhận xét bổ sung.

*Các từ chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ:

Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, đá bóng, chơi bóng chuyền, chơi cầu lông, nhảy dây, nhảy ngựa, nhảyxa, nhảy cao, dấu vật, chơi bóng bàn, cầu trượt, ăn uống điều độ, đi bộ,an dưỡng, du lịch, giải trí…..

*Các từ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh:Vạm vỡ, lực lưỡng,cân đối, rắn rỏi, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn….

- H/s đọc yêu cầu bài

-Nhóm trưởng cử các bạn tham gia chơi trò chơi.

Các của môn thể thao mà em thích: bóng đá, bóng chuyền, đô vật, nhảy cao, nhảy

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quyền lao động : Mọi công dân có quyền làm việc, có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,… có ích cho xã hội, đem lại thu nhập

+ Do khí thải, khói bụi của hoạt động công nghiệp, phương tiện giao thông, chất đốt sinh hoạt.. + Bất cẩn khi sử dụng năng lượng

như: khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẫn… có trong không khí với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người và các.. sinh

Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa nhiều bụi, khói, mùi hôi thối của rác, gây ảnh hưởng đến người và động vật, thực vật.?. Khoâng khí oâ nhieãm coù chöùa

Sự biến thiên giá trị nồng độ bụi PM10 trung bình giờ lớn nhất có mối tương quan khá chặt chẽ với sự biến thiên lưu lượng xe theo giờ trong ngày trên đường Trường

 Liệu pháp miễn dịch đặc hiệu đường dưới lưỡi với dị nguyên mạt bụi nhà Dermatophagoides pteronyssinus có hiệu quả tốt trong điều trị các trường hợp hen phế

Kết quả khảo sát người dân sinh sống tại khu vực cho thấy, môi trường không khí, nước, đất tại nhiều khu vực xung quanh hai nhà máy bị ô nhiễm cao hơn các khu vực

Trong hoạt động khai thác mỏ lộ thiên, các thiết bị máy xúc, ô tô, máy gạt và người lao động phải trực tiếp làm việc trong điều kiện không khí bị ô nhiễm bởi bụi