• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chương II: NHIỆT HỌC

* Mục tiêu của chương:

1. Về kiến thức:

- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.

- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.

- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.

- Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

- Giải thích được những hiện tượng bất thường của môi trường xảy ra trong tự nhiên.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kĩ năng: Bố trí lắp ráp và tiến hành TNo về cấu tạo chất, dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

- Quan sát nhận biết hiện tượng nhiệt, thu thập và xử lí thông tin.

- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

- Vận dụng được công thức Q = m.c.to.

- Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

- Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.

- Rèn kĩ năng phát hiện các vấn đề nảy sinh về môi trường liên quan đến kiến thức bài học.

3. Về thái độ:

- Tích cực, tự giác có ý thức đảm bảo an toàn trong quá trình làm TNo.

- Ham thích tìm hiểu các hiện tượng nhiệt trong thực tế.

- Có tinh thần hợp tác nhóm nhỏ, đoàn kết, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trìnhlàm TNo, tính toán giải các bài tập Vật lí.

(2)

- Có tác phong làm việc khoa học.

- Có thái độ thân thiện với môi trường và ý thức được hành động trước các vấn đề môi trường nảy sinh.

4. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung: Rèn cho hs các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp

* Năng lực chuyên biệt:

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P3, P4, P5

- Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X3, X6, X7, X8 - Nhóm NLTP liên quan đến cá thể: C1, C2, C3

* Sơ đồ tư duy kiến thức chương Nhiệt học :

Ngày soạn: 12/02/2019 Tiết: 23, 24

(3)

Ngày giảng:

CHỦ ĐỀ 2: CẤU TẠO PHÂN TỬ CÁC CHẤT I. Tên chủ đề : CẤU TẠO PHÂN TỬ CÁC CHẤT

II. Nội dung của chủ đề

- Các chất được cấu tạo như thế nào

- Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên III. Mục tiêu

1) Kiến thức

- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

2) Kỹ năng

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3) Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập, tích cực trong các hoạt động của cá nhân - Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giáo viên

- Có ý thức tốt trong hoạt động nhóm, tuân thủ các bước trong thí nghiệm thực hành, bảo vệ dụng cụ thiết bị thí nghiệm

4) Các năng lực hướng tới - Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

- Năng lực tính toán - Năng lực giao tiếp * Năng lực chuyên biệt:

- Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4 - Nhóm NLTP về phương pháp: P1, P2, P3, P4, P6, P7, P8, P9

- Nhóm NLTP trao đổi thông tin: X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 - Nhóm NLTP liên quan đến cá thể:C1, C2, C3 5) Nội dung tích hợp:

- Giáo dục cho học sinh đạo đức sống có trách nhiệm.

IV. Bảng mô tả mức độ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh qua chuyên đề

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

Các chất được cấu tạo như

- Biết được các chất đều được cấu

- Hiểu được nguyên tử, phân tử là gì

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử,

(4)

thế nào tạo từ các phân tử, nguyên tử. C1 - Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. C2

C3 phân tử có khoảng

cách. C4, C5, C6, C7

Nguyên tử, phân tử

chuyển động hay đứng yên

- Nêu được các nguyên tử, phân tử

chuyển động

không ngừng. C8 - Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. C9

- Nắm được thí nghiệm của Bơ rao và sự tương ứng với chuyển động của HS và quả bóng khổng lồ

- Hiểu được tại sao chuyển động phân tử còn gọi là chuyển động nhiệt C10

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. C11

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

C12, C13, C14

V. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo các mức độ nhận thức C1. Các chất được cấu tạo như thê nào?

C2. Hãy lấy 50cm3 cát trộn với 50cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có đươc 100 hỗn hợp cát và ngô không? Tại sao?

C3. Điền vào chỗ trống để được câu hoàn chỉnh đúng ý nghĩa vật lí:

a) ... là các hạt chất nhỏ nhất

b) ... là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại

c) Vì nguyên tử và phân tử đều .... nên các chất nhìn như liên một khối

C4. Thả một cục đường vào trong nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Vì sao?

C5. Tại sao quả bóng cao su được bơm căng dù có buộc chặt cũng ngày càng xẹp đi?

C6. Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước hãy giải thích?

C7. Một học sinh bóp nát 1 viên phấn thành những hạt rất nhỏ và nói rằng đó chính là những phân tử, nguyên tử cấu tạo nên viên phấn. Theo em ý kiến đó có đúng không? Tại sao?

C8. Tại sao những hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Bơ rao lại chuyển động không ngừng?

C9. Sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao chuyển động của nguyên tử, phân tử còn được gọi là chuyển động nhiệt?

C10. Khi các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì đại lượng nào sau đây cũng tăng theo?

a) Thể tích của vật b) Khối lượng của vật

c) Trọng lượng riêng của vật

(5)

d) Nhiệt độ

C11. Tại sao nước ở trong ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước?

C12. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?

C13. Đường có thể tan trong nước do hiện tượng khuêch tán. Nếu để đường trong không khí, hiện tượng khuếch tán có xảy ra hay không? Tại sao?

C14. Để chống gián cắn và tạo mùi thơm cho quần áo người ta để băng phiến trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Hãy giải thích tại sao?

VI. Thiết kế tiến trình dạy học

* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu

- 2 bình chia độ đựng 50cm3 rượu và 50cm3 nước 2. Học sinh:

- Ôn lại các kiến thức đã học và làm bài tập.

- Bảng nhóm.

3. Tổ chức dạy học chủ đề

Tiết Nội dung Ghi chú

1 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào 2 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay

đứng yên A/ Hoạt động khởi động

Phiếu học tập

(Hoạt động nhóm: 3 phút ) Nhóm số: ...

- Cho các dụng cụ: 2 bình chia độ đựng 50cm3 rượu và 50cm3 nước

+Tiến hành: Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước. Kết quả thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp rượu và nước

...

...

+ Thảo luận: Từ hiện tượng trên, nhóm em có suy nghĩ, thắc mắc, dự đoán gì?

...

...

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(6)

GV: Phát phiếu học tập, yêu cầu:

+ 1 HS đọc nhiệm vụ của phiếu ? + Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành, thảo luận, báo cáo kết quả.

GV: Phát biểu vấn đề: để biết được 5cm3 hỗn hợp còn lại đã biến mất đi đâu, chúng ta cùng đi tìm hiểu chủ đề hôm nay.

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ theo điều khiển của nhóm trưởng, báo cáo:

+ Ta thu được khoảng 95cm3 hỗn hợp rượu và nước.

+ Dự đoán: 5cm3 hỗn hợp còn lại đã biến mất.

B/Hoạt động hình thành kiến thức mới

*N i dung 1: ộ CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO

Hoạt động 1: Tìm hiểu các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không.

(10 phút)

- Mục tiêu: học sinh nắm được các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm - Phương tiện, tư liệu: sách giáo khoa

- Năng lực hướng tới: X1, X5, X6, C1, K3.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: cho học sinh đọc phần thông báo ở sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Các chất được cấu tạo như thế nào?

GV: Nguyên tử khác phân tử như thế nào ?

? Tại sao các chất nhìn có vẻ như lền một khối?

I. Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?

HS: đọc sách giáo khoa và trả lời:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử.

HS: trả lời và ghi bài

+ Nguyên tử: là hạt chất nhỏ nhất + Phân tử: là một nhóm các nguyên tử

+ Vì nguyên tử và phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không? (10 phút)

- Mục tiêu: Học sinh nắm được giữa các nguyên tử và phân tử có khoảng cách - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa, 50cm3 cát và 50cm3 ngô, phiếu học tập - Năng lực hướng tới: X1, X5, X6, C1, K3.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV : Chuyển giao nhiệm vụ: Phát phiếu học tập số 2, yêu cầu:

II. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách không?

(7)

+ 1 HS đọc nhiệm vụ ?

+ Nhóm trưởng điều khiển thảo luận, lựa chọn dụng cụ, thực hành, báo cáo kết quả.

GV yêu cầu hoc sinh hoạt động cá nhân để trả lời C2

? Giữa các phân tử có khoảng cách không?

GV khẳng định lại: Như vậy giữa các nguyên tử, phân tử của bất kỳ chất nào cũng có khoảng cách.

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ: Nhóm trưởng nhận dụng cụ, điều khiển nhóm tiến hành để khẳng định không thu được 100 cm3 hỗn hợp ngô và cát.

Thảo luận để giải thích: giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

HS trả lời C2 như sgk/69 HS trả lời

* KL: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

*N i dung 2: ộ NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?

Họat đ ng 1ộ : Thí nghiệm Bơ- Rao - Mục tiêu: Hiểu được thí nghiệm

- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa, máy tính, máy chiếu - Năng lực hướng tới: X1, X5, X6, C1, K3.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: Giao nhiệm vụ cho hs:

+ Đọc phần thông báo sách giáo khoa.

+ Thảo luận nhóm bàn mô tả lại thí nghiệm của Bơ Rao.

+ Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

G: Chốt lại kiến thức đúng.

Chiếu hình ảnh về đường đi của một hạt phấn hoa trong nước (H20.2) cho hs quan sát

I. Thí nghiệm Bơ- Rao

Học sinh: Đọc và thảo luận 2 phút, đại diện nhóm trình bày về thí nghiệm của Bơ Rao:

Thả các hạt phấn hoa vào trong nước và quan sát bằng kính hiển vi

=> các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía

HS quan sát H20.2

* Hoạt động 2: Phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng.

- Mục tiêu: Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa, phiếu học tập, bảng nhóm - Năng lực hướng tới: X1, X5, X6, C1, K3.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: Chuyển giao nhiệm vụ: Phát II. Phân tử, nguyên tử chuyển động không

(8)

phiếu học tập, yêu cầu :

+ 1 HS đọc nhiệm vụ của phiếu?

+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi

+ Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, cho ý kiến.

GV chốt lại các câu trả lời đúng

? Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?

ngừng

- Nhóm thực hiện nhiệm vụ theo điều khiển của nhóm trưởng, báo cáo:

+ Quả bóng tương tự hạt phấn hoa.

+ Các học sinh tương tự với các hạt nước + Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng nó va chạm vào hạt phấn từ nhiều phía. Các va chạm này không cân bằng làm hạt phấn chuyển động.

- HS suy nghĩ và trả lời: Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng

* Hoạt động 3: Chuyển động phân tử và nhiệt độ.

- Mục tiêu: Học sinh nêu được mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động phân tử.

- Phương pháp: Nhóm, hỏi đáp

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa.

- Năng lực hướng tới: X1, X5, X6, C1, K3.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

G: Cho học sinh đọc thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi:

+ Sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử phụ thuộc vào yếu tố nào?

+ Tại sao chuyển động của nguyên tử, phân tử còn được gọi là chuyển động nhiệt?

Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét chéo bài của nhau

GV chốt lại câu trả lời đúng

III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ Học sinh thảo luận nhóm bàn và trình bày:

+ Sự chuyển động của các phân tử, nguyên tử phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ

+ Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.

+ Chuyển động của phân tử, nguyên tử gọi là chuyển động nhiệt vì chuyển động của phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ.

C. Hoạt động thực hành

N i dung 1ộ : HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần vận dụng (C3, C4, C5, C6).

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV chiếu các câu hỏi và bài tập

C3. Thả một cục đường vào trong nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Vì sao?

III. Vận dụng

HS: Đọc câu hỏi, suy nghĩ cá nhân và trả lời

C3: khi khuấy lên các phân tử

(9)

C4. Tại sao quả bóng cao su được bơm căng dù có buộc chặt cũng ngày càng xẹp đi?

C5. Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước hãy giải thích?

C6. Một học sinh bóp nát 1 viên phấn thành những hạt rất nhỏ và nói rằng đó chính là những phân tử, nguyên tử cấu tạo nên viên phấn. Theo em ý kiến đó có đúng không?

Tại sao?

Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi trên

GV chốt lại các câu trả lời dúng

đường xen vào các phân tử nước và các phân tử nước xen và các phân tử đường

C4: Vì giữa các phân tử cao su có khoảng cách, các phân tử khí có thể thoát ra ngoài qua khoảng cách đó.

C5: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách nên không khí hoà tan vào được.

C6: Không

N i dung 2:ộ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV chiếu các câu hỏi và bài tập

C1. Khi các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì đại lượng nào sau đây cũng tăng theo?

a) Thể tích của vật b) Khối lượng của vật

c) Trọng lượng riêng của vật d) Nhiệt độ

C2. Tại sao nước ở trong ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước?

C3. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích?

C4. Đường có thể tan trong nước do hiện tượng khuêch tán. Nếu để đường trong không khí, hiện tượng khuếch tán có xảy ra hay không? Tại sao?

C5. Để chống gián cắn và tạo mùi thơm cho quần áo người ta để băng phiến trong tủ đựng quần áo. Khi mở tủ ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến. Hãy giải thích tại sao?

Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân lần lượt trả lời các câu hỏi trên

III. Vận dụng

HS: Đọc câu hỏi, suy nghĩ cá nhân và trả lời

C1: d

C2: Các phân tử khí luôn chuyển động không ngừng về mọi phía, xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước C3: Trong cốc nước nóng, thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.

C4: Có, vì các phân tử đường và không khí luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía

C5: Vì các phân tử băng phiến luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía nên khi mở tủ ta ngửi thấy mùi thơm của băng phiến.

(10)

GV chốt lại các câu trả lời đúng

GV yêu cầu học sinh nêu những nội dung chính cần nắm được trong tiết học ngày hôm nay.

HS trả lời theo nội dung phần đóng khung trong SGK D.Hoạt động bổ sung

1. Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).

2. Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.

3. Làm hết các bài tập trong SBT.

4. Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.

5. Đọc trước bài 21 (SGK).

6. Tìm hiểu hiện tượng khuếch tán: có ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người ntn?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét là hiện tượng hóa học vì xuất hiện chất mới là gỉ sét.. Hiện tượng chất bị

Do các phân tử đồng xen vào khoảng cách của các phân tử nhôm và các phân tử nhôm xen vào khoảng cách của các phân tử đồng xảy ra hiện tượng khuếch tán. Tên của một

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ, sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian bằng

Tiên lượng ngắn hạn của bệnh nhân NMCT có tổn thương nhiều nhánh ĐMV kém hơn [5] vì có thể vẫn còn các mảng xơ vữa (MXV) không ổn định trên ĐMV còn hẹp khác [29],

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuyếch tán của một số phân tử chất rắn, chất khí.. - Viết

Lado (1957) dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hành vi và chủ nghĩa cấu trúc đã đưa ra giả thuyết phân tích đối chiếu, trong đó ông đã cho rằng, hiện tượng chuyển

Đặc tính siêu kỵ nước của mặt lớp phủ Trong nghiên cứu này, đặc tính siêu kỵ nước của lớp phủ TiO 2 và ZnO trên gỗ Keo lai được đánh giá thông qua góc tiếp