• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 9.

ĐƠN CHẤT- HỢP CHẤT- PHÂN TỬ ( Tiết 2) I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Biết được:

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất của chất.

- Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đ.v.C, bằng tổng NTK của các nguyên tử trong phân tử.

2/ Kĩ năng:

- Tính PTK của một số phân tử của đơn chất và hợp chất.

- Xác định được trạng thái vật lí của một vài chất cụ thể.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học.

5/ Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

II/ Chuẩn bị:

1. GV: - Hình vẽ mô hình các mẫu chất (1.14 Sgk).

2. HS: - đọc trước bài ở nhà III/ Phương pháp:

- Nêu và giải quyết vấn đề, học tập hợp tác nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp: (1’) - Kiểm ta sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ : (8’)

HS1: Nêu định nghĩa đơn chất? Cho ví dụ? Làm bài tâp 1.

Đáp án: Đơn chất : là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

VD: đơn chất canxi, nitơ

BT1: (1) Đơn chất (5) Đơn chất kim loại (2) Hợp chất (6) Đơn chất phi kim (3) nguyên tố hóa học (7) phi kim

(4) Hợp chất (8) Hợp chất vô cơ ( 9) Hợp chất hữ cơ HS2: Nêu định nghĩa hợp chất? Cho ví dụ? Làm bài tập 2

Đáp án: Hợp chất: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học

(2)

VD: Nước ( H và O); Muối ăn ( Na và Cl)

BT2: a/ Kim loại đồng tạo nên từ nguyên tố hóa học đồng, kim loại sắt được tạo nên từ nguyên tố sắt.  Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo một trật tự nhất định.

b/ Khí nitơ được tạo ra từ nguyên tố nitơ, khí clo được tạo ra từ nguyên tố clo Cứ 2 nguyên tử liên kết với nhau.

3/ Bài mới : (25’)

* Đặt vấn đề: Ta đã nghiên cứu thành phần tạo nên đơn chất, hợp chất là nguyên tố hoá học.

Hoạt động 1 (15 phút)

Mục tiêu: biết được định nghĩa phân tử Hình thức tổ chức:hđ cá nhân và nhóm Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan

Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV treo tranh vẽ 1.11, 1.12, 1.13 Sgk.

- HS quan sát tranh vẽ mô hình tuợng trưng các phân tử hiđro, oxi, nước.

- Khí hiđro và khí oxi có hạt hợp thành gồm nguyên tử nào?

-Tương tự, đối với nước, muối ăn?

-Vậy các hạt hợp thành của 1 chất thì như thế nào?

-Tính chất hóa học của các hạt có như nhau không. Tính chất đó có phải là tính chất hóa học của chất không?

-Phân tử của hợp chất gồm những nguyên tử như thế nào, có gì khác so với phân tử của đơn chất?

HS: trả lời

- GV: + Các hạt hợp thành của một chất thì đồng nhất như nhau về thành phần và hình dạng và kích thước.

+ Mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất của chất và đại diện cho chất về mặt hóa học và được gọi là phân tử.

-Phân tử là hạt như thế nào?

- GV giải thích trường hợp phân tử các kim loại; phân tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử như Cu, Fe, Al, Zn, Mg....

I/ Phân tử:

1/Định nghĩa:

VD:

- Khí hiđro: 2 nguyên tử H liên kết với nhau.

- Khí oxi : 2 nguyên tử O liên kết với nhau.

oxi

- Nước : 2H liên kết với 1O.

- Muối ăn: 1N liên kết với 1Cl.

* Định nghĩa: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Hoạt động 2: (15 phút).

Mục tiêu: biết cách tính phân tử khối

(3)

Hình thức tổ chức:hđ cá nhân

Phương pháp: vấn đáp- tái hiện, tìm tòi,kết luận Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi.

Hoạt động của GV và HS Nội Dung

- Cho học sinh nhắc lại định nghĩa NTK.

Tương tự như vậy em hãy nêu định nghĩa PTK?.

- GV lấy ví dụ giải thích.

(H2O = 1.2 +16 = 18 đvC;

CO2 = 12 + 2. 16 = 44 đvC )

- Từ VD trên HS nêu cách tính PTK của 1 chất.

-Tính PTK các hợp chất sau: O2, Cl2, CaCO3; H2SO4, Fe2(SO4)3....?

2.Phân tử khối:

* Định nghĩa: Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đơn vị cacbon.

* Cách tính : PTK = tổng NTK của các nguyên tử trong phân tử

VD: PTKO2 = 2.16 = 32 đvC ; PTKCl2 = 71 đvC.

PTKCaCO3 = 100 đvC ; PTK H2SO4 = 98 đvC.

4/ Củng cố: (9’)

HS làm bài tập 6/sgk/26.

a/ PTK của cacbon đioxit = 1.12+4.1=16 đvC b/ PTK của axit nitric =1.1+1.14+3.16=63 đvC c/ PTK của thuốc tím = 1.39+1.55+4.16=142 đvC Bài tập 7/Sgk/26

32 1, 78 nuoc 18 PTKOxi

PTK Oxi nặng hơn nước 1,78 lần

Oxi 32 58,5 0,55 PTK

PTKmuoi Oxi nhẹ hơn muối ăn 0,55 lần 5/ Hướng dẫn về nhà: (2’)

- Học bài , đọc phần “Em có biết” Sgk.

- Bài tập về nhà: 4, 5, (Sgk).

- Chuẩn bị: Bài thực hành 2 V/ Rút kinh nghiệm:

(4)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 10.

BÀI THỰC HÀNH 2: SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức: Biết được:

- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiên một số thí nghiệm cụ thể:

+/ Sự khuyếch tán của các phân tử một chất khí vào không khí.

+/ Sự khuyếch tán của các phân tử thuốc tím trong nước.

2/ Kĩ năng:

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuyếch tán của một số phân tử chất rắn, chất khí.

- Viết tường trình thí nghiệm.

3/ Tư duy

- Rèn khả năng quan sát, diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn khả năng tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Rèn khả năng khái quát hóa, trừu tượng.

4/ T hái độ và tình cảm:

- Giáo dục đạo đức: Rèn cho HS tính trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm, biết tôn trọng ý kiến của các bạn cùng nhóm, hợp tác cùng các bạn trong quá trình làm thí nghiệm. Có trách nhiệm vệ sinh dụng cụ, tránh đổ hóa chất bừa bãi gây hại môi trường, ô nhiễm môi trường.

5/ Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

II/ Chuẩn bị:

1/ GV: - Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su, đũa thuỷ tinh, cốc tt.

- Hoá chất: KMnO4, quỳ tím, nước, dung dịch amoniăc, bông.

2/ HS : - Tìm hiểu sự lan tỏa của một số chất trong không khí và trong nước.

- Kẻ bảng tường trình.

III/ Phương pháp:

- Thực hành, quan sát, nhận xét, học tập hợp tác nhóm.

IV/ Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định lớp : (1’)

(5)

- Kiểm tra sĩ số

2/ Kiểm tra bài cũ: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3/ Bài mới: (35’)

* Đặt vấn đề: Ta ngửi được mùi thơm của hương hoa, mùi nước hoa, chất thơm đã lan toả trong không khí. Mặc dù ta không nhìn thấy các phân tử chất thơm chuyển động.

* Phát triển bài:

Hoạt động1: (25 phút)

Mục tiêu: HS biết tiến hành các TN Hình thức tổ chức: hợp tác nhóm Phương pháp: thực hành, quan sát, nhận xét

Kỹ thuật dạy học: dạy học theo nhóm

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV kiểm tra sự chuẩn bị của học

sinh.yêu cầu học sinh nêu dụng cụ và hóa chất thí nghiệm

GV hướng dẫn:

1. Dùng ống hút nhỏ dd NH3 lên mẫu giấy quỳ tím.

2. Bỏ 1 mẫu quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông được tẩm dd NH3, đậy ống nghiệm.

- HS thao tác theo hướng dẫn.

- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét sự đổi màu của giấy quỳ tím.

- So sánh sự đổi màu quỳ tím ở 1 và 2.

- GV hướng dẫn làm thí nghiệm chứng minh sự lan toả của KMnO4.

* GV hướng dẫn :

+ Cốc 1: Cho KMnO4 từ từ vào cốc nước.

+ Cốc 2: Lấy thuốc tím vào tờ giấy gấp đôi. Khẽ đập nhẹ tay vào tờ giấy. Để cốc lặng yên, không khuấy động.

- HS thao tác theo hướng dẫn.

- Yêu cầu HS quan sát, nhận xét, so sánh màu nước ở trong hai cốc.

* Yêu cầu:

- Quan sát, so sánh màu sắc ở 2 cốc.

- Quan sát hiện tượng sự chuyển động

1.Thí nghiệm 1 :

- Giấy quỳ tím (ở 1 và 2) đổi sang màu xanh.

2.Thí nghiệm 2:

(6)

của các phân tử KMnO4 ở cốc 2.

- Sự đổi màu của nước ở những chỗ có KMnO4

* GV giải thích: Trong nước KMnO4

phân ly thành ion K+ và MnO4-.Ta coi cả nhóm 2 ion đó là phân tử thuốc tím chuyển động.

Cốc 1: Sự lan tỏa KMnO4 chậm.

- Cốc 1: Sự lan tỏa KMnO4 nhanh hơn.

- Màu tím của nước (cốc 1 và 2) như nhau.

Hoạt động 2 ( 10 phút)

Mục tiêu: HS biết quan sát, ghi chép, giải thích kết quả TN Hình thức tổ chức: hđ cá nhân

Phương pháp: nhận xét và kết luận

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* GV hướng dẫn học sinh làm bản tường trình thí nghiệm.

II.Hoàn thành tường trình:

- HS ghi lại quá trình làm thí nghiệm.

- Hiện tượng quan sát được.

- Nhận xét, kết luận và giải thích.

4/ Củng cố: (5’)

=> Liên hệ giáo dục đạo đức (4ph):

+ Bài thực hành giúp em củng cố khắc sâu kiến thức gì?

- Các phân tử luôn có sự chuyển động, nhanh hay chậm, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mỗi loại chất, trạng thái của chất.

+ Các nhóm nhận xét nhóm bạn, nhóm mình đã báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm mình làm chưa?

+ Khi làm thí nghiệm các em đã thực sự hợp tác cùng làm thí nghiệm không? (Các thành viên tự đánh giá nhau)

+ Nhận xét ý thức vệ sinh cuối buổi thực hành của từng nhóm?

+ Trong tiết thực hành các em đã thực hiện tốt các giá trị đạo đức nào?

- Hợp tác, trung thực, trách nhiệm, đoàn kết, tôntrọng.

- GV nhận xét, đánh giá các nhóm và cá nhân.

- Thu dọn dụng cụ thực hành, vệ sinh.

5/ Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Ôn tập : Nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất.

- Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị cho luyện tập bài sau.

V/ Rút kinh nghiêm:

...

...

...

(7)

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song