• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án: Hai đường thẳng song song

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án: Hai đường thẳng song song"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/10/2020 Ngày dạy: 7/10/2020

Tiết 6

Tiết 6: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Ôn lại thế nào là 2 đường thẳng song song (lớp 6).

- Công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song.

2. Kĩ năng:

- Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài 1 đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.

- Sử dụng thành thạo êke và thước thẳng hoặc chỉ dùng êke để vẽ 2 đường thẳng song song.

3. Thái độ :

- Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học.

4. Năng lực, phẩm chất:

* Năng lực Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm

III. CHUẨN BỊ.

1. Gv: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu.

2. Hs: Chuẩn bị theo phần dặn dò tiết 5

IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG HỌC TẬP Hoạt động 1: khởi động (5’)

* GV nêu yêu cầu kiểm tra :

- Nêu tính chất các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2 đường thẳng ?

(2)

- Cho hình vẽ. Hãy điền số đo các góc còn lại trong hình vẽ :

* Một hs lên bảng kiểm tra :

- Nêu tính chất các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng (như sgk).

- Điền vào hình vẽ trên bảng phụ số đo của các góc còn lại trên hình.

* GV hỏi thêm : - Nêu vị trí của hai đường thẳng phân biệt.

- Thế nào là hai đường thẳng song song ?

* GV nhận xét, cho điểm.

* Vào bài: Ở lớp 6 ta đã biết thế nào là hai đường thẳng song song. Để nhận biết được hai đường thẳng có song song hay không ? Cách vẽ hai đường thẳng song song như thế nào?

Chúng ta học bài hôm nay :

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức :

1: Thế nào là hai đường thẳng song song? (6’)

- Mục đích: HS nắm được định nghĩa hai đường thẳng song song.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi - Phương tiện: Máy chiếu, máy tính

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần đạt - GV: thế nào là hai đườn thẳng song

song ?

- HS: Nhắc lại kiến thức SGK/ 90

1. Nhắc lại kiến thức lớp 6

- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm

115

115

B

A 4

3

2

1 4

3

2

1

(3)

- GV: Có những vị trí nào xảy ra giữa 2 đường thẳng phân biệt ?

- HS: Hai đường thẳng phân biệt thì song ssng hoặc cắt nhau.

- GV: Cho hai đường thẳng a và b. Muốn biết dường thẳng a có song song với b hay không ta làm như thế nào?

- HS: Ước lượng bằng mắt nếu a và b không cắt nhau thì chúng song song.

Dùng thước kéo dài mãi hai đường thẳng nếu chúng không cắt nhau thì song song.

- GV: Đó là nhận xét trực quan và đường thẳng không thể kéo dài vô tận được.

Muốn chứng minh hai đường thẳng song song ta phải dựa vào dấu hiệu…..

chung.

2: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (10’)

- Mục đích: HS nắm được dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi - Phương tiện: Máy chiếu, máy tính

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần đạt - GV: Cho HS làm bài ?1. Đưa bảng phụ vẽ

các hình trong bài ?1

Đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau.

- HS: Đường thẳng a song song đường thẳng b; đường thẳng m song song đ thẳng n - HS: Dùng thước thẳng kéo dài các đường thẳng và nêu nhận xét.

- GV: Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở hình 17 a,b,c ? - GV: Qua bài toán trên ta thấy: Nếu 1 đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành 1 cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một

2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Bài ?1

Hình 17a: cặp góc cho trước là cặp góc so le trong, số đo mỗi góc đều bằng 450

Hình 17b: Cặp góc so le trong, số đo 2 góc không bằng nhau

Hình 17c: Cặp góc đồng vị, số đo 2 góc bằng nhau và đều bằng 600 Tính chất : nếu đthẳng c cắt 2 đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so

(4)

cặp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau

- GV: Đó chính là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song

Chúng ta thừa nhận tính chất đó

- HS: Nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai dường thẳng song song.

- GV: Trong tính chất này ta cần có điều gì và suy ra đươc điều gì ?

- HS: Cần có đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b và có cặp góc so le trong hoặc có một cặp góc đồng vị bằng nhau.

Từ đó suy ra a và b song song với nhau - GV: Em hãy diễn đạt cách khác để nói lên hai đường thẳng song song a và b ?

- GV: HS vẽ hình

- GV: Dựa trên dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song em hãy kiểm tra bằng dụng cụ xem acó song song với b không?

- HS: Vẽ đường thẳng c bất kỳ cắt a và b.

Đo cặp góc so le trong hoặc đồng vị So sánh – nêu nhận xét

- GV: Vậy muốn vẽ hai đường thẳng song sog ta làm như thế nào

le trong bằng nhau ( hoặc 1 cặp góc đồng vị bằng nhau thì a và b song song với nhau

a b Ký hiệu : a// b

3: Vẽ hai đường thẳng song song (8’)

- Mục đích: HS nắm được cách vẽ hai đường thẳng s song tận dụng góc 600 của êke.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi - Phương tiện: Máy chiếu, máy tính

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần đạt - GV: Yêu cầu HS làm ?2

- HS: Đọc đề bài – tóm tắt - GV: Đưa hình vẽ ra bảng phụ

3. Vẽ hai đường thẳng song song

?2 Cách vẽ:

- Dùng góc nhọn 60o (hoặc 30o hoặc

(5)

- HS: trao đổi nhóm tìm ra cách vẽ - GV: Yêu cầu đại diện 1nhóm lên bảng vẽ lại hình

- GV: Lên bảng vẽ hình

- GV: Nếu biết 2 đường thẳng song song thì ta nói mỗi đoạn thẳng ( mỗi tia) của đường thẳng náyong song với mọi đoạn thẳng( mọi tia của đường thẳng kia)

Cho xy // x’y’;

45o) của êke, vẽ đường thẳng c tạo với đường thẳng a góc 60o(hoặc 30o hoặc 45o).

- Dùng góc nhọn 60o (hoặc 30o hoặc 45o) vẽ đường thẳng b tạo với đường thẳng c góc 60o(hoặc 30o hoặc 45o) ở vị trí so le trong (hoặc đồng vị) với góc thứ nhất.

Ta được đường thẳng b song song với đường thẳng a.

Cho xy // x’y’;

………

………

3. Hoạt động3: Luyện tập: (5’) - GV cho hs làm bài tập 24 (sgk/91).

- Thế nào là hai đường thẳng song song.

- HS làm bài tập trắc nghiệm: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

+ Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng không có điểm chung.

+ Hai đoạn thẳng song song là hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song.

- HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

4. Hoạt động4: Vận dụng: (5’)

(6)

bài tập 21 + 23 + 24 (sbt/77 + 78).

5. Hoạt động5: Tìm tòi, mở rộng: (5’)

* Tìm tòi, mở rộng:

BT: Cho tam giác ABC,  A 80 ,0  B 500. Trên tia đối của tia AB lấy điểm O.

Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm C bờ là đường thẳng AB ta vẽ tia Ox sao cho BOx500. Gọi Ay là tia phân giác của góc CAO.

Chứng minh: Ox // BC; Ay // BC.

* Dặn dò: (1’)

- Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Làm bài tập 25 + 26 (sgk/91) - Tiết sau luyện tập.

V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 2/10/2020 Ngày dạy: 7/10/2020

Tiết 7

Tiết 7: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng thành thạo êke và thước thẳng hoặc chỉ êke để vẽ hai đường thẳng song song.

3. Thái độ:

(7)

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, khoa học. Có ý thức nhóm.

4. Năng lực, phẩm chất:

* Năng lực Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác.

* Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm

III. CHUẨN BỊ

1. Gv: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, phấn màu.

2. Hs: Chuẩn bị theo phần dặn dò tiết 6

IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG HỌC TẬP Hoạt động 1: Khởi động (5’)

* GV yêu cầu một hs lên bảng : Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song và chữa bài tập 26 (sgk/91).

* Một hs lên bảng nêu dấu hiệu nhận biết (như sgk) và chữa bài 26/sgk : - Đường thẳng AB cắt hai đường thẳng Ax

và By tạo thành cặp góc so le trong bằng nhau (BAx· =ABy· =1200), nên Ax // By (theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

* GV có thể hỏi thêm: Muốn vẽ góc 1200 ta có những cách nào ?

(HS: Có thể dùng thước đo góc hoặc dùng êke có góc 600, góc kề bù với góc 600 là góc 1200).

* GV nhận xét, cho điểm.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 1: Vẽ hai đường thẳng song song (10’)

- Mục đích: HS nắm được định nghĩa hai đường thẳng song song, vẽ hai đường thẳng song song bằng êke.

y

x 120

120 B

A

(8)

D’ A D

B C

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần Đạt GV cho HS cả lớp đọc đề bài 27 tr91

HS: một HS đọc dề bài. Hai HS nhắc lại.

SGK

GV:? Bài toán cho điều gì? Yêu cầu ta điều gì?

- HS: Bài toán cho yêu cầu qua A vẽ đường thẳng AD//BC và đoạn AD = BC.

GV:? Muốn vẽ AD//BC ta làm thế nào?

- HS : Vẽ đường thẳng qua A và song song với BC ( vẽ 2 góc so le trong bằng nhau )

GV ? Muốn có AD = BC ta làm thế nào - HS: Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = BC.

GV:? Ta có thể vẽ được mấy đoạn AD//

BC và AD = BC?

- HS: ta có thể vẽ được hai đoạn AD và AD’ cùng song song với BC và bằng BC.

GV ? Em có thể vẽ bằng cách nào? Gọi HS lên bảng xác định điểm D’ trên hình vẽ.

- HS: Trên đường thẳng qua A và song song với BC,lấy D’ nằm khác phía D đối với A, sao cho AD’ = AD

Bài 27 (91 - SGK)

………

………

2: Vẽ hình theo lời đọc (7’)

(9)

y’

c B 60o

y

60o

x’ A x

- Mục đích: HS nắm được tính chất hai đường thẳng song song, vẽ hình theo lời đọc.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần Đạt GV cho HS đọc đề bài 28 sau đó cho

HS hoạt động nhóm, yêu cầu nêu cách vẽ.

- HS hoạt động nhóm, trình bày cách vẽ và hình vẽ vào bảng nhóm.

GV hướng dẫn dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ.

Cách 2: Vẽ hai góc ở vị trí đồng vị bằng nhau.

Bài 28 (91 - SGK

Cách 1:

+ Vẽ đường thẳng xx’

+ Trên xx’ lấy điểm A bất kì

+ Dùng êke vẽ đường thẳng c qua A tạo với Ax góc 60o

+ Trên c lấy B bất kì (B  A) + Dùng êke vẽ

ở vị trí so le trong với

+ Vẽ tia đối By của tai By’ ta được yy’//xx’

………

………

3: Quan hệ góc có cạnh tương ứng song song (10’)

- Mục đích: HS vẽ hai đường thẳng song song, Đo và dự đoán quan hệ góc có hai cạnh tương ứng song song.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần Đạt GV yêu cầu HS giải bài 29/ sgk Bài 29 (92 - SGK)

(10)

GV y/c HS đọc đề bài và cho biết bài toán cho gì, yêu cầu gì?

GV: Còn vị trí nào của điểm O’

đối với xOy ?

GV: yêu cầu dùng thước đo góc kiểm tra xem xOyx O y' ' ' có quan hệ nào ?

GV : yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 30 / sgk.

GV : Yêu cầu Hs giải bài 26/ SBT GV: yêu cầu nêu từng t,h

Trường hợp 1: O’ nằm trong xOy - HS:cho góc nhọn xOyvà điểm O’

Y cầu: vẽ góc nhọn x O y' ' ' có O’x’ //Ox ; O’y’ //Oy . Đo xOyx O y' ' '

HS1: vẽ góc xOy và điểm O’

HS2 vẽ O’x’ // Ox; O’y’// Oy vẽ đường thẳng qua O’ và// Ox - HS: đo và nêu nhận xét.

- HS: quan sát và kiểm tra bằng dụng cụ

xOy + x O y' ' ' = 1800 xOy = x O y' ' ' Bài 30/SGK – 91

- HS theo dõi và nhận xét Bài 26/ SBT-78

- HS; vẽ nhiều hình vẽ khác nhau tuỳ theo

y'

x'

O' y x

O

y'

x'

O' y x

O

(11)

vị trí của M được chọn - vẽ a //b

- Lấy M đt a, M đt b - Vẽ c đi qua M và c a, c b

Hoạt động 3: Luyện tập: (4’)

- Mục đích: HS nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song - Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, trực quan

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt Động Của GV và HS Nội Dung Cần Đạt - Nhắc lại tính chất góc tạo bởi 1 dường

thẳng cắt 2 đường thẳng, liên hệ với dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song.

- GV: đưa hình vẽ hình hộp chữ nhật . HS kiểm tra trên hình có các đoạn thẳng nào song song

Hoạt động 4: Vận dụng: (5’)

- GV cho hs nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song và cách vẽ hai đường thẳng song song.

Câu hỏi : Chọn câu trả lời đúng

1/ Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:

A. a và b song song với nhau B. Đường thẳng a cắt đường thẳng b

C. Đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b D. Đường thẳng a trùng với đường thẳng b 2/ Chọn câu phát biểu đúng nhất

a

b

a

b M

M

(12)

A. Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường thẳng song song với nhau

B. Hai đường thẳng không song song là hai đường thẳng không có điểm chung

C. Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng có điểm chung D. Cả A, B,C đều đúng

3/ Vẽ cặp góc so le trong xAB và yBA sao cho xAB56 ;0 yBA650 . Ta có :

A. Ax // By B. Ax cắt By C. Ax By D.

Cả A, B,C đều sai

4/ Cho hình vẽ , biết H1K 1K2 E2 . Có các đường thẳng song song là

A. Hx //Ky B. Ky // Ez C. Hx // Ky và Ky // Ez và Hx // Ez

D. Cả ba câu A, B, C đều đúng Đáp án :

1 2 3 4

A A B D

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng: (3’)

BT: Cho hai đường thẳng a và b. Đường thẳng AB cắt hai đường thẳng trên tại hai điểm A và B.

a/ Hãy nêu tên những cặp góc so le trong, những cặp góc đối đỉnh, những cặp góc kề bù.

b/ Biết  A1 100 ,0  B1 1150. Tính những góc còn lại.

* Dặn dò: (1) - Học thuộc bài.

- Làm bài tập 30 (sgk/92) và các bài tập 25 + 26 (sbt/78).

(13)

- Bằng suy luận khẳng định xOy··x Oy' ' cùng nhọn có O'x' // Ox ; O'y' // Oy thì

·xOy = ·x Oy' ' (bài 29/sgk).

- Đọc trước bài : "Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song".

V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Biết vận dụng kiến thức để vẽ hình và tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng, giải được 1 số bài toán trong thực tế1.

Gọi giao điểm của các đường thẳng kẻ từ C và D song song với BE cắt AB tại M và N. Vậy đoạn thẳng AB bị chia ra ba phần bằng nhau. Điểm C di chuyển trên đường nào?..

Lời giải.. Điểm C di chuyển trên đường trung trực của OA. Lấy M là một điểm bất kì thuộc cạnh BC. Gọi MD là đường vuông góc kẻ từ M đến AB, ME là đường vuông góc kẻ từ M

Phương pháp giải: Sử dụng công thức liên quan đến hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng cắt nhau.. Bài 9: Viết phương trình đường thẳng

a) Đồ thị của hàm số đã cho cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 3. Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là:. a) Hai đường thẳng cắt nhau. b)

Bước 2: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng MN ta được đường thẳng CD song song với đường

b) Dùng ê ke kiểm tra xem góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không... A

Bài viết này sẽ phân tích việc dự đoán điểm cố định và chứng minh đường thẳng đi qua điểm cố định thông qua một số kết quả hình học trong mô