• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề khỏa sát học sinh giỏi - Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề khỏa sát học sinh giỏi - Lịch sử 8"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ - 8

Câu 1 (1 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về cuộc cải cách có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để ở Châu Á nửa sau thế kỉ XIX?

Câu 2 (1 điểm): Nêu tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của thế giới.

Câu 3 (1 điểm): Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc diễn ra vào đầu thế kỉ XX là cuộc cách mạng nào? Nêu tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.

Câu 4 (1 điểm): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929- 1933 có đặc điểm gì? Các nước tư bản lớn đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 bằng những con đường nào?

Câu 5 (1 điểm): Nêu nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 6 (1 điểm): Nhận xét tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

Câu 7 (1 điểm): Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) trong hoàn cảnh nào? Thái độ của em trước việc nhà Nguyễn kí hiệp ước đó?

Câu 8 (1 điểm): Nêu tóm tắt nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Đông Dương? Mục đích của chương trình khai thác này?

Câu 9 (1 điểm): Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào? Kể tên các phong trào Cần Vương?

Câu 10 (1 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918 nhằm mục đích gì?

********************************HẾT*******************************

ĐÁP ÁN CHẤM ĐIỂM

(2)

Câu 1 (1 điểm)

Nội dung Điểm

* Cuộc cải cách có tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để ở châu Á nửa sau thế kỉ XIX là cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868.

* Hoàn cảnh:

- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, trong khi đó các nước phương Tây ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật. Nhật Bản đứng trước 2 lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát hoặc cải cách kinh tế xã hội.

- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi, đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực:

kinh tế, chính trị, …

* Nội dung:

- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, xóa bỏ đặc quyền về ruộng đất của giai cấp phong kiến, phát triển kinh tế TBCN, xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, …

- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên cầm quyền.

- Về giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kĩ thuật trong giảng dạy; cử HS xuất sắc đi du học ở phương Tây.

- Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây; thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh; chú trọng công nghiệp đóng tàu và sản xuất vũ khí.

* Ý nghĩa:

- Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Nhật trở thành nước tư bản công nghiệp.

Câu 2 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Tác động của các cuộc cách mạng tư sản:

* Tích cực:

- Lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập hệ thống nhà nước tư sản hoặc cải tổ nhà nước phong kiến theo thiết chế tư bản.

- Tạo nên những chuyển biến lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của con người.

* Hạn chế:

- Chỉ mang lại quyền lợi chủ yếu cho GCTS chứ không mang lại quyền

(3)

lợi cho đại đa số nhân dân, về bản chất đó chỉ là sự thay thế từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác.

- Sự phát triển không đều của CNTB làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước tư bản, dẫn đến các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa, phân chia lại thế giới.

→ Cách mạng tư sản là một bước tiến của quá trình phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, chế độ TBCN chưa đảm bảo được quyền lợi của người lao động, do đó, lịch sử đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng mới: cách mạng vô sản để thực sự đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Câu 3 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc diễn ra vào đầu thế kỉ XX là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911

* Ý nghĩa:

- Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời.

- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Có ảnh hưởng nhất định đến các cuộc đấu tranh giải phóng của một số nước châu Á.

* Tính chất:

- Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 4 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm 1929- 1933 có đặc điểm gì? Hậu quả ra sao? Các nước tư bản lớn đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 bằng những con đường nào?

* Đặc điểm:

- Là cuộc khủng hoảng “thừa”.

- Cuộc khủng hoảng kéo dài nhất, gây hậu quả nặng nề nhất.

* Hậu quả:

- Kinh tế: Tàn phá nền kinh tế thế giới, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.

- Xã hội: Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói. Từ đó dẫn đến các cuộc đấu tranh, biểu tình.

- Quan hệ quốc tế: Từ cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, chủ nghĩa phát xít hình thành, nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.

* Hướng giải quyết:

(4)

- Một số nước thực hiện cải cách kinh tế, xã hội: Anh, Pháp …

- Phát xít hoá chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh phân chia lại thế giới như: Đức, Italia, Nhật Bản.

Câu 5 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIX.

Vào những năm 60 của thế kỉ XIX:

- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta.

- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

=> Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cụ thể:

+ Chính trị: bộ máy chính quyền mục mát từ trung ương đến địa phương.

+ Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.

+ Xã hội: đời sống nhân dân khốn khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.

=> Tình hình trên làm cho các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

=> Các trào lưu cải cách ra đời.

Câu 6 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Nhận xét tình hình chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

- Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.

- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục, làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau.

Câu 7 (1 điểm)

(5)

Nội dung Điểm Nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) trong hoàn cảnh nào?

Thái độ của em trước việc nhà Nguyễn kí hiệp ước đó?

a. Hoàn cảnh:

- Ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, quân dân ta cùng với phái chủ chiến ở kinh thành Huế đã anh dũng chống trả, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

- Tại Gia Định, quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan ra. Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (23/2/1861), triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất nhường cho chúng nhiều quyền lợi, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ. Đồng thời rảnh tay ở phía Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở Bắc và trung Kì.

b. Thái độ của em với Hiệp ước Nhâm Tuất

- Là hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà chính quyền phong kiến nhà Nguyễn kí với Pháp.

- Các điều khoản trong hiệp ước đã xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

- Đây được coi là bước mở đầu cho quá trình thỏa hiệp với thực dân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn, đồng thời gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân.

Câu 8 (1 điểm)

Nội dung Điểm

* Chính trị:

- Thực hiện chính sách chi để trị, triệt để sử dụng bộ máy tay sai người Việt.

* Nông nghiệp:

- Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.

- Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

* Công nghiệp:

- Tập trung khai thác mỏ than, kim loại.

- Phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất xi măng, điện, nước, gạch …

* Giao thông vận tải:

- Tăng cường xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Năm 1912 hệ thống đường sắt ở Việt Nam có tổng chiều dài: 2059 km.

* Thương nghiệp:

- Độc chiếm thị trường Việt Nam.

(6)

- Tiến hành đánh các thứ thuế mới, nặng nhất là thuế muối, thuế sắt và thuế rượu.

- Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế, hàng hóa các nước khác đánh thuế rất cao (120%).

Mục đích:

- Vơ vét tối đa sức người, sức của của nhân dân Đông Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp.

- Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Câu 9 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào?

- Sau hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Đêm mùng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ nhưng thất bại.

- Sau thất bại trong cuộc phản công tại kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).

- Ngày 13/7/1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân sĩ phu giúp vưa cứu nước.

Các phong trào Cần Vương:

- Khởi nghĩa Ba Đình - Khởi nghĩa Bãi Sậy - Khởi nghĩa Hương Khê Câu 10 (1 điểm)

Nội dung Điểm

Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

+ Thực dân Pháp xâm lược đặt ách thống trị ở nước ta, xã hội VN nổi lên 2 mâu thuẫn phải giải quyết

+ Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta lien tiếp nổ ra như PTCV, PT của PBC, PCT… nhưng đều thất bại, nguyên nhân chính là thiếu một đường lối đúng. XHVN lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về đường lối

→ Yêu cầu lịch sử đặt ra muốn giải quyết đồng thời 2 mâu thuẫn trên phải có một con đường cứu nước mới khác với con đường trước. Nhận thức rõ yêu cầu lịch sử, không tán thành với con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước, lãnh tụ NAQ đã quyết định đi tìm đường cứu

(7)

nước mới cho dân tộc

- Ngày 5/6/1911, Từ bến cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước… khác với các bậc tiền bối, Người quyết định sang Phương Tây để tìm xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.

Hoạt động của NTT từ năm 1911-1918 nhằm mục đích gì:

- Trên con đường bôn ba qua 5 châu 4 bể trong 8 năm đầu đã giúp NTT mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan duy vật, hiểu rõ hơn về cuộc sống khổ cực của nhân dân cần lao bị áp bức, phân biệt được bạn- thù…

- Hoạt động của NTT giai đoạn này nhằm đòi quyền tự do dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam, là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Sự cạnh tranh 1 cách quyết liệt nhất giữa các quốc gia phát triển với nhau, giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển trong khi phần lớn các nước đang

Câu hỏi trang 81 SGK Lịch sử 8: Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Mười..

* Hạn chế: (0,5 điểm): chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản

Câu 2: Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII A.. Hội nghị ba đẳng cấp tại cung

- Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo

Đảng và chính quyền cách mạng Việt Nam đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở phía Bắc sau Cách

Câu 4:(5 điểm) Cho biết những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc

- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945.. - Giáo dục HS tinh thần yêu nước, dũng cảm của quân