• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
42
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11

Ngày soạn: 10/11/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2021 Toán

Tiết 51: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt

- Nắm được cách nhân với số có hai chữ số. Thực hiện được phép nhân với số có hai chữ số vào tính giá trị biểu thức có chứa chữ.

- Sử dụng được phép nhân với số có hai chữ số vào giải toán có lời văn. Trình bày được cách giải. Đưa ra được lời giải phù hợp cho bài toán.

- Hs có tích cực học tập II. Đồ dùng dạy – học - GV: Máy tính, BGĐT

- HS: Máy tính, máy chiếu, SGK, vở,...

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động Mở đầu (5p) - Tc trò chơi: Hộp quà thần kì

- Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- Vậy khi nhân với số có hai chữ số ta thực hiện như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới ( 10 p)

1. Phép nhân 36 × 23

- GV chiếu phép tính 36 × 23.

- Yêu cầu vận dụng, trải nghiệm các KT đã học để tính kết quả

+ Vận dụng, trải nghiệm tính chất nào?

- Hướng dẫn đặt tính và tính như sau:

* Hướng dẫn đặt tính và tính Vậy 36 × 23 = 828

* GV kết luận:

108 gọi là tích riêng thứ nhất.

72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12 phút)

Bài 1:

- Hs chơi trò chơi

+ Phép nhân với số có một chữ số;

- HS ghi tên bài học.

- HS nhận xét: Phép nhân với số có 2 chữ số.

- HS tính: cá nhân – chia sẻ trước lớp 36 × 23 = 36 × (20 + 3)

= 36 × 20 + 36 × 3 = 720 + 108

= 828

+ Nhân 1 số với 1 tổng - HS nêu cách đặt tính.

(2)

- Mời HS nêu YC bài

- Yc HS đặt tính và tính vào vở - GV chữa bài và chốt kết quả đúng.

* Kết luận: Thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái.Tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất

Bài 2

- Yêu cầu HS làm bài, báo cáo kq

- GV chốt cách tính giá trị BT có chứa 1 chữ. Củng cố nhân với số có 2 chữ số 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (13 phút)

Bài 3: Giải bài toán - Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yc Hs làm bài vào vở

- GV nhận xét

- Em học được kiến thức gì qua bài học hôm nay?

- Cần lưu ý gì khi thực hiện phép nhân với số có hai chữ số?

* Kết luận: Qua tiết học hôm nay, chúng ta cần nắm chắc cách nhân với số có hai chữ số; vận dụng, trải nghiệm vào thực hiện tính giá trị biểu thức và giải toán có lời văn liên quan đến thực tế cuộc sống.

- 1 HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính - HS làm bài vào vở

- HS trình bày miệng bài làm của mình

- Làm bài cá vào v :

a 13 26 39

45 × a 585 1170 175

5

- 1 HS đọc.

- Một quyển vở có 48 trang

- 25 quyển vở cùng loại có tất cả bao nhiêu trang?

Bài giải

Số trang của 25 quyển vở cùng loại đó là:

48 × 25 = 1200 (trang) Đáp số: 1200 trang - 1HS đọc bài giải

+ Nhân với số có hai chữ số

- Thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái.Tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Luyện từ và câu

Tiết 22. TÍNH TỪ I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được thế nào là tính từ (từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái, … (ND Ghi nhớ).

(3)

- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).

- Bồi dưỡng cho HS lòng kính trọng, yêu quý Bác Hồ, yêu quê hương đất nước.

* TTHCM: Bác Hồ là tấm gương sáng về phong cách giản dị.

II. Đồ dùng dạy - học

- Giáo viên: Máy tính, BGĐT

- Học sinh: Máy tính, điện thoại, sgk; vở bài tập III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV yc học sinh tìm kể các từ chỉ màu sắc - Nhận xét, đánh giá.

+ Những từ chỉ màu sắc vừa nêu thuộc loại từ gì? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cùng học bài hôm nay.

- GV chiếu tên bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20p)

Phần nhận xét:

Bài 1

- Gọi HS đọc truyện: Cậu HS ở Ác-boa và đọc phần chú giải.

+ Câu chuyện kể về ai?

- GV nhận xét, chốt: Kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.

- GV chuyển ý Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2

- Các em hãy đọc thầm truyện Cậu HS ở Ác-boa viết vào vở bài tập các từ trong mẩu truyện miêu tả các đặc điểm của người, vật.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt: Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i, chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm của sự vật được gọi là tính từ.

- GV chuyển ý Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Chiếu cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn . + Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ

- HS kể: Xanh, đỏ, xanh tươi, đỏ

thắm, ...

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc

- 1 HS đọc phần chú giải.

- Kể về nhà bác học Lu-i Pa-xtơ.

- Lắng nghe

- 1, 2 HS đọc

- HS làm bài vào vở bài tập nêu miệng kết quả

a) Tính tình, tư chất của Lu-xi: chăm chỉ, giỏi

b) Màu sắc của sự vật: trắng phau, xám

c) Hình dáng, kích thước, đặc điểm khác: nhỏ, con con, nhỏ bé, cổ kính, hiền hòa, nhăn nheo

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- 1 HS đọc thành tiếng

- Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.

(4)

nào?

+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi thế nào?

- Những từ ngữ vừa tìm được ở trên là tính từ.

+ Thế nào là tính từ?

b. Ghi nhớ: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người, vật được gọi là tính từ.

- Gọi HS đọc ghi nhớ - GV chuyển ý

3. Hoạt động luyện tập (6p)

Bài 1. Tìm tính từ trong đoạn văn sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Chiếu nội dung bài 1a, yêu cầu HS gạch chân dưới tính từ trong đoạn văn trên

- GV nhận xét, chốt đáp án.

*TTHCM: Qua hình ảnh của Bác cho thấy Bác là 1 người thế nào?

- Hình ảnh Bác luôn toát lên phẩm chất giản dị, đôn hậu.

- GV chuyển ý

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (9p) Bài 2.Hãy viết một câu có dùng tính từ - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Bạn em (người thân em) có đặc điểm tính tình như thế nào?

+ Tư chất của bạn, người thân em thế nào?

+ Hình dáng của bạn (người thân) em ra sao?

- Ở câu (a) các em đặt câu với những từ các em vừa tìm được. Ở câu (b) các em đặt câu với những từ miêu tả màu sắc, hình dáng, kích thước, các đặc điểm khác của sự vật.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.

- Gọi HS nêu câu mình đặt.

- Gợi dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi.

- Lắng nghe

- HS nêu theo ý hiểu - Lắng nghe, ghi nhớ.

- 3 HS đọc

- 2 HS nối tiếp nhau đọc

- HS làm bài, nêu miệng kết quả

a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng

b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh mảnh

- HS lắng nghe - HS nêu.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- ngoan, hiền, chăm chỉ, nhân hậu, ...

- thông minh, giỏi giang, khôn ngoan, ...

- Cao, thấp, to, gầy, lùn, ...

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS tự làm bài vào vở bài tập.

- 3, 4 HS nối tiếp nhau nêu câu của mình đặt:

+ Mẹ em là người nhân hậu.

+ Cô giáo em rất xinh.

+ Bạn Ngàn là người thấp nhất lớp

(5)

- Nhận xét, đánh giá.

- Yêu cầu HS nêu nhanh 10 tính từ

- Yêu cầu HS sưu tầm, chọn 1 đoạn văn, đoạn thơ mà em thích trong SGK. Tìm tính từ trong đoạn đó

em.

- HS nhận xét, đánh giá.

- 1, 2 HS trình bày - Lắng nghe, thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Tập làm văn

Tiết 21. MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (ND Ghi nhớ).

- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III).

- Giáo dục cho HS có thái độ đúng mực trong giao tiếp để đạt được mục đích giao tiếp

* TTHCM: (BT2- LT) Qua câu chuyện "Hai bàn tay" cảm phục Bác trong quá trình lao động cứu nước.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính, BGĐT

- HS: Máy tính, điện thoại, SGK, VBT III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Hãy nêu các chủ đề mà em đã trao đổi với người thân và đã thuyết phục được người thân đó

- GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu vào bài

2. HĐ hình thành kiến thức mới (15p) a. Nhận xét:

- Cho HS quan sát tranh.

+ Em biết gì qua bức tranh này?

Bài 1: Đọc truyện sau:

- Gọi HS đọc truyện Rùa và Thỏ. Cả lớp đọc thầm. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.

Bài 2:

+ Nêu phần mở bài của câu chuyện?

- 1, 2 HS nêu

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS quan sát tranh.

+ Đây là tranh minh hoạ truyện: Rùa và Thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ. Kết quả Rùa đã về đích trước Thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú.

- 2 HS đọc truyện. HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện

- MB: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ

(6)

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

+ Hãy so sánh hai cách mở bài?

=> Đó là hai cách mở bài trong bài văn KC.

+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?

b. Ghi nhớ

+ Thế nào là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp?

- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ

3. HĐ luyện tập, thực hành (15p) Bài 1: Đọc các mở bài sau và . . - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?

- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu và ND bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài

+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?

sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy.

- Chữa bài

- 1, 2 HS đọc yêu cầu - HS trả lời câu hỏi

+ Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện.

+ Còn cách mở bài thứ hai là: Không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể.

+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.

+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

- 1, 2 HS nêu

- HS đọc thầm phần ghi nhớ

- 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.

- 1, 2 HS đọc yêu cầu

+ 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 cách mở bài của truyện Rùa và Thỏ.

- Hs trả lời câu hỏi

+ Cách a: Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông.

+ Cách b/. c/ d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện.

- Lắng nghe

- 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.

- HS làm bài

+ Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê.

- Chữa bài

(7)

- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng.

* TTHCM: Bác Hồ là gương sáng về ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích. Qua câu chuyện "Hai bàn tay" chúng ta càng thêm cảm phục về ý chí, nghị lực của Bác trong quá trình tìm đường cứu nước.

4. HĐ vận dụng, trải ngiệm (5p)

+ Nêu lại 2 cách MB trong bài văn kể chuyện

- Yêu cầu HS trình bày 1 phút MB ở bài tập 2 theo cách MB trực tiếp

- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS

- HS liên hệ lòng biết ơn, noi gương theo tấm gương của Bác Hồ.

- Theo dõi.

- 1, 2 HS nêu - 2 HS trình bày - Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- BUỔI CHIỀU

Lịch sử

Tiết 11: CHÙA THỜI LÝ I. Yêu cầu cần đạt

- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý

- Hiểu được lịch sử, ý nghĩa của một số ngôi chùa. Sử dụng tranh ảnh, sách giáo khoa, để thảo luận nhiệm vụ tìm hiểu nội dung về chùa thời Lý và đạo Phật phát triển mạnh ở thời Lý.

- Yêu và tự hào, bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc. .

* GDBVMT: Vẻ đẹp của chùa, BVMT về ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Máy tính, BGĐt

- Học sinh: SGK,VBT, máy tính, điện thoại III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Cho HS quan sát một số hình ảnh về Phật, tượng phật, video lễ hội “chùa Keo” Thái Bình.

+ Những hình ảnh trên nói về tôn giáo (đạo) nào ở nước ta?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Trên đất nước ta hầu như làng nào cũng có chùa, chùa là nơi thờ Phật. Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm và đặc biệt phát triển dưới thời Lý. Vậy vì sao

- HS quan sát.

+ Đạo Phật - Ghi tên bài.

(8)

nhân dân ta lại tiếp thu đạo Phật? Dưới thời Lý thì đạo Phật phát triển thịnh đạt ra sao, chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay: Chùa thời Lý

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác. (5 phút) - GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo Phật ...rất thịnh đạt.

+ Đạo phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào

+ Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?

- GV kết luận: Vì giáo lý đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.

2.2. Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý ( 10 phút) - Cho HS trả lời câu hỏi:

+ Những sự việc nào cho thấy dưới thời Lý, đạo phật rất phát triển?

+ GV gọi Hs phát biểu ý kiến .

- GV kết luận: Đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo phật ,nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

2.3. Hoạt động 3: Chùa trong đời sống, sinh hoạt của nhân dân (5 phút)

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

- Chùa gắn với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta như thế nào?

- HS đọc: Đạo Phật ... thịnh đạt.

+ Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải biết thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau,giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật.

+ Vì giáo lý đạo phật phù hợp với nối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.

- HS trả lời câu hỏi.

- Đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo phật, nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

- Chùa mọc lên rất nhiều trong kinh thành, làng xã, năm 1031, triều đình bỏ

tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây.

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi

- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã,

(9)

- Gv kết luận: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã, nhân dân đến chùa để lễ phật, hội họp, vui chơi,..

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5 phút) - GV giới thiệu trò chơi: “Ai nhanh ai đúng”

- Gv hướng dẫn cách chơi: - Tổ chức học sinh chơi.

- Gv đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm, ( 8 phút)

- Cho HS trình bày tư liệu sưu tầm được và mô tả về một ngôi chùa.

- Khi đến các nơi có di sản văn hóa chúng ta có thái độ, hành vi gì ?

* Chùa thời Trần cũng rất phát triển.

Một trong những ngôi chùa được coi là Kinh đô Phật giáo của quốc gia Đại Việt đó là chùa Yên Tử

- Gv kết luận: Để giữ vẻ đẹp của chùa, chúng ta cần trân trọng, bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hoá của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường.

nhân dân đến chùa để lễ phật, hội họp, vui chơi,..

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS ch i.ơ

Học sinh điền dấu x vào ô sau những ý đúng:

+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.

+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.

+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã.

+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.

- HS trình bày tư liệu sưu tầm được, các tranh ảnh, tư liệu về các ngôi chùa thời Lý. VD : Chùa Một Cột, chùa Keo,..

- Tôn trọng nội quy nơi tham quan, không xả rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung, không có những hành vi xâm hại các di vật khu di tích lịch sử,…

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

……….

x x x

(10)

Hoạt động ngoài giờ Biết ơn thầy cô giáo I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu sưu tầm được một số bài thơ, bài hát thể hiện sự kính trọng, biết ơn của thầy cô

- Biết làm thơ, đọc thơ, vẽ tranh, hát - Hs có tác phong nhanh nhẹn.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Các bài thơ, bài hát, - HS: giấy màu, bút màu,…

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Hát và vận động theo bài hát: Bụi phấn

- GV kết nối giới thiệu bài 2. Khám phá (5p)

? Theo em để thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô chúng ta phải làm gì?

? Để biết ơn thầy cô giáo con phải làm gì ?

3. Trải nghiệm (25p)

- Tổ chức cho học sinh trình bày và sáng tác các bài hát, bài thơ, các tiết mục văn nghệ nói về thầy cô.

- Nhận xét khen ngợi học sinh.

4. HĐ vận dụng (2 phút)

- Sau khi tham gia các tiết mục đọc thơ, vẽ tranh, sưu tầm các bài thơ, bài hát các con cảm thấy như thế nào?

? Con có thích là một ca sĩ nhí không?

- GV GD HS tích cực sưu tầm các

- Hát cá nhân

- HS chia sẻ

- HS nêu

- HS tham gia

- HS chia sẻ

(11)

bài hát, bài thơ nói về bạn bè. - HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- KHOA HỌC

Tiết 21: Một số cách làm sạch nước I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…Nắm được quy trình sản xuất nước sạch.

- Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất còn tồn tại trong nước.

- Giáo dục HS biết sử dụng nước sạch, đun sôi nước để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.

* BVMT: HS có ý thức dùng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, BGĐT

- HS : SGK,VBT, máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt đông của giáo viên Hoạt đông của của học sinh 1. Hoạt động mở đầu(5 phút)

+ Nêu những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước?

+ Bản thân em đã làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- Yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung tranh.

=> Nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Để khắc phục và cải thiện nguồn nước sinh hoạt chúng ta cần làm gì? Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu nội dung này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

+ Do xả rác, phân nước thải bừa bãi...

+ HS nêu

+ Sử dụng nguồn nước chưa hợp vệ sinh...

- Lớp theo dõi.

(12)

mới (30phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số cách làm sạch nước

+ Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?

+ Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào?

- Gọi HS trình bày - GV nhận xét

=>Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau: Lọc nước, khử trùng nước, đun sôi nước.

Tác dụng của việc lọc nước: Tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước.

+ Để diệt vi khuẩn người ta có thể pha vào nước những chất khử trùng như nước gia- ven. Tuy nhiên, chất này thường làm cho nước có mùi hắc.

+ Đun nước cho tới khi sôi, để thêm 10 phút, phần lớn vi khuẩn chết hết. Nước bốc hơi mạnh, mùi thuốc khử trùng cũng hết.

=>GV chuyển ý: Làm nước sạch rất quan trọng. Sau đây chúng ta làm thí nghiệm làm sạch nước bằng phương pháp đơn giản.

Hoạt động 2: Thực hành lọc nước - GV tổ chức cho HS xem video lọc nước đơn giản.

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc?

+ Những cách làm sạch nước là: Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. Dùng bình lọc nước. Dùng bông lót ở phễu để lọc.

Dùng nước vôi trong. Dùng phèn chua.

Dùng than củi. Đun sôi nước.

+ Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người.

- HS trình bày.

- HS lắng nghe.

- Theo dõi.

- Theo dõi.

- HS xem video

- HS trả lời câu hỏi

+ Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát,.. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất.

+ Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch

(13)

+ Nước sau khi lọc đã uống được chưa?

Vì sao?

+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì?

+ Than bột có tác dụng gì?

+ Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì?

=> Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

- GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2: Nước được lấy từ nguồn như nước giếng, nước sông, … đưa vào trạm bơm đợt một. Sau đó chảy qua dàn khử sắt, bể lắng để loại chất sắt và những chất không hoà tan trong nước.

Tiếp tục qua bể lọc để loại các chất không tan trong nước. Rồi qua bể sát trùng và được dồn vào bể chứa. Sau đó nước chảy vào trạm bơm đợt hai để chảy về nơi cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.

- Gọi 2-3 HS mô tả.

=> Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng.

Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống

+ Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn

các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được.

+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi.

+ Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước.

+ Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước.

- HS theo dõi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS mô tả.

- Theo dõi.

+ Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống

(14)

giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?

+ Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì?

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (3 phút)

- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.

+ Có mấy cách làm sạch nước? Đó là những cách nào?

- Nhận xét.

* BVMT: Chúng ta phải làm gì để có nước sạch mà không bị ô nhiễm?

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2 phút)

+ Nêu 3 cách làm sạch nước của gia đình em

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

+ Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình.

Không để nước bẩn lẫn nước sạch.

- 2-3 HS đọc.

+ HS nêu.

+ HS nêu.

+ HS liên hệ trả lời.

- Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Ngày soạn: 10/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2021 Toán

Tiết 52: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. Vận dụng, trải nghiệm được phép nhân với số có hai chữ số vào tính giá trị biểu thức.

- Sử dụng được phép nhân với số có hai chữ số vào giải toán có lời văn. Trình bày được cách giải. Đưa ra được lời giải phù hợp cho bài toán.

- HS có ý thức tự giác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy – học - GV: Máy tính, BGĐT

- HS: Vở BT, bút, máy tính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu:(5p) - GV dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động luyện tập thực hành (15p) Bài 1: Đặt tính rồi tính:

- Hs lắng nghe

(15)

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Gv chốt kết quả, nhận xét

- Củng cố cách đặt tính và thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.

* Kết luận: Thực hiện Nhân theo thứ tự từ phải sang trái.Tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất

Bài 2

- Gv chiếu bài tập

- Gọi HS nêu nội dung từng dòng, từng cột trong bảng.

- Nhận xét, chốt đáp án, nêu cách tính giá trị của BT có chứa chữ.

* Kết luận:Khi thực hiện phép tính với BT có chứa chữ, ta chỉ việc thay giá trị tương ứng của m

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(20p) Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Bài cho biết gì?

- Bài hỏi gì?

- Muốn biết số lần tim người đó đập trong 24 giờ là bao nhiêu? Ta phải biết điều gì?

- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS Bài 4: Bài toán điều chỉnh:

13kg đường loại: 15000 đồng một kg 18kg đường loại: 18000 đồng một ki- lô-gam

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Muốn biết cửa hàng đó thu được bao nhiêu tiền ta phải biết gì?

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Yêu cầu HS nhận xét

- Hs làm bài và đọc kết quả

- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.

- 1 HS đọc.

- HS làm bài và đọc kết quả Đ/a:

m 3 30

m × 78 234 2340

- HS đọc đề bài.

- Tim người bình thường 1 phút đập 75 lần

- Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là bao nhiêu?

- Tìm 24 giờ có bao nhiêu phút

- Làm bài và đọc bài giải Bài giải

24 giờ có số phút là:

60 × 24 = 1440 (phút) Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:

75 × 1440 = 108 000 (lần) Đáp số: 108 000 lần

- 1 HS đọc đề bài.

+ Từng loại thu được bao nhiêu tiềngiải - HS làm bài cá nhân và đọc lời giải - Hs nhận xét

(16)

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 5

- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Bài cho biết gì?

- Bài hỏi gì?

- Muốn biết tổng số học sinh của trường là bao nhiêu, ta phải biết điều gì?

- YC Hs làm bài

- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS - Em học được kiến thức gì qua bài học hôm nay ?

* Kết luận: Qua tiết học hôm nay, chúng ta cần nắm chắc cách nhân với số có hai chữ số; vận dụng, trải nghiệm vào thực hiện tính giá trị biểu thức và giải toán có lời văn liên quan đến thực tế cuộc sống

- Hs đọc bài toán

+ Trường có 18 lớp; trong đó 12 lớp, mỗi lớp có 30 Hs; 6 lớp, mỗi lớp có 35 HS

+ Tổng số học sinh của trường là bao nhiêu?

- Số học sinh của 12 lớp?

- Số học sinh của 6 lớp?

- Hs làm bài và đọc lời giải Bài giải

Số học sinh của 12 lớp là:

30 × 12 = 360 (học sinh) Số học sinh của 6 lớp là:

35 × 6 = 210 (học sinh) Tổng số học sinh của trường là:

360 + 210 = 570 (học sinh) Đáp số: 570 học sinh

- Ghi nhớ cách nhân với số có 2 chữ số

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Tập đọc

Tiết 23. “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- HS có ý chí , nghị lực trong học tập và cuộc sống

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài - Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Đặt Yêu cầu cần đạt.

(17)

III. Đồ dùng dạy - học - GV: Máy tính, BGĐT

- HS: SGK, máy tính, điện thoại IV. Các hoạt động dạy – học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Nước ta có rất nhiều danh nhân tài giỏi, trong đó có Bạch Thái Bưởi. Sự nghiệp của ông, những thành công trong kinh doanh của ông luôn gắn với tinh thần dân tộc, thể hiện lòng tự hào dân tộc và cũng do biết phát huy tinh thần dân tộc, mà ông đã vượt qua những khó khăn, đưa BTB đến những thành công. Bài học hôm nay các em cùng tìm hiểu về nhà kinh doanh tài ba này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

a. Luyện đọc

- GV nêu cách chia đoạn.

- Yêu cầu HS luyện đọc nối đoạn:

+ Lần 1: theo dõi, hướng dẫn HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ + Lần 2: yêu cầu HS kết hợp giải nghĩa các từ khó có trong đoạn.

- Yêu cầu HS luyện đọc .

- GV đọc diễn cảm toàn bài, nhấn giọng những từ ngữ nói về nghị lực, tài trí của Bạch Thái Bưởi.

b. Tìm hiểu bài (10p)

* GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2:

+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?

+ Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?

+ Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí?

+ Ý chính đoạn 1, 2?

- GV nhận xét và chốt ý: những khó khăn, vất vả và ý chí vươn lên của BTB.

-Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe -Hs luyện đọc

- Hs lắng nghe

- - HS đọc thầm đoạn 1, 2

+ Mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch, được ăn học.

+ Đầu tiên, anh làm thư ký cho 1 hãng buôn. Sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ………

+ Có lúc mất trắng tay, không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.

- Bạch Thái Bưởi là người có chí.

(18)

* GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại + Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?

+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?

+ Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với chủ tàu nước ngoài là gì?

+ Theo em nhờ đâu Bạch Thái Bưởi thắng trong cuộc cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?

+ Tên những chiếc tàu của Bạch Thái Bưởi có ý nghĩa gì?

+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?

+ Theo em nhờ đâu mà ông thành công?

- GV nhận xét, chốt ý: Những thành công của BTB.

+ Nội dung chính của bài?

- GV chiếu nội dung bài, gọi 2 HS đọc.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (7p) - Yêu cầu HS đọc bài cả lớp tìm giọng đọc hay

- Hướng dẫn kỹ cách đọc 1 đoạn văn:

+ GV chiếu đoạn văn cần đọc diễn cảm (Bưởi mồ côi cha ……… anh vẫn không nản chí)

+ Yêu cầu trao đổi tìm cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng).

- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn .

- Cho HS thi đọc diễn cảm.

- Yêu cầu HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.

- GV nhận xét, tuyên dương

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3p) + Em học được điều gì từ Bạch Thái Bưởi?

- Nêu các tấm gương nghị lực mà em

- HS đọc thầm đoạn còn lại.

+ Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc.

+ Ông đã cho người ở các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi tàu ông dán dòng chữ

"Người ta thì đi tàu ta''

+ Khách đi tàu của ông ngày một nhiều. Nhiều chủ tàu phải bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi trông nom.

+ Ông đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc nơi người Việt

+ Đều mang tên nhân vật, địa danh lịch sử của dân tộc Việt Nam

+ Là những người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh, kinh doanh giỏi.

+ Nhờ có ý chí, nghị lực

- Ca ngợi Bạch Thái Bưởi có ý chí nghị lực vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng.

- 2 HS đọc.

- HS nối tiếp đọc đoạn trong bài ; HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.

- Hs lắng nghe .

- HS tìm từ ngữ cần nhấn giọng, chỗ ngắt nghỉ hơi.

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.

- HS đọc

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.

+ Ý chí vượt qua khó khăn, tinh thần yêu nước, …

+ Thầy Nguyễn Ngọc Ký, ...

(19)

biết trong cuộc sống hàng ngày.

- GV nhận xét tiết học. - Theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Ngày soạn: 10/11/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2021 Toán

TIẾT 53 : GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I. Yêu cầu cần đạt

- Nhận biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

- Vận dụng cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 vào giải bài tập có liên quan và bài toán gắn với thực tiễn cuộc sống.

- HS có ý thức tự giác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính, BGĐT

- HS: SGK, vở ô li, máy tính, điện thoại

III. Các ho t đ ng d y h c ch yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho Hs làm bài tập(Tính bằng cách thuận tiện nhất)

21345 4525

- Gọi HS nhận xét

- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV hướng dẫn vào bài: Vừa rồi cô trò chúng mình cùng nhau ôn tập lại kiến thức nhân nhẩm một số với 10. Để nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 như thế nào, cô trò chúng ta cùng đi học bài ngày hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12p)

2.1. Phép nhân 27 11 (trường hợp tổng 2 chữ số < 10)

- GV nêu: 27 11

- Yêu cầu HS đặt tính và tính:

27

- HS lắng nghe.

- HS đọc kết quả

Đáp án: 21345 = (25) 134 = 10134 = 1340 4525 = 45(25) = 4510 = 450 - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát. 2HS nêu lại phép tính.

- HS đặt tính rồi tính.

(20)

11 27 27 297

+ Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân?

+ Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân và số 27?

+ Khi nhân nhẩm 27 với 11 ta làm như thế nào?

- GV: Khi cộng tích riêng của phép nhân 27 11 với nhau ta chỉ cần cộng 2 chữ số 2 và 7 bằng 9 rồi viết 9 vào giữa 2 và 7.

- Yêu cầu HS nhẩm: 61 11.

2.2. Phép nhân 48 11 (trường hợp tổng hai chữ số > 10)

- VD: 48 11

- Yêu cầu HS đặt tính và tính.

48

1 1

4 8

48

528

- Gọi HS nhận xét.

+ Em có nhận xét gì về 2 tích riêng của phép nhân trên?

+ Nêu rõ cách cộng hai tích riêng?

- VD: 57 11 - Gọi HS nhận xét.

- Yêu cầu HS rút ra nhận xét về cách nhân nhẩm này.

- GV nhận xét, nêu lại cách nhân nhẩm.

* Kết luận: GV chốt lại cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 (trường hợp tổng 2 chữ số bé < 10 và trường hợp tổng hai chữ số > 10)

- HS làm bài và đọc kết quả

+ Hai tích riêng của phép nhân bằng nhau.

+ Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng của 2 chữ số của nó vào giữa.

+ HS tự nêu.

- HS lắng nghe. 2HS nêu lại.

- HS thực hiện.

- HS quan sát. 1HS đọc lại phép tính.

- HS thực hiện làm ra nháp.

- HS lớp nhận xét.

+ Hai tích riêng bằng nhau.

+ HS nêu.

- 1HS thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS nhận xét rút ra cách nhân nhẩm.

- HS lắng nghe, nhắc lại kiến thức.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

- HS đọc kết quả 34 × 11 = 374 11 × 95 = 1045 82 × 11 = 902

(21)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (13p)

Bài 1/T71: Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

-HS thực hiện làm bài - Gọi HS đọc kết quả

- Gọi HS nhận xét và nêu cách tính nhẩm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, củng cố cách tính nhẩm.

Bài 2/T71: Tìm x

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS xác định vai trò của x trong mỗi phép tính.

-Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV chốt lại bài giải đúng và củng cố cách làm.

- GV: Chốt cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 khi tìm thành phần chưa biết 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

Bài 3/T71:

- Gọi HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS tóm tắt bài, nêu cách giải.

- GV hướng dẫn HS làm bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở

- GV khuyến khích HS tìm thêm được cách giải khác.

- HS nhận xét, nêu lại cách tính nhẩm.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự xác định.

- HS làm vào vở ô li và đọc kết quả - Nhận xét, bổ sung nếu sai.

a) x : 11 = 25 b) x : 11 = 78 x = 25×11 x = 78 ×11 x = 275 x = 858

- HS lắng nghe.

- 2HS đọc yêu cầu bài.

- 1HS tóm tắt bài toán.

Tóm tắt:

Khối 4: 17 hàng 1 hàng: 14 HS Khối 5: 15 hàng 1 hàng: 11 HS Cả 2 khối: ... HS?

- HS theo dõi.

- HS làm vào vở ô li và đọc lời giải Bài giải

C1: Khối bốn có tất cả số học sinh là:

17 × 11 = 187 (học sinh) Khối năm có số học sinh là:

15 × 11 = 165 (học sinh) Cả hai khối có số học sinh là:

187 + 165 = 352 (học sinh) Đáp số: 352 học sinh

C2: Cả hai khối có số hàng là:

17 + 15 = 32 (hàng) Cả hai khối có số học sinh là:

32 × 11 = 352 (học sinh) Đáp số: 352 học sinh.

- HS nhận xét, chữa bài.

(22)

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt các cách giải đúng.

Bài 4/T71:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi Hs nhận xét.

+ Dựa vào đâu mà em đưa ra được các kết quả đó?

+ Em hãy nêu cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củng cố lại kiến thức.

- Nhận xét tiết học. Về nhà vận dụng tốt kiến thức vừa ôn tập vào thực tế cuộc sống.

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài và đọc kết quả

a) S b) Đ c) S d) S - HS nhận xét.

+ Dựa vào cách nhân nhẩm với 11.

+ 2HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

……….

--- Chính tả (Nghe – viết)

Tiết 10. NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC I. Yêu cầu cần đạt

- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.

- Làm đúng bài tập 2a/b.

- Giáo dục học sinh yêu thương, kính trọng những chiến sĩ công an. Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất của người giàu ý chí, nghị lực.

* GDQP: Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: máy tính, BGĐT

- HS: SGK, vở ô li, máy tính, điện thoại.

III. Ho t đ ng d y - h c

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (3p)

- GV cho HS quan sát ảnh họa sĩ Lê Duy Ứng

+ Đây là ai? Em biết gì về ông?

- HS quan sát.

- HS trả lời.

(23)

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài: Trong thời kì kháng chiến, mỗi người dân có cách thể hiện tình yêu đất nước theo cách riêng. Hạo sĩ Lê Duy Ứng - đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, họa sĩ, nhà điêu khắc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ông nổi tiếng vì đã vẽ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh bằng máu của mình khi đã bị thương mù cả hai mắt ngay trên chiến trường. Bài chính tả hôm nay sẽ giúp các con hiểu rõ hơn điều đó và làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc uơn/

uơng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (5 p)

- Gọi HS đọc bài chính tả 1 lượt.

+ Đoạn văn viết về ai?

+ Câu chuyện về Lê Duy ứng kể chuyện gì cảm động?

* GDQP: Câu chuyện ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an.

- Cho HS tìm những từ dễ viết sai viết vào nháp.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20 p) a. Nghe viết chính tả

- GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt.

- GV nhận xét.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả - GV mời HS đọc yêu cầu của phần b - GV yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng:

- Lời giải đúng: vươn lên – chán chường – thương trường – khai trường – đường thuỷ – thịnh vượng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

- Yêu cầu HS tìm từ có chứa âm tr/ ch.

- Yêu cầu viết từ.

- Ghi tên bài.

- 1 HS đọc.

+ Viết về họa sĩ Lê Duy ứng

+ Ông đã vẽ bức chân dung Bác Hồ bằng máu chảy từ đôi mắt bị thương của mình

- HS theo dõi.

- HS nêu từ luyện viết vào vở nháp.

- HS nghe – viết.

.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS làm bài và đọc kết quả - 1 HS đọc lại đoạn văn.

- Hs tìm từ và đọc kết quả

+ tra tấn, kiểm tra, trường học, trung thành, thị trấn, …

+ chung thủy, chăm chỉ, chị gái, chung cư, cái chậu, …

(24)

- GV nhận xét tuyên dương

- Yêu cầu HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ về vật có chứa vần ươn/ ương - Nhận xét giờ học, dặn dò HS.

- 2- 3 HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Luyện từ và câu

Tiết 23. MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. Yêu cầu cần đạt

- HS được phát triển ngôn ngữ, biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người.

- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1).Hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2).- Điền đúng một số từ ngữ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3).- Hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4).

- Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất của người giàu ý chí, nghị lực.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính, BGĐT

- HS: SGK, VBT, máy rính, điện thoại.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5p) - Gv cho hs quan sát tranh - Bức tranh vẽ gì?

- GV chốt: Các bức tranh cho thấy các nhân vật rất giàu ý chí và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.

- GV giới thiệu bài: Để giúp các em biết thêm được về những điều này , chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới và luyện tập, thực hành (30p) Bài 1- SGK trang 118 – Xếp các từ có tiếng chí vào hai nhóm trong bảng.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV tổ chức cho HS làm bài - Gọi HS đọc kết quả

- Hs quan sát - Hs trả lời -Hs lắng nghe

- HS đọc.

- HS xếp các từ.

- HS đọc từ:

(25)

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

* GVKL: Các em đã được mở rộng thêm một số từ nói về ý chí: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công, ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí. Vậy từ nghị lực có nghĩa thế nào, chúng ta tìm hiểu sang bài tiếp theo.

Bài 2- SGK trang 118 - Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ nghị lực - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Cho HS làm việc cá nhân

- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.

- GV nhận xét, chốt lại: dòng b nêu đúng nghĩa của từ “nghị lực”

+ Nghĩa còn lại là từ nào?

* GVKL: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn đó chính là nghĩa của từ nghị lực.

Bài 3 – SGK trang 118 - Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng) để điền ô trống:

- GV nêu yêu cầu của bài tập; nhắc HS lưu ý: cần điền 6 từ đã cho vào 6 chỗ trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa.

- GV yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu HS trình bày.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:

nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.

+ Đoạn văn có nội dung là gì?

* GVKL: Mỗi từ đều diễn đạt một nghĩa khác nhau. Chúng ta cần xem xét, tìm hiểu nghĩa để vận dụng, trải nghiệm đúng và phù hợp trong mọi tình huống.

+ Chí có nghĩa là rất, hết sức: chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.

+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp : ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Suy nghĩ, trình bày ý kiến.

- 1-2 HS phát biểu ý kiến:

+ Đáp án b.

- Cả lớp nhận xét.

a) kiên trì c) kiên cố d) chí tình, chí nghĩa - HS theo dõi.

- Hs đọc yêu cầu

- HS làm bài

- HS đọc đoạn văn.

- Nhận xét và thống nhất đáp án đúng.

+ Đoạn văn nói về ý chí, nghị lực của cậu bé Nguyễn Ngọc Ký.

(26)

Bài 4 – SGK trang 118: Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên người ta điều gì?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Cho HS tìm ý nghĩa của các câu tục ngữ.

- GV giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ:

a) Lửa thử vàng gian nan thử sức…:

vàng phải thử trong lửa mới biết vàng thật hay vàng giả. Người phải thử thách trong gian nan mới biết nghị lực, tài năng.

b) Nước lã mà vã nên hồ ..: từ nước lã mà làm thành hồ (bột loãng hoặc vữa xây nhà), từ tay không (không có gì) mà dựng nổi cơ đồ mới thật giỏi giang, ngoan cường.

c) Có vất vả mới thanh nhàn…: phải vất vả lao động mới gặt hái được thành công. Không thể tự dưng mà thành đạt, được kính trọng, có người hầu hạ, cầm tàn che lọng cho.

- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.

- Yêu cầu HS đặt câu với những câu thành ngữ và tục ngữ đó.

* GVKL: Các câu tục ngữ khuyên chúng ta dù ở bất cứ hoàn cảnh gian nan, vất vả nào, cũng cần phải quyết tâm vượt qua mọi thử thách sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Nêu những tấm gương trong thực tế mà em biết về tinh thần giàu ý chí, nghị lực?

+ Ở địa phương em có những tấm gương nào?

- GV nhận xét.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS đọc thầm lại 3 câu tục ngữ.

- Từ việc nắm nghĩa đen của từng câu tục ngữ, HS phát biểu về lời khuyên nhủ gửi gắm trong mỗi câu:

a) Lửa thử vàng gian nan thử sức:

Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn.

b) Nước lã mà vã nên hồ ...: Đừng sợ bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Những người tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục.

c) Có vất vả mới thanh nhàn…: Phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt

- HS đặt câu với những câu thành ngữ và tục ngữ đó: Lúc dì em gặp khó khăn, mọi người thường động viên “Có vất vả mới thanh nhàn” con ạ.

+ Nguyễn Sơn Lâm chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ. Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào lọ làm đèn học,...

+ 1 HS nêu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

(27)

………

………

--- Ngày soạn: 10/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2021 Toán

TIẾT 54: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS:

- Nhận biết cách thực hiện nhân với số có ba chữ số.

- Vận dụng cách nhân với số có ba chữ số để tính được giá trị biểu thức và giải bài toán gắn với thực tiễn cuộc sống.

- HS có ý thức tự giác khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, BGĐT

- HS: SGK, vở ô li, máy tính, điện thoại.

III. Các ho t đ ng d y h c ch yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt độngmở đầu: (5p)

- GV tổ chức trò chơi: Hộp quà thần kì.

- GV phổ biến cách chơi:

+ Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- GV: Khi nhân số có nhiều chữ số với số có hai chữ số ta thực hiện tìm hai tích riêng rồi cộng các tích riêng. Nếu nhân với số có ba chữ số phải làm như thế nào thì chúng ta sẽ cùng học bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12p)

- GV viết phép nhân: 164 123 + Nhận xét 2 thừa số?

- Yêu cầu HS áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để thực hiện tính.

+ Vậy 164 123 bằng bao nhiêu?

- GV nêu vấn đề: Để tính 164 123 theo cách trên chúng ta phải thực hiện 3 phép nhân164 100, 164 20, 164 3 sau đó thực hiện một phép tính cộng 3 số 16 400 + 3280 + 492 như vậy rất mất thời gian.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia chơi:

52 × 12 = 624 32 × 25 = 800 123× 31 = 3813

+ Nhân số có hai; ba chữ số với số có hai chữ số.

- 2HS lắng nghe.

- 2HS đọc phép nhân.

+ HS nêu nhận xét.

- HS làm ra nháp và đọc kết quả 164 123

= 164 (100 + 20 + 3)

= 164 100 + 164 20 + 164 3

= 16400 + 3280 + 492

= 20172

+ HS: 164 123 = 20172.

- HS lắng nghe.

(28)

Để tránh thực hiện nhiều bước tính trên chúng ta có thể đặt tính.

- GV hướng dẫn HS đặt tính.

164

× 123 492

328

16 4 20172- YC HS làm bài và nhận xét. + Nhận xét về cách viết các tích riêng? + Nêu các bước thực hiện phép nhân? - GV nhận xét, chốt kết quả. - GV viết VD: 251 × 132 - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. * Kết luận: Khi nhân với số có ba chữ số, ta thực hiện tìm ba tích riêng (nhân từ phải sang trái) sau đó cộng các tích riêng lại với nhau. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (8p) Bài 1/T73: Đặt tính rồi tính. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - Gọi HS nhận xét. - GV chốt kết quả đúng. * Kết luận: Khi thực hiện nhân với số có ba chữ số tìm ba tích riêng rồi cộng các tích riêng lại với nhau. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p) - HS theo dõi thực hiện đặt tính..  492 gọi là tích riêng thứ nhất.  328 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột là 328 chục, nếu viết đầy đủ phải là 3280.  164 gọi là tích riêng thứ ba. Tích riêng thứ ba được viết lùi sang bên trái một cột là 164 trăm, nếu viết đầy đủ phải là 16400. + 2HS nêu lại. - HS lắng nghe - HS làm ra nháp - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - 1HS đọc yêu cầu bài. - HS tự làm bài và đọc kết quả 248 1163 3124

× 321 × 125 × 213

248 5815 9372

496 2326 3124

744 1163 6248

79608 145375 665412 - HS nhận xét, chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài ra vở ô li.

(29)

Bài 2/T73: Viết giá trị của biểu thức ...

- Gọi HS lên làm bài - Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài. Củng cố cách tính giá trị của biểu thức.

Bài 3/T73:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt và nêu cách giải?

- Yêu cầu HS lên làm bài ra vở.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, củng cố kiến thức tuyên dương HS

+ Bài học hôm nay chúng ta được học kiến thức gì?

+ Nêu các bước thực hiện nhân với số có ba chữ số?

+ Cần lưu ý gì khi viết các tích riêng?

- Nhắc HS hoàn thành bài tập, vận dụng tốt nhân số với số có ba chữ số vào các dạng bài và cuộc sống hàng ngày.

- HS đọc kết quả.

- HS nh n xét l p thống nhất kết qu .

a 262 262 263

130

131 131

a × b 34060 34322 34453 - HS chữa bài.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

+ Mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 1225m.

+ Tính diện tích mảnh vườn?

- HS tự tóm tắt bài và nêu cách giải.

- Hs làm bài và đọc lời giải Tóm tắt

Mảnh vườn hình vuông cạnh: 125m Diện tích mảnh vườn :...m2 ? - HS làm bài.

Bài giải

Diện tích mảnh vườn hình vuông là:

125 × 125 = 15625 (m2) Đáp số: 15625m2 - HS nhận xét.

+ Nhân với số có ba chữ số.

+ 2HS nêu lại cách tính.

+ 1HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

………

--- Kể chuyện

Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE - ĐÃ ĐỌC I. Yêu cầu cần đạt

(30)

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- Giáo dục học sinh biết vượt qua khó khăn, có nghị lực, vươn lên trong cuộc sống.

* TTHCM: Qua câu chuyện Hai bàn tay, HS nêu được: Bác Hồ là tấm gương sáng về ý chí, nghị lực vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Máy tính,BGĐT

- HS: SGK, máy tính, điện thoại.

III. Ho t đ ng d y h c

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi:

Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký?

- GV nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

* Phân tích đề bài, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học ( 13 phút) Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.

+ Bài yêu cầu em làm gì? Kể về đối tượng nào?

+ Em biết những nhân vật nào có nghị lực trong cuộc sống?

- Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK.

- Lưu ý: HS chọn kể những câu chuyện về nghị lực của Bác trong thời gian đi tìm đường cứu nước.

- Gọi HS giới thiệu tên câu chuyện mình định kể.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Kể chuyện (17 phút)

a. Kể trong nhóm

- Yêu cầu HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện

- GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn + Khuyến khích HS kể những câu chuyện ngoài sách

+ Lưu ý HS kể câu chuyện phải kể có đầu,

- 2 HS kể và trả lời câu hỏi - Lớp theo dõi, nhận xét.

- HS đọc đề bài.

+ Kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.

+ Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Lương Định Của, Nguyễn Hiền, Nguyễn Ngọc Ký …

- HS đọc lần lượt.

- HS giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình.

- Hs thực hiện

(31)

có kết thúc theo lối mở rộng. Nói với bạn về nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.

b. Thi kể

- Tổ chức cho HS thi kể chuyện

- GV chiếu lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện:

+ Nội dung câu chuyện có đầu, có cuối có mới, có hay không?

+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)

+ Khả năng hiểu truyện của người

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài.... Tìm thêm những truyện tương tự trong

Ñeà baøi : Keå chuyeän veàø moät cuoäc du lòch hoaëc caém traïi maø em ñöôïc tham gia..

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

* Ñeà baøi : Keå chuyeän veà moät laàn em ñöôïc ñi thaêm caûnh ñeïp ôû ñòa phöông em hoaëc ôû nôi khaùc?. * Gôïi yù 1: Xaùc ñònh roõ caûnh ñeïp maø em ñeán

 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.. - Lai tạo