• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết 2

Bài 2: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (Tiết 1)

I . Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức

- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì 2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng day học:

-Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác, về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động..

-Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống hàng ngày.

b. Kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi việc làm thể hiện đức tính, hành vi thể hiện siêng năng ,kiên trì

3. Thái độ

- Giáo dục đạo đức: Yêu thương, tôn trọng, hợp tác

- Qúi trọng những người siêng năng kiên trì, không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng hay nản lòng, làm không đến nơi đến chốn....

4. Những năng lực cơ bản cần đạt ở học sinh.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tư duy phê phán, II.Tài liệu phương tiện:

- Soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

- SGK, tư liệu tham khảo...

- Các mẩu chuyện tư liệu tham khảo.

III.Phương pháp và kĩ thật dạy học:

1. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm.

- Giải quyết tình huống.

- Tổ chức trò chơi.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Kĩ thuật phòng tranh.

Ngày soạn: 11 / 9/ 2020

(2)

- Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”

IV.Tiến trình bài dạy 1.Ổn định tổ chức :(1’)

Lớp Ngày dạy Sĩ số (vắng )

6A 19 / 9 / 2020

6B 16 / 9 / 2020

6C 18 / 9 / 2020 2. Kiểm tra bài cũ: (4’)

(?) Sức khoẻ có vai trò như thế nào trong cuộc sống con người? Em phải làm gì để giữ gìn sức khoẻ?

- HS: Sức khoẻ là vốn quý - giúp con người học tập, lao động có hiệu quả và sống lạc quan.

- Giữ gìn VS, ăn uống điều độ, luyện tập TDTT, phòng & chữa bệnh...) (?) Hãy liên hệ thực tế ( trường, lớp, địa phương) về những nội dung trên?

- HS liên hệ được sâu - hạn chế của địa phương).

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

Nhà cô Mai có hai người con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong gia đình đều do ba mẹ con cô cô xoay xở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh em còn rất cần cù, chịu khó.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’)

- Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì qua truyện đọc - Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV: Gọi 1 đến 2 đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ” cho cả lớp cùng nghe và dùng bút gạch chân những chi tiết cần lưu ý trong câu truyện (trước khi giáo viên đặt câu hỏi)

? GV: tổ chức HS thảo luận nhóm(3')

1.Truyện đọc:

“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”

(3)

Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 câu hỏi sau:

Nhóm 1

Câu 1. Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng?

HS: Trả lời theo phần gạch chân trong SGK.

GV bổ sung thêm: Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.

Nhóm 2

Câu 2. Bác đã tự học như thế nào?

HS: Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm)

Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học;...

GV: Nhận xét... cho điểm Nhóm 3

Câu 3 Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?

HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17- 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.

- HS các nhóm cử đại diện trả lời.

GV nhận xét và bổ sung

Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...

GV: Nhận xét và cho học sinh ghi.

* KL.

- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.

- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là liêm khiết, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tính liêm khiết ntn

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

(4)

GV: Cho hs thảo luận nhóm đôi các nội dung:

? Các em cần phải làm gì thể hiện tính siêng năng, kiên trì trong lao động?

-Cần phải tự giác, không ngại khó sợ khổ

? Hãy kể những tấm gương siêng năng, kiên trì trong học tập, trong lao động mà em biết ở cuộc sống đời thường?

- Giới thiệu: Giáo sư Tôn Thất Tùng đã dày công mổ xẻ hàng nghìn tử thi để tìm ra phương pháp cắt gan hiện đại, trở thành nhà phẫu thuật nổi tiếng thế giới; Nhà nông học Lương Đình Của say mê, miệt mài nghiên cứu trên đồng ruộng đã tạo ra cho nhà nước biết bao giống lúa mới có năng suất cao; Đặng Thái Sơn nhờ có sự chăm chỉ luyện tập mà trở thành nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng thế giới; Lê Quý Đôn ( nhà bác học), Môda (thiên tài âm nhạc), Beethoven ( thiên tài âm nhạc bất hạnh - điếc...)

- Giới thiệu bức tranh của bác sĩ nông học L.Đ.Của - Anh hùng lao động.

? Nhờ đâu mà những nhân vật trên có được những thành công cho mình?

- Nhờ siêng năng, kiên trì.

? Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?

HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.

GV chuyển ý: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì.

? Vậy em hiểu thế nào là siêng

2. Nội dung bài học.

a. Siêng năng, kiên trì.

- Siêng năng là phẩm chất đạo đức của con người. Là sự cần cù, tự giác, miệt mài, thường xuyên, đều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến

(5)

năng?

? Vậy em hiểu thế nào là Kiên trì?

cùng dù có gặp khó khăn, gian khổ

* Hoạt động 4: Thực hành ứng dụng (10’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc siêng năng, kiên trì và thiếu, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính liêm khiết. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

* Bài tập ứng dụng.

HS: Làm bài tập trắc nghiệm sau: (đánh dấu x vào ý kiến mà em đồng ý):

Người siêng năng

- Là người yêu lao động.

- Miệt mài trong công việc.

- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.

- làm việc thường xuyên, đều đặn.

- Làm tốt công việc không cần khen thưởng.

- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.

- Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.

- Học bài quá nửa đêm.

GV: Sau khi học sinh trả lời, gv phân tích và lấy ví dụ cho học sinh hiểu.

HS: Lắng nghe và phát biểu thế nào là siêng năng, kiên trì 4. Củng cố bài ( 3/)

GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại phần nội dung bài học.

5.Hướng dẫn về nhà . ( 1).

- Học sinh về nhà làm bài tập a, b trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị tiếp bài “ Siêng năng, kiên trì” để giờ sau học tiếp.

V. Rút kinh nghiệm :

...

...

Tổ trưởng duyệt

Ngày 14 tháng 9 năm 2020

(6)

Vũ Thị Nhung

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập - Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động cùng bạn

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập; tự đánh giá bản thân trong mối quan hệ với gia đình; biết bảy tỏ sự quan

- Cách học của Lâm không tốt vì bạn chưa tự giác làm bài tập, gặp bài tập khó, thì không suy nghĩ mà chép lời giải ở phần hướng dẫn.

- Em thấy sự siêng năng, kiên trì của Hoa đã đem lại kết quả: trình độ tiếng Anh của Hoa tiến bộ rõ rệt. Vân có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được

Em rút ra bài học qua 2 bài thơ trên đó là cần có sự kiên trì, siêng năng mới có thể trải qua khó khăn thử thách để có thể có được thành công... Phương án nào dưới đây

- Biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì là: hình 1, 4, bởi vì những hình ảnh này đều cho thấy mọi người đều chưa có ý chí quyết tâm, chăm chỉ hoàn thành công

Nhằm thực hiện chiến địch “Kiên trì không bỏ cuộc” do cô giáo bộ môn Giáo dục công dân phát động, tập thể lớp 6H chúng em xin viết bản cam kết này để thực hiện nhiệm vụ: