• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22

Ngày soạn:10/4/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2020

BUỔI SÁNG Tập đọc

TIẾT 42: SẦU RIÊNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm và trả lời các câu hỏi liên qua đến nội dung bài

* KNS: Hiểu được giá trị của trái sầu riêng và biết trân trọng công sức của người lao động

3. Thái độ : Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học

1.GV: Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

- Tranh SGK 2. HS: SGK

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: Bè xuôi sông La - Kiểm tra HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm bài đọc

- Yêu cầu HS xem tranh minh họa chủ điểm

- Tranh vẽ những cảnh gì?

- Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu chủ điểm mới Vẻ đẹp muôn màu.

- Cho HS xem tranh SGK: ảnh chụp cây gì?

- Bài đọc mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em về cây sầu riêng một loài cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương hoa, về dáng dấp của thân, lá, cành.

- 2 HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe - Quan sát tranh.

- Cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền,.. của đất nước.

- Lắng nghe.

- Cây sầu riêng

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

(2)

2. Bài mới a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- Gợi ý HS chia đoạn.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 1.

- HD đọc đúng: quyến rũ, vảy cá, lác đác, khẳng khiu.

- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2.

- HD giải nghĩa từ mới trong bài: mật ong già hạn, hoa đậu từng chùm, hao hao giống, mùa trái rộ, đam mê,…

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp lần 3.

- Nhận xét tuyên dương

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu toàn bài.

b. Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

+ Miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng, quả sầu riêng, dáng cây sầu riêng?

+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng?

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- 3 đoạn.

- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 1.

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2.

- Đọc chú giải nghĩa SGK.

- Đọc nối tiếp

- Luyện đọc theo cặp.

- 1 HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.

- Lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn, bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Đặc sản của miền Nam.

+ Hoa: trổ vào cuối năm; thơm ngát như hương cau, hương bưởi; đậu thành từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

. Quả: lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến; mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn; vị ngọt đến đam mê.

. Dáng cây: thân khẳng khiu, cao vút, càng ngang thẳng đuột; lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng là héo.

. Sầu riêng là loại trái quí của miền Nam.

. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này...

. Khi trái chín, hương tòa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

- 3 HS đọc to trước lớp.

(3)

c. Đọc diễn cảm

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.

- Yêu cầu HS lắng nghe, tìm những từ ngữ cần nhấn giọng, cách đọc toàn bài.

- Kết luận giọng đọc, những từ ngữ cần nhấn giọng

- HD HS đọc diễn cảm 1 đoạn. GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm 3.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Cùng HS nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.

C. Củng cố - dặn dò - Hãy nêu nội dung bài ?

* KNS: Hiểu được giá trị của trái sầu riêng và biết trân trọng công sức của người lao động

- Nhận xét tiết học.

- Giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi; nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng: hết sức đặc biệt, thơm đậm, rất xa, lâu tan, ngào ngạt, thơm mùi thơm, béo cái béo, ngọt, kì lạ, thơm ngát, tỏa khắp vườn, tím ngắt, lủng lẳng, khẳng khiu, cao vút, thẳng đuột, dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn..

- Lắng nghe, đọc thầm theo.

- Luyện đọc trong nhóm 3.

- Vài HS thi đọc.

- Nhận xét, bình chọn.

- Nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây.

- Lắng nghe, thực hiện.

--- Tập đọc

TIẾT 43: CHỢ TẾT I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Học thuộc lòng một vài câu thơ yêu thích.

3.Thái độ: Hs yêu thích môn học.

* BVMT: HS hiểu cần giữ gìn môi trường sống trong dịp tết

* GT: HTL ở nhà. Dạy chính tả âm vần bài Sầu riêng

(4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV:- Bảng phụ, tranh trong SGK.

2. HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu đọc đoạn bài: Sầu riêng và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv yêu cầu đọc nối tiếp các khổ thơ - Quan sát, sửa sai

- Yêu cầu đọc chú giải.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c.Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm bài thơ để trả lời: Gv lần lượt đưa các câu hỏi để hs trả lời Gv KT

- Người các ấp đi chợ Tết trong khung cảnh đẹp thế nào ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Đọc thầm cả bài cho biết: Mỗi người đến chợ Tết với những dáng vẻ riêng ra sao ?

- Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có dáng vẻ gì chung ?

Gv tiểu kết bài.

- Tìm từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc của bài ?

- Nêu nội dung chính của bài ? - Ghi ý chính

d. Học thuộc lòng(8’) Về nhà học

* Dạy nội dung âm vần môn chính tả bài Sầu riêng

A. Bài cũ

- Nhận xét bài viết trước

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs nối tiếp đọc theo khổ thơ.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải - Hs đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm và trả lời câu hỏi:

- Mặt trời nhô lên đỏ dần, dải mây trắng, sương trắng rỏ đầu cành, núi đồi làm duyên, uốn mình trong chiếc áo the xanh.…

Khung cảnh nên thơ của chợ Tết - Những thằng cu áo đỏ: chạy lon xon.

Những cụ già: lom khom. Cô yếm thắm: che môi cười lặng lẽ. Em bé: nép đầu bên yếm mẹ.

- Ai ai cũng vui vẻ, phấn chấn trong không khí nhộn nhịp, tưng bừng của ngày Tết.

Cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê

- Trắng, đỏ, xanh, tím.

- Bức tranh giàu màu sắc và vô cùng sinh động của phiên chợ Tết vùng...

- Hs nhắc lại

- 2 học sinh lên bảng viết.

- Lớp viết vào giấy nháp.

(5)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2. Hướng dẫn viết chính tả a. Tìm hiêu nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn !

- Đoạn văn nói điều gì?

b. Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, khó viết - Yêu cầu học sinh viết lần lượt các từ đó!

- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.

c. Nghe viết chính tả : Gv hướng dẫn hs về nhà viết

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2a : Gọi học sinh đọc yêu cầu ! - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Gọi học sinh đọc bài của mình!

- Gọi học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét - kết luận lời giải đúng!

Bài 3: Tìm từ đúng chính tả:

+ Gạch những chữ không thích hợp.

+ Đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

- Nhận xét – tuyên dương

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có cảm nhận gì về chợ Tết ở miền trung du ?

*BVMT: GV liên hệ giáo dục Hs ý thức BVMT…

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe - 1 học sinh đọc - 1 học sinh nêu

3 – 4 học sinh nêu : trái quý, đặc biệt,

- Lắng nghe

- Lớp viết bài vào vở.

- Lớp soát lỗi chính tả.

- Điền vào chỗ chấm :

a) âm đầu l/n : Nên bé nào thấy đau/ bé gào lên nức nở.

b) Vần ut/uc : Lá trúc; bút nghiêng, bút chao

- 2 học sinh nhận xét - Lớp làm vào vở bài tập.

- Trúc xanh, cúc, lóng lánh, nên, vút, náo nức.

- 2 HS đọc

- Lắng nghe

Toán

TIẾT 101: QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ (Tiếp theo) I. Mục tiêu: Giúp HS

1. Kiến thức: - Biết cách quy đồng mẫu số hai phân số (trường hợp chọn một số cho trước làm MSC). Củng cố về quy đồng mẫu số hai phân số.

- HSNK làm thêm được bài

2.Kĩ năng: Thực hiện thành thạo quy đồng mẫu số các phân số 3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

(6)

*Giảm tải: Không làm ý c bài 1, ý c, d, e, g bài 2; bài 3.

II. Đồ dùng dạy học 1. GV: Bảng phụ 2. HS: VBT

III. Các hoat động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Hãy quy đồng mẫu số hai phân số.

3

152;

8 12

7 6

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Trong trường hợp một mẫu số chia hết cho mẫu số kia thì ta có thể chọn mẫu số của một phân số làm MSC. Tiết toán hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách qui đồng mẫu số ứng với trường hợp này.

2. Hướng dẫn QĐMS hai phân số

6 7

12 5

- GV viết hai phân số lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nêu đặc điểm của hai mẫu số?

- Yêu cầu HS tự quy đồng hai phân số.

- GV chốt lại cách quy đồng đúng và nhanh nhất là:

6 7=

2 6

2 7

=

12

14 và giữ nguyên phân số

12

5 Như vậy, quy đồng mẫu số các phân số 67125 được các phân số 1214125 - Nêu cách quy đồng mẫu số 2 phân số, trong đó mẫu số của 1 trong 2 phân số là MSC

3. Thực hành Bài 1

- 2 HS làm bài

- Lớp theo dõi và nhận xét - Lắng nghe

- HS nêu mẫu của phân số 125 chia hết cho mẫu của phân số

6 7

(12 : 6 = 2).

- HS làm nháp, hai HS có hai cách làm khác nhau lên sửa trên bảng.

6 7 =

2 6

2 7

=

12

14và giữ nguyên phân số 125

- HS nêu

+ Xác định MSC

+ Tìm thương của MSC và MS + Lấy thương tìm được nhân với cả tử và mẫu số của phân số kia. Giữ nguyên phân số có MS là MSC - HS làm cá nhân, 1 HS làm bảng.

(7)

- GV chốt :

9 7

3

2 ta có:

10 4

20 11=>

20 8

20 11;

25 9

75 16

=>

75 45

75 16

Bài 2

- Yêu cầu HS đọc đề và làm cá nhân.

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét và thống nhất đáp án:

5 4

12 5 =>

94 48

94 35;

8 3

24 19 =>

24 9

24 19 ;

15 8

16 11=>

240 128

240 165 ;

25 4

100 72 =>

100 16

100 72

C. Củng cố - dặn dò

- Cho HS nhắc lại nội dung giờ học.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập

- HS tự làm, nhận xét bài làm bảng và thống nhất đáp án.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét,chữa bài.

- 2 HS nhắc lại nội dung giờ học - HS lắng nghe và ghi nhớ.

_______________________________

Khoa học

TIẾT 41. Bài 43+44: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết được tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập.;...

- Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn.

2.Kĩ năng: - Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.

- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn.

*KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn

3.Thái độ; Yêu thích môn học

*BVMT: Cần phải làm gì để tiếng ồn không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khoẻ con người ?

*GT: HĐ trò chơi Làm nhạc cụ : Gv hướng dẫn hs tự thực hành ở nhà III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Tranh ảnh Sgk.

2. HS: SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

Nêu ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống?

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(8)

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu nhiệm vụ tiết học.

b. Các hoạt động

Hoạt động 1(5’): Nguồn gây tiếng ồn - Yêu cầu Hs quan sát hình Sgk.

- Nêu các loại tiếng ồn?

* Kết luận: Sgk

Hoạt động 2(15’): Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống

- Gv chia nhóm, yêu cầu thảo luận về tác hại và cách phòng chống tiếng ồn.

* Tác hại: ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây mất tập trung trong công việc, học tập

* Biện pháp: đóng cửa, bịt tai...

- Gv kết luận: Bạn cần biết

Hoạt động 3(10’): Những việc nên và không nên làm

- Gv chia nhóm, yêu cầu thảo luận tìm việc nên và không nên làm để góp phần chống tiếng ồn ở lớp, ở nhà, ...

- Gv nhận xét, kết luận.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

*BVMT: Cần phải làm gì để tiếng ồn không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khoẻ con người ?

- Nhận xét giờ học.

- Về thực hành phòng chống tiếng ồn có hại.

- Chuẩn bị bài sau.

Hoạt động cá nhân.

- Quan sát hình vẽ - Còi, la hét...

Hoạt động nhóm - Hs quan sát các hình Sgk 88.

- Thảo luận theo yêu cầu rồi ghi lại kết quả. Đại diện báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc.

- Thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs trả lời

--- Ngày soạn 11. 4.2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2020

BUỔI SÁNG Luyện từ và câu

TIẾT 41: CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. Mục tiêu: Giúp HS

- HS nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào?

Xác định được bộ phận VN trong các câu kể Ai thế nào? Biết đặt câu đúng mẫu.

Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.

- HSNK làm thêm được bài tập 2.

(9)

II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Trong tiết LTVC trước, chúng ta đã học kiểu câu kể Ai thế nào? và thực hành kể về các bạn trong tổ của em có sử dụng kiểu câu kể Ai thế nào? Sau đây chúng ta sẽ làm lại BT2 trong tiết LTVC trước: kể về các bạn trong tổ em, trong lời kể có sử dụng một số kiểu câu kể Ai thế nào?

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết LTVC trước, các em đã học về kiểu câu kể Ai thế nào? Bây giờ các em hãy cho biết: câu kể Ai thế nào?

gồm có những bộ phận nào? Các bộ phận ấy trả lời cho câu hỏi nào?

- Hôm nay, chúng ta đi sâu tìm hiểu vị ngữ của kiểu câu này.

2. Phần nhận xét

- Gọi HS đọc mục 1 trong phần nhận xét

- Đọc lại đoạn văn và giải thích các từ khó: Thần Thổ Địa hay còn gọi là Thổ Công là vị thần coi giữ đất đai ở một khu vực (theo quan niệm dân gian) người thông thạo mọi việc trong vùng.

- Chúng ta đã đọc đoạn văn, bây giờ các em hãy làm việc nhóm đôi để trả lời từng câu hỏi trong SGK

Bài 1

- Tìm câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn?

Bài 2

- Xác định chủ ngữ và vị ngữ của những câu vừa tìm được .

- Treo bảng phụ viết sẵn các câu kể, gọi HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT

- HS lần lượt lên bảng nêu theo câu hỏi của GV.

- 2 HS làm lại BT2

- Lắng nghe

- Câu kể Ai thế nào gồm 2 bộ phận:

chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì? con gì?); vị ngữ trả lời cho câu hỏi: thế nào?

- Lắng nghe

- 1 HS đọc to trước lớp

- HS lắng nghe, theo dõi trong SGK

- Làm việc nhóm đôi

- HS lần lượt nêu:

câu 1 - 2 - 4 - 6 - 7

- HS lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào VBT

. Câu 1: Về đêm, cảnh vật// thật im lìm.

. Câu 2: Sông// thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

(10)

Bài 3

- Vị ngữ trong các câu trên biểu thị nội dung gì?

- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK 3. Luyện tập

- Các em đã nắm được những đặc điểm cơ bản của VN trong câu kể Ai thế nào? Bây giờ chúng ta chuyển sang phần luyện tập, phân tích tìm hiểu VN trong câu kể Ai thế nào? ở một số câu văn, đoạn văn khác.

Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi (GT không làm)

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Các em đã biết kiểu câu kể Ai thế nào? là câu có vị ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật được nói đến ở CN. VN ấy thường do tính từ, động từ hoặc cụm TT, cụm ĐT tạo thành. Bây giờ mỗi em hãy tự đặt 3 câu kiểu Ai thế nào? nói về những cây hoa mà em yêu thích

- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT - Gọi HS đọc đoạn văn mình tả - Cùng HS nhận xét, tuyên dương những HS có câu đặt đúng và hay.

- Chốt lại: Như vậy, qua thực hành BT2, các em không những hiểu được

. Câu 4: Ông Ba// trầm ngâm.

. Câu 6: Trái lại, ông Sáu// rất sôi nổi.

. Câu 7: Ông// hệt như thần thổ địa của vùng này.

- HS lần lượt trả lời

VN trong câu biểu thị

. Câu 1: trạng thái của sự vật (cảnh vật) (cụm TT tạo thành)

. Câu 2: trạng thái của sự vật (sông) - cụm ĐT

. Câu 4: trạng thái của người (ông Ba) - ĐT

. Câu 6: trạng thái của người (ông Sáu) - cụm TT

. Câu 7: đặc điểm của người (ông Sáu) - cụm TT

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu - Lắng nghe

- Tự làm bài

- Lần lượt đọc trước lớp - Nhận xét

- Lắng nghe

(11)

đặc điểm của VN trong câu kể Ai thế nào? mà các em còn biết tạo lập kiểu câu Ai thế nào? theo những chủ đề cho trước.

CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?

I. Mục tiêu: Ở tiết học này

1. Kiến thức:Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận của Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? (ND Ghi nhớ).

2. Kĩ năng: Nhận biết được câu câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn khoảng 5 câu, trong đo có câu kể Ai thế nào? (BT2).

- HSNK làm thêm được bài tập 2.

3. Thái độ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học

1. GV:Bảng phụ.

2. HS: VBT

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Tiết LTVC trước, các em đã tìm hiểu về bộ phận VN trong kiểu câu kể Ai thế nào?. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu tiếp về bộ phận CN trong kiểu câu này.

2. Phần nhận xét Bài 1

- Gọi HS đọc nội dung bài tập.

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi, tìm các câu kể trong đoạn văn trên.

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

Kết luận Các câu 1 - 2 - 4 - 5 là các câu kể Ai thế nào?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Các em hãy xác định CN của những câu văn vừa tìm được.

- Dán bảng 2 bảng nhóm đã viết 4 câu văn, gọi HS lên bảng gạch dưới bằng phấn màu bộ phân CN trong mỗi câu.

- 1 HS đọc nội dung bài tập.

- Làm việc nhóm đôi.

- Lần lượt phát biểu ý kiến.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Tự làm bài.

- HS lần lượt lên bảng xác định bộ phận CN.

1. Hà Nội tưng bừng màu đỏ.

2. Cả một vùng trời bát ngát cờ, đèn và hoa.

4. Các cụ già vẻ mặt nghiêm trang.

5. Những cô gái thủ đô hớn hở, áo màu rực rỡ.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho biết sự vật sẽ được thông báo về đặc điểm, tính chất ở VN.

- CN trong câu 1 là một từ, CN trong các câu còn lại là một ngữ.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

(12)

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- CN trong các câu trên cho biết điều gì?

- CN nào là một từ, CN nào là một ngữ?

Kết luận: CN của các câu đều chỉ sự vật có đặc điểm, tính chất được nêu ở VN.

CN của câu 1 do DT riêng Hà Nội tạo thành. CN của các câu còn lại do cụm DT tạo thành.

- Gọi 3 HS lần lượt đọc phần ghi nhớ SGK/36

3. Luyện tập

Bài 1 Tìm chủ ngữ của các câu kể Ai thế nào? ( GT không làm)

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Các em viết đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây, có dùng một số câu kể Ai thế nào? Không nhất thiết tất cả các câu em viết trong đoạn văn đều là câu kể Ai thế nào?

- Gọi HS đọc đoạn văn và nói rõ các câu kể Ai thế nào trong đoạn.

- Cùng HS nhận xét, tuyên dương một số đoạn viết tốt.

C. Củng cố - dặn dò

- Gọi HS nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài học.

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc nội dung bài tập.

- Tự làm bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

- Lắng nghe, tự làm bài.

- Lần lượt đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét, bình chọn.

Trong các loại quả, em thích nhất xoài. Quả xoài chín thật hấp dẫn.

Hình dáng bầu bĩnh thật đẹp. Vỏ ngoài vàng ươm. Hương thơm nức...

- 1 HS nhắc lại.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Toán

TIẾT 102: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS

- Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số. Bước đầu tập quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).

- HSNK làm thêm được bài 1 (c, d), bài 2 (c), bài 4.

(13)

II. Đồ dùng dạy học 1. GV:Bảng phụ 2. HS: VBT

III. Các ho t ạ động d y h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS làm bài tập 3. VBT - GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Tiết toán hôm nay, các em sẽ luyện tập về qui đồng mẫu số các phân số

2. Luyện tập Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Qui đồng mẫu số các phân số sau:

- GV lưu ý HS có trường hợp MSC chính là mẫu số của một trong hai phân số đã cho nên chỉ cần qui đồng mẫu số một phân số.

- Cùng HS nhận xét bổ sung.

- GV củng cố bài.

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS viết số tự nhiên có mẫu số là 1, sau đó qui đồng mẫu số hai phân số đã cho.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu.

- GV củng cố bài.

Bài 3

- GV hướng dẫn HS tìm MSC của cả 3 phân số này đều phải chia hết cho 2, 3, 5. Cách làm tương tự như qui đồng mẫu số 2 phân số.

Bài 4

- GV hướng dẫn tương tự như các bài tập trên.

- GV thống nhất kết quả.

C. Củng cố - dặn dò

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Lớp kiểm tra chéo bài, nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở bài tập.

Đáp án a,

30 5

30 24;

49 11

49 56; b,

36 20

36 7 ;

100 47

100 68 ; - Nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vở bài tập.

- Nhận xét, đánh giá.

Đáp án a, 5

3

5 10; b,

9 45

9 5; 18

90

18 10

- Lắng nghe

- HS tự làm bài vào vở.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

Kết quả:

60 35;

60 46

(14)

- Nêu cách qui đồng mẫu số ba phân số?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS nêu

- Lắng nghe, thực hiện.

________________________________________

Đạo đức

TIẾT 21: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu dược ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.

2.Kĩ năng:Cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.

*KNS:

- Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.

- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.

3.Thái độ: Có thái độ đồng tình với người biết cư xử lịch sự và không đồng tình với người cư xử bất lịch sự.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.GV: SGK,Thẻ màu.

2. HS: Thẻ màu

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN 1.Kiểm tra bài cũ(5’):

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào với người lao động ? Vì sao ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài(1’):

b. Các hoạt động:

Hoạt động 1(10’):Truyện kể: Chuyện ở tiệm may

- Gv kể chuyện.

- Yêu cầu Hs đọc thầm lại câu chuyện, trao đổi để trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà trong câu chuyện nói trên ?

+ Nếu em là Trang, em sẽ khuyên bạn điều gì ? Vì sao ?

- Gv nhận xét, kết luận: Trang là người lễ phép vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với người khác. Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử lịch sự.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

- Hs đọc lại truyện

+ Bạn Trang: lễ phép, lịch sự.

+ Hà: chưa lễ phép.

- Cần lễ phép với người xung quanh.

- Hs lắng nghe.

(15)

- Lịch sự đem lại điều gì cho chúng ta ?

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2(8’):Làm bài tập 1. Sgk - Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu Hs suy nghĩ thể hiện thái độ bằng cách giơ thẻ màu.

- Yêu cầu các em giải thích vì sao lại chọn như vậy.

* Kết luận: Các việc làm b, d là đúng.

Các hành vi a, c, đ là sai.

Hoạt động 3(7’): Làm bài tập 3. Sgk - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, thảo luận tìm biểu hiện lịch sự với mọi người.

- Gv nhận xét, kết luận: Phép lịch sự thể hiện: nói năng nhẹ nhàng, biết lắng nghe, cảm ơn, xin lỗi, ..

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Tại sao em phải lịch sự với mọi người?

- Gv nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà vận dụng, thực hành tốt.

- Chuẩn bị bài sau.

- Mọi người quý mến.

- Làm việc cả lớp.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs giơ thẻ màu.

- HS giải thích.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm báo cáo.

- 1 hs trả lời

--- Ngày soạn: 12. 4.2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2020

BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 103: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số.

- Nhận biết được một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1.

2. Kĩ năng: HSNK làm thêm được bài 2 (3 ý cuối), bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

* GT: không làm Bt 1,2. Bài 3 không làm phần b,d ( 120) bài Luyện tập II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Sử dụng hình vẽ trong SGK 2. HS: VBT

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 ý của bài tập 3 tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Cùng GV nhận xét, sửa sai.

(16)

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Muốn biết hai phân số lớn, bé hay bằng nhau em phải làm gì? Bài hôm nay, sẽ giúp các em biết cách “So sánh hai phân số cùng mẫu số” để giải đáp câu hỏi trên.

2. HD HS so sánh hai phân số cùng mẫu số.

- Giới thiệu hình vẽ.

- Vẽ đoạn thẳng AB, chia đoạn AB thành 5 phần bằng nhau. Lấy đoạn AC bằng hai phần bằng nhau. Lấy đoạn AC bằng hai phần, ta có phân số bao nhiêu?

- Lấy đoạn AD bằng ba phần, ta có phân số bao nhiêu? Ghi bảng.

- Độ dài đoạn thẳng AC như thế nào so với độ dài đoạn thẳng AD?

- Phân số

5

2 như thế nào so với phân số 5

3? - Phân số

5

3như thế nào so với phân số

5 2.

- Các em quan sát ,

5 3 5

2 có nhận xét gì về mẫu số, tử số?

- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm như thế nào? (nếu tử số bằng nhau thì sao?)

3. Thực hành Bài 1

- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng lớp, em khác làm vào vở.

Bài 2

a. Nhận xét

- Hướng dẫn HS thực hiện: so sánh

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Ta có phân số

5 2.

- Ta có phân số

5 3

- Đoạn thẳng AC ngắn hơn đoạn thẳng AD.

- Phân số

5 3 5 2

- Phân số 3 2

55

- Có mẫu số bằng nhau, tử số khác nhau.

- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số, ta chỉ cần so sánh hai tử số:

Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn;

phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn; nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.

- HS thực hiện trên bảng lớp, em khác làm vào vở.

a. 3 5

7 7 b. 4 2

3 3

c. 7 5

8 8 d. 2 9

11 11

- HS lắng nghe và theo dõi.

(17)

2 5 à ...

5v 5 và 1... đưa đến 1

5 2

- Nếu tử số bé hơn mẫu số thì phân số như thế nào?

- Hướng dẫn HS thực hiện: so sánh

5...

5 5

8va và 1...đưa đến 1

5 8

- Nếu tử số lớn hơn mẫu số thì phân số như thế nào?

- Cho HS làm bài 2b và nêu kết quả miệng.

Bài 3

- GV cho HS làm vào nháp.

- GV gọi HS lên chữa bài.

Bài 3 tiết Luyện tập: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

- Gọi HS đọc đề bài.

- Muốn viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Muốn so sánh hai phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Thì phân số bé hơn 1.

- Thì phân số lớn 1.

- HS lần lượt nêu kết quả, mỗi HS nêu 1 phân số cho đến hết lớp.

- Cả lớp làm vào vở nháp.

- HS lên chữa bài.

- 1 HS đọc đề bài.

- Chúng ta phải so sánh các phân số với nhau.

a. Vì 1 < 3 < 4 nên

5 4 5 3 5 1

c. Vì 5 < 7 < 8 nên

9 8 9 7 9 5

Tập đọc

TIẾT 44: HOA HỌC TRÒ I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc những câu thơ yêu thích trong bài thơ Chợ Tết + trả lời câu hỏi 1, 3.

- Gv nhận xét

- Hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

(18)

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là

“hoa học trò”?

- Đọc thầm cả bài và cho biết Hoa phượng có vẻ đẹp gì đặc biệt ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Màu của hoa phượng thay đổi như thế nào qua thời gian ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Hãy nói cảm nhận của em sau khi học bài văn ?

- Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn:

“ Phượng không phải …

.. đậu khít nhau”.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có yêu hoa phượng không ? Hoa phượng để lại cho em những ấn tượng gì qua bài học này ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- Đọc thầm

- Vì hoa phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng ở sân trường…

- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui, …

Vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu.

Dần dần, số hoa tăng màu phượng cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên

Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian

- Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng một loài hoa gần gũi và thân thiết với tuổi học trò.

- Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Nêu cách đọc, nhấn giọng, ngắt nghỉ..

- Hs đọc thể hiện.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

- 1 hs trả lời

__________________________________

(19)

Kể chuyện

TIẾT 21: CON VỊT XẤU XÍ I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Dựa theo lời kể của giáo viên, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến.

2. Kĩ năng: Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.

3. Thái độ:

* KNS: GV liên hệ: Ta cũng cần yêu quý những loài vật xung quanh, không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài (khai thác gián tiếp).

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Tranh minh họa phóng to 2. HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy – h c

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng kể câu chuyện về 1 người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

Hôm nay các em sẽ nghe kể câu chuyện Con vịt xấu xí của nhà văn An-đéc-xen.

Con vịt bị xem là xấu xí trong chuyện này là một con thiên nga. Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong thế giới các loài chim. Vì sao thiên nga là loài chim đẹp lại bị xem là một con vịt xấu xí? Các em hãy lắng nghe thầy kể để biết được điều đó.

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nội dung bài KC trong SGK.

2. Bài mới a. GV kể chuyện

- Kể lần 1 giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng, tâm trạng của thiên nga.

- Kể lần 2 + chỉ tranh minh họa.

b. HD HS thực hiện các yêu cầu của bài tập.

- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Quan sát tranh.

- Lắng nghe.

- Theo dõi, lắng nghe.

- 2 HS nối tiếp đọc to trước lớp.

- Quan sát.

- 1 HS lên bảng thực hiện.

+ Tranh 1 (tranh 2 SGK): Vợ chồng thiên nga gởi con lại cho vịt mẹ trông giúp.

+ Tranh 2 (tranh 1 SGK): Vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau

(20)

b.1 Sắp xếp lại thứ tự các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Treo 4 tranh minh họa lên bảng theo thứ tự sai như SGK

- Gọi HS lên bảng sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện.

b.2 Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2, 3, 4.

- Các em hãy kể trong nhóm 4, mỗi em kể 1 tranh, sau đó mỗi em kể toàn chuyện, trả lời câu hỏi về lời khuyên của câu chuyện.

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp

- Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này?

- Yêu cầu HS đặt câu hỏi khác cho bạn.

* KNS: Các bạn vịt thấy hình dáng thiên nga không giống như mình nên bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Khi đàn vịt nhận ra sai lầm của mình thì thiên nga đã bay đi mất.

Cô mong rằng các em biết yêu quí bạn bè xung quanh, nhận ra những nét đẹp riêng trong mỗi bạn.

- Cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất; hiểu nhất điều nhà văn muốn nói với các em.

C. Củng cố - dặn dò

- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

cùng, trông cô đơn, lẻ loi.

+ Tranh 3: Vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con và cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.

+ Tranh 4: Thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên.

- 1 HS đọc to trước lớp.

- Kể chuyện trong nhóm 4.

+ Mỗi tốp 2 em thi kể từng đoạn câu chuyện.

+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi về điều nhà văn muốn nói với các em.

+ Phải biết nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác.

+ Không lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.

+ Thiên nga là loài chim đẹp nhất trong vương quốc các loài chim nhưng lại bị các bạn vịt xem là xấu xí.

- Vì sao đàn vịt con đối xử không tốt với thiên nga? (vì các bạn vịt thấy thiên nga không giống mình).

- Bạn thấy thiên nga con có tính cách gì đáng quí? (không giận các bạn vịt mà khi chia tay thiên nga lại rất buồn).

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Nhận xét, bình chọn.

- Lắng nghe và thực hiện.

(21)

Địa lí

TIẾT 21. Bài 19+20: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đồng bằng Nam Bộ là nơi trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, đánh bắt và nuôi nhiều thuỷ sản nhất cả nước.

- Nêu một số dẫn chứng chứng minh cho đặc điểm trên và nguyên nhân của nó.

2.Kĩ năng: Dựa vào tranh ảnh kể tên thứ tự các công viêc trong việc xuất khẩu gạo.

3.Thái độ: Yêu thích môn học

* BVMT: HS hiểu cần phải khai thác hợp lí để cân bằng sinh thái

* GT: Không yêu cầu qs hình 1(121,122)

- Không sưu tầm tranh ảnh về sản xuất công nghiệp, chợ nổi.. ở câu hỏi 3 ( 126) II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.GV:Máy tính, máy chiếu, phông chiếu 2. HS: SGK,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1 : Kiểm tra bài cũ ( 5’)

- Nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ có gì đặc biệt.

- Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.(1’)

b. Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước(15’)

- Thảo luận lớp:

- Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước.

- Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ tiêu thụ ở những đâu..

- GV cho HS quan sát hình ảnh trên phông chiếu các loại trái cây của ĐBNB.

- QS hình 1 và nêu các bước trong việc thu hoạch và chế biền gạo xuất khẩu.

( GT ko làm)

- Kể tên một số loại trái cây ở đồng bằng Nam Bộ.

- Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất của cả nước. Nhờ đồng bằng này, nước ta trở thành một nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

c. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thuỷ sản

- Học sinh nghiên cứu Sgk

- … đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.

- … cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.

- Học sinh quan sát trên phông chiếu.

.

- Xoài, sầu riêng, thanh long ….

(22)

lớn nhất của cả nước(15’)

- Gv giải thích: Thuỷ sản, hải sản.

- Thảo luận:

- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản..

- Kể tên một số loại thuỷ sản được nuôi nhiều ở đây.

- Thuỷ sản của đồng bằng được tiêu thụ ở những đâu.

- GV cho HS quan sát hình ảnh trên phông chiếu các loại thủy của ĐBNB.

- Ghi nhớ: GV đưa nội dung ghi nhớ lên phông chiếu.

- HS thảo luận nhóm

- mạng lưới sông ngòi dày đặc

…...

- cá ba sa, cá tra….

- … cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Nêu các bước trong việc thu hoạch và chế biền gạo xuất khẩu.

* BVMT: HS hiểu cần phải khai thác hợp lí để cân bằng sinh thái - GV tổng kết bài, nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

-Về chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 13. 4.2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 4 năm 2020

BUỔI SÁNG Luyện từ và câu

TIẾT 44: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÁI ĐẸP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: - Biết them một số từ ngữ nói về chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ ngữ theo chủ điểm đã học

- Bước đầu làm quen với các thành ngữ liên quan đến Cái đẹp.

2.Kĩ năng: Biết sử dụng các từ ngữ đã học để đặt câu.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

*BVMT: Gvliên hệ thực tế GDHS ý thức BVMT

*GT: Không làm Bt 4( 40). BT 2( 52) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Bảng phụ, từ điển 2. HS: SGK,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc đoạn văn kể về loài cây mà em thích có sử dụng câu kể: Ai thế nào ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

- 2 Hs đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

(23)

b. Hướng dẫn làm bài Bài tập 1(7’): Tìm các từ

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm 4, thi tìm từ thể hiện vẻ đẹp bên trong và bên ngoài của con người.

- Gv cho học sinh sử dụng từ điển.

Gv củng cố bài.

Bài tập 2(8’): Tìm các từ:

a, Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật.

b, Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người.

- Gv cho hs sử dụng từ điển để tìm từ, lưu ý các em chọn từ cho phù hợp.

- Gv chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 3(8’): Đặt câu

- Yêu cầu Hs suy nghĩ đặt câu với từ vừa tìm được ở bài tập 1.

- Gv nhận xét, sửa sai cho học sinh.

Bài tập 4(7’): Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào cột B. (GT không làm) b. Hướng dẫn làm bài tiết 46:

Bài tập 1(7’):Nối

- Gv hướng dẫn Hs muốn nối được em cần hiểu đựơc nghĩa các câu tục ngữ đó ?

- Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh nếu cần.

- Gv củng cố bài, nói về vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của con người luôn thống nhất với nhau. Mặt này bổ sung cho mặt kia ..

Bài tập 2(10’):Ghi lại cách sử dụng ( GT không làm)

Bài tập 3(6’)

- Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tìm từ thể hiện mức độ cao của cái đẹp ?

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh trao đổi theo nhóm, cử thư kí ghi lại các từ.

- Đại diện các nhóm cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài: đẹp, xinh, xinh đẹp, lộng lẫy, yểu điệu, xinh xắn, dịu dàng, …

- Từ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn: thuỳ mị, nết na, lịch sự, tế nhị, chân thực, - 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh trao đổi theo cặp làm bài.

- 1 học sinh làm vào bảng phụ.

- Lớp đọc bài làm rồi chữa bài.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs giải nghĩa các câu tục ngữ - 1 Hs làm vào bảng phụ, lớp tự làm - Lớp nhận xét, chữa bài

- Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên ngoài:Cái nết đánh chết cái đẹp,Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Hình thức thường thống nhất với nội dung:Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm, viết vào giấy khổ to.

- Các nhóm trình bày.

- Lớp bổ sung:

(24)

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 4(7’):Đặt câu với các từ ở bài3.

- Gv nhận xét sửa lỗi cho Hs (nếu có).

3.Củng cố, dặn dò(4’)

Đọc các câu thành ngữ, tục ngữ nói cái đẹp

*BVMT: Gvliên hệ thực tế GDHS ý thức BVMT…

- Gv nhận xét giờ học. Tuyên dương hs - Về nhà chuẩn bị bài sau.

Tuyệt vời, tuyệt trần, mê li, nghiêng nước nghiêng thành, như tiên, tuyệt thế ..

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh nối tiếp đặt câu trước lớp.

- Lớp nhận xét.

________________________________________

Tập làm văn

TIẾT 42: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: Giúp HS

- Nắm được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cây cối. Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn trái quen thuộc theo một trong hai cách đã học (tả lần lượt từng bộ phận, tả từng thời kỳ phát triển của cây). Cảm nhận đựơc vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên qua bài: “Bãi ngô”

* BVMT: Qua bài đọc “Bãi ngô”, HS cảm nhận được vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Tranh, ảnh một số cây ăn quả để HS làm BT2, băng giấy 2. HS: VBT

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết lại.

- GV nhận xét từng HS.

B. Bài mới 1. Giới thiệu bài

- Bài học hôm nay, sẽ giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cây cối.

Từ đó, các em biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc.

2. Nhận xét

Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc bài văn: Bãi ngô.

- Yêu cầu HS trao đổi làm bài - Gọi HS phát biểu ý kiến

- Dán tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải,

- 2 HS đọc bài.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh đọc thầm bài.

- HS trao đổi để xác định nội dung từng đoạn.

- Học sinh phát biểu.

- Theo dõi

(25)

chốt lại ý kiến đúng.

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Đ1: (3 dòng đầu) Tả cây ngô còn lấm tấm như mạ non.

Đ2: Tả hoa và búp ngô non.

Đ3: Tả hoa & bắp giai đoạn sắp thu hoạch

- Gọi HS đọc lại

* BVMT: Các con thấy vẻ đẹp của các cây mà các con muốn tả. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ chúng?

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS đọc: “Cây mai tứ quý”.

- Yêu cầu HS trao đổi xác định từng đoạn và nội dung từng đoạn

- GV nhận xét, thống nhất.

Đ1: Giới thiệu bao quát về cây mai.

Đ2: Tả cánh hao, trái cây.

Đ3: Nêu cảm nghĩ của người viết.

Bài 3

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Từ cấu tạo của 2 bài văn trên, các em hãy thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ để rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài miêu tả cây cối

3. Ghi nhớ: SGK 4. Luyện tập Bài 1

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS đọc bài: “Cây gạo” để xác định trình tự miêu tả của bài.

- Gọi HS phát biểu ý kiến

- GV chốt lại lời giải đúng: Tả theo đúng thời kì phát triển của cây. Từ lúc ra hoa đến lúc mùa hoa kết thúc.

Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV dán một số tranh ảnh về cây ăn quả.

- 2, 3 HS đọc lại

- Nhiều HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc thầm bài.

- HS trao đổi xác định từng đoạn và nội dung từng đoạn.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh thảo luận trả lời.

+ Bài văn miêu tả cây cối có 3 phần + Phần MB: tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.

+ Phần thân bài có thể tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

+ Phần kết bài có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

- 3 học sinh đọc SGK.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc thầm bài: Cây gạo - HS suy nghĩ trả lời.

- HS phát biểu. Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh quan sát.

(26)

- Yêu cầu HS lập dàn ý miêu tả cây ăn quả quen thuộc mà em biết.

- Gọi HS đọc bài làm

- GV nhận xét, chữa bài cho học sinh.

C. Củng cố - dặn dò

- Bài văn miêu tả cây cối gồm có mấy phần ? Nêu nội dung từng đoạn ? - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS suy nghĩ lựa chọn, tự lập dàn ý miêu tả theo một trong hai cách.

- Nối tiếp học sinh đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- HS nêu bài văn miêu tả cây cối gồm có 3 phần

- Lắng nghe, ghi nhớ ---

Toán

TIẾT 104: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ I. Mục tiêu: Ở tiết học này

1. Kiến thức: Biết so sánh hai phân số khác mẫu số.

2. Kĩ năng: HSNK làm thêm được bài 2 (b), bài 3.

3. Thái độ: Yêu thchs môn học II. Đồ dùng dạy học

1. GV: Sử dụng hình vẽ trong SGK.

2. HS: VBT

III. Các ho t ạ động d y - h cạ ọ

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ

- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao? Cho ví dụ.

- Nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài

- Tiết toán hôm nay, các em biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số.

2. HD HS so sánh hai phân số khác mẫu số

- Viết bảng 2 à3

3v 4. Em có nhận xét gì về mẫu số của hai phân số này?

- So sánh hai phân số 2 à3

3v 4tức là so sánh hai phân số khác mẫu số.

- Các em hãy thảo luận nhóm 4 tìm cách so sánh hai phân số này với nhau?

- Nhận xét cách giải quyết của HS.

- Ta so sánh tử số, phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn, tử số bé hơn thì bé hơn, tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Mẫu số của hai phân số khác nhau.

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm 4 và nêu cách giải quyết.

- Lắng nghe

(27)

- Cách 1: Đưa ra 2 băng giấy như nhau:

Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy?

- Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần, vậy đã tô màu mấy phần của băng giấy?

- Hãy so sánh độ dài của

3

2băng giấy và

4

3băng giấy.

- Hãy viết kết quả so sánh 2 phân số trên.

- Yêu cầu HS qui đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh hai phân số.

- Dựa vào hai băng giấy, chúng ta đã so sánh được hai phân số 2 à3

3v 4. Tuy nhiên cách so sánh này mất thời gian và không thuận tiện khi phải so sánh nhiều phân số hoặc phân số có tử số, mẫu số lớn.

Chính vì thế để so sánh các phân số khác mẫu khác mẫu số người ta thường làm theo cách 2.

- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu ta làm như thế nào?

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK/121.

3. Luyện tập Bài 1

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu rồi so sánh hai phân số đã được qui đồng.

- GV theo dõi học sinh làm bài.

- Đã tô màu 2

3 băng giấy.

- Đã tô màu 3

4 băng giấy.

- Ta thấy

3

2băng giấy ngắn hơn

4 3

băng giấy nên

4 3 3 2 (

4

3băng giấy dài hơn 3

2băng giấy.

- 3 2 4 3 .

- HS thực hiện:

3 2 =

4 3

4 2

=

12 8 ;

4 3=

3 4

3 3

=

12 9 ; + So sánh hai phân số cùng mẫu số

12 9 12

8 Vậy

4 3 3 2

- Lắng nghe.

- Ta có thể qui đồng mẫu số hai phân số đó rồi so sánh các tử số của hai phân số mới.

- Vài HS đọc to trước lớp.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- Học sinh theo dõi mẫu.

- Học sinh làm bài, đổi chéo vở kiểm tra cho bạn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Biết điện áp hiệu dụng trên tụ điện là 300 V và điện áp tức thời trên mạch trể pha so với cường độ dòng điện trong mạch.. Điện áp hiệu dụng

Câu 17: Một vật dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dươngA. Phương trình

Câu 10: Trong một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do với tần số f..

Khi rôto quay đều với tốc độ n vòng/phút thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là..

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V và tần số không đổi vào hai đầu A, B của đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L, tụ điện C mắc nối tiếpA. Gọi N

Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động bình thường, ba suất điện động xuất hiện trong ba cuộn dây của máy có cùng tần số, cùng biên độ và từng đôi

Câu 7: Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ, để giảm công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây truyền tải thì người

Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp Câu 10: Nội dung phần yêu cầu kĩ thuật gồm:.. Chỉ dẫn về gia công