• Không có kết quả nào được tìm thấy

DE KT NGU VAN 12_DOC HIEU - NLXH - NLVH_LAN 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "DE KT NGU VAN 12_DOC HIEU - NLXH - NLVH_LAN 4"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD-ĐT VĨNH LONG ĐỀ KIỂM TRA

TRƯỜNG THCS&THPT MỸ PHƯỚC MÔN: NGỮ VĂN 12. NĂM HỌC 2019 – 2020 Thời gian làm bài: 120 phút

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Cùng với sự tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa, nhu cầu về nước ngọt ngày càng tăng.

Đây là sức ép lớn đối với nguồn tài nguyên vốn ít ỏi trên trái đất. Sự khan hiếm nguồn nước ngọt ngày càng gay gắt hơn khi mức độ của các loại thiên tai liên quan đến nước cũng đang có xu hướng gia tăng, là một sự thử thách lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia. Cùng đó là sự giảm chất lượng nước do bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các hóa chất bảo vệ thực vật đang được sử dụng quá nhiều trong nông nghiệp. Nhân ngày Nước thế giới và Ngày Khí tượng thế giới năm nay, WMO (World Meteorology Organization: Tổ chức khí tượng thế giới) cảnh báo mọi người về vai trò của thời tiết, khí hậu và nước đối vợi sự phát triển bền vững, kêu gọi hành động chung của cộng đồng quốc tế bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước trong tương lai.

(Vai trò của thời tiết, khí hậu, nước với cuộc sống và phát triển, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 61)

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 3: Các từ ngữ được gạch chân: sức ép, khan hiếm, gay gắt và thử thách gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4: Từ đoạn trích trên, anh/chị có suy nghĩ gì về vai trò của nguồn nước ngọt đối với thực trạng ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

II. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Chung tay là cách tốt nhất để cân bằng cuộc sống hiện tại.

Câu 2: (5.0 điểm)

Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

-Hết-

(2)

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung Thang

điểm

Điểm chấm I

ĐỌC HIỂU 1 Nhu cầu về nguồn nước ngọt ngày càng tăng. 0,5

2 Phong cách ngôn ngữ khoa học 0,5

3

- Thử thách nhân loại phải đối mặt khi thiếu nguồn nước ngọt.

- Tính chất nghiêm trọng và mối quan ngại của tác giả về sự khan hiếm nguồn nước ngọt.

1,0

4 Căn cứ vào thực tế bài làm của thí sính, giám khảo linh hoạt cho điểm 1,0 II

LÀM VĂN

1 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Chung tay là cách tốt nhất để cân bằng cuộc sống hiện tại.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghĩ luận 0,50

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành đoạn văn; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động (TS có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối, hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối với hai ý kiến. Phải thể hiện được chủ kiến và tư duy phản biện của mình).

1,50 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới

mẻ về vấn đề nghị luận. 0,50

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt

câu. 0,25

2

Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật người vợ nhặt khơi gợi cách cảm nhận đa chiều cho người đọc. Có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.

0,50

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:

Giải thích các ý kiến

- Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến này có lẽ đã căn cứ vào một thực tế của truyện là người phụ nữ trong truyện đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh đúc...

0,50

(3)

- Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như:

không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,...

Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt

Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những đặc điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật – được Kim Lân khắc họa đầy chân thực và cảm động:

- Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận theo không người đàn ông.

- Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá.

- Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai.

2,00

Bình luận về các ý kiến

- Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau.

- Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật.

- Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa đoan, trong nhân vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên nhưng điều thứ hai mới là bản chất.

0,75

d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới

mẻ về vấn đề nghị luận. 0,50

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt

câu. 0,50

Lưu ý chung:

1. Đáp án xây dựng theo hướng mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của cả phần nội dung lớn nhất thiết phải có.

2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ghi ngắn gọn ra giấy một số ý quan trọng không thể bỏ qua khi trình bày như: vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học, ý kiến của em về vấn đề đó, bài học

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường về thực trạng chất lượng luận văn cao học và bác sĩ nội

1) Từ chạng vạng trong không gian và thời gian ... Thời gian được nhà văn Kim Lân lựa chọn trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là cái chạng vạng của một ngày. Nhưng đó

- Mở đầu: Người điều hành nêu vấn đề xã hội cần thảo luận, đề nghị thư kí ghi chép các ý kiến.. - Triển khai: Lần lượt từng người phát

Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân, từ đó nêu lên tư tưởng nhân đạo của tác phẩm... Gia sư Thành Được

Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng: “Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích của cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì. (Trả lời ít nhất 2