• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 35

Ngày soạn: 13.5.2022

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS chăm học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, máy tính - HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Bông hoa may mắn - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1(7')

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.

- Nhận xét Bài 2(7')

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS phát biểu - Chữa bài, nhận xét.

*Bài 3(6')

- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.

- Gọi HS lên bảng làm.

- Nhận xét.

- 1 HS lên bảng làm

- Lắng nghe

- Đọc yêu cầu bài tập

Tổng hai số 91 170

Tỉ số của hai số 1 6

2 3

Số bé 13 68

Số lớn 78 102

- Đọc yêu cầu bài tập

Hiệu hai số 72 63

Tỉ số của hai số 15 34

Số bé 18 189

Số lớn 90 252

- Đọc yêu cầu bài tập Ta có sơ đồ:

Kho 1:

Kho 2:

Tổng số phần bằng nhau là:

4 + 5 = 9 (phần)

(2)

Bài 4(5') - Đọc bài toán

Yêu cầu HS phân tích bài toán và tự giải - Nhận xét, bổ sung.

Bài 5 (6')

- HS đọc bài toán.

Yêu cầu HS phân tích bài toán và tự giải - Nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) + Nêu cách tìm hai số khi biết tổng

( hiệu) và tỉ số của hai số đó?

- Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài

Số thóc của kho thứ nhất là:

1350 : 9 ¿ 4 = 600 (tấn) Số thóc của kho thứ hai là:

1350 - 600 = 750 (tấn)

Đáp số: Kho thứ nhất: 600 tấn Kho thứ hai: 750 tấn - Đọc bài toán

HS phân tích bài toán và tự giải - Nhận xét, bổ sung.

- Đọc bài toán

HS phân tích bài toán và tự giải - Nhận xét, bổ sung.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………..………...

………...…...…………...

………...………

Thể dục

BÀI 63: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN- NHẢY DÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.

- Ôn nhảy dây kiểu chân trước và chân sau. Yêu cầu nâng cao thành tích.

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II/ Đặc điểm – phương tiện

Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. Đảm bảo an toàn tập luyện.

Phương tiện: Kẻ sân để tổ chức trò chơi và dụng cụ để tập môn tự chọn.

II/ Nội dung và phương pháp lên lớp

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

1 . Phần mở đầu

- Tập hợp lớp , ổn định: Điểm danh sĩ số - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu- yêu cầu giờ học

Khởi động

- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo 1 hàng dọc 200- 250m.

6- 10 phút 1 phút 1 phút 1 phút 1- 2 phút 2-3 phút

- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo

- GV - GV

- HS nhận xét

- HS tập hợp theo đội hình hàng ngang

(3)

- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.

- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay.

- Ôn một số động tác của bài TD phát triển chung.

- KTBC: GV tự chọn 2. Phần cơ bản a). Môn tự chọn:

- Đá cầu:

+Ôn tâng cầu bằng đùi. (như các tiết trước) +Ôn chuyền cầu theo nhóm 2-3 người: GV chia HS thành nhóm 2-3 em ở những địa điểm khác nhau, nhóm này cách nhóm kia 2m, em này cách em kia 2-3m để các em tự quản lí tập luyện. GV giúp HS ổn định địa điểm, kỉ luật tập luyện và sửa sai.

- Ném bóng:

+Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném bóng vào đích.

+ Thi ném bóng trúng đích: mỗi em ném thử 2 quả và ném chính thức 3 quả, tính số quả trúng đích hoặc số điểm đạt được.

b) Nhảy dây

- Cho HS tập nhảy dây cá nhân kiểu chân trước chân sau theo đội hình do cán sự điều khiển. GV dành vài phút cuối để tổ chức cho HS thi ai nhảy giỏi nhất.

3. Phần kết thúc

- GV cùng HS hệ thống bài học.

- Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát.

- Trò chơi: GV chọn.

- GV nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.

- GV hô giải tán

Mỗi động tác 2x8 nhịp 1 phút 18- 22 phút 9-11 phút 9-11 phút 4-5 phút 4-5 phút 9-11 phút 5-6 phut 3-4 phút 9-11 phút 1-2 phút 4- 6 phút 1- 2 phút 1- 2 phút 1 phút 1 – 2 phút

- GV

- HS tập hợp theo đội hình hàng ngang.

- GV

- Tập động loạt theo đội hình vòng tròn - Đội hình hồi tĩnh và kết thúc

- GV - HS hô”

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………..………...

………...…...…………...

………...………

Ngày soạn: 14.5.2022

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 5 năm 2022

(4)

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được số.

- Chuyển đổi được số đo khối lượng.

- Tính được giá trị của biểu thức chứa phân số.

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Kiểm tra bài tập của HS 2. Bài mới

a) Giới thiệu bài (1') b) Thực hành(30')

*Bài 1

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS lên bảng viết

- Nhận xét

*Bài 2

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS lên bảng làm bài - Chữa bài, nhận xét.

*Bài 3

- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.

- Gọi HS lên bảng làm.

- Nhận xét.

* Bài 4

- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.

- Gọi HS lên bảng làm.

- Nghe

- Đọc yêu cầu bài tập a. 365 487 b. 16 530 464

c. 105 072 009

- Đọc yêu cầu bài tập

a. 2 yến = 20kg c. 1 tấn = 1000 kg

2 yến 6 kg = 26kg 1 tấn = 10 tạ 40 kg = 4 yến 3 tấn 90 kg=3090 kg

- Đọc yêu cầu bài tập a.

2 5+1

2+ 7 10= 4

10+ 5 10+ 7

10=16 10=8

5 b.

4 9+11

8 5 6=32

72+99 7260

72=71 72 c.

9 20 8

15× 5 12= 9

2040 180=81

18040 180=41

180 d.

2 3:4

5: 7 12=2

3×5 4: 7

12=10 12×12

7 =120 84 =10

7 - Đọc yêu cầu bài tập

Bài giải Học sinh trai:

(5)

- Nhận xét.

* Bài 5

- Hướng dẫn HS về nhà làm.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - GV nhận xét tiết học.

- - Về nhà chuẩn bị bài sau

Học sinh gái:

Tổng số phần bằng nhau là:

3 + 4 = 7(phần)

Số học sinh gái của lớp học đó là:

35 : 7 ¿ 4 = 20 (học sinh) Đáp số: 20 học sinh gái Luyện từ và câu

ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Làm được các bài tập củng cố về câu kể Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? - Xác định đúng các bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi: là gì?, làm gì?, thế nào ? - HS có thái độ học tập tích cực, sử dụng đúng câu kể khi nói và viết

- NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: + Bảng phụ.

- HS: Vở ô li, bút, ..

III. Các hoạt động dạy và học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

- Gv yêu cầu hs nêu khái niệm về câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

- Lấy ví dụ về mỗi kiểu câu trên?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gv giới thiệu vào bài ôn

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)

Bài 1: Mỗi câu kể trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào? Nói rõ tác dụng của từng câu:

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười.(1) Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.(2) Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.(3)

- 3 hs nối tiếp nêu - Hs nêu ví dụ

- Lớp nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Trao đổi theo cặp, đại diện 3 cặp làm nhanh vào bảng phụ

- Hs trình bày bài và nhận xét bài của bạn.

- Hs nhận xét Đáp án:

Câu (1): Kiểu câu Ai là gì?Tác dụng:

Giới thiệu về tuổi thơ của nhân vật tôi.

Câu (2): Kiểu câu Ai làm gì?Tác dụng:

(6)

- Gv nhận xét, kết luận đáp án đúng.

B i 2à : Cho đoạn văn sau:

(1) Tía của cu Bi là bộ đội. (2) Tên của Tía là Hưng, nhưng người ta toàn gọi là Ba Trà. (3)Ba Trà có vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh. (4) Nước da rám nắng, bóng loáng lên như bôi mỡ trăn.(5) Bác ấy có thể bế bổng cả cu Bi và em lên vai mà vẫn bước đi phăm phăm. (6) Em luôn ao ướccó thể trở thành một người như Ba Trà.

a) Hãy xếp các câu trên vào ba nhóm câu kể đã học?

- Kiểu câu Ai là gì?

- Kiểu câu Ai làm gì?

- Kiểu câu Ai thế nào?

b) Hãy gạch chân dưới các bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? trong các câu Ai thế nào? Em vừa tìm được.

- Gv nhận xét và chốt.

B i 3: à : Cho các danh từ sau:

“giáo viên, vườn hoa, cây tre, mùa xuân, trường học” Em hãy đặt câu theo kiểu câu Ai là gì? có chứa các danh từ trên. (Mỗi câu có một danh từ)

- Gv nhận xét, chốt

4. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Thế nào là câu kể: Ai là gì ? Ai làm gì? Ai thế nào?

- Nhận xét tiết học.

Nêu các hoạt động của nhân vật tôi.

Câu (3): Kiểu câu Ai thế nào?Tác dụng:

Nêu trạng thái ngôi làng ven sông buổi chiều.

- 1 Hs đọc yêu cầu

- Lớp làm bài, đọc bài làm.

- Gọi hs trình bày bài và lớp nhận xét nhận xét

Đáp án:

a,- Kiểu câu Ai là gì?: (1), (2) - Kiểu câu Ai làm gì?: (5), (6) - Kiểu câu Ai thế nào?: (3), (4)

b,(3) Ba Trà có vóc dáng cao lớn, khỏe mạnh.

(4) Nước da rám nắng, bóng loáng lên như bôi mỡ trăn.

- 1 Hs đọc yêu cầu - 1 hs làm bảng phụ.

- Lớp làm bài, đọc bài làm.

Đáp án:

- Mẹ em là giáo viên dạy Âm nhạc.

- Phía sau trường học là vườn hoa rộng lớn.

- Cây tre là loài cây vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của bà con.

- Mùa xuân là mùa đầu tiên và cũng là mùa được mọi người yêu thích nhất trong năm.

- Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.

(7)

- Dặn dò chuẩn bị bài sau - 3 hs trả lời - Hs lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

………

………

Ngày soạn: 15.5.2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Hàng và lớp; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đềtoán học, năng lực giao tiếp toán học.

II. Đồ dùng dạy học - GV:Bảng phụ.

- HS: Vở ô li.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Bắn tên”.HS1 lên bảng tham gia TC xong bắn tên cho bạn lên làm tiếp các phần còn lạicứ như thế cho đến hết.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (20p)

Bài 1: Viết theo mẫu:

+ Bài yêu cầu gì?

+ Mẫu yêu cầu em làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét.

- GV củng cố lại cách đọc, viết số TN trong hệ thập phân.

Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu)

- HS tham gia chơi.

* Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 24312, 24313, 221314 b) 65814, 65816, 65818 - HS chú ý lắng nghe.

+ Viết theo mẫu.

+ Đọc số, viết số và nêu cấu tạo thập phân của một số các số tự nhiên

- 1HS lên bảng làm bài, vả lớp làm bài vào vở

- Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.

(8)

+ Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1HS làm bảng.

- Gọi HS nhận xét bài.

- GV nhận xét, chốt.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

+ Số tự nhiên gồm những hàng nào, lớp nào?

- GV yêu cầu HS đọc các số trong bài và nêu rõ chữ số 5 thuộc hàng nào, lớp nào?

+ Em có nhận xét gì về vị trí của chữ số 5 trong mỗi số?

+ Bài 3/a giúp em nhớ lại phần kiến thức nào đã học?

b, GV yêu cầu HS đọc các số trong bài và nêu rõ giá trị của chữ số 3 trong mỗi số.

+ Em có nhận xét gì về giá trị của chữ số 3 trong các số trên?

+ Giá trị của chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì?

+ Bài 3/b giúp em nhớ lại nội dung kiến thức nào đã học?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p)

Bài 4:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời.

- GV lần lượt hỏi trước lớp:

a. Trong dãy số tự nhiên, hai số liên

+ Viết mỗi số thành tổng

- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

6 749 = 6 000 + 700 + 90 + 4 20 492 = 20 000 + 400 + 90 + 2

170 909 = 100 000 + 70 000 + 900 + 9 a) Đọc mỗi số sau và nêu rõ chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào

+Lớp đơn vị gồm:hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.

+ Lớp nghìn gồm: hàng nghìn , hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.

+ Lớp triệu gồm: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu.

VD: Trong số 67 358 : chữ số 5 thuộc hàng trăm lớp đơn vị.

+ Cùng là chữ số 5 nhưng ở vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau.

+ Nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.

b, VD: Trong số 103 chữ số 3 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị.

Số 1379 8932 13064 3265910 Giá trị

của chữ số 3

300 30 3000 3000000

+ Các chữ số 3 ở các số trên ở các vị trí khác nhau nên có giá trị khác nhau.

+ Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

+ Nhận biết giá trị của của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.

- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.

+ 1 đơn vị. VD: Số 213 và 214 là 2 số TH

(9)

tiếp hơn( hoặc kém) nhau mấy đơn vị?

Lấy VD?

b. Số tự nhiên bé nhất là số nào? Vì sao?

c. Có số tự nhiên lớn nhất không? Vì sao?

+ Muốn tìm số các số hạng trong một dãy số cách đều ta làm như thế nào?

+ Muốn tính tổng trong một dãy số cách đều ta làm như thế nào?

+ Bài giúp em nhớ lại nội dung kiến thức nào đã học?

Bài 5:

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS nhận xét.

+ Hai số chẵn liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị?

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau mấy đơn vị?

+ Tất cả các số chẵn đều chia hết cho mấy?

- GV nhận xét từng phần trả lời của HS - GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà

liên tiếp, 213 kém 214 là 1 đơn vị và 214 hơn 213 là 1 đơn vị.

+ Số tự nhiên bé nhất là số 0. Vì không có số tự nhiên nào bé hơn số 0

+ Không có số tự nhiên lớn nhất vì thêm 1 vào bất kì số TN nào cũng được số đứng liền sau nó. Dãy số TN có thể kéo dài mãi mãi.

+ HS: (Số cuối – số đầu) : khoảng cách +1 + HS: (Số cuối + số đầu) số số hạng : 2 + Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của

nó.

- 1HS đọc yêu cầu.

- 3HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài làm bài tập.

a. 67; 68; 69 789; 799; 800 999; 1 000; 1001

b. 8; 10; 12 98; 100; 102 998; 1000; 1002 c. 51; 52; 55 ; 199; 201; 203 997, 999, 1001

- HS nhận xét, chữa bài.

+ Hai số chẵn liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị.

+ Tất cả các số chẵn đều chia hết cho 2.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………..………...

………...…...…………...

………...………

Thể dục

Bài 64: NHẢY DÂY. TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”

(10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn nhảy dây kiểu chân trước và chân sau. Yêu cầu nâng cao thành tích.

- Trò chơi "dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động, đảm bảo an toàn.

+ KN: Giáo dục cho HS biết rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ, có thói quen thể dục hằng ngày

+ TĐ: Tự giác chấp hành những quy định của giờ học, cũng như yêu cầu của GV.

Tích cực tham gia các hoạt động TDTT

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS chăm học.

II/ Địa điểm- Phương tiện:

- Địa điểm: Trên sân trường TH số 1 Quảng An. Vệ sinh và an toàn nơi tập luyện - Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, dụng cụ cho môn thể thao tự chọn, sân chơi, bóng

III/ Nội Dung và phương pháp giảng dạy:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh I/ Phần mở đầu: 5-7’

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài bài học.

+ Chạy nhẹ nhàng thành hàng dọc trên sân + Đi thường và hít thở sâu

- Ôn bài thể dục phát triển chung

+ Ổn định lớp

*(GV)

X X X X X X X X X X X X X X X X X X

+ HS tập trung lắng nghe, và khởi động các khớp

+ Chú ý ôn lại bài thể đúng động tác II/ Phần cơ bản:18-24’

a/ Ôn nhảy dây

GV cho lớp nhảy theo đội hình từng tổ sau đó thi giữa các tổ, cho từng tổ thực hiện lên thi

b/Trò chơi” dẫn bóng”:

- GV nhắc lại cách cách chơi, cho 2-3 HS lên thực hiện làm mẫu thử cách dẫn bóng, và giải thích cách cách dẫn bóng sau đó cho 3 tổ thi với nhau phân thua thắng, bại

II/ Phần kết thúc:6’

- GV hệ thống lại bài học - 1 số động tác hồi tỉnh

- GV nhận xét, đánh giá giờ học và giao bài tập về nhà

+ HS tập luyện nhảy dây:

Sau đó thi giữa các tổ chọn người vô địch

+ HS tập trung thành 3 hàng dọc chuẩn bị sau vạch xuất phát, điểm số, sau đó 3 tổ thi với nhau

*(GV)

X X X X X X X X X X X X X X X X X X

+ HS tập trung lắng nghe GV nhận xét và bài tập về nhà.

Ngày soạn: 16.5.2022

(11)

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Tiếp tục ôn tập về 4 phép tính với số tự nhiên.

- Tính được giá trị của biểu thức chứa hai chữ.

- Thực hiện được bốn phép tính với số tự nhiên trong tính giá trị biểu thức - Biết giải bài toán liên quan đến các phép tính với số tự nhiên.

-Phát triển cho học sinh Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. Đồ dùng dạy - học - GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút, vở

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(5p)

- GV tổ chức trò chơi Đ – S: 2HS / 1 nhóm( 2 nhóm), 1 bạn thực hiện phép tính giá trị biểu thức, một bạn đánh giá Đ - S

456 x 12 + 88 x 456 506 x 104 – 4 x 506

- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương và dẫn vào bài mới.

- Ghi tên bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28p) Bài 1

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

- HS làm bài

- Yêu cầu HS chia sẻ về cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ trước lớp.

- Mời cả lớp cùng nhận xét, bổ sung; GV nhận xét.

- Chốt lại cách tính giá trị biểu thức có chứa 2 chữ.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

Cá nhân

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

Đáp án:

a).Với m = 952 ; n = 28 thì:

m + n = 952 + 28 = 980 m – n = 952 – 28 = 924 m Í n = 952 Í 28 = 26656 m : n = 952 : 28 = 34 b)

m + n = 2023

(12)

Bài 2

- Gọi HS đọc và nêu YC của BT.

+ Tính giá trị của từng biểu thức.

+ Chia sẻ cách thực hiện với từng biểu thức.

- Y/c chia sẻ về thứ tự thực hiện phép tính trong mỗi phần.

- Chốt lại quy tắc tính giá trị biểu thức.

Bài 4

- Gọi HS đọc đề bài toán;

- Yêu cầu hỏi đáp nhóm 2 về bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán YC tìm gì?

+ Để biết được trong hai tuần đó trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải chúng ta phải biết thêm gì?

+ Sau khi tìm được tổng số mét vải bán trong hai tuần và tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần, làm thế nào đểtìm được số m vải bán TB một ngày?

- GV nhận xét, chốt KQ đúng.

m – n = 1989 m x n = 34 102 m : n = 118

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận theo nhóm.

Đáp án

a/12054 : (15 + 67) = 12054 : 82 = 147

29150 – 136 x 201 = 29150 –27336 = 1814

b/ 9700 : 100 + 36 x 12 = 97 + 432 = 529 (160 x 5 – 25 x 4) : 4 = (800 – 100): 4 = 700: 4 = 175

Câu a: Thực hiện trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Câu b: Thực hiện các phép tính nhân chia trước, cộng sau…

Nhóm 2 – Lớp - HS đọc yêu cầu

- Thực hiện nhóm 2

+ Tuần đầu bán được 319 m vải, tuần sau bán được hơn tuần đầu 76 m vải

+ Trong hai tuần, trung bình cửa hàng mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải?

+ Chúng ta phải biết:

Tổng số mét vải bán trong hai tuần.

Tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần.

+ Tổng số mét vải bán trong hai tuần chia cho tổng số ngày mở cửa bán hàng của hai tuần

Bài giải

Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:

319 + 76 = 395 (m)

Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là: 319 + 395 = 714 (m)

(13)

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm ( 7p)

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu nhóm thảo luận.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Y/ c HS chia sẻ về việc áp dụng tính chất gì để tính thuận tiện

* Bài 5.

- YC HS đọc YC của bài

- GV gợi ý giúp HS tóm tắt và phân tích bài.

- YC HS giải – Trình bày.

- Nhận xét và chốt kiến thức.

- Nhận xét giờ hoc chuẩn bị bai

Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:

7 Í 2 = 14 (ngày)

Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:

714 : 14 = 51 (m) Đáp số: 51 m

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận theo nhóm.

- Đại diện trình bày.

Câu a:

- Phép tính 1: Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân.

- Phép tính 2: Áp dụng tính chất chia 1 tích cho một số.

- Phép tính 3: Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.

Câu b:

- Phép tính 1, 2: Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng.

- Phép tính 3: Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài

+ Tính số tiền mẹ mua bánh: 48 000 đ + Tính số tiền mẹ mua sữa: 58 800 đ

+ Tính số tiền mẹ đã mua cả bánh và sữa: 106 800 đ +Tính số tiền mẹ có lúc đầu:

200000 đ

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

………..………...

………...…...…………...

………...………

Tập làm văn ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

(14)

- Nêu được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một cây mà em thích.

- Biết dùng từ hay, sáng tạo, chân thực.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS chăm học.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: + Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát.giáo án powe - HS: SGK, VBT.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p):

- Đọc đoạn văn đã viết ở tiết học trước.

- Gv nhận xét.

- Trong bài văn miêu tả có những cách MB nào?

- Các em đã học về loại văn miêu tả đồ vật.

Hãy nhớ lại và cho thầy biết: Thế nào là MB trực tiếp? Thế nào là MB gián tiếp?

- GV giới thiệu bài.

- Bài văn miêu tả cây cối cũng có những cách MB giống văn miêu tả đồ vật. Tiết học hôm nay cô và các con cùng nhau ôn tập tả cây cối.

2. Hoạt động luyện tập - Thực hành (28p) Bài 1:Dựa vào gợi ý dưới đây viết đoạn mở bài( theo cách mở bài gián tiếp) cho bài văn của mình.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gợi ý: Các em hãy viết MB gián tiếp cho một trong 3 loài cây (phượng, mai, dừa).

Khi viết MB gián tiếp các em cần bám sát gợi ý, vị trí đã cho trong bài (phát phiếu cho 3 HS)

- Cùng hs nhận xét

- Gọi hs đọc đoạn MB của mình, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng hs.

- 2 Hs đọc bài.

+ Lớp lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- MB trực tiếp, MB gián tiếp

- MB trực tiếp là giới thiệu ngay đồ vật định tả. MB gián tiếp là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu - Lắng nghe, tự làm bài

- Nhận xét

- Đọc đoạn văn của mình

a) Từ xa nhìn lại trường em như một khu vườn cổ tích với rất nhiều cây bóng mát. Đó là những món quà mà các anh chị đi trước trồng tặn trường.

Mỗi cây đều có một kỉ niệm riêng với từng lớp. Nhưng to nhất, đẹp nhất là cây phượng vĩ trồng ở giữa sân trường.

(15)

Bài 2:Quan sát một cây mà em thích và cho biết

-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Các em hãy hoạt động nhóm 4. Ghi nhanh 4 câu hỏi lên bảng

+ Cây đó là cây gì?

+ Cây được trồng ở đâu?

+ Cây do ai trồng? Trồng vào dịp nào?

+ Ấn tượng của em khi nhìn cây đó thế nào?

- Gọi HS giới thiệu về cây mình chọn

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7p) Bài 3:Dựa vào các câu trả lời ở trên, em hãy viết một đoạn mở bài, giới thiệu chung về cây mà em định tả.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn MB của mình. Trước khi đọc các em nói rõ đó là đoạn MB viết theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp.

- Cùng HS nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu

- Hoạt động nhóm 4 giới thiệu với các bạn cây mà mình yêu thích dựa vào ảnh mang đến lớp và các câu hỏi gợi ý.

Ví dụ:

- Em thích nhất là cây bàng. Cây bàng như một cái ô xanh khổng lồ giữa sân trường em. Cây bàng này do các anh chị lớp trước trồng. Những giờ ra chơi chúng em thường vui chơi dưới gốc bàng. Nó đã từng chứng kiến bao nhiêu kỉ niệm buồn vui của chúng em.

- 1 HS đọc yêu cầu - HS làm bài cá nhân

- Đọc trước lớp đoạn MB của mình.

* MB trực tiếp: Phòng khách nhà tôi Tết năm nay có bày một cây trạng nguyên. Mẹ tôi mua cây về trước tết để trang trí phòng khách. Vừa thấy cây trạng nguyên xinh xắn chỉ cao hơn cái thườc kẻ học trò mà đã có bao nhiêu lá đỏ rực rỡ, tôi thích quá, reo lên: "Ôi, cây hoa đẹp quá!"

* MB gián tiếp: Tết năm nay, bố mẹ tôi bàn nhau không mua cúc, hồng, hoa mai mà đổi màu hoa khác để trang trí phòng khách. Nhưng mua hoa gì thì bố mẹ chưa nghĩ ra. Thế rồi một hôm, tôi thấy mẹ chở về một cây trạng nguyên xinh xắn, có bao nhiêu là lá đỏ rực rỡ.

Vừa thấy cây hoa, tôi thích quá reo lên: " Ôi, cây hoa đẹp quá!"

- HS nhận xét.

- Hs trả lời

- Lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

(16)

………

………

Thể dục

DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG - TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ôn di chuyển tung và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.

- Trò chơi “Trao tín gậy”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động để rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS chăm học.

II / Đặc điểm – phương tiện

Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.

Phương tiện: Kẻ sân để tổ chức trò chơi và dụng cụ để tập môn tự chọn.

III / Nội dung và phương pháp lên lớp

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC

1. Phần mở đầu

- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số - GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học.

Khởi động

- Cho HS chạy theo vòng tròn.

- Ôn các động tác tay, chân, lưng - bụng, toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung.

- Trò chơi khởi động: GV chọn.

- KTBC: GV chọn nội dung.

2. Phần cơ bản

a).Di chuyển tung hoặc chuyền và bắt bóng:

- GV cho HS lên làm mẫu.

- GV chia tổ và địa điểm tập luyện.

- GV giúp đỡ uốn nắn những động tác sai.

b) Trò chơi vận động - Trò chơi “Trao tín gậy”.

- GV nêu tên trò chơi.

- Cho HS chơi thứ 1- 2 lần.

- Cho HS chơi chính thức.

3. Phần kết thúc

6 - 10 phút 1 phút 1- 2 phút 2- 3 phút Mỗi động tác 2x8 nhịp 1 phút

18- 22 phút 9- 11 phút 2- 3 phút 9- 11 phút 4- 6 phút 1 - 2 phút 1- 2 phút 1 phút 1 – 2 phút

- Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo

- HS nhận xét

- HS tập hợp theo đội hình hàng ngang

- Đội hình hồi tĩnh và kết thúc

- HS hô” kho

(17)

- GV cùng HS hệ thống bài học.

- Cho HS đi đều 2- 4 hàng dọc và hát.

- Trò chơi: GV chọn.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà

- GV hô giải tán

Khoa học

Tiết 68:ÔN TẬP ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT I. Yêu cầu cần đạt:

- Sau bài học, HS được củng cố, mở rộng về mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết.

- Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố - Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn ở sinh vật…

- NL làm việc nhóm, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác II.Đồ dùng dạy - học:

- Hình SGK

- HS: Một số tờ giấy A4.

III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5’)

LT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật + Bạn hãy vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó.

- GV giới thiệu, dẫn vào bài mới 2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (25 phút)

- Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.

- Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã

-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về "thức ăn" của những cây

- HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của LT

+ HS lên vẽ sơ đồ sau đó trình bày.

Nhóm 4 – Lớp - Quan sát các hình minh họa.

Đáp án:

+ Cây lúa: thức ăn của cây lúa là nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa là thức ăn của

(18)

trồng, con vật đó.

+ Các sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ?

=> GV chốt: Tất cả các mối liên hệ thực ăn trên tạo thành chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn đều có nguồn gốc từ thực vật

Hoạt động 2: Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.

-Yêu cầu: Dùng mũi tên và chữ để thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, sau đó, giải thích sơ đồ.

- Nhận xét về sơ đồ, cách giải thích sơ đồ của từng nhóm.

+ Em có nhận xét gì về mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thứcăn này?

- GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng: Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một

chuột, gà, chim.

+ Chuột: chuột ăn lúa, gạo, ngô, khoai và nó cũng là thức ăn của rắn hổ mang, đại bàng, mèo, gà.

+ Đại bàng: thức ăn của đại bàng là gà, chuột, xác chết của đại bàng là thức ăn của nhiều loài động vật khác.

+ Cú mèo: thức ăn của cú mèo là chuột.

+ Rắn hổ mang: thức ăn của rắn hổ mang là gà, chuột, ếch, nhái. Rắn cũng là thức ăn của con người.

+ Gà: thức ăn của gà là thóc, sâu bọ, côn trùng, cây rau non và gà cũng là thức ăn của đại bàng, rắn hổ mang.

+ Mối quan hệ của các sinh vật trên bắt đầu từ cây lúa.

- Lắng nghe

Nhóm 4 – Lớp

-Từng nhóm 4 HS nhận đồ dùng và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

- Nhóm trưởng điều khiển để lần lượt từng thành viên giải thích sơ đồ.

Gà Đại bàng

Cây lúa Rắn hổ mang Chuột đồng Cú mèo

+ Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.

- Lắng nghe

- HS thi vẽ trên giấy A4

(19)

nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã, thức ăn thấy có nhiều mắt xích hơn. Mỗi loài sinh vật không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể với nhiều chuỗi thức ăn. Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loài vật khác nhau cùng là thức ăn của một số loài vật khác.

c. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

* Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng:

Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn ở sinh vật.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Hệ thống ND bài.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nắm được mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật

- Xây dựng sơ đồ về mối quan hệ thức ăn của nhiều sinh vật trong tự nhiên.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:

...

...

Ngày soạn: 17.5.2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Ôn lại kiến thức:

+ Củng cố kĩ năng chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.

+ Củng cố kĩ năng nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.

+ Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn về đại lượng.

- Học sinh thực hành làm bài: 1, 2, 3, 4.

- HS năng khiếu làm được tất cả các bài tập có trong bài.

- Phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

II. Đồ dùng dạy học

- Vở TH Tiếng Việt và Toán. Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 1. Hoạt động mở đầu: (7p)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng?

- HS tham gia chơi và tìm ra được kết quả đúng hoặc sai.

(20)

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò chiếu lên màn chiếu một phép tính đổi đơn vị đo diện tích. Mời HS nêu đáp án Đúng hoặc Sai và giải thích cho câu trả lời của mình.

HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

(18p)

Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét + đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- Yêu cầu HS giải thích cách làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

+ Nêu các chuyển đổi đơn vị đo diện tích m2 =100cm2 ?

+ Nêu các chuyển đổi đơn vị đo diện tích 5m215cm2 = 50015cm2 ?

+ Nêu các chuyển đổi đơn vị đo diện tích 30 000cm2 = 300dm2 = 3m2 ?

- GV củng cố bài.

Bài 2:>;<;=

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

+ Để điền được dấu chúng ta phải làm ntn?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

5m2 9dm2= 509 dm2Đ

700dm2> 7m2 S 8m250)cm2= 80050cm2 S 50000cm2= 5m2 Đ - Lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- 3 HS làm bảng (mỗi HS làm một phần), lớp làm vở.

a) 2m2 = 200dm2 = 20 000cm2 4dm2 = 400cm2

m2 =100cm2 m2 = 1000cm2

b) 500dm2 = 50000cm2 5dm2 = 500cm2 30 000cm2 = 300dm2 = 3m2

2 000 000m2 = 2km2 c) 5m215dm2 = 515dm2 5m215cm2 = 50015cm2

- HS nhận xét + đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.

- 2 HS giải thích cách làm bài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- 1 HS trả lời.

- 1 HS trả lời.

- 1 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS trả lời.

- 3 HS nối tiếp nhau làm bảng, lớp làm vở.

1m2 5dm2 = 105dm2 190dm2 < 2m2

2m22dm2> 2m2 20cm2 - HS nhận xét, bổ sung.

(21)

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV củng cố bài.

Bài 3:Viết tiếp vào chỗ chấm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Yêu cầu HS giải thích cách làm bài.

- GV củng cố bài.

Bài 4:Giải bài toán:

- Gọi HS đọc đề bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính độ dài đáy hình bình hành MNPQ ta làm thế nào?

+ Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?

+ Muốn tìm độ dài 1 cạnh ta làm ntn?

- Yêu cầu HS làm bài.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1, 2 HS trả lời.

- 3 HS làm bảng phụ (mỗi HS làm một phần), lớp làm vở.

a) Các đoạn thẳng song song với MN là:

AB; DC.

b) Các đoạn thẳng vuông góc với BC là:

AB và AD.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS giải thích cách làm bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc đề bài toán.

+ Hình vuông ABCD có chu vi 48cm và có diện tích bằng diện tích hình bình hành MNPQ. Biết chiều cao của hình bình hành là 9cm.

+ Tính độ dài đáy hình bình hành MNPQ.

+ Ta đi tính diện tích hình vuông.

+ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó.

+ Ta lấy chu vi chia cho 4.

- 1 HS trình bày bài làm trên bảng phụ, lớp làm vở.

Bài giải

Độ dài cạnh hình vuông ABCD là:

48 : 4 = 12 (cm)

Diện tích hình vuông ABCD là:

12 × 12 = 144 (cm2)

Diện tích hình vuông ABCD bằng diện tích hình bình hành MNPQ. Vậy DT hình bình hành MNPQ bằng 144 cm2.

Độ dài đáy hình bình hành MNPQ là:

144 : 9 = 16 (cm)

Đáp số: 16cm.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, chữa bài.

- HS lắng nghe.

(22)

- Gọi HS nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- GV củng cố bài.

3. Hoạt động vận dụng, trảinghiệm(10p) Bài 5:Đố vui:

+ Nêu yêu cầu của bài?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tính hiệu diện tích của phần không tô đậm trong hcn MNPQ và diện tích của phần không tô đậm trong hình vuông ABCD ta làm ntn?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.

- GV tổ chức cho HS thi làm bài nhanh theo 2 đội.

- Gọi HS nhận xét bài 2 đội.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV củng cố bài.

+ Bài học hôm nay củng cố cho chúng ta kiến thức gì?

- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.

- 1 HS nêu yêu cầu.

+ Hcn MNPQ có một phần chung với hình vuông ABCD (phần tô đậm trên hình vẽ).

+ Hãy tính hiệu diện tích của phần không tô đậm trong hcn MNPQ và diện tích của phần không tô đậm trong hình vuông ABCD.

- HS nêu.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- HS chia làm 2 đội thi làm bài nhanh Đội nào làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc.

Đáp án đúng: Hiệu diện tích đó là:

60cm2.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

………

………

Kĩ thuật ÔN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết chọn đúng các chi tiết để lắp một mô hình đã học - Biết cách lắp một mô hình đã học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS chăm học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, bộ KT

(23)

- HS: Bộ KT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Ai nhanh ai đúng - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1:Quan sát và nhận xét (6’) Yêu cầu HS nêu tên mô hình mình sẽ lắp Mô hình đó gồm những bộ phận nào ? Các chi tiết để lắp mô hình đó ?

Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật (5’)

* Chọn các chi tiết.

- Lắp từng bộ phận:

- Lắp hoàn chỉnh sản phẩm - Tháo các chi tiết.

3.Hoạt động Luyện tập, thực hành(16’) Cho HS thực hành lắp

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Thu dọn dụng cụ

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Học sinh chú ý lắng nghe và kể

Làm việc cả lớp

- Cả lớp thực hành chọn các chi tiết và dụng cụ cần để ra lắp hộp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……….

………...

______________________________________________

Luyện từ và câu ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- Làm được các bài tập liên quan đến trạng ngữ - Nhận diện được những trạng ngữ đã học trong câu .

- Viết được đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng trạng ngữ đã học - Hs tích cực học tập, thêm yêu Tiếng Việt

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ - HS: Vở ô li, bút dạ.`

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV cho HS chơi trò chơi Bắn tên:

(24)

+ Thế nào là trạng ngữ? Nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu.

+ Đặt câu có các kiểu trạng ngữ đã học?

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gv giới thiệu vào bài ôn

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p) Bài 1: Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ:

a. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng.

b. Những ngày giáp Tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều.

c. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt.

d. Để đạt thành tích tốt, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều.

e. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

- Gv nhận xét, kết luận đáp án đúng.

Bài 2: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu sau:

1.………., ve kêu ra rả

2. ………, nước sông đục ngầu 3. ……….., ong bướm bay lượn rộn ràng

- 3 học sinh trả lời

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- Ngoài vườn, chim đang hót líu lo.

- Hôm nay, em / được cô giáo khen….

CN VN

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Trao đổi theo cặp, đại diện 3 cặp làm nhanh vào bảng phụ

- Hs trình bày bài và nhận xét bài của bạn.

- Hs nhận xét Đáp án:

a,=> TN chỉ thời gian: Khi mùa thu sang. Tn chỉ nơi chốn: khắp nơi b, => TN chỉ thời gian: Những ngày giáp Tết. TN chỉ nơi chốn: Trong các chợ hoa

c, => TN chỉ nguyên nhân: Vì chủ quan d, => TN chỉ mục đích: Để đạt thành tích tốt

e, => TN chỉ phương tiện, cách thức:

Bằng đôi cánh dang rộng - 1 Hs đọc yêu cầu

- Lớp làm bài, đọc bài làm.

- Gọi hs trình bày bài và lớp nhận xét nhận xét

Đáp án:

1, => Mùa hè / Trong các vòm cây

2, => Vì ô nhiễm môi trường

(25)

- Gv nhận xét và chốt.

Bài 3: Đặt câu theo yêu cầu:

1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn 2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân

3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích, bắt đầu bằng từ “vì”

- Gv nhận xét, chốt

4. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Trạng ngữ thường đứng ở đâu trong câu?

Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

3, => Trong các vườn hoa / Mùa xuân

- 1 Hs đọc yêu cầu - 1 hs làm bảng phụ.

- Lớp làm bài, đọc bài làm.

Đáp án:

Ví dụ 1: Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa.

Ví dụ 2 : Hôm qua, vì mưa, con đường bị ngập.

Ví dụ 3: Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh.

- 2 hs trả lời - Hs lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

………

………

Khoa học

ÔN TẬP CUỐI NĂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố và mở rộng hiểu biết về:

+ Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.

+ Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất.

+ Khắc sâu hiểu biết về thành phần của chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.

- Củng cố những kĩ năng phán đoán, giải thích một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt .

- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS chăm học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, máy tính, bảng nhóm

(26)

- HS: SGK, vở ghi

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Ai nhanh hơn

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HĐ1 :(7') Trò chơi Ai nhanh ai đúng

* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.

- Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS làm việc theo nhóm

- Trong cùng một thời gian, các nhóm thi đua thể hiện nội dung của 3 câu trong mục này.

HĐ2(7’): Trả lời câu hỏi

* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng.

* Cách tiến hành:

+ GV viết câu hỏi ra phiếu.

HĐ3(8’): Thực hành

* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán, giải thích thí nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thực hành lần lượt từ bài 1 đến bài 2.

HĐ4 (8’): Trò chơi : Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống

* Mục tiêu: Khắc sâu hiểu biết về thành phần của không khí và nước trong đời sống.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 2 đội.

- Đưa ra cách tính điểm: Đội nào có nhiều câu hỏi và nhiều câu TL đội đó thắng.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

Người ta vận dụng tính chất của nước trong thực tế như thế nào?

- GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau

- HS làm việc theo nhóm - Một nhóm hỏi, một nhóm trả lời. Mỗi thành viên trong nhóm chỉ được hỏi một lần , mọi thành viên đều được tham gia.

+ HS bốc thăm được câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó.

- HS làm việc theo nhóm bàn.

- Đại diện nhóm trình bày - NX,bổ sung

- Đội trưởng bốc thăm xem đội nào TL trước

- Đội này hỏi- đội kia TL.

Nếu TL đúng được hỏi lại.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

………

………

____________________________________________

(27)

Tập làm văn ÔN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối;

- Vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích.

II. Đồ dùng dạy học - GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

- Yêu cầu HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động luyện tập- thực hành(28p)

Bài 1: Có thể gọi các câu sau để kết bào không? vì sao?

- Yêu cầu HS đọc thầm các câu kết bài trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.

- Gọi HS nhận xét,

- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài.

Kết bài ở đoạn a nói được tình cảm của người tả đối với cây phượng vĩ. Kết bài ở đoạn b: Nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây. Đây là kết bài mở rộng.

+ Thế nào là kết bài mở rộng trong bài văn miêu tả cây cối?

- 2 HS đọc bài.

- Lớp lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc thầm các kết bài.

- HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời.

- 3, 4 HS phát biểu: Có thể dùng các câu ở đoạn a, b để kết bài. Kết bài ở đoạn a nói được tình cảm của người tả đối với cây phượng vĩ. Kết bài ở đoạn b:

Nêu được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.

- Lớp nhận xét.

- HS theo dõi, chữa bài.

+ Trong bài văn miêu tả cây cối kết bài mở rộng là nói lên được tình cảm của người tả với cây hoặc nêu lên lợi ích của cây.

(28)

Bài 2: Quan sát cây em yêu thích và trả lời câu hỏi

- GV kiểm tra về sự chuẩn bị của HS.

- Quan sát trước cái cây, suy nghĩ về lợi ích của cây, cảm nghĩ của mình về cái cây.

- GV treo tranh ảnh về một số cây.

- GV nhận xét, sửa câu cho HS.

Bài 3:Viết đoạn kết bài mở rộng

- GV nhắc HS: Viết kết bài dựa trên dàn ý trả lời câu hỏi của bài tập 2.

- GV nhận xét, đánh giá đánh giá bài viết tốt.

3.Hoạt động vận dụng,trải nghiệm (5phút)

Bài 4: Hãy viết kết bài mở rộng cho cây đa cổ thụ đầu làng.

- GV nhắc HS: Mỗi em cần lựa chọn viết kết bài mở rộng cho một trong ba cây.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS báo cáo về sự chuẩn bị của mình.

- HS quan sát.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK để hình thành các ý cho một kết bài mở rộng.

- 5, 6 HS đọc kết quả + Em quan sát cây bàng

Cây cho bóng mát, lá để gói xôi, quả ăn được, cây làm chất đốt.

+ Em quan sát cây cam.

Cây do ông em trồng. Mỗi lần nhìn cây em lại nhớ ông. Cành lá làm chất đốt, quả cam giàu giá trị dinh dưỡng.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS theo dõi.

- HS tự viết đoạn kết bài.

- 5 HS đọc bài. Lớp nhận xét.

VD: Thế rồi cũng đến ngày em phải rời xa mái trường tiểu học, xa cây bàng - người khổng lồ dịu dàng xoè những cánh tay xanh mát che chở cho những người bạn nhỏ đáng yêu. Lúc đó nhất định em sẽ đến tạm biệt cây bàng già.

Em sẽ không bao giờ quên gốc bàng già, quên những kỷ niệm dưới gốc cây, bọn trẻ chúng em đã cùng nhau ôn bài, ngồi hóng mát, nhảy dây,... Em hứa trở lại thăm cây bàng già, thăm người bạn thời thơ ấu của em

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ lựa chọn và viết bài.

- HS đọc bài. Lớp nhận xét.

VD: Cây đa già cổ kính đã trở thành người bạn đường đáng tin cậy của tất cả dân làng. Ai đi xa về, khi nhìn thấy cây

(29)

- GV nhận xét, đánh giá bài viết tốt.

+ Có những cách kết bài nào ? - Nhận xét tiết học.

đa là biết mình đã trở về với xóm làng, quê hương thân yêu. Đứng dưới chiếc ô khổng lồ là tán cây, mọi mệt mỏi và buồn phiền sẽ trôi đi hết. Em chỉ mong sao cây đa sẽ sống mãi để sau này khi đã lớn khôn em sẽ kể lại cho các bạn nhỏ làng em về những kỉ niệm êm đềm của mình bên gốc cây đa.

- Lắng nghe

+ 2 HS trả lời: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.

- Lớp theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):

………

………

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 35

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần.

a. Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b. Giáo viên chủ nhiệm

*Nề nếp

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh:...

- Đồng phục:...

*Học tập:

...

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

* Phòng dịch covid-19………

(30)

...

...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Khuyến khích HS tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP, phòng chống dịch bệnh Covid-19. Không ăn quà vặt.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được dàn ý của một bài văn miêu tả “Cây sim”.. Kĩ năng: Viết được đoạn

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

Kì tôùi: Luyeän taäp xaây döïng ñoaïn vaên keát baøi trong baøi vaên mieâu taû

Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối T ập làm văn– Lớp 4 Bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.. G D.. Tập

1. Mở bài trực tiếp 2.Mở bài gián tiếp.. Bài 1: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn tả cây hồng nhung. Hai cách mở bài ấy có gì khác nhau?.. a) Vườn