• Không có kết quả nào được tìm thấy

sơ đồ tư duy diễn đạt khái niệm cơ bản cấp độ cơ thể

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "sơ đồ tư duy diễn đạt khái niệm cơ bản cấp độ cơ thể"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM SINH HỌC CƠ THỂ TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 11

TS.Nguyễn Thị Diệu Phương Trường Đại học Sư phạm – ĐH Huế Từ khóa: khái niệm sinh học cơ thể; sơ đồ tư duy phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa; sơ đồ

tư duy diễn đạt khái niệm cơ bản cấp độ cơ thể.

Tóm tắt. Dạy học phần Sinh học cơ thể lớp 11 là phải phát triển cho học sinh bốn khái niệm cơ bản về các chức năng sinh lý ở cấp độ cơ thể (các khái niệm sinh học cơ thể). Có 3 con đường vận dụng sơ đồ tư duy để tổ chức học sinh phát triển các khái niệm cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11. Các con đường này được thể hiện theo các logic khác nhau với quy trình chặt chẽ nhưng đều phù hợp với cấu trúc chương trình và sách giáo khoa Sinh học 11.

1. Sơ đồ tư duy (SĐTD) phù hợp để diễn đạt sự phát triển khái niệm (KN) trong dạy học

SĐTD là một hình thức ghi chép cho phép mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Việc mở rộng ý tưởng bằng cách phát triển các nhánh theo hướng lan tỏa từ chủ đề trung tâm, việc phân cấp các nhánh thể hiện tính hệ thống của kiến thức, việc liên kết các nhánh với nhau thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống kiến thức [1].

Vận dụng SĐTD để phát triển KN nghĩa là dùng ngôn ngữ của SĐTD ghi lại nhận thức của cá nhân về sự phát triển của KN. Và SĐTD lập được đó là kết quả quá trình tư duy nhận thức sự vận động và phát triển của KN được hình thức hóa (hay được diễn đạt) bằng một sơ đồ gọi là SĐTD phát triển KN. Đồng thời logic nhận thức của cá nhân về KN phải được khái quát để phù hợp với logic khoa học của KN đó. Nhờ SĐTD mang tính trực quan, tính cô đọng và tính khái quát mà HS có thể vừa nhận thức tách biệt những yếu tố kiến thức trong KN một cách dễ dàng nhưng đồng thời vừa có thể xâu chuỗi chúng lại trong mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị kiến thức ấy. Theo đó việc nhận thức nội dung KN cũng sâu sắc hơn.

2.Vận dụng SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11

Chương trình và SGK Sinh học 11 trình bày nội dung của các chức năng sinh lí cơ bản ở cấp độ cơ thể (chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản) xét trên cả cơ thể thực vật (TV) lẫn cơ thể động vật (ĐV). Mỗi chức năng sinh lí ở cấp độ cơ thể cũng chính là mỗi KN cơ bản cấp độ cơ thể được trình bày trong một chương với cấu trúc hai phần TV và ĐV. Để phát triển các KN cơ bản về các chức năng sinh lí đó ở cấp độ cơ thể, học sinh (HS) phải nghiên cứu, phân tích, phát triển các kiến thức chuyên khoa về hiện tượng, cơ chế, quá trình sinh học về các chức năng sinh lý đó tương ứng trên cả đối tượng TV và ĐV qua từng bài học trong SGK. Trên cơ sở đó, giáo viên (GV) cần tổ chức cho HS khái quát các kiến thức chuyên khoa đó thành các dấu hiệu chung, bản chất cấu thành nên logic nội hàm của KN cơ bản cấp độ cơ thể.

Như vậy SĐTD như là phương tiện, biện pháp để diễn đạt các logic khác nhau của các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong quá trình tổ chức HS phát triển các KN đó trong dạy học Sinh học 11.

3.Các con đường vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11

Có các con đường khác nhau khi vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11.

3.1 Vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường quy nạp Quy nạp là hình thức tư duy đi từ cái riêng đến cái chung. Theo con đường quy nạp, đi từ việc nhận thức các hiện tượng cơ chế, quá trình sinh học riêng lẻ về hoạt động chức năng sinh lí nào đó trên đối tượng cơ thể TV và cơ thể ĐV đến việc nhận thức các dấu hiệu chung, bản chất của cơ thể sinh vật về hoạt động chức năng đó. Khi thực hiện theo con đường quy nạp để phát triển mỗi KN cơ bản cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11, GV tổ chức cho HS nghiên cứu phân tích nội dung của mỗi chức năng sinh lí đó theo trình tự bố cục như trong SGK 11 (nghiên cứu nội dung phần TV đến phần ĐV).

Cuối cùng trừu tượng hóa rút ra dấu hiệu bản chất và khái quát hóa để tổng hợp các dấu hiệu bản chất dẫn đến nhận thức nội hàm KN cơ bản cấp độ cơ thể. Vận dụng SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường quy nạp thực hiện theo quy trình sau:

(2)

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể

Bước này vừa giúp HS xác định được vị trí, ý nghĩa của KN cần nhận thức vừa tạo cho HS ý thức sẵn sàng nhận thức KN một cách hứng thú, tự giác. GV có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm định hướng cho việc phát triển KN một cách tích cực. Thông thường GV sử dụng các câu hỏi, tình huống, hoặc bài tập nhận thức trong đó có chứa đựng mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều cần tìm.

Điều đã biết chính là những kiến thức hay những dấu hiệu của KN mà HS đã biết, điều cần tìm chính là những kiến thức phát triển sâu dấu hiệu bản chất của KN hay dấu hiệu mới cần bổ sung.

Bước 2. Phân tích nội dung và phát triển KN chuyên khoa theo các logic khác nhau bằng lập SĐTD Khi nghiên cứu mỗi chương trong SGK Sinh học 11, GV tổ chức cho HS phân tích lần lượt những nội dung cụ thể qua mỗi bài theo bố cục như SGK. Những KN chuyên khoa về hình thái, cơ chế của hoạt động sinh lí cơ bản ở cơ thể TV và cơ thể ĐV được củng cố, mở rộng và phát triển dần qua mỗi bài học. Giai đoạn này chính là HS vận dụng các thao tác tư duy để phát triển dần KN cơ bản cấp độ cơ thể thông qua những kiến thức chuyên khoa của cơ thể TV và ĐV.

Trên cơ sở đó, GV tổ chức HS lập SĐTD theo logic nhận thức cá nhân để ghi lại những nhận thức mình về các kiến thức chuyên khoa đó. Lúc này SĐTD được lập thể hiện sự đào sâu và mở rộng kiến thức qua từng bài học hoặc nhóm bài học trong chương. Vì SĐTD cho phép sự tự do, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình xây dựng, nên các SĐTD được lập ở bước này rất phong phú về hình thức cũng như mạch logic nội dung được diễn đạt và tất nhiên là vẫn đảm bảo logic về mặt khoa học, không sai về kiến thức. Có thể thấy lúc này các dấu hiệu chung, bản chất của mỗi KN cơ bản cấp độ cơ thể vẫn chưa được bộc lộ hết hay chỉ bộc lộ một phần tùy theo nhận thức của mỗi HS. Kết quả ở bước này là khi HS nghiên cứu xong kiến thức của chương cũng đồng thời hoàn thành được các SĐTD phân tích nội dung kiến thức chương. Các SĐTD phân tích nội dung này được xem là nguyên liệu cơ bản để tái thiết lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể ở các bước tiếp theo của quy trình.

Bước 3. Khái quát hóa để xác định dấu hiệu chunng, bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể Khái quát hóa tri thức để phát hiện các dấu hiệu chung, bản chất là bước quyết định chất lượng của KN được lĩnh hội. Sau khi lập được SĐTD phân tích nội dung qua các bài trong mỗi chương, đến phần tổng kết chương GV tổ chức HS trừu tượng hóa, khái quát hóa để tìm ra các dấu hiệu chung, bản chất của mỗi hoạt động sinh lí xét ở cấp độ cơ thể.

Nói cách khác, việc xác định dấu hiệu bản chất của KN cơ bản được xem như là việc đọc và giải mã ngôn ngữ của loại SĐTD phân tích nội dung vừa lập được ở bước 2 để tìm ra logic diễn đạt nội hàm KN cơ bản theo các dấu hiệu bản chất. Để thực hiện bước này, GV có thể tổ chức HS huy động thông tin từ SĐTD phân tích nội dung đã lập được, thông qua giải quyết các nhiệm vụ mà GV định hướng bằng câu hỏi và bài tập.

Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất

Sau khi đã xác định được các dấu hiệu chung và bản chất của KN, vận dụng SĐTD để diễn đạt lại nội hàm KN theo các dấu hiệu bản chất đó. Lúc này các nhánh cấp 1 và cấp 2 của SĐTD được lập chính là các dấu hiệu bản chất của KN, và việc liên kết các nhánh phụ tiếp theo chính là diễn đạt nội hàm của KN. Bước này có thể xem bước là tái thiết lập SĐTD để diễn đạt các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất. SĐTD được lập thể hiện rõ nhận thức của HS về KN cơ bản cấp độ cơ thể.

Bước 5. Vận dụng KN

Sau khi xây dựng hoàn chỉnh SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất chính là HS đã phát triển KN đó. HS cần phải nhớ, hiểu, vận dụng KN đó. GV nêu các câu hỏi, bài tập và tình huống thực tiễn hay giả định, để HS vận dụng KN đã học như một công cụ giải quyết vấn đề. Đồng thời GV định hướng giúp HS xác định được mối quan hệ giữa KN cơ bản vừa mới nhận thức với các KN khác trong cùng hệ thống.

Như vậy, theo con đường quy nạp thì các bước 1, 2 được thực hiện trong quá trình dạy các bài tương ứng trong mỗi chương, các bước 3, 4 và 5 được thực hiện khi tổng kết chương.

3.2 Vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường diễn dịch Ngược lại với quy nạp, diễn dịch là hình thức tư duy đi từ cái chung đến cái riêng. Phát triển KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường diễn dịch là đi từ những dấu hiệu chung, bản chất của cấp độ cơ

(3)

thể sinh vật để tìm hiểu, nghiên cứu sự thể hiện những dấu hiệu đó như thế nào ở TV và ở ĐV. K hi thực hiện theo con đường này, GV cần xác định và đưa ra các chủ đề mà mỗi chủ đề này chính là mỗi dấu hiệu bản chất của KN (hoặc GV có thể gộp hai, ba dấu hiệu bản chất của KN thành một chủ đề).

Trên cơ sở đó GV tổ chức cho HS nghiên cứu, tìm tòi những thông tin trong SGK ở cả phần TV và phần ĐV để chứng minh và làm rõ nội dung của từng chủ đề mà GV vừa nêu ra. Như vậy, HS sẽ được nghiên cứu, so sánh đối chiếu để thấy được các biểu hiện giống và khác nhau giữa TV và ĐV về các dấu hiệu bản chất của KN. Cuối cùng tổng hợp, khái quát lại thì HS sẽ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn. Vận dụng SĐTD để phát triển KN cơ bản trong dạy học Sinh học 11 theo con đường diễn dịch được cụ thể bằng quy trình sau:

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cơ bản cấp độ cơ thể

Bước này tương tự như ở quy trình phát triển KN bằng con đường quy nạp.

Bước 2. Xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể

Khi xác định các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể, GV phải dựa vào sự phân tích logic nội hàm KN đó [2, tr.69-75]. Ngay từ đầu chương, GV nêu các chủ đề học tập mà thực chất các chủ đề này chính là các dấu hiệu bản chất của KN cơ bản cấp độ cơ thể. Có thể xem đây là dạy học theo từng chủ đề nhỏ và việc dạy học có thể không thực hiện theo tuần tự các bài như bố cục của SGK.

Bước 3. Lập SĐTD phân tích nội dung kiến thức chuyên khoa của từng dấu hiệu bản chất GV tổ chức các hoạt động học tập và kết hợp cho HS nghiên cứu SGK ở cả phần TV và phần ĐV để phân tích, chứng minh và làm rõ nội dung chuyên khoa của từng chủ đề. Trên cơ ở đó tổ chức HS lập SĐTD phân tích nội dung của mỗi chủ đề theo nhận thức cá nhân. Như vậy, cùng chủ đề có thể lập được các SĐTD phân tích nội dung theo các logic khác nhau. HS được rèn luyện khả năng tìm kiếm, lựa chọn, phân tích và tổng hợp thông tin của cả phần TV và phần ĐV cho mỗi chủ đề đã xác định.

Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất

Từ các SĐTD phân tích nội dung chuyên khoa về mỗi chủ đề tương ứng với dấu hiệu bản chất của KN cơ bản, GV định hướng HS khái quát hóa và tái thiết lập thành một SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất. Việc HS tái thiết lập SĐTD ở bước này vừa phải dựa vào các SĐTD phân tích nội dung chuyên khoa của bước 3 vừa dựa vào những những câu hỏi, bài tập định hướng của GV. Lúc này, các dấu hiệu bản chất sẽ là những nhánh chính của SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp cơ thể.

Bước 5. Vận dụng KN

Thực hiện tương tự như bước 5 của quy trình phát triển KN bằng con đường quy nạp.

Như vậy, nếu phát triển KN theo con đường diễn dịch thì ngay từ đầu chương GV đã thực hiện bước 1 và 2. Bước 3 được thực hiện trong quá trình dạy học nội dung các bài trong chương. Đến phần tổng kết chương, GV tổ chức HS thực hiện các bước 4 và bước 5.

3.3 Vận dụng SĐTD để tổ chức HS phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường quy nạp bộ phận

Với con đường quy nạp bộ phận, GV cũng tiến hành tổ chức lập SĐTD như ở con đường quy nạp, nhưng điểm khác biệt ở đây là chỉ thực hiện với nội dung của phần TV trong chương. Nghĩa là kết thúc phần TV thì HS lập được SĐTD diễn đạt KN cơ bản ở cơ thể TV theo các dấu hiệu bản chất. Tiếp đến, sau khi HS nghiên cứu xong nội dung ở phần ĐV, bằng biện pháp suy diễn tương tự, GV tổ chức HS lập SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể (cả TV và ĐV) theo các dấu hiệu bản chất. Con đường này được thực hiện với quy trình:

Từ bước 1 đến bước 4:

Cách tổ chức thực hiện giống như bước 1 đến bước 4 của quy trình vận dụng SĐTD để phát triển KN cơ bản cấp độ cơ thể theo con đường nạp. Tuy nhiên chỉ tiến hành thực hiện với nội dung của phần TV trong chương. Do đó, việc khái quát hóa và rút ra các dấu hiệu bản chất của KN mới chỉ trên đối tượng TV nên đơn giản và thuận tiện hơn. Như vậy, sau khi thực hiện xong bước 4, HS sẽ lập được SĐTD của nội dung phần TV theo logic thể hiện các dấu hiệu bản chất của KN đó. Có thể xem đây là SĐTD diễn đạt KN cơ bản cơ thể TV theo dấu hiệu bản chất.

(4)

Bước 5. Bằng logic suy diễn tương tự, bổ sung, hoàn chỉnh SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất.

Ở bước này, GV tiếp tục tổ chức cho HS nghiên cứu nội dung phần ĐV để bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD ở bước 4. Lúc này các nhánh chính của SĐTD ở bước 4 đã mang những dấu hiệu bản chất của KN cơ bản nhưng nội dung chỉ là đối với cơ thể TV. GV tiếp tục tổ chức cho HS nghiên cứu nội dung tương ứng ở phần ĐV và bằng phép suy diễn tương tự, HS khái quát, lựa chọn thông tin nội dung phần ĐV để bổ sung và hoàn chỉnh SĐTD ở bước 4. Khi SĐTD được hoàn thành nghĩa là HS đã lập được SĐTD diễn đạt KN cơ bản cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất.

Bước 6. Vận dụng KN

Thực hiện tương tự như ở con đường quy nạp và con đường diễn dịch.

4. Ví dụ minh họa phát triển KN Cảm ứng cấp độ cơ thể trong dạy học Sinh học 11 theo con đường quy nạp

Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức KN cảm ứng

GV gợi ý cho HS nêu một số ví dụ về phản ứng của TV, ĐV và cơ thể người mà HS đã được học. GV tiếp tục nêu vấn đề: Các phản ứng của cơ thể sinh vật nói chung được biểu hiện rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, những biểu hiện khác nhau đó đều có bản chất là thuộc tính cảm ứng của cơ thể sống. Vậy cảm ứng là gì? Cảm ứng có ý nghĩa như thể nào đối với cơ thể sinh vật?

GV có thể dùng sơ đồ hình 1 để dẫn dắt HS hiểu ý nghĩa sinh học của cảm ứng.

Hình 1. Sơ đồ mô hình cảm ứng của cơ thể sinh vật

Qua đó GV đặt nhiệm vụ nhận thức: Cảm ứng được thực hiện theo cơ chế nào? những dấu hiệu bản chất của cảm ứng là gì? Vai trò của cảm ứng đối với cơ thể sinh vật? Nghiên cứu nội dung cảm ứng ở chương 2 – SGK Sinh học 11 để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Bước 2. Phân tích nội dung và phát triển KN chuyên khoa theo các logic khác nhau bằng lập SĐTD Theo con đường quy nạp, GV tổ chức HS nghiên cứu, phân tích lần lượt các nội dung cụ thể về cảm ứng ở phần TV rồi đến ĐV. Đồng thời tổ chức HS lập SĐTD phân tích nội dung về cảm ứng ở TV và ĐV theo các logic khác nhau tùy theo nhận thức của HS, cụ thể:

- Đối với phần Cảm ứng ở TV, SGK giới thiệu hai bài: bài 23 “Hướng động” và bài 24 “Ứng động” nên có thể tổ chức HS lập SĐTD phân tích nội dung hai KN chuyên khoa Hướng động và Ứng động ví dụ như hình 2 và 3.

- Đến phần Cảm ứng ở ĐV, SGK giới thiệu trong 7 bài (bài 26 đến bài 32). GV tổ chức HS lập các SĐTD phân tích các KN chuyên khoa như: cảm ứng ở các nhóm ĐV, điện thế nghỉ và điện thế hoạt động, dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ, tập tính. Tuy nhiên, do nội dung các bài thuộc phần cảm ứng ở ĐV có liên quan lẫn nhau và đi sâu vào cơ chế, nên GV có thể tổ chức HS lập một SĐTD phân tích nội dung cảm ứng ở ĐV và trong đó có các KN chuyên khoa cần phân tích. Ví dụ 1 kiểu SĐTD phân tích nội dung cảm ứng ở ĐV như hình 4.

Như vậy, ở bước này, HS sẽ lập được các SĐTD phân tích nội dung với những logic mang tính cá nhân về các KN chuyên khoa của phần cảm ứng ở ĐV và TV.

Bước 3. Khái quát để xác định dấu hiệu chung, bản chất của KN cảm ứng cấp độ cơ thể GV tổ chức HS khái quát hóa và xác định các dấu hiệu chung, bản chất về cảm ứng ở TV và ĐV để đi đến nhận thức KN cảm ứng ở cấp độ cơ thể. GV có thể sử dụng câu hỏi, bài tập hoặc hướng dẫn

Trạng thái cân bằng

Trạng thái cân bằng Cảm ứng

Cảm ứng Môi trường trong cơ thể Các tác nhân từ

môi trường ngoài

(5)

HS lập bảng hệ thống về kiến thức cảm ứng ở TV và ĐV. Ví dụ GV yêu cầu HS dựa vào các SĐTD đã lập được ở bước 2 và trả lời các câu hỏi sau:

1.Những nhân tố nào gây nên cảm ứng ở cơ thể TV và ĐV?

3. Nêu cơ chế cảm ứng đặc trưng cho cả cơ thể TV và ĐV? Từ đó hãy vẽ mô hình chung một cung phản xạ ở ĐV ?

2. Những cơ quan bộ phận nào của cơ thể TV và ĐV tham gia vào quá trình cảm ứng? Đối với ĐV yếu tố nào quy định tính chất và mức độ cảm ứng?

3. Cơ chế của hoạt động cảm ứng để trả lời kích thích ở TV và ĐV ?

4.Những biểu hiện của hình thức cảm ứng (biểu hiện của những hình thức trả lời kích thích) ở TV và ĐV là gì?

5. So sánh những đặc điểm về cảm ứng của TV và ĐV.

Hình 2. Dạng 1 của SĐTD phân tích nội dung Cảm ứng ở TV

Hình 3. Dạng 2 của SĐTD phân tích nội dung Cảm ứng ở TV

Hình 4. SĐTD phân tích nội dung Cảm ứng ở ĐV

(6)

Từ việc trả lời các câu hỏi trên, HS khái quát và xác định những dấu hiệu bản chất của KN cảm ứng ở cấp độ cơ thể (thu nhân kích thích,dẫn truyền kích thích, xử lý và trả lời kích thích)

Bước 4. Lập SĐTD diễn đạt KN cảm ứng theo các dấu hiệu bản chất

GV tổ chức cho HS lập SĐTD KN cảm ứng ở cấp độ cơ thể theo các dấu hiệu bản chất đã xác định ở bước 3. Lúc này SĐTD được lập là SĐTD diễn đạt logic nội hàm KN cảm ứng cấp độ cơ thể.

Hình 5. SĐTD KN Cảm ứng cấp độ cơ thể Bước 5: Vận dụng KN cảm ứng

Để HS luyện tập vận dụng KN, GV có thể sử dụng các câu hỏi, bài tập và tình huống. Ví dụ: GV sử dụng các câu hỏi sau:

1.Khi trời rét, sởn gai ốc, ta vội tìm áo ấm mặc. Hãy phân tích xem có những bộ phận nào của hệ thần kinh tham gia vào phản ứng trên và đó là phản xạ gì, thuộc những loại nào?

2. Tìm ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được (lấy ví dụ ngoài SGK). Phân tích ý nghĩa của mỗi tập tính đối với đời sống sinh vật.

5. Kết luận

Vận dụng SĐTD để phát triển các KN cơ bản cấp độ cơ thể là xác lập các con đường phát triển KN bằng cách lập SĐTD. Lập SĐTD vừa kết nối ý tưởng một cách linh hoạt theo logic nhận thức của mỗi cá nhân - loại SĐTD phân tích nội dung chuyên khoa, vừa có sự tái thiết lập, hoàn chỉnh SĐTD - loại SĐTD diễn đạt nội hàm KN cơ bản theo dấu hiệu bản chất. Việc lập SĐTD diễn đạt nội hàm KN cơ bản theo các dấu hiệu bản chất sẽ giúp HS nhận thức KN cơ bản một cách bản chất, khái quát ở cấp độ cơ thể.

Tài liệu tham khảo

[1] Tony Buzan (2008), The Buzan study skill handbook (Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan, Chủ biên tư vấn: James Harrison, Lê Huy Lâm dịch, Nxb Tổng hợp TP HCM.

[2] Nguyễn Thị Diệu Phương (2015), Vận dụng lý thuyết SĐTD của Tony và Barry Buzan để phát triển khái niệm sinh học cơ thể trong dạy học Sinh học 11 – THTP, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

WAYS OF MIND MAP APPLICATION FOR DEVELOPING THE ORGANISMAL BIOLOGY CONCEPT IN TEACHING 11 GRADE’S BIOLOGY

Nguyen Thi Dieu Phuong College of Education, Hue University Key words: organismal biology concept, mind map for analyzing specialty knowledge, mind map

for expressing basic concept at organismal level

Abstract: Teaching the section “Organismal biology” of 11 Grade’s Biology relates to develop four basic concepts on physiological functions at organismal level (organismal biology concepts) for students. There are three ways of mind map application for organizing students to develop basic concept at organismal level in teaching 11th Grade’s Biology. These ways are expressed by different

(7)

logics with close procedures but all consistent with the program structure and textbooks of 11th Grade’s Biology.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 178 SGK Sinh học 7: Nêu sự phân hóa và chuyển hóa một số hệ cơ quan trong quá trình tiến hóa của các ngành Động

 Líp chóng ta tiÕp tôc chia lµm ba nhãm nh Líp chóng ta tiÕp tôc chia lµm ba nhãm nh nh÷ng tiÕt häc tr íc. Vµ lµm bµi tËp theo sù nh÷ng tiÕt häc

Dựa vào thông tin dinh dưỡng và cấu tạo trong của giun đất thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:. 1/ Quá trình tiêu hoá ở giun đất diễn ra như

- Vì: Các cấp độ tổ chức này có cấu trúc ổn định, có thể thực hiện được các chức năng sống cơ bản như trao đổi chất, chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát

Thành phần lipid màng ty thể (cardiolipin) và điện thế màng ty thể được phân tích thông qua sự thay đổi mật độ huỳnh quang của tetramethyl rhodamine ethyl

Ở cây thiên nam tinh (Arisaema japonica) thuộc họ Ráy, rễ củ loại lớn có nhiều chất dinh dưỡng nảy chồi sẽ cho ra cây chỉ có hoa cái, còn rễ củ loại nhỏ nảy chồi cho

Tuy nhiên, trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.. - Tỉ

…(2)… là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định. Nó chỉ đạo hoạt động và quy trình của cơ thể sống. Trang 71 SBT KHOA HỌC TỰ