• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHỦ ĐỀ SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CHỦ ĐỀ SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG

Họ tên giáo viên: Trần Thị Thuyền Quyên Môn dạy: Vật Lí

Nội dung đưa lên Website:

Hệ thống kiến thức: CHỦ ĐỀ SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ - VẬT LÍ 6

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HKII PHẦN 2 VẬT LÍ 6 CÁC BẠN HỌC SINH THÂN MẾM CÁC BẠN NHẬP ĐƯỜNG LINK BÊN DƯỚI VÀ THỰC HIỆN TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HKII PHẦN 1 ONLINE

TRÊN Doc.google.com nhé.

https://forms.gle/2A4Eptqv6TnLswoBA Thời gian hoàn thành 17h ngày 6/5/2020

Sđt C. Quyên Zalo/Facebook 0348105509 (thuyền quyên trần)

CHỦ ĐỀ SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ

A. NHẬN XÉT TIẾT HỌC TRƯỚC

- Tổng số học sinh tham gia tiết học trước: 76 HS - Tổng số học sinh nộp bài: 54

- Nhận xét về kết quả kiểm tra cuối bài:

+ Học sinh tham gia học online ngày càng tích cực, chủ động trao đổi với nhau những vấn đề chưa rõ qua các kênh học tập

+ Kết quả kiểm tra các bạn học sinh tương đối tốt, Tuy nhiện vẫn còn nhiều bài chưa đạt yêu cầu (chiếm tỉ lệ 30%). Mặc dù vậy một số bạn chưa đạt yêu cầu đã chủ động làm bài kiểm tra lại và hoàn thành tốt bài kiểm tra.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

PHẦN 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

(2)

LỎNG HƠI Bay hơi

Ngưng tụ

- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Tìm được thí dụ thực tế về các yếu tố tác động đó.

- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng, sau đó nhiều yếu tố lên cùng một hiện tượng.

- Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng .

PHẦN 2. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC LÍ THUYẾT I. SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ

 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.

 Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

II. DẶC ĐIỂM CỦA SỰ BAY HƠI – SỰ NGƯNG TỤ

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi nhanh hay chậm của chất lỏng

 Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 4 yếu tố + Nhiệt độ

+ Gió

+ Diện tích mặt thoáng + Bản chất của chất lỏng.

Ví dụ chứng minh sự bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố:

Nhiệt độ: Khi phơi quần áo, ta phơi ngoài nắng thì quần áo sẽ mau khô hơn Gió: Khi lau nhà, nếu có gió thì sàn nhà sẽ mau khô hơn

Diện tích mặt thống: Khi phơi quần áo, nếu ta căng quần áo ra thì nó sẽ mau khô hơn

Bản chất của chất lỏng: rượu bay hơi nhiều hơn nước.

2. Đặc điểm của sự ngưng tụ

(3)

 Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh thì nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra cũng càng nhanh.

Nội Dung Đọc Hiểu Không Ghi

1. Sự bay hơi là gì?

Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Ví dụ:

Sau cơn mưa đường phố thường bị ướt và có đọng những vũng nước. Tuy nhiên sau một thời gian thì nước không còn và đường phố khô ráo.

Một chai dầu gió đậy nút kín, dầu trong chai rất lâu cạn nhưng nếu mở nút chai dầu và quên đậy lại thì sau vài hôm dầu trong chai cạn hẳn.

(4)

Để làm muối người ta cho nước biển vào trong ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng.

2. Đặc điểm của sự bay hơi

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng.

- Nhiệt độ của môi trường càng cao (khí hậu, thời tiết nắng nóng), tốc độ bay hơi diễn ra càng nhanh.

- Gió càng mạnh, tốc độ bay hơi diễn ra cũng càng nhanh.

- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng rộng thì tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh.

- Tùy từng loại chất lỏng khác nhau mà tốc độ bay hơi nhanh chậm cũng khác nhau.

Ví dụ:

(5)

Quần áo phơi thường mau khô hơn khi phơi ở ngoài trời nắng hơn là phơi trong bóng râm

Quần áo phơi thường mau khô hơn ở nơi có gió hơn là nơi không có gió

Quần áo phơi thường mau khô hơn khi đặt xa nhau hơn là đặt sát nhau (lúc này diện tích tiếp xúc giữa quần áo với không khí sẽ nhiều, ít khác nhau).

Lưu ý: Khi bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng giảm.

3. Sự ngưng tụ là gì?

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Ví dụ:

(6)

Khi đứng trước gương soi và thổi một hơi dài vào gương ta thấy trên gương xuất hiện một mảng mờ đục. Vết mờ đục chính là hơi nước trong hơi thở của ta đọng lại thành những giọt nước nhỏ li ti trên mặt gương.

Cho viên nước đá vào cốc nước, một lúc sau thấy ở ngoài chiếc cốc có các giọt nước đọng lại. Đó là do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại.

(7)

4. Đặc điểm của sự ngưng tụ

Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại của sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi xảy ra càng nhanh thì nhiệt độ càng thấp thì sự ngưng tụ xảy ra cũng càng nhanh.

5. Phương pháp giải

Giải thích một số trường hợp bay hơi và ngưng tụ trong đời sống hàng ngày Để giải thích đúng một số trường hợp bay hơi và ngưng tụ trong đời sống hàng ngày ta cần căn cứ vào đặc điểm của sự bay hơi và sự ngưng tụ đã nêu ở trên.

Ngoài ra ta cần biết:

- Sự bay hơi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào vì nó có hai hình thức:

+ Chất lỏng chuyển thành hơi ở bất kì nhiệt độ nào gọi là sự bốc hơi.

+ Chất lỏng chuyển thành hơi qua sự đun sôi ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ này phụ thuộc vào từng loại chất lỏng gọi là sự hóa hơi.

- Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại với sự bay hơi nên sự ngưng tụ xảy ra nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng giảm thì sự ngưng tụ xảy ra càng nhanh. Sự ngưng tụ chỉ xảy ra khi nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tùy thuộc vào từng chất.

PHẦN 3. BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT (GOOGLE FORM) Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm.

Câu 2: Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của băng kép?

(8)

A. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía kim loại dãn nở ít.

B. Khi nhiệt độ giảm, băng kép cong về phía kim loại dãn nở nhiều.

C. Người ta sử dụng băng kép trong việc đóng ngắt mạch điện.

D. Nhiệt độ càng tăng, khối lượng của băng kép càng lớn.

Câu 3: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

C. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

D. Lõi thép là vật đàn hòi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Câu 4: Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 00C đến 40C thì:

A. Thể tích nước co lại.

B. Thể tích nước nở ra.

C. Thể tích nước không thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 5: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:

A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.

B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.

C. Nước nóng tràn vào bóng.

D. Không khí tràn vào bóng.

Câu 6: Nước sôi ở bao nhiêu 0F?

A. 100. B. 212.

(9)

C. 32. D. 180.

Câu 7: 1000F ứng với bao nhiêu 0C.

A. 32. B. 37,78.

C. 18. D. 42.

Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?

A. Nở vì nhiệt giống nhau.

B. Nở vì nhiệt khác nhau.

C. Không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Câu 9: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng.

Câu 10: Nhiệt kế nào sau đây dùng để đo nhiệt độ của nước sôi?

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế thủy ngân.

C. Nhiệt kế y tế.

D. Dùng được cả ba loại nhiệt kế trên.

Duyệt của Ban giám hiệu KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

(10)

Trần Thị Thuyền Quyên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ?. Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ đó có đặc

Ñeå hieän töôïng ngöng tuï dieãn ra nhanh thì ta taêng hay giaûm nhieät ñoä.. Muoán toác ñoä ngöng tuï dieãn ra nhanh thì ta phaûi giaûm

- Toác ñoä bay hôi cuûa moät chaát loûng phuï thuoäc vaøo nhieät ñoä, gioù vaø dieän tích maët thoaùng cuûa chaát loûng. Nhôù laïi nhöõng ñieàu ñaõ hoïc veà söï bay

Vì vaäy troïng löôïng rieâng cuûa khoâng khí noùng nhoû hôn troïng löôïng rieâng cuûa khoâng khí laïnh, nghóa laø khoâng khí noùng nheï hôn

Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt

Như đã thảo luận ở trên, các mẫu nước tự tạo có chứa 10 chất Cl-VOC, khi vi chiết các chất này trong không gian hơi bằng cột vi chiết OT-SPME, kết quả phân tích nhận

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng... Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện

Kiểm chứng sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng1. ĐĨA ĐỐI CHỨNG ĐĨA