• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chuyên đề: Phương pháp giả thiết tạm - Toán lớp 5 | Hocthattot.vn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chuyên đề: Phương pháp giả thiết tạm - Toán lớp 5 | Hocthattot.vn"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 1

THẦY LÊ HÒA HẢI

[Điện thoại: 097.529.0903

Facebook: Lê Hòa Hải – Fanpage: ThayLeHoaHai Địa chỉ: SN 8/18 Nguyên Hồng, Đống Đa, HN ]

-------

Hà Nội, 12/2016

(2)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 2

Lời ngỏ:

Thưa các anh/ chị phụ huynh. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, em nhận thấy rằng, đa số các anh/ chị phụ huynh bắt đầu thấy khó khăn với những dạng toán giúp con học bài khi con bước vào lớp 4, lớp 5.

Lớp 4, 5 là lớp quan trọng là nền tảng để cho con có được kiến thức vững chắc để bước vào cấp 2.

Hiểu được điều đó, em đã soạn một vài chuyên đề mà các phụ huynh thường gặp khó khăn, hay hỏi trên các diễn đàn, nhằm giúp các phụ huynh làm chủ được phương pháp giải toán tiểu học, để giúp con mình học tập tốt nhất.

Em hi vọng tài liệu sẽ hữu ích cho anh chị . Em xin cảm ơn!

I. Nhắc lại lý thuyết cho con

Phương pháp giả thiết tạm là một phương pháp giải toán dùng để giải các bài toán về tìm hai số khi biết tổng của hai số đó.

Khi giải dạng toán này, ta giả sử có một giả thiết (điều kiện) nào đó không có trong thực tế hay không có trong điều kiện đã cho của bài toán, nhằm tạm thời bỏ qua sự xuất hiện của một đại lượng, rồi dựa vào tình huống tính đại lượng thứ hai. Sau đó tính đại lượng còn lại.

II. Các bài toán thường gặp

Bài 1.1. (Bài toán cổ - Bài toán điển hình) Vừa gà vừa chó

Bó lại cho tròn Ba mươi sáu con Một trăm chân chẵn Hỏi mấy gà, mấy chó?

CHUYỀN ĐỀ TOÁN LỚP 4 -5 DÀNH CHO PHỤ HUYNH

PHƯƠNG PHÁP GIẢ THIẾT TẠM

(3)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 3

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Phân tích:

Rõ ràng 36 con không thể là gà cả (vì khi đó có 2 x 36 = 72 chân!), cũng không thể là chó cả (vì khi đó có 4 x 36 = 144 chân!).

Bây giờ ta giả sử 36 con đều là chó cả (đây là giả thiết tạm), thì số chân sẽ là: 4 x 36 = 144 (chân).

Số chân dôi ra là: 144 - 100 = 44 (chân)

Sở dĩ như vậy là vì số chân của mỗi con chó hơn số chân của mỗi con gà là: 4 - 2 = 2 (chân).

Vậy số gà là: 44:2 = 22 (con).

Số chó là: 36 - 22 = 14 (con).

Bài giải:

Một con gà có 2 chân, 1 con chó có 4 chân.

Giả sử tất cả đều là gà, vậy tổng số chân sẽ là:

36 x 2 = 72 (chân)

Vì tổng số chân theo bài ra là 100 chân nên số chân bị thiếu là:

100 – 72 = 28 (chân)

Khi đem mỗi con chó thay cho một con gà thì số chân tăng lên là: 4 – 2 = 2 chân.

Vậy do còn thiếu 28 chân nên số con chó cần thay cho số con gà là:

28 : 2 = 14 (con) Số gà là:

36 – 14 = 22 (con)

Đáp số: Gà: 22 con, Chó: 14 con.

(4)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 4

Bài 1.2. (Bài toán gà và thỏ - Bài toán điển hình)

Bác nông dân nuôi tất cả 30 con gà và thỏ. Tổng cộng có 100 chân. Tìm số gà và số thỏ bác nông dân nuôi.

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Bước 1: Giả sử tất cả đều là gà (hoặc thỏ)

Bước 2: Tính số chân còn thiếu (hoặc dôi ra) so với đề bài đã cho (tổng số chân)

Bước 3: Tính số con thỏ (hoặc con gà) dựa vào chênh lệch số chân của giả thiết so với bài cho.

Bước 4: Tính số con còn lại.

Bài giải:

Một con gà có 2 chân, 1 con thỏ có 4 chân.

Giả sử tất cả đều là gà, vậy tổng số chân sẽ là:

30 x 2 = 60 (chân)

Vì tổng số chân theo bài ra là 100 chân nên số chân bị thiếu là:

100 – 60 = 40 (chân)

Khi đem mỗi con thỏ thay cho một con gà thì số chân tăng lên là:4 – 2 = 2 chân.

Vậy do còn thiếu 40 chân nên số con thỏ cần thay cho số con gà là:

40 : 2 = 20 (con) Số gà là:

30 – 20 = 10 (con)

Đáp số: Gà: 10 con, thỏ: 20 con.

(5)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 5

Bài 1.3. Một tốp thợ dùng 10 đoạn ống nhựa gồm hai loại dài 8m và 6m để lắp đặt một đoạn đường ống dài 72m. Hỏi tốp thợ phải dùng mỗi loại mấy ống để khi lắp đặt không phải cắt một ống nào?

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Bài giải:

Giả sử cả 10 đoạn ống đều là loại 6m, vậy tổng chiều dài lắp được là:

10 x 6 = 60 (m)

Vì tổng chiều dài theo bài ra là 72m nên số mét ống bị thiếu là:

72 – 60 = 12 (m)

Khi thay mỗi ống loại 6m bằng ống loại 9m thì chiều dài tăng lên là: 9 – 6 = 3 (m) Vậy do còn thiếu 12m nên số ống 9m cần thay cho ống 6m là:

12 : 3 = 4 (ống) Số ống loại 6m là:

10 – 4 = 6 (ống)

Đáp số: ống 6m: 6 ống, ống 9m: 4 ống.

Bài 1.4. Bạn Ngọc Bích tham gia thi giải 30 câu hỏi trong cuộc thi giải toán qua mạng. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm. Mỗi câu trả lời sai mất 10 điểm. Cuối cùng bạn Ngọc Bích được 105 điểm. Hỏi bạn Ngọc Bích đạt được bao nhiêu câu trả lời đúng?

Bài giải:

Giả sử bạn Ngọc Bích trả lời đúng cả 30 câu hỏi, thì số điểm thu được là:

30 x 5 = 150 (điểm)

Vì số điểm của bạn Ngọc Bích là 105 điểm, nên số điểm thừa ra là:

150 – 105 = 45 (điểm)

(6)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 6

Khi thay mỗi câu trả lời đúng bằng một câu trả lời sai thì số điểm giảm là: 5 + 10 = 15 (điểm) Vậy do thừa ra 45 điểm nên số câu trả lời sai là:

45 : 15 = 3 (câu sai) Số câu trả lời đúng là:

30 – 3 = 27 (câu đúng)

Đáp số: 27 câu đúng

Bài 1.5. Trong một bữa tiệc, có tất cả 100 người lớn và trẻ em. Trong khi một người lớn có thể ăn hết 3 chiếc bánh sữa, thì 3 trẻ em mới ăn hết được một cái. Sau bữa tiệc, mọi người đã ăn hết 100 chiếc bánh sữa. Hỏi có bao nhiêu người lớn, bao nhiêu trẻ em tham dự?

[Anh/ chị hướng dẫn con]

Lưu ý: Đối với bài này, phải thay 3 người lớn bằng 3 trẻ em, thì số bánh giảm mỗi lần thay là: 3 x 3 – 1 = 8 chiếc.

Như vậy, để giảm 200 chiếc thì cần số lần thay là: 200 : 8 = 25 lần thay, mỗi lần thay là 3 trẻ em nên số trẻ em là: 25 x 3 = 75 trẻ em.

Bài giải:

Giả sử 100 người đều là người lớn, thì số bánh đã ăn là:

100 x 3 = 300 (chiếc)

Vì số bánh đã ăn là 100 chiếc, nên số bánh thừa ra là:

300 – 100 = 200 (chiếc)

Khi thay ba người lớn bằng ba trẻ em thì số bánh giảm là: 3 x 3 – 1 = 8 (chiếc) Vậy do thừa ra 200 chiếc nên số trẻ em là:

200 : 8 x 3 = 75 (trẻ em) Số người lớn là:

(7)

LH: Thầy Hải (097 529 0903) – SN 8/18 Nguyên Hồng hoặc SN9/30 Tạ Quang Bửu, HN Page 7

100 – 75 = 25 (người lớn)

Đáp số: 75 trẻ em ; 25 người lớn

* Các bài tương tự:

Bài 2.1. Một số tiền 65 000 đồng gồm 19 tờ giấy bạc loại 5000 đồng và loại 2000 đồng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu tờ?

Bài 2.2. Có 7 sọt đựng tất cả 775 quả vừa cam vừa quýt. Mỗi sọt cam đựng 85 quả và mỗi sọt quýt đựng 145 quả. Hỏi có bao nhiêu sọt cam, bao nhiêu sọt quýt?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dạng 4: Tìm x để phân thức đạt giá trị lớn nhất nhỏ nhất.. Tìm giá trị lớn nhất

Tuy không xuất hiện thường xuyên trong các kỳ thi Olympic Toán nhưng bất đẳng thức tích phân luôn là một trong những bài toán xuất hiện nhiều cách giải thông minh..

Câu 16: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

+ Quá trình kết hợp phải lặp đi lặp lại nhiều lần và phải thường xuyên củng cố Bài tập 3 (trang 138 VBT Sinh học 8): Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, véc-tơ nào dưới đây là một véc-tơ pháp tuyến của mặt phẳng

Vũ Hồng Phong GVTHPT Tiên Du 1, Bắc Ninh.

a) An chọn một gói quà trong 45 gói quà thì gói quà mà An chọn có thể thuộc vào một trong 3 loại trên. Vậy các món quà mà An có thể nhận được là: truyện cười, sách hướng

Trò chơi bịt mắt bắt dê, kết quả có thể là: bắt được dê, không bắt được dê. Quan sát Hình 9.27 và liệt kê tất cả các kết quả có thể khi quay chiếc nón kì diệu.. Vậy