• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
59
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

NS : 11 / 10/ 2021

NG: 18 / 10 / 2021 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 35: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- So sánh được hai số thập phân.

- Sắp xếp được các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.

+Làm được các bài tập về so sánh hai số thập phân và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, Bảng phụ

- HS: SGK, giấy nháp, vở ô li.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS chơi trò chơi:"Truyền điện".

Một bạn đọc một số thập phân bất kì sau đó truyền cho bạn bên cạnh, bạn đó phải đọc ngay một số thập phân bằng với số thập phân vừa rồi, cứ tiếp tục như vậy từ bạn này đến bạn khác, bạn nào không nêu được thì thua cuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương HS - Giới thiệu bài - ghi bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức: (15 phút)

a. Ví dụ 1

- GV viết ví dụ lên bảng: So sánh 8,1m và 7,9m.

+ Hãy đổi 2 đơn vị đo này ra dm?

+ Vậy em có nhận xét gì?

+ Từ VD: 8,1 > 7,9 em rút ra kết luận gì?

+ Hãy so sánh 20001,7 và 19999,9 và giả thích.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

b. Ví dụ 2

- HS chơi trò chơi

- HS nghe

- 1 HS đọc ví dụ.

+ 8,1m = 81dm và 7,9m = 79dm.

+ Ta có: 81dm > 79dm.

Tức là: 8,1m > 7,9m.

+ Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

+ Ta có: 20001,7 > 19999,9.

Vì phần nguyên 20001 > 19999

(2)

- Ghi bảng: So sánh 35,7m và 35,698m.

+ Em nhận xét phần nguyên của hai số thập phân trên?

+ Vậy làm thế nào đề ta so sánh được?

+ Vì sao em biết 35,7m > 35,698 m?

+ Em có kết luận gì về phần thập phân của hai số thập phân này?

+ Khi so sánh hai số thập phân có phần nguyên giống nhau và phần thập phân khác nhau ta làm như thế nào?

c. Quy tắc

+ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào?

- GV cho lớp mở SGK.

- GV yêu cầu lớp làm miệng:

789,275 và 713,96.

578,732 và 578,79 - Nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Bài 1/42: So sánh hai số thập phân:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Lưu ý: Trước hết ta phải so sánh phần nguyên, nếu chúng bằng nhau thì mới so sánh đến phần thập phân.

- GV yêu cầu lớp làm bài.

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào?

+ 1 HS nêu: Có phần nguyên bằng nhau.

+ Chỉ cần so sánh phần thập phân của hai số.

- Vì phần mười của 35,7 là 7 > phần mười 35,698 là 6.

- HS nêu: Phần thập phân của 35,7m là

10

7 m = 7dm = 700mm.

Phần thập phân của 35,698m là

1000

698 m = 698mm.

Mà 700mm > 698mm Nên 10

7 m >

1000 698 m.

Do đó 35,7m > 35,698m.

- 1-2 HS trả lời, lớp nhận xét.

- HS nêu

- 1HS đọc SGK/42, lớp đọc thầm.

- 2HS nối tiếp nêu, lớp nhận xét.

789,275 > 713,96.

578,732 < 578,79

- 1HS đọc yêu cầu.

- HS lắng nghe

- Lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ. Lớp theo dõi, nhận xét.

* Đáp án

a) 48,97 < 51,02 vì phần nguyên 48 < 51.

b) 96,4 > 96,38 vì hàng phần mười 4 > 3.

c) 0,7 > 0,65 vì hàng phần mười 7 > 6.

- HS trả lời.

(3)

=>Chốt: Khi so sánh chúng ta chú ý so sánh giá trị của các chữ số cùng hàng.

Bài 2/42:Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

+ Bài yêu cầu ta làm gì?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- YC học sinh nhận xét.

+ Làm thế nào em xếp được các số đó?

=> GV chốt: Chúng ta, lưu ý đến thứ tự sắp xếp và khi so sánh chú ý so sánh các chữ số cùng hàng.

Bài 3/42 Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- YC học sinh đọc bài làm.

- YC học sinh nhận xét bài làm bảng phụ.

+ Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào?

+ Em hãy nêu sự khác nhau của bài 2 và bài 3?

=> GV chốt: Chúng ta, lưu ý đến thứ tự sắp xếp và khi so sánh chú ý so sánh các chữ số cùng hàng.

4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)

- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm 69,99 … 70,01 0,4 … 0,36

95,7 … 95,68 81,01 … 81,010 + Muốn so sánh 2 số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài: Luyện tập.

- Theo dõi.

+ Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.

- HS làm bài theo cặp. 1 cặp làm bảng phụ.

6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72< 9,01.

- Nhận xét, chữa bài.

- HS trả lời:

+ So sánh phần nguyên 6<7<8< 9.

+ Có 2 số có phần nguyên bằng nhau so sánh phần mười 3 < 7.

- Theo dõi

- 2 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bảng phụ.

- 2-3 HS đọc bài trước lớp. Lớp theo dõi, nhận xét.

0,4> 0,321 > 0,32 >0,197 >0,187.

- HS nhận xét, chữa bài.

- HS nêu.

- Bài 2 là sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn còn bài 3 yêu cầu ngược lại là từ lớn đến bé.

- Theo dõi.

- HS nghe và thực hiện và đọc bài làm.

Lớp theo dõi, nhận xét.

69,99 < 70,01 0,4 > 0,36 95,7 > 95,68 81,01 = 81,010 - 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(4)

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 15: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được nghĩa của từ thiên nhiên (BT1).

- Nêu được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+ Có hiểu biết về thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống.

*BVMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: SGK, VBT.

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

(Xem video về Hạ Long, Yên Tử,…

+ Cảnh đẹp nào do con người tạo ra, cảnh đẹp nào không phải do con người tạo ra?

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

“Tiếp sức”: GV đưa 2 tấm phiếu có nội dung: con người tạo ra và con người không tạo ra. GV phát cho HS các tấm ảnh như: Vịnh Hạ Long, Bãi biển Trà Cổ, Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, trường học, hang động, bàn, ghế.... Yêu cầu HS quan sát bức hình và gắn hình ảnh đó vào 2 tấm phiếu vừa nêu.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Nhận xét, khen ngợi HS có đáp án đúng và nhanh nhất.

- GV chốt và giới thiệu bài: Các con đã vừa phân biệt được những sự vật do thiên nhiên tạo ra và những do con người tạo ra. Vậy thiên nhiên là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên

2. Hoạt động luyện tập và thực hành (30p)

- HS quan sát.

- Theo dõi hướng dẫn chơi

- HS tham gia

- Theo dõi

(5)

Bài 1: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên?

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu 2 HS cùng bàn thảo luận làm bài.

(Gợi ý: Dùng bút chì khoanh tròn vào chữ cái đặt trước dòng giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên).

- Yêu cầu Hs trình bày bài làm

- Nhận xét

+ Lấy thêm ví dụ về thiên nhiên

- GVNX, kết luận: Như vậy các con đã biết thiên nhiên là tất cả những gì không do con người tạo ra.

- GV chuyển ý: Để biết thêm những từ ngữ, sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên cô và lớp mình sẽ cùng nhau chyển sang bài tập 2.

Bài 2: Tìm trong các thành ngữ, tục ngữ sau những từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm theo hướng dẫn:

+ Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ.

+ Tìm hiểu nghĩa của từng câu.

+ Gạch chân dưới các từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

- Yêu cầu Hs trình bày bài làm.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

=> Thác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, đất, mạ (lạ hoặc quen) đều là các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ (có thể giải thích lại).

- 1 HS đọc thành tiếng.

- HS trao đổi (3 phút) làm bài. 1 HS làm trên bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở nháp.

*Đáp án:

b. Tất cả những gì không do con người tạo ra.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Hs lấy VD:

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc thành tiếng.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.

- 1 HS làm trên bảng lớp.

- Hs trình bày bài làm

* Đáp án

+ (thác, ghềnh, gió, bão, nước, đá, khoai, đất).

- Nhận xét bài làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- Theo dõi GV chữa bài, chữa lại nếu mình sai.

- Theo dõi

- HS năng khiếu nêu.

(6)

- Tổ chức cho HS đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.

* BVMT: Hãy kể những việc nên làm để BVMT sống quanh ta?

- GV chốt, chuyển ý

Bài 3: Tìm những từ ngữ miêu tả không gian. Đặt câu với 1 trong các từ ngữ vừa tìm được.

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.

- Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn sau:

+ Phát giấy cho 1 nhóm.

+ Tìm từ theo yêu cầu và ghi vào giấy.

+ Đặt câu (miệng) với từng từ mà nhóm tìm được.

- Gọi nhóm làm vào phiếu khổ to dán phiếu, đọc các từ mình tìm được, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ sung để có nhiều từ miêu tả không gian.

- Gọi HS đọc lại các từ tìm được.

- Gợi ý đáp án:

* DTYT: Các em đã được đi tham quan Yên Tử. Các em thấy cảnh Yên Tử thế nào? Hãy đặt câu nói về vẻ đẹp của Yên Tử?

- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.

- Yêu cầu HS ghi câu mình đặt câu vào

+ Lên thác xuống ghềnh: gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuội sống.

+ Góp gió thành bão: tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.

+ Qua sông phải luỵ đò: gặp khó khăn hoặc có việc cần nên đành cậy nhờ, luỵ đến, cốt sao cho được việc

- Tiếp nối nhau đọc thuộc lòng.

- HS phát biểu

- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng thảo luận tìm từ và ghi vào phiếu.

- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết vào vở.

* Đáp án

a, Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận,...

b, Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi...

c, Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút,...

d, Tả chiều sâu: hun hút, thăm, hoăm hoắm,...

- Hs trả lời theo hiểu biết

- Tiếp nối nhau đọc câu của mình. Mỗi HS đọc 1 câu.

- Mỗi HS viết 4 câu vào vở.

(7)

vở.

- GV chốt, chuyển ý

Bài 4: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với 1 trong các từ ngữ vừa tìm được

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kĩ đề bài.

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS trình bày.

- GV chốt, chuyển ý

3. Hoạt động vận dụng,(5p)

+ Em hãy nêu các từ ngữ thuộc chủ điểm thiên nhiên?

+ Ở Thành phố Uông Bí có rất nhiều cảnh thiên nhiên đẹp. Em hãy nêu những cảnh đẹp đó.

+ Để bảo vệ những cảnh đẹp đó em cần làm gì?

- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.

- Yêu cầu HS về nhà ghi nhớ các từ thuộc chủ điểm thiên nhiên vừa học để sử dụng cho đúng.

- Chuẩn bị bài học sau.

- HS đọc thầm - HS làm bài vào vở.

- 3 HS nêu....HS khác nhận xét bổ sung.

Ví dụ:

+Tiếng sóng vỗ: ì ầm, rì rào, ì oạp, oàm oạp.

+ Tả làn sóng nhẹ: Lăn tăn, dập dềnh, lững lờ.

+Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ạt, dữ dội...

- HS lắng nghe - HS nêu

- HS liên hệ trả lời: Lựng Xanh; Hồ Yên Trung;….

+ Tuân thủ các qui định chung, không vứt rác bừa bãi,…

- Theo dõi.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

……….

TẬP ĐỌC

Tiết 16: TRƯỚC CỔNG TRỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: nguyên sơ, vạt nương, sương giá,…

+ CV 3799: HS nghe ghi nội dung chính của bài: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: khoảng trời, ráng chiều, vạt nương,.... Đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

+CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà một số câu thơ mình thích.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

(8)

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia TLN cùng các bạn tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài đọc.

+ Yêu quý và bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh, ảnh - HS: SGK

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(5p)

- Cho HS xem đoạn video cảnh ruộng bậc thang và trả lời câu hỏi.

+ Đoạn video cho em biết khung cảnh ở đâu?

+ Em thấy cảnh nơi đây như thế nào?

- Nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức: 20p a) Luyện đọc

- GV yêu cầu HS đọc toàn bài.

- Bài có thể chia mấy đoạn? giới hạn từng đoạn.

+ Đoạn 1: Giữa hai bên... trên mặt đất?

+ Đoạn 2: Nhìn ra xa... như hơi khói.

+ Đoạn3: Những vạt nương...ấm giữa rừng sương giá.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp khổ thơ:

* Lần 1: GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách ngắt nghỉ giọng cho HS: vạt nương, nắng chiều, lòng thung, gặt lúa...

* Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó

GV giải nghĩa thêm các từ: áo chàm, nhạc ngựa, thung.

* Lần 3: Hướng dẫn HS luyện đọc theo cặp

- Gọi 1- 2 HSNK đọc cả bài

- GV nêu giọng đọc cả bài: Chú ý đọc sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp vùng cao.

- GVđọc diễn cảm cả bài.

b. Tìm hiểu bài

* Yêu cầu HS khổ thơ và TLCH:

+ Địa điểm của Cổng trời có gì đặc biệt?

+ Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được

- HS xem và trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi, nhận xét.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc

- HS chia bài thành 3 đoạn mỗi khổ thơ là một đoạn.

* HS đọc nối tiếp khổ sửa lỗi phát âm

* HS đọc nối tiếp khổ giải nghĩa từ chú giải theo từng đoạn

* HS đọc theo cặp.

- Thi đọc theo cặp - 1- 2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe.

* HS đọc khổ 1 và trả lời:

+ Nằm giữa 2 bên vách núi.

(9)

gọi là cổng trời?

=> Nhìn thấy một khoảng trời lộ ra có mây bay, gió thoảng, cổng lên trời.

+ Khổ thơ đầu có nội dung gì?

GV chốt: Giới thiệu về cổng trời:

* Yêu cầu thảo luận cặp để TLCH1:

+ Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài?

+Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh nào? Vì sao?

=> Chốt về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên (ghi bảng)

*Yêu cầu HS đọc khổ 3, cho biết:

+ Điều gì khiến cho cảnh rừng sương giá như ấm lên?

+ Em hãy tả lại bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?

+ Khổ thơ 3 cho em biết điều gì?

=> Chốt về vẻ đẹp của cánh rừng sương sa (ghi bảng)

+ Bài văn đó cho em cảm nhận điều gì?

- GV nhận xét chốt ý đúng

- GV yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài 3. Hoạt động luyện tập thực hành (10p)

+ Toàn bài cần đọc với giọng như thế nào?

- GV mời 3 HS đọc 3 khổ và nêu lại cách đọc.

- GV đưa bảng phụ hướng dẫn HS đọc

+ Vì nơi đỉnh núi đó có 2 vách đá như tường ngăn và ở giữa mở ra một khoảng trống để con người nhìn rõ trời.

- Lắng nghe.

+ Giới thiệu về cổng trời

* Đọc thầm khổ 2 Thảo luận cặp câu hỏi 1

+ Không gian mênh mông, rừng cây ngút ngàn, vạt nương, …thác nước, đàn dê … - 2-3 HS phát biểu theo cảm nhận.

- Lắng nghe và nhắc lại

* 1 HS đọc

+ Được ấm lên bởi có hình ảnh con người.

- HS nêu ý kiến HS khác nhận xét bổ sung.

+ Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo, có thể thấy một khoảng không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn màu sắc cỏ hoa, những vạt nương màu mật, những thung lũng lúa đã chín vàng như mật đọng.

- Hs nêu

* Ca ngợi vẻ đẹp của vùng núi cao cùng những con người chịu khó - hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. -

- 2 HS nhắc lại, cả lớp ghi nội dung chính của bài vào vở.

+ Đọc giọng nhẹ nhàng thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của bức tranh vùng cao.

- 3 HS nối tiếp đọc.

(10)

khổ 3.

+ GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS phát hiện cách đọc.

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá.

- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng những câu thơ HS thích.

- GV nhận xét.

4. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Tác giả miêu tả cảnh vật trước cổng trời theo trình tự nào?

+ Em có cảm nhận gì trước vẻ đẹp hùng vĩ của đất nước ta?

- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

+ HS nêu cách đọc.

+ 1 HS đọc thể hiện.

- HS luyện đọc theo nhóm 4 - 3 HS thi đọc.

- HS đọc thuộc lòng + Thi đọc thuộc lòng

- HS trả lời

- Theo dõi

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

……….

KHOA HỌC

Tiết 7 : PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số dấu hiệu chính của bệnh do muỗi đốt như: sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não

- Chỉ ra được nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

+ Hiểu được để phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết con người cần phải giữ gìn môi trường sạch sẽ.

*CV 3969: Ghép các bài:12,13,14 thành bài “Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt”, thực hiện trong 2 tiết

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+Tích cực tham gia phòng bênh lây truyền do muỗi.

* GDBVMT: Qua bài HS nhận biết rõ được mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường từ đó giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường.

* Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não.

(11)

- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhiệm trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: tivi, máy tính.

2. Học sinh: SGK; Sưu tầm tranh ảnh về tác hại của muỗi, nơi trú ngụ của muỗi.

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động Mở đầu: (5p)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật"với các câu hỏi:

+ Kể tên một số loại thuốc mà em biết?

+ Sử dụng thuốc bừa bãi gây ra những tác hại gì đối với sức khỏe con người ?

+ Để đề phòng bệnh còi xương ta cần phải làm gì?

- GV nhận xét

- Gv giới thiệu bài mới: Muỗi là con vật trung gian truyền rất nhiều bệnh. Em biết những bệnh nào do muỗi đốt gây ra? - Vào bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: (25p)

a.Hoạt động 1: (7’) Bệnh sốt rét.

- GV giao nhiệm vụ Quan sát và đọc lời thoại trong các hình 1+ 2( trang 26- SGK) trả lời các câu hỏi:

+ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?

+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?

+ Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?.

+ Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?

- Nhóm trưởng điều hành nhóm làm việc.

- Làm việc cả lớp.

- Mời đại diện nhóm trả lời.

Nhận xét - bổ sung.

*GV cho HS quan sát ảnh một số loài muỗi giảng chốt hoạt động

* GDKNS: Chúng ta cần biết những dấu hiệu sốt, thiếu máu, mệt mỏi là bệnh của sốt rét.

b. Hoạt đông 2: (7 phút’) Bệnh sốt xuất huyết

- HS làm việc cá nhân

- HS chơi trò chơi: Hs vừa hát vừa truyền tay nhau hộp quà có các câu hỏi, bài hát dừng ở đâu Hs sẽ bốc một câu hỏi trong hộp để trả lời.

- Lắng nghe.

*HS cặp đôi – cả lớp

- HS thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi.

- Mỗi ngày lại xuất hiện 1cơn sốt, mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn..

- Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể chết người.

- Do một số loại kí sinh trùng gây ra.

- Muỗi A- nô- phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành..

- Đại diện các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.

- Quan sát.

- Lắng nghe

*HĐ cá nhân – cặp

(12)

- HS đọc các thông tin ở SGK/28 hoàn thành bài tập1 – VBT.

- Thảo luận theo cặp:

+ Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?

+ Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết có tên là gì?

+ Muỗi vằn sống ở đâu?

+ Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?.

- HS làm việc cả lớp

- Mời đại diện cặp trình bày.

- GV nhận xét, chốt đáp án

- GV cho HS xem hình ảnh con muỗi vằn và những nơi chúng thường ẩn náu và kết luận.

* GV kết luận: Sốt xuất huyết là căn bệnh do vi rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có thể diễn biến ngắn, bệnh nặng có thể gây chết người nhanh chóng trong vòng 3-5 ngày.

Hiện nay chưa có thuốc chữa.

c. Hoạt đông 3: (7 phút’) Bệnh viêm não.

- GV giới thiệu thông tin (trình chiếu) - Hướng dẫn tìm đáp án đúng dưới hình thức chơi trò chơi.

- Tiến hành chơi.

+ GV phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Thời gian chơi (2’)

- Làm việc cả lớp: Cử đại diện 2 nhóm lên thi nối tiếp sức.

- Nhận xét kết luận chọn đội thắng.

- GV chiếu cho HS xem một số hình ảnh của người mắc bện viêm não và kết luận GV kết luận: Tác nhân gây bệnh viêm não và sự nguy hiểm của căn bệnh này.

3. Hoạt động Luyện tập-thực hành:

(5p)

- HS đọc thông tin - Thảo luận cặp đôi(2p) - Do vi rút gây ra.

- Muỗi vằn.

- Muỗi vằn sống trong nhà.

- Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm đối với con người....

- Đại diện cặp trình bày. Nhận xét.

- Đáp án:1- b, 2- b, 3- a, 4- b, 5- b.

- HS quan sát hình ảnh - Lắng nghe.

*HĐ nhóm 4 - HS theo dõi - Lắng nghe.

- Mọi thành viên trong nhóm đọc các câu hỏi và câu trả lời trang T.30 SGK rồi tìm xem mỗi câu hỏi ứng với câu trả lời nào?

Cử một bạn viết đáp án đúng vào VBT - Đáp án: 1- c, 2- d, 3- b, 4- a.

- Có hai đội tham gia chơi, mỗi đội 4 bạn, mỗi bạn chỉ được chọn 1 câu hỏi và 1 đáp án đúng, bạn thứ nhất nối xong chuyển bút cho bạn thứ 2 sau đó về chỗ cứ như vậy đến bạn cuối cùng. đội nào xong trước, đúng,không phạm luật đội đó sẽ thắng cuộc.

-Lắng nghe.

-Quan sát.

*HĐ cặp đôi.

(13)

*Bước 1:

- GV đưa các câu hỏi lên màn hình. Yêu cầu các nhóm quan sát hình trang 27,28,29,30 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:

+ Muỗi A- nô- phen, muỗi vằn thường ẩn náu và đẻ trứng ở đâu?

+ Khi nào thì muỗi bay ra đốt người?

+ Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?

+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?

+ Em đã làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đót?

* Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo.

* Bước 3: Nhận xét bổ sung.

- GV trình chiếu 1 số hình ảnh và việc làm để ngăn chặn không cho muỗi ẩn náu và sinh sản, tránh muỗi đốt.

*GV kết luận + GDKNS và GDBVMT:

Để phòng tranhs các bệnh do muỗi đốt như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống luôn sạch sẽ ngăn nắp gọn gàng, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày.

Ngoài ra trẻ em dưới 15 tuổi cần đi tiêm phòng để phòng tránh bệnh viêm não.

4. Hoạt động Vận dụng: (5p)

* Gia đình em đã làm gì để phòng các bệnh do muỗi đốt ?

- Bản thân em đã làm gì để phòng tránh các bệnh do muỗi đốt?

- GV tóm tắt nội dung chính của bài.

- 1HS đọc phần bóng đèn tỏa sáng.

Như vậy cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và

- HS theo dõi

- Lá, hoa, ẩm thấp, chum, vũng nước đọng.., xó nhà

- Vào buổi tối, ban đêm.

- Phun thuốc trừ muỗi, dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, không để các vật chứa nước đọng quanh nhà

- Chôn kín rác thải, dọn vệ sinh sạch sẽ những nơi có nước đọng, lấp vũng nước, thả cá cho cá ăn bọ gậy.

- Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay vào buổi tối.

- Phun thuốc diệt muỗi 1 tháng 1 lần.

- Đại diện các cặp báo cáo. Nhận xét.

- HS quan sát h/ả.

- Lắng nghe.

- HS lần lượt chia sẻ.

* Phun thuốc chống muỗi, mắc màn khi ngủ, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh nhà cửa,..

- Tuy nhiên chúng ta có thể ngăn chặn chúng bằng cách Phun thuốc chống muỗi, mắc màn khi ngủ, phát quang bụi rậm, dọn vệ sinh nhà cửa, trường lớp luôn sạch sẽ.

- Lắng nghe.

- 2-3 HS đọc phần bóng đèn tỏa sáng.

(14)

môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bỏ gậy và chống muỗi đốt.

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS về nhà: các nhóm chuẩn bị các đò dùng đẻ giờ sau chúng ta sẽ làm tổng vệ sinh trường lớp để phòng các bệnh do muỗi đốt. GV nhận xét, Kết luận:

Cần tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh em cách phòng bệnh sốt rét...

- Lắng nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

……….

TOÁN

Tiết 36: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhớ lại cách so sánh được hai số thập phân; sắp xếp được các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.

- So sánh được hai số thập phân; sắp xếp được các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Phát triển cho học sinh năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học;

+Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

+ GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi“

Ai nhanh - Ai đúng.”

- GV phổ biến luật chơi.

- Có tất cả 2 câu hỏi với các phương án A; B; C; D.

- Học sinh có 10 giây vừa đọc câu hỏi và đưa đáp án của mình.

- Hết thời gian, tất cả đều phải giơ đáp án.

Những học sinh có đáp án sai bị loại khỏi cuộc chơi.

- Những học sinh chưa hết thời gian suy nghĩ đã giơ đáp án hay hết thời gian suy nghĩ mà không đưa ra đáp án cũng bị loại khỏi cuộc chơi.

- Lắng nghe luật chơi - HS cả lớp cùng tham gia

Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

21,82 < 21,...2

A. 0 B. 8 C. 9 D.10 89,50 > ...9,50

A. 7 B. 8 C. 9 D.10

(15)

- Những bạn thua cuộc phải hát tặng các bạn thắng cuộc 1 bài hát.

- GV nhận xét, đánh giá.

GV giới thiệu: Với trò chơi ‘Ai nhanh, ai đúng?” chúng ta đã được nhớ lại cách so sánh 2 số thập phân. Để thực hiện tốt hơn nữa khi so sánh 2 số thập phân và vận dụng sắp xếp được các số thập phân theo thứ tự nhất định, chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết Luyện tập trang 43.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: 30’

Bài 1/43: >, <, = ?

- Yêu cầu HS nêu lệnh đề.

- Yêu cầu lớp tự làm bài

- Gọi hs nối tiếp nêu kết quả bài làm - Nhận xét, chốt kết quả đúng

+ Em làm thế nào để điền đúng dấu vào chỗ chấm?

* Kết luận: cách so sánh 2 STP

Bài 2/43: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Yêu cầu HS nêu lệnh đề.

+ Để xếp đúng các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi hs giải thích cách làm, Hs khác nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

Chốt: Cách sắp xếp các số theo thứ tự cho trước.

Bài 3/43: Tìm chữ số x, biết:

+ Bài yêu cầu ta làm gì?

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

+ Tại sao em lại chọn x = 0?

GV kết luận cách so sánh STP để tìm chữ số trong số thập phân.

3. Hoạt động vận dụng:5’

Bài 4/43: Tìm số tự nhiên x, biết:

+ x là số như thế nào?

- GV yêu cầu lớp làm bài.

- Nghe giới thiệu bài

- 1HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Lớp làm cá nhân vào vở.

- 4 HS nối tiếp đọc bài làm + Kết quả:

84,42 > 84,19 47,5 = 47,500 6,843 < 6,85; 90,6 > 89,6

- 1-2 HS nêu: phải so sánh 2 số thập phân.

- HS nêu.

- Phải so sánh các số .

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở.

- Lớp nhận xét.

+ Kết quả:

4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02.

- HS nghe, ghi nhớ

+ HS nêu

- Lớp trao đổi và làm vở, 1 cặp làm bảng phụ.

- HS giải thích cách làm

* Đáp án : Tìm chữ số x biết 9,7 x 8 < 9,718.

Vậy x = 0 ta có 9,708 < 9,718 thì 9,7x8 < 9,718.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

+ x là một số tự nhiên.

- Lớp làm BT, 1HS làm bảng phụ.

- Treo bảng, chữa bài.

(16)

- GV nhận xét.

+ Tại sao x không phải bằng 0,95, 0,98…

mà lại bằng 1?

GV kết luận:

+ Qua tiết học ngày hôm nay đã giúp em ôn luyện những kiến thức gì?

+ Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?

- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung/43

a. x = 1 vì: 0,9 < 1< 1,2

b. x = 65 vì: 64,97 < 65 < 65,14 - HS nêu: vì x phải là 1 số tự nhiên

- 2-3 HS nêu.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………...

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 5 : CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh biết được cuộc sống con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có ý chí quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua được những khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

- Học sinh biết phân tích những thuận lợi, khó khăn của mình; lập được “Kế hoạch vượt khó” của bản thân.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC

+ NL hợp tác, sáng tạo để đưa ra được các cách xử lí tình huống liên quan đến bài học.

+ Có ý thức khắc phục khó khăn của bản thân mình trong học tập và trong cuộc sống.

*GD KNS

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chớ trong học tập và trong cuộc sống).

- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

- Trình bày suy nghĩ ý tưởng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Phiếu học tập, Máy tính bảng (UDPHTM) - HS: sgk, vbt

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu: 5’

- GV tổ chức tò chơi: Hộp quà bí mật.

- GV nêu cách chơi: Cho HS hát bài hát Lớp chúng mình đoàn kết đồng thời thực hiện chuyền hộp quà bí mật. Giai điệu bài hát dừng ở HS nào, HS đó được quyền bốc thăm

- HS nghe.

- HS nghe và tham gia trò chơi.

(17)

và thực hiện theo yêu cầu. HS thực hiện đúng yêu cầu sẽ nhận được một phần quà, thực hiện sai sẽ nhường lại quyền thực hiện yêu cầu đó cho bạn khác.

* Nội dung yêu cầu:

+ Nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm về việc làm của mình?

GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài - Ghi bảng tên bài.

2. Hoạt động luyện tập:

Hoạt động 1: Bài tập 3 – SGK 19’

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.

- GV chia lớp thành 5 nhóm,mỗi nhóm có 6 em. kể 1 số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, đài truyền hình .

+ Trình bày các tấm gương mà nhóm em sưu tầm được?

- GV theo dõi, hướng dẫn.

? khi gặp khó khăn trong học tập, các bạn đó làm gì?

? Thế nào là vượt khó trong học tập?

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV ghi tóm tắt theo bảng

-GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ở ngay trong lớp mình , trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó .

- GV KL: Qua câu chuyện, cô mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo Hoạt động 2: Bài tập 4 – SGK 11’

(Máy tính bảng)

- GV yc HS t liên h b n thân theo mâ"u sau: Gv g i mâ"u ệ ả vào máy tính b ng cho các nhóm

STT Khó khăn Biện ph

1p

2

- GV yêu cầu HS trao đổi những khó khăn của mình trong nhóm.

- GV theo dõi, uốn nắn HS làm bài.

* Kết luận:

- HS trả lời.

- HS nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ học tập.

- HS đọc thông tin trong SGK.

- HS về nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận.

- HS trình bày theo nhóm của mình, lựa chọn và kể trong nhóm nghe.

- Đ i di n k tr ể ướ ớc l p.

Hoàn cảnh Những tấm gương K. khăn của

bản thân Khó khăn về gia đình Khó khăn khác

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS tự liên hệ rồi trình bày trong nhóm của mình.

- 5, 6 HS trình bày kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

(18)

- Lớp ta có một vài bạn có nhiều khó khăn.

Bản thân các bạn đó cần nỗ lực để tự vượt qua khó khăn. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ, động viên giúp đỡ của tập thể, của bạn bè là rất cần thiết.

- Trong c/sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần có ý chí để vượt qua.

3.Hoạt động vận dụng: 5’

- Gọi HS nhắc lại kết luận

+Trước những khó khăn chúng ta nên làm gì?

+ Con trai và con gái có quyền bình đẳng như nhau không?

*Củng cố- dặn dò:- GV nhận xét giờ học.VN chuẩn bị bài sau:

+ Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương; các câu ca dao, tục ngữ

…nói về lòng biết ơn Tổ tiên.

- HS nhắc lại ghi nhớ.

- HS trả lời

- HS lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

………

NS : 11 / 10/ 2021

NG: 19 / 10 / 2021 Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021

TOÁN

Tiết 37: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc, viết, so sánh thành thạo các số thập phân.

- Sắp xếp được các số thập phân theo thứ từ bé đến lớn.

- Rút gọn được phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Có năng lực tự học và giải các bài tập cá nhân. Có khả năng giao tiếp, hợp tác nhóm để hoàn thành yêu cầu bài.

+ HS có thái độ học tập tích cực, cẩn thận. Có trách nhiệm hoàn thành các bài tập được giao.

* GT: không làm bài 4a; bài 4b chỉ yêu cầu tính, không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu(5p)

+ GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Hộp quà bí mật”

- GV chuẩn bị một số hộp quà, trong mỗi

- 2 HS thực hiện. Lớp theo dõi, nhận xét.

Câu 1: Số 10,005 đọc là:

A. Một phẩy không trăm linh năm.

(19)

hộp quà có 1 câu hỏi ( có hộp quà chỉ có thể là yêu cầu hát một bài yêu thích);

mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời trên bảng phụ; HS lựa chọn và mở hộp quà đồng thời lựa chọn phương án đúng nhất;

HS nào không trả lời được sẽ giành quyền trả lời cho bạn khác sau đó giải thích cách lựa chọn.

- GV nhận xét, tuyên dương hs chơi tốt.

GV giới thiệu: Với trò chơi ‘Hộp quà bí mật”, chúng ta đã được nhớ lại cách đọc và cấu tạo của số thập phân. Để giúp các em đọc-viết và so sánh tốt hơn nữa với số thập phân, lớp cùng thực hiện tiết học hôm nay.

2. Hoạt động luyện tập thực hành:30’

Bài 1/43: Đọc các số thập phân sau:

- Yêu cầu HS nêu lệnh đề.

- GV treo bảng phụ viết bài 1.

- Yêu cầu HS nối tiếp đọc trước lớp - GV nhận xét, chốt lại cách đọc đúng.

+ Để đọc đúng các số thập phân, ta đọc như thế nào?

=>Chốt cách đọc STP

Bài 2/43: Viết số thập phân có:

a. Năm đơn vị, bảy phần mười.

b. Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm.

c. Không đơn vị, một phần trăm.

d. Không đơn vị, ba trăm linh bốn phần nghìn.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

B. Một phẩy năm.

C. Mười phẩy không trăm linh năm.

D. Mười phẩy không năm.

- HS lắng nghe

Câu 2: Giá trị của chữ số 6 trong số 23, 600 là:

A. Sáu trăm.

B. Sáu phần trăm C. Sáu phần nghìn.

D. Sáu phần mười.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Hs quan sát

- HS nối tiếp đọc, lớp nhận xét.

+ 7, 5: Bảy phẩy năm.

+ 28,416: Hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu.

+ 201,05: Hai trăm linh một phẩy không năm.

+ 0,187: Không phẩy một trăm tám mươi bảy.

+ 36,2: Ba mươi sáu phẩy hai.

+ 9,001: Chín phẩy không trăm linh một.

+ 84,302: Tám mươi tư phẩy ba trăm linh hai.

+ 0,010: Không phẩy không trăm mười.

- 1-2HS nêu cách đọc.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- 1-2 hs nêu

- HS làm bài theo cặp. 1 cặp làm bảng phụ.

(20)

+ Khi viết số thập phân ta viết như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

- Yêu cầu HS đọc bài làm - Gọi hs nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

=> Chốt cách viết số thập phân.

Bài 3/43: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Yêu cầu HS nêu lệnh đề.

- GV cho lớp chơi TC: Xếp nhanh theo thứ tự từ bé đến lớn.

- GV treo 3 bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương nhóm làm tốt và nhanh nhất.

+ Làm thế nào em xếp được thứ tự trên?

Nêu cách làm?

Bài 4/b

- GV nêu yêu cầu bài

- GV cho lớp trao đổi cặp đôi.

- GV nhận xét, chốt cách làm đúng.

+ Em hãy trình bày cách làm của mình cho lớp xem?

=> Chốt cách thực hiện phép tính với phân số có rút gọn kết quả.

4. Hoạt động vận dụng:5’

+ Nêu cách so sánh 2 số thập phân?

- Số nào lớn nhất trong các số sau:

74,26 ; 74,62 ; 47,99 ; 100,01 - Đọc số tự nhiên vừa tìm được.

- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

a) 5,7 ; b) 32,85 ; c) 0,01 ; d) 0,304.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Lớp chia 3 đội chơi.

- HS trong đội lần lượt thi gắn nhanh thẻ chữ theo thứ tự.

- Lớp nhận xét kết quả.

41,538 < 41,835 < 42,358 < 42,538.

- Đại diện 1 hs nêu

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp trao đổi và làm vở, 1 cặp làm bảng phụ.

- Chữa bài.

b,

8 9

63 56

=

1 7 7

= 49 hay

8 9

63 56

=

72

3528= 49 - HS nêu cách làm.

- HS lắng nghe

- 2-3 HS nêu.

- Lắng nghe.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(21)

………

……….

TẬP LÀM VĂN

Tiết 15: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.

- Chuyển một phần trong dàn ý đó thành đoạn văn hoàn chỉnh.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Tích cực, tự giác hoàn thành bài tập. Năng lực cảm thụ văn học vẻ đẹp của thiên nhiên.

+ yêu thích vẻ đẹp MT thiên nhiên, từ đó biết bvệ MT thiên nhiên.

* BĐ: Có thể gợi ý cho HS tả cảnh biển, đảo theo chủ đề cảnh đẹp quê hương.

Qua đó, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường biển đảo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, tranh, ảnh . - HS: SGK

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- GV cho HS hát bài Quê hương tươi đẹp + ND của bài hát nói lên điều gì?

- Nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập thực thành (30p)

Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.

- Yêu cầu HS đọc đầu bài.

GV nhấn mạnh yêu cầu bài tập: Dựa trên những kết quả quan sát đã có. Lập dàn ý miêu tả cảnh một cảnh đẹp ở địa phương.

+ Nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh?

+ Phần mở bài, em cần nêu những gì?

+ Hãy nêu nội dung chính của phần thân bài?

+ Các chi tiết miêu tả cần được sắp xếp theo trình tự nào?

+ Phần kết bài cần nêu được những gì?

+ Có mấy cách xây dựng dàn ý của bài

- HS hát đồng thanh - HS theo dõi.

- 1 HS đọc to lớp đọc thầm.

- HS theo dõi.

-1 hs nhắc lại.

- 1 HS nêu HS khác nhận xét bổ sung.

+ Mở bài: Giới thiệu được cảnh mình định tả, địa điểm, thời gian mình quan sát của cảnh đẹp đó.

+ Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.

+ Các chi tiết miêu tả trong bài được sắp xếp theo trình tự: Từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.

+ Kết bài: Nêu cảm xúc của mình về cảnh đẹp quê hương.

- 1 HS nêu HS khác nhận xét: 2 cách.

(22)

văn tả cảnh?

- GV tóm lại:

+ Xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh.

+ Xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian.

- GV yêu cầu HS lập dàn ý.

- GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng túng.

- GV yêu cầu HS trình bày dàn ý của mình.

- GV nhận xét.

Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS đọc gợi ý.

* GD BĐ: Nếu em đã được đến thăm vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, Quan Lạn, Vân Đồn hay Yên Tử, em có thể tả lại những cảnh đẹp đó.

* GV gợi ý nếu HS chọn tả cảnh biển, đảo cần thể hiện được việc làm góp phần bảo vệ môi trường

+ Theo em chọn đoạn nào để viết?

+ Nêu trình tự miêu tả của một đoạn văn?

+ Câu mở đoạn có tác dụng gì?

+ Đoạn văn phải có đặc điểm gì?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- Yêu cầu HS trình bày bài viết của mình.

- Yêu cầu HS theo dõi nhận xét bài của bạn theo lời gợi ý của GV.

- GV nhận xét bài viết tốt.

* GDBĐ: Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh tuyệt đẹp với hệ thống núi non có hình dạng lạ mắt, hang động vô cùng độc đáo, dàn trải trên mặt vịnh tạo nên vẻ đẹp hiếm có không chỉ của nước ta mà cả thế giới. Vì vậy, vịnh Hạ Long vinh dự 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được bầu chọn là một

- HS theo dõi.

- HS lập dàn ý vào vở 1 HS lập vào bảng phụ.

- HS làm trên bảng phụ trình bày HS khác nhận xét. 2 HS khác đọc dàn ý của mình HS khác nhận xét.

- 1 HS nêu: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em.

- 2 HS đọc nối tiếp.

- Lắng nghe

- Nhiều HS nêu theo ý mình chọn.

+ HS nêu: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn + HS nêu: Câu mở đoạn bao trùm ý của cả đoạn.

+ HS nêu: Đoạn văn phải có hình ảnh, áp dụng các biện pháp tu từ cho sinh động, phải có cảm xúc của người viết.

- HS làm bài 2 HS làm vào phiếu học tập.

- HS làm trên phiếu trình bày HS khác nhận xét.

- Lắng nghe, ghi nhớ

(23)

trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới mới.

3. Hoạt động vận dụng(5p)

+ Nêu nội dung chính phần thân bài của bài văn tả cảnh?

- Yêu cầu HS về viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương.

- Nhắc lại dàn ý của bài văn tả cảnh.

- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài học sau.

+ Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 16: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.

- Đặt được câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3).

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân. Năng lực giao tiếp, hợp tác khi tham gia thảo luận nhóm

+Bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước.

*TTHCM:

+ Giảm tải: bài 2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, thẻ chữ.

- HS: SGK, vở bài tập.

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p) - Chơi trò chơi: “Ong tìm chữ”

- GV phổ biến luật chơi: HS sẽ có các thẻ chữ. GV gắn 1 thẻ chữ lên bảng. HS tìm các thẻ chữ gắn với từ ở trên bảng để tạo thành từ nhiều nghĩa

- Mỗi tổ cử 3 bạn lên chơi.

- HS tham gia chơi, các bạn còn lại cổ vũ.

chân

thành

tay trời

đường

con phèn mật

(24)

- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV chốt: Các từ ghép với từ chân thì chân tay và chân trời là từ nhiều nghĩa, còn chân thành là từ đồng âm với các từ trên. Tương tự đường phèn, đường mật là từ nhiều nghĩa còn con đường là từ đồng âm.

- GV chuyển: Để giúp các con phân biệt các từ đồng âm và từ nhiều nghĩa tốt hơn, chúng ta cùng luyện tập qua bài hôm nay:

“Luyện tập về từ nhiều nghĩa”

2. Hoạt động luyện tập thực hành:30p) Bài 1: Trong các từ in đậm từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.

+ Từ đồng âm là từ như thế nào?

+ Thế nào là từ nhiều nghĩa?

- Yêu cầu HS làm bài nhóm 4 vào vở bài tập.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, KL lời giải đúng.

- Gọi HS giải thích nghĩa của các từ chín, đường, vạt trong bài?

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc

+ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

+ Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

- Các nhóm thảo luận, làm bài - Đại diện nhóm trình bày.

a) Nhiều nghĩa:1-3; Đồng âm với 2.

b) Nhiều nghĩa:2-3; Đồng âm với 1.

c) Nhiều nghĩa:1-3; Đồng âm với 2.

- HS giải thích a)

+ Chín (1): hoa, quả đã đến thời kì được thu hoạch.

+ Chín (2): Chỉ số lượng.

+ Chín (3): suy nghĩ kĩ trước khi nói b)

+ Đường (1): Là một loại gia vị có vị ngọt.

+ Đường (2): Vật nối liền hai đầu để trao đổi thông tin liên lạc.

+ Đường (3): Chỉ lối đi lại.

c)

+ Vạt (1): Mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi.

+ Vạt (2): dùng vật sắc để đẽo xiên.

+ Vạt (3): Thân áo.

(25)

- GV chốt: Vừa rồi các con đã phân biệt được từ nhiều nghĩa là những từ giống nhau về âm, nghĩa có mối liên hệ với nhau; từ đồng âm những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Khi viết văn hoặc nói chúng ta cần gắn vào văn cảnh cụ thể để sử dụng chính xác và hợp lí.

Bài 3: Dưới đây là một số tính từ và những nghĩa phổ biến của chúng (cao, nặng, ngọt). Em hãy đặt câu để phân biệt nghĩa của 1 trong những từ nói trên

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- GV yêu cầu HS tự làm.

- Gọi HS nhận xét bài làm ở bảng phụ.

- Gọi HS đọc câu đã đặt.

- GV nhận xét, sửa chữa từng HS

- GV chốt: Vừa rồi các con đã đặt được câu để phân biệt các nghĩa của từ.

- GV chuyển: Chúng ta vừa cùng nhau luyện tập về từ nhiều nghĩa để giúp các em biết cách sử dụng từ nhiều nghĩa trong cuộc sống hàng ngày thế nào cho phù hợp, chúng ta sẽ cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động vận dụng: (5p)

+ Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?

- Tổ chức chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ

- Hình thức: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 3 HS tham gia

- GV đưa các nhóm hình ảnh:

+ Nhóm 1: gà, chai, lọ

+ Nhóm 2: kéo, mặt người, thuyền, dao Từ hình ảnh đó tìm ra các từ nhiều nghĩa.

- HS lắng nghe

- 3 HS nêu.

- HS làm bài vào vở bài tập. 3 HS đặt câu vào bảng phụ.

- HS nhận xét bài làm ở bảng phụ.

- HS đọc câu của mình.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

+ Bạn Nga cao nhất lớp tôi.

Mẹ tôi thường mua hàng Việt Nam chất lượng cao.

+ Bố tôi nặng nhất nhà.

Bà nội ốm rất nặng.

+ Cam đầu mùa rất ngọt.

Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe.

Tiếng đàn thật ngọt.

- Theo dõi.

- HS nêu.

- Chia hai đội

- Quan sát

(26)

- Tổ chức cho HS chơi

- GV nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu chuẩn bị bài sau.

- Hai đội chơi, lớp cổ vũ

IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

………

……….

LỊCH SỬ

Tiết 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu. Trình bày được lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Nêu được mục đích và bước đầu đánh giá được hành động thể hiện ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Nêu khái quát hành trình và kết quả ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Tìm được ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử. Biết cách quan sát tranh ảnh, lược đồ, làm việc nhóm.

+ Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ.

* GDMTBĐ : Biết được cảng Nhà Rồng trên sông Sài Gòn ( TP Hồ Chí Minh ) Có ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Chuẩn bị hai lược đồ: Hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911 – 1917 và từ 1917 – 1941; tranh vẽ Nguyễn Tất Thành tại bến cảng Nhà Rồng (1911) và bức ảnh tàu đô đốc La-tu-sơ-rê-vin; bến cảng Nhà Rồng ngày nay.

Tivi, máy tính

- HS: HS đọc kĩ phần tài liệu trong sách giáo khoa (chữ nhỏ) để nhập vai.

III.CÁC HO T Đ NG D Y H C CH YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút):

- Giáo viên trình chiếu các bức hình: Nguyễn Tất Thành tại bến cảng Nhà Rồng (1911) tranh vẽ minh họa; tàu đô đốc La-tu-sơ-rê- vin; bến cảng Nhà Rồng (TKXX)

- Yêu cầu HS thảo luận và nêu hiểu biết của mình về các bức hình này.

Sau đó GV giới thiệu: Tại bến cảng Nhà Rồng, ngày 5-6-1911, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành xin làm việc trên tàu buôn của Pháp mang tên đô đốc La-tu-sơ-rê- vin để ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Tình hình trong nước lúc đó ra sao mà Người lại mong muốn đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước mới? Quyết tâm của Nguyễn Tất

- Quan sát

- Thảo luận nhóm đôi, nêu.

- Lắng nghe

(27)

Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước biểu hiện như thế nào? Hành trình của Người ra sao? Em có suy nghĩ gì về ý chí quyết tâm của Người? chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (25 phút):

a. Lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- Yêu cầu các nhóm TL.

- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét.

- Nhóm 1: Tìm hiểu SGK nêu được gia đình và quê hương của Nguyễn Tất Thành.

- Nhóm 2. Nghiên cứu SGK từ “Trong bối cảnh … giải phóng đồng bào” để nêu suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành về hoàn cảnh đất nước lúc đó.

- Nhóm 3. Nghiên cứu đoạn tư liệu “Nguyễn Tất Thành … thực hiện được” để nêu lên kết quả các phong trào yêu nước lúc đó.

- GV chốt: vì đất nước bị đô hộ và các phong trào yêu nước trước đó đều bị thất bại.

b. Mục đích và ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Yêu cầu HS đọc SGK, đóng vai.

- Tổ chức cả lớp thảo luận theo các câu hỏi:

+ Nêu mục đích ra đi của Nguyễn Tất Thành?

+ Chi tiết nào thể hiện ý chí quyết tâm của Người?

+ Ý nghĩa của hành động thể hiện ý chí quyết tâm của Nguyễn Tất Thành?

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:

Mục đích muốn ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là xem người ta làm thế nào để trở về giúp đồng bào. Nguyễn Tất Thành đã

- HS các nhóm nhận nhiệm vụ nghiên cứu SGK, TL.

- Trình bày, nhận xét.

- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình yêu nước và ở một quê hương có truyền thống yêu nước.

- Người thấu hiểu tình cảnh đất nước bị đô hộ và nỗi thống khổ của nhân dân, sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

- Người khâm phục các bậc tiền bối, nhưng các phong trào yêu nước của các cụ đều bị thất bại.

- Hai HS đóng vai Tư Lê và Nguyễn Tất Thành để đối thoại với nhau.

- HS trao đổi, thảo luận

+ Ra nước ngoài để học tập rồi về giúp đồng bào cứu nước.

+ Ý chí quyết tâm: Vượt khó khăn, sẵn sàng lao động khổ cực.

+ Thể hiện lòng yêu nước...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay.. Năng lực giao tiếp, hợp

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, ngắt nghỉ đúng câu thơ, thể hiện cảm xúc của bài thơ và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ khác( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…). - Bao giờ các bạn đi thăm

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu.. + Năng lực giao

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, ngắt nghỉ đúng câu thơ, thể hiện cảm xúc của bài thơ và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời

Những con vật như anh gọng vó, ả cua kềnh,… được tác giả nhân hóa và miêu tả vô cùng sinh động, gợi cảm.. Nghe- viết Một chuyến đi (từ đầu đến

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, sử dụng ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu. + Năng lực giao

- Thông qua bài học hình thành cho HS năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác, năng lực thẩm mĩ khi