• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 27

NS: 01 / 4 / 2022

NG: 04 / 4 / 2022 Thứ 2 ngày 04 tháng 4 năm 2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 66 : CON CHIM CHIỀN CHIỆN

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được các từ trong bài: Cao hoài, cao vợi, thì, lúa tròn bụng sữa. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no hạnh phúc gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.

- HS biết đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy tình yêu cuộc sống.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Yêu mến, tự hào trước cảnh đẹp đất nước.

CV 3969: HS tự học thuộc lòng ở nhà

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Gọi 2 HS đọc bài "Vương quốc vắng nụ cười".

- HS tham gia chơi - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2, 3 SGK - H trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài

GV treo tranh minh họa và hỏi: Em có cảm nhận gì khi nhìn khung cảnh trong tranh?

-Phong cảnh thật yên bình, con chim nhỏ bay giữa bầu trời cao trong, cánh đồng lúa xanh tốt.

-Nhìn vào bức tranh ta thấy hình ảnh một chú chim chiền chiện tự do bay nhảy, hát ca giữa bầu trời cao rộng…ta sẽ thấy hình ảnh cuộc sống vui tươi , ấm no, hạnh phúc.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:, a, Luyện đọc (10’)

- Gọi HS đọc cả bài

- GV chia đoạn - 6 đoạn - 6 khổ thơ

- Gọi HS tiếp nối đọc lần 1: Chú ý sửa phát âm cho HS

- Ngắt nhịp thơ :

- Từ khó : long lanh sương khói, chan chứa.

"Con chim chiền chiện/

Bay vút, vút cao.

….

+ Lần 2: Kết hợp cho HS giải nghĩa các từ - Phần chú giải SGK

(2)

khó trong bài.

- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 - GV nhận xét

- HS khác nhận xét.

- Cho HS đọc theo cặp

- GV đọc mẫu – giọng hồn nhiên, vui tươi.

- Lắng nghe.

b, Tìm hiểu bài (12’)

- Gọi HS đọc thầm khổ 1 - khổ 2 và TLCH.

+ Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

- Bay trên cánh đồng lúa, giữa một không gian rất cao, rất rộng.

- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và cho biết:

+ Những chi tiết, hình ảnh nào vẽ lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?

- Lúc bay, lúc sà; bay cao vút, cánh đập trời xanh, chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời lòng chim vui nhiều, hót không biết mỏi.

- GV: Trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, quang đãng, con chim chiền chiên bay và hót thảnh thơi.

- Lắng nghe.

+ Nội dung của cảnh thiên nhiên và chim bay lượn như thế nào?

1. Hình ảnh chim tự do bay lượn.

- Cho HS theo nhóm đọc bài và TLCH:

+ Tìm những hình ảnh về tiếng hót của chim chiền chiện?

- Khúc hát ngọt ngào, tiếng chim hót long lanh tiếng ngọc trong veo..

+ Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cho ta cmả giác như thế nào?

- Cuộc sống rất bình yên, thoải mái, ấm áp ạnh phúc, lòng yêu đời

- GV: Tiếng chim hót như ngợi ca cuộc sống, vẽ lên một bức tranh thanh bình ở mọi miền quê hương.

- Lắng nghe.

+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì ? 2. Tiếng chim hót về cuộc sống tự do, hạnh phúc, ấm no.

+ Nội dung bài thơ ca ngợi điều gì * Ý chính : Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh cuộc sống ấm no hạnh phúc gieo trong lòng người đọc cảm giác thêm yêu đời, yêu cuộc sống.

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Gọi 6 HS tiếp nối đọc 6 khổ thơ.

+ Nêu giọng đọc của bài thơ? - Vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng ở những từ gợi tả tiếng chim.

- Yêu cầu HS luyện đọc thể hiện khổ 2, khổ 3 (bảng phụ).

- HS luyện đọc trong nhóm .

(3)

- Gọi HS thi đọc diễn cảm khổ 2; khổ 3 - GV đánh giá, nhận xét.

-Nhắc HS tự học thuộc lòng ở nhà

- 2, 4 HS thi đọc diễn cảm - HS khác nhận xét.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu ý chính toàn bài? - Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn, hát ca giữa không gian cao rộng, trong khung cảnh thiên nhiên thanh bình là hình ảnh của cuộc sống ấm no, hạnh phúc

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Về học bài. Chuẩn bị cho bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

Tiết 65: MIÊU TẢ CON VẬT (VIẾT)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-HS thực hành viết bài văn miêu tả con vật - Rèn kỹ năng trình bày bố cục bài văn cho HS.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo

+Yêu thích môn học. Yêu mến, biết chăm sóc bảo vệ con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

+ Cho HS thi nêu cấu tạo một bài văn miêu tả con vật?

- Bài văn miêu tả con vật gồm 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu con vật định tả + Thân bài: Tả ngoại hình và tả thói quen, sinh hoạt….

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ - Thi đọc dàn ý bài tập 2.

-GV NX, đánh giá, dẫn vào bài tiết học Tiết học hôm nay các con sẽ viết hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

- GV treo bảng phụ ghi đề bài. - HS đọc đề và lựa chọn.

1. Tả một con vật nuôi trong nhà.

2. Tả một con vật nuôi ở vườn thú 3. Tả một con vật em chợt gặp trên đường.

4. Tả một con vật lần đầu tiên em thấy trên hoạ báo hay trên truyền hình, phim ảnh.

(4)

+ Em chọn đề bài nào? Tại sao? - HS trả lời theo ý thích - Yêu cầu HS phải lập dàn bài ra vở

nháp, từ đó phát triển thành bài văn.

- Yêu cầu HS phải lập dàn bài ra vở nháp, từ đó phát triển thành bài văn.

- Thu bài viết của HS.

- GV chấm 3 bài tại lớp và nhận xét kết quả.

+ Nội dung bài: Từng phần.

+ Bố cục của bài.

+ Cách sử dụng câu, từ…

- Đọc cho HS nghe một số đoạn, bài viết trong sách luyện TLV 4.

+ Em thích bài viết nào? Tại sao? - HS tự trả lời 4- HĐ Vận dụng. (5’)

-HS nêu lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật

-HS nêu - GV nhận xét ý thức làm bài của HS

* Củng cố - Dặn dò

- Nhận xét chung giờ học.

- Yêu cầu HS chuẩn bị cho giờ học sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số - Phát triển tư duy, tính cẩn thận, khoa học, sáng tạo.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, Nl tư duy-logic + Yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi: Gọi đò

- Cho HS chơi trò chơi theo phiếu. Tính:

) 21

8 7 3

4 2 7 4 3

2

x x x

7

4 42 24 2 3 21

8 3 :2 21

8 x

3

2 84 56 4 7 21

8 7 :4 21

8 x

21

8 3 7

2 4 3 2 7

4

x x x

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số

(5)

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Mục Bài 1: 168 (7') 1. Tính.

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - 2 HS + Nêu cách nhân (chia) phân số? - 2 HS nêu.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- Mời 3 HS lên bảng thực hiện bài

tập. a.

31 8 7 4 3

2 ;

7 4 2 3 21

8 3 :2 21

8 ;

3 2 4 7 21

8 7 :4 21

8

b. 11

6 11

2 2 3

11

3 ; 2

3 11 11

6 11 : 3 11

6

c. 7

8 7

42 ; 4

2 7 7 8 7 : 2 7

8

- GV nhận xét kết quả.

+ Để thực hiện phép nhân phân số, ta làm như thế nào?

- Lấy tử nhân tứ, mẫu nhân mẫu.

+ Để thực hiện phép chia phân số, ta làm như thế nào?

- Lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

+ Bài tập ôn luyện kiến thức nào đã học?

- Cách nhân, chia phân số.

Bài 2: (7') 2. Tìm x:

- Gọi HS đọc đề bài và nhận xét:

+ x là thành phần nào của biểu thức? Cách tìm thành phần x ?

- 3 HS nêu - Yêu cầu HS làm bài tập - 3 HS lên bảng - Chữa bài, yêu cầu HS giải thích

cách tìm x a.

3 2 7

2x b.

3 : 1 5 2 x

x = 32:72 x =

3 :1 5

2 x =

3

7 x =

5 6

c. 22

11 : 7 x

x =

11 22 7

x = 14 + Kiến thức nào được ôn trong bài? - Ôn về nhân, chia phân số

Bài 3: (7') 3. Tính:

- Gọi HS đọc đề bài và nhận xét:

+ Để có kết quả gọn, nhanh, ta cần chú ý điều gì?

- Quan sát kĩ các phân số.

+ Tử số và mẫu có đặc điểm gì ta mới rút gọn được?

- Giống nhau - Yêu cầu HS làm bài

- Nhận xét, chữa bài

- 4 HS làm bảng nhóm a. 1

3 7 7

3 ; (rút gọn 7 cho 7, 3 cho 3)

(6)

b. 1

3 7 7 3 7 :3 7

3 (SBC = SC)

c. 11

1 11 2 3 3

3 3 1 2 11 6 3

9 1 2 11

9 6 1 3

2

d. 5

1 5 4 3 2

4 3

2

+ Bài tập ôn những kiến thức nào? - Cách rút gọn phân số.

Bài 4: (9') 4. Bài toán

- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt. - 2 HS + Bài toán cho biết, hỏi gì?

+ Cách tìm chu vi hình vuông. Diện tích hình vuông?

- HS nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông

+ Muốn tìm chiều rộng hình chữ nhật, biết số đo chiều dài, diện tích, ta làm như thế nào?

- 1 HS nêu

- Cho HS làm bài. - 3 HS lên bảng chữa bài Bài giải a. Chu vi tờ giấy hình vuông:

5 4 8 5

2 (m)

Diện tích tờ giấy hình vuông là:

25 4 5 2 5

2 (m2 ) b. Diện tích mỗi ô vuông là:

625 4 25

2 25

2 (m2 )

Bạn An cắt được số ô vuông là:

625 25 : 4 25

4 (ô vuông)

c. Chiều rộng tờ giấy hình chữ nhật là:

) m 5( 1 5 :4 25

4

Đsố:a.Chu vi:

5

8(m); Dtích:

25 4 (m2) b. 25 ô vuông; c.

5m 1

- GV nhận xét kết quả:

+ Tại sao muốn tìm số ô vuông lại lấy S : 252 ?

- Dựa vào dạng phân số của 1 số.

+ Bài tập ôn kiến thức nào? - Tính diện tích hình vuông - Chu vi hình vuông ...

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu cách nhân ,chia phân số ? - Nhân: Lấy tử nhân tứ, mẫu nhân mẫu.

- Chia: Lấy phân số thứ nhất nhân với phân

(7)

số thứ hai đảo ngược.

- Nhận xét chung.

* Củng cố - Dặn dò

- VN: Làm bài trong VBT và chuẩn bị bài: Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Tiết 56: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tiếp tục ôn tập các kiến thức về nước, âm thanh, ánh sáng, không khí.

- Sưu tầm và triển lãm các tranh, ảnh theo yêu cầu.

- Thực hành kiểm tra sự thay đổi của bóng tối

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL sáng tạo - HS học tập nghiêm túc, tích cực

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ, tranh ảnh sưu tầm về chương "Vật chất và năng lượng"

- HS: Vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

+Nêu tính chất của nước ở 3 thể rắn, lỏng, khí?

+ Nhìn sơ đồ BT 2 và nêu lại quá trình chuyển thể của nước trong tự nhiên?

+ Nêu nguyên nhân tiếng gõ nghe được khi ta gõ tay dưới mặt bàn?

3 HS trả lời câu hỏi

GV Giới thiệu bài 2. HĐ thực hành.

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trong SGK/111 (15’)

- Học sinh đọc từng câu hỏi, thảo luận nhóm và trả lời

Câu 4: Nêu VD về một vật tự phát sáng, đồng thời là nguồn nhiệt? (VD)

- Mặt trời; bếp lửa Câu 5: Giải thích tại sao bạn trong H2

lại nhìn thấy cuốn sách? (Liên hệ )

- Do có ánh sáng làm rõ hình dáng của cuốn sách

- đèn điện giúp bạn đó đọc bài:

Câu 6: Lâm TN rót nước vào hai cốc ; 1 cốc quấn khăn bông. Sau một thời gian cốc nước, nào còn lạnh hơn? (Liên hệ)

- Cốc quấn bông là vật cách nhiệt sẽ làm yếu quá trình truyền nhịêt từ trong cốc ra ngoài môi trường nên cốc đó sẽ lạnh lâu hơn.

- Học sinh khác nêu ý kiến và nhận xét

câu trả lời của bạn.

Hoạt động 2: Triển lãm (15’) - Các nhóm tổ chức trưng bày tranh ảnh, về việc sử dụng nước âm thanh,

(8)

ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí sao cho KH, đẹp mắt - GV đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm

cho BGK

+ ND đầy đủ phong phú phản ánh các ND đã học

+ Trình bày đẹp, khoa học + Thuyết minh rõ đủ ý gọn + Trả lời được các câu hỏi đặt ra - BGH đánh giá, nhận xét kết quả - GV đưa ra ý kiến nhận xét

- Tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp sáng tạo KH thuyết minh hay

3. HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu ví dụ vật là nguồn sáng đồng thời là nguồn nhiệt.

* Củng cố - Dặn dò

- Dặn dò cho giờ học sau:Tiết 57 - GV nhận xét giờ học.

- Các thành viên trong nhóm tập thuyết minh, giải thích về tranh ảnh của nhóm - Cả lớp quan sát, tham quan các nhóm đã triển lãm và nghe thuyết minh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

KINH THÀNH HUẾ

(Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập + Bài 28: Kinh thành Huế)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.

- Kể sơ lược về quá trình xây dựng: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.

- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về kinh thành Huế.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hoá thế giới.

* GDBVMT: Vẽ đẹp của cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới, GD ý thức giữ gìn , bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình vẽ trong SGK. Một số hình ảnh về kinh thành Huế - HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Chơi trò chơi Chuyền Hoa

+ Y/c Quản trò sẽ bắt nhịp một bài hát + Bạn hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục của vua

Hs lần lượt truyền, kết thúc - trả lời + Kinh tế: ban bố “chiếu khuyến nông”

(9)

Quang Trung?

+ Việc vua Quang Trung cho mở cửa biên giới với nhà Thanh và mở cửa biển của nước ta có lợi gì?

+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm?

+ Văn hoá, giáo dục; dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm và coi chữ Nôm là chữ chính thức…

+ Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển, hàng hóa không bị ứ đọng, làm lợi cho tiêu dùng của nhân dân.

+ Vì chữ Nôm là chữ viết do nhân dân ta sáng tạo từ lâu, đã được các đời Lý, Trần sử dụng.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét chung: Sau bài 26, chúng ta đã biết, chúng ta đã biết năm 1792 vua Quang Trung, vị vua anh minh của triều Tây Sơn đã ra đi khi công cuộc cải cách, xây dựng đất nước đang thuận lợi, để lại nhân dân niềm thương tiếc vô hạn. Sau khi vua Quang Trung mất, tàn dư của họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn và đã xây dựng kinh thành Huế ntn?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đề này.

2. Hình thành kiến thức

Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập HĐ 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn 8’

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi đọc SGK đoạn “Sau khi vua Quang Trung...Tự Đức” và trả lời các câu hỏi sau:

+Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?

- Sau khi vua Quang Trung mất, Triều Tây Sơn suy yếu. lợi dụng hoàn cảnh đó. Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn.

GV: giới thiệu thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .

+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niêm hiệu là gì?

+ Kinh đô đặt ở đâu?

+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long,

+ Chọn Huế làm kinh đô.

+ Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua nào?

- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Gia Long, Minh Mạng , Thiệu Trị, Tự Đức

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

HĐ 2: Những chính sách của nhà Nguyễn 8’

- Yêu cầu HS thầm đoạn còn lại.

- Cho HS thảo luận nhóm 2 - Thảo luận nhóm bàn.

+ Em hãy dẫn ra một số sự kiện để chứng minh rằng, các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai?

- Không đặt ngôi hoàng hậu - Bỏ chức tể tướng

- Tự mình trực tiếp điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương.

+ Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào?

- Quân độ nhà Nguyễn gồm nhiều thứ quân là (bộ binh, tượng binh, thuỷ

(10)

binh...)

- Có các trạm ngựa nối liền từ cực Bắc đến cực Nam của đất nước.

+ Nhà Nguyễn ban hành bộ luật gì? + Bộ luật Gia Long.

+ Ban hành bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc như thế nào?

- Tội mưu phản (chống nhà vua và triều đình) bị xử lăng trì ông, cha, con, cháu, anh em của những kẻ đó từ 16 tuổi trở lên đều bị chém đầu.Con trai từ 15 tuổi trở xuống, mẹ, con gái...của kẻ đó phải làm nô tì cho nhà quan.Tài sản của kẻ đó bị tịch thu.

=> GV kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình .

+ Theo em, với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ như thế nào?

- Cuộc sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ.

- Rút ra bài học (SGK) 3HS đọc Ghi nhớ Bài 28: Kinh thành Huế HĐ3: Quá trình xây dựng kinh thành Huế 6’

- GV yêu cầu HS đọc từ: Nhà Nguyễn huy động đến đẹp nhất nước ta thời đó

- 2 HS đọc đoạn: Nhà Nguyễn… đẹp nhất nước ta thời đó.

+ Em hãy nêu quá trình ra đời của kinh thành Huế?

- Sau khi Nguyễn Ánh lật đổ triều đại Tây Sơn, Phú Xuân Huế được chọn làm kinh đô.

+ Em hãy mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế?

- Nhà Nguyễn huy động hàng chục vạn dân và lính phục vụ việc xây dựng kinh thành Huế. Các loại vật liệu như đá, vôi, gạch, ngói, từ mọi miền đất nước được đưa về đây. Sau mấy chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần, một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương.

- GV nhận xét và chốt: Sau mấy chục năm xây dựng và tu bổ nhiều lần, một toà thành rộng lớn, dài hơn 2 km đã mọc lên bên bờ sông Hương.

HĐ4: Vẻ đẹp của kinh thành Huế: 8’

- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại.

- GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh, tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế.

- Yêu cầu các tổ cử đại diện các vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.

- GV và HS các nhóm lần lượt tham quan góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.

- Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành.

Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại. Một chiếc cầu bắc qua hồ dẫn đến điện Thái Hoà nguy nga tráng lệ.

(11)

+ Ngoài kinh thành, các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng gì?

- Các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm.

- GV chốt: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.

- GV cho HS xem clip giới thiệu một số cảnh đẹp của Kinh thành Huế: Đại Nội, Lăng Gia Long, Lăng Tự Đức...

3. Hoạt động vận dụng (5’)

- HS xem clip

+ Qua bài này, em thấy kinh thành Huế như thế nào?

- Để Huế mãi mãi là một di sản văn hóa của thế giới và của dân tộc, chúng ta cần làm gì?

- Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ và giữ gìn các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Kinh thành Huế là một quần thể các công trình kiến trúc và nghệ thuật tuyệt đẹp. Đây là một di sản văn hóa chứng tỏ sự tài hoa và sáng tạo của nhân dân ta.

- Chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ các công trình kiến trúc ở Huế.

- HS nêu các biện pháp bảo vệ giữ gìn các di tích, danh lam thắng cảnh của đất nước.

+ Ở quê mình có nơi nào là di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh?

- Vịnh Hạ Long + Chúng ta cần làm gì để giữ gìn di sản,

danh lam đó?

- Phải giữ gìn và tu sửa…

*GV kết luận: Để Huế mãi mãi là một di sản văn hóa của thế giới và của dân tộc, chúng ta đã làm hết sức mình để trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các công trình kiến trúc ở Huế. Giữ gìn di sản văn hóa Huế là trách nhiệm của mọi người để Huế mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta .

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau Ôn tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hệ thống lại một số kiến thức trong chương trình Địa lí lớp 4 - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam một số địa danh đã học.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ + Có thái độ nghiêm túc, tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu: BĐ Địa lí tự nhiên VN, ô chữ.

2. Chuẩn bị của học sinh:

(12)

- Bút, sách

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Hãy kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo.

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

+ Khai thác hải sản, khai khác dầu khí, du lịch, cảng biển…

- TBHT nhận xét.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a) Hoạt động 1: (5’)

+ Nêu tên một số con sông chảy trên đất nước ta?

+ Kể tên các đồng bằng lớn trên đất nước ta?

b) Hoạt động 2: (25’)

- GV t/c cho HS thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của các bài đã học.

- Mỗi nhóm cử 3 đại diện lên đẻ thành lập 1 đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người.

- GV tổ chức các vòng thi như sau:

1-Vòng 1: Ai chỉ đúng.

- GV chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các con sông: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đuống, sông Đồng Nai, sông Mê Công.

- Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng vào con sông nào điền đúng địa danh đó, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/

động viên các đội.

2- Vòng 2: Ai kể đúng:

- GV chuẩn bị sẵn các bông hoa, trong có ghi: Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Hoàng Liên Sơn, Đồng bằng duyên hải miền Trung.

- GV yêu cầu nhiệm vụ của các đội chơi:

Lần lượt bốc thăm, trúng địa danh nào, phải kể tên được các đặc điểm địa danh đó.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/

động viên các đội.

+ Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, sông Đuống, sông Đồng Nai, sông Mê Công.

+ Đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng Duyên hải miền Trung,

Nhóm – Lớp

-HS các đội nghe HD.

- Lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Tổ trọng tài nhận xét.

- HS lần lượt lên bốc thăm, kể về đặc điểm các địa danh đã bốc.

(13)

3- Vòng 3: Ai nói đúng:

- GV chuẩn bị các băng giấy: Sông Hồng, sông Thái Bình, Sông Cửu Long, sông Mê Công, thành phố Hà Nội, TP Hải Phòng, TP Đà Lạt, TP Đà Nẵng, TP Huế, TP Hồ Chí Minh, TĐ Hà Nội…

- Nhiệm vụ của các đội chơi: Lần lượt lên bốc thăm, trúng vào các con sông nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về con sông đó.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/

động viên các đội.

4- Vòng 4: Ai đoán đúng?

- GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.

- Nhiệm vụ của các đội chơi: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ để xin trả lời trước.

- Tổ chức cho HS chơi, tuyên dương/

động viên các đội.

* Nội dung ô chữ:

1-Tên con sông bồi đắp nên đồng bằng Nam Bộ và bắt nguồn từ Trung Quốc?

2- Nơi thích hợp để xây dựng các cảng biển?

3- Đây là tài nguyên quý giá cho ta nhiều gỗ?

4- Tên nhà máy nổi tiếng ở Tây Nguyên?

5- Đây là đồng bằng có diện tích lớn thứ hai của đất nước ta?

6- Tây Nguyên nổi tiếng có những thứ này xếp tầng?

7- Loại cây trồng thích hợp trên đất đỏ bazan?

Ô chữ hàng dọc: Tên con sông đổ ra biển bằng 9 cửa? Cửu Long.

- Nhóm nào trình bày đủ, đúng các ý chính, vừa kết hợp chỉ bản đồ sẽ thắng cuộc.

- GV tổng kết và nhận xét.

- HS các đội lần lượt lên bốc thăm, trúng thành phố nào, phải nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về thành phố đó.

- HS các đội sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ để xin trả lời trước.

m ê c ô n g

c ử a b i ể n s ả n x u ấ t

y a l y

b a c b o

c a o n g u y ê n c ô n g n g h i ệ p

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- GV chiếu một số tranh ảnh về cách ăn mặc và một số hoạt động của người dân ở các vùng miền khác nhau.

- HS q/s

(14)

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào với những nét văn hóa riêng của người dân ở các vùng miền?

- Ta phải giữ gìn và tôn trọng …

* GV kết luận: Mỗi người dân ở mỗi vùng miền khác nhau đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, chúng ta cần tôn trọng các nét đặc trưng văn hóa của người dân ở các vùng miền để xây dựng đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Củng cố, dặn dò:

- GV tổng hợp kiến thức ôn tập.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

- Ghi nhớ KT đã được ôn tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 01 / 4 / 2022

NG: 05 / 4 / 2022 Thứ 3 ngày 05 tháng 4 năm 2022

TOÁN

ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (Tiếp theo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giúp HS ôn tập về: Phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn.

- Rèn kĩ năng làm BT liên quan đến tính chất kết hợp, giao hoán của các phép tính liên quan tới phân số.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic + Giáo dục HS yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

-GV: Bảng phụ

- HS: Sgk, vở ô ly, nháp, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

1- HĐ Mở đầu: (5’) * Trò chơi "Bắn tên"

+ Muốn nhân hai phân số ta làm như thế nào?

+ Nêu cách chia hai phân số?

+ Ta lấy tử nhân tử, mẫu nhân mẫu + Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ 2 đảo ngược.

- TK trò chơi - Dẫn vào bài

- Giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép nhân và phép chia phân số

2- HĐ Luyện tập, thực hành. (30’)

Bài 1 : (9’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 2 HS

+ Bài tập yêu cầu gì ? - Tính bằng 2 cách.

- Cả lớp làm bài.

(15)

- 2 nhóm làm vào phiếu

2 11 11 : 2 15

7 15

8 11 : 2 15

7 11 : 2 15 .8

7 5 5 :2 7 4 5 :2 7 6 5 :2 7 4 7 . 6

3 1 9 2 9 7 5 3 9 2 5 3 9 7 5 .3

7 3 7 3 11

5 7 3 11

6 7 3 11

5 11 . 6

 

 

d c b a

Cách 2:

7 3 7 1 3 7 3 11

5 11

. 6

a

3 1 45 15 45

6 45 21 9 2 5 3 9 7 5

.3

b

7 5 2 5 7 2 5 :2 7 2 5 :2 7 4 7

. 6

  c

8 2 7 2 8 7 2

. : : :

15 11 15 11 15 15 11 d

1: 2 11

11 2

- Cho HS dán kết quả.

- GV chốt kết quả đúng

+ Bài 1 sử dụng tính chất nào? Phát triển cách tính đó?

- Tính chất chia 1 tổng (hiệu) cho 1 số,

nhân 1 tổng (hiệu) cho 1 số…..

Bài 2:(169) (8’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 2 HS

- Bài tập yêu cầu gì ? - Tính.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV phát phiếu cho 2 nhóm thực hiện.

- Cả lớp làm bài.

- Cho HS dán kết quả. - HS khác nhận xét, góp ý.

3 1 3 4 6 5 4 3 5 2 4 :3 6 5 4 3 5 2

1 2 5 5 4 4 3 3 2 5 :1 5 4 4 3 3 2

Bài 3:(169) (7’)

- Gọi HS đọc bài toán và tóm tắt. - 2 HS

+ Bài toán hỏi gì? Đã cho biết những gì? - May được bao nhiêu túi vải - Tấm vải dài 20m ...

+ Số vải đã may tìm như thế nào? Tại sao? - Dựa vào dạng toán tìm phân số của 1 số

- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm

- GV chốt kết quả đúng Bài giải

Số vải may quần áo là:

) ( 5 16 204 m

Số vải còn lại là: 20 - 16 = 4 (m) 4 mét vải may được số túi là:

4 : 6

3

2 (cái túi) Đáp số: 6 cái túi + Bài toán ôn tập dạng toán nào? - Dạng bài tìm phân số của 1 số Bài 4:(169) (6’)

- Gọi HS đọc đề và quan sát bảng phụ.

(16)

+ Bài yêu cầu gì ? - Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (3').

- Gọi HS lần lượt nêu ý kiến.

- GV nhận xét.

Cho:

:5 5 4 =

5 1

+ Chọn số nào? Tại sao?. d. 20

+ Cách chia 2 phân số? - Ta lấy PS thứ nhất nhân với PS thứ 2 đảo ngược

2- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Bài toán ôn những kiến thức nào? - Tìm phân số của 1 số

- Nhân 1 phân số với 1 tổng, 1 phân số với 1 hiệu.

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét giờ học.

- Giao bài về nhà VBT: 1, 2, 3 (97)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

TIẾT 57: THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS hiểu được môi trường sống của một số loài thực vật.

- Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Biết cách làm thí nghiệm, chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, ánh sáng đối với thực vật

- HS học tập nghiêm túc, tích cực - Vận dụng bài học trong cuộc sống

- GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường, chăm sóc cây xanh

* Bảo vệ môi trường:

- Bảo vệ, cách thức tiết kiệm nước, chất khoáng, ánh sáng, bảo vệ bầu không khí.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài là: - Kĩ năng làm việc nhóm.

- Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK.

- Phiếu học tập theo nhóm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV chuẩn bị câu hỏi trên màn - TBHT điều khiển trò chơi: Bông hoa bí

(17)

chiếu cho HS chơi.

+ Bạn hãy nêu tính chất của nước?

+ Không khí có ở những đâu?

+Âm thanh lan truyền qua những môi trường nào?

- GV quan sát, nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

- GV giới thiệu chủ đề mới: Thực vật và động vật.

+ Theo các em thực vật cần gì để sống?

mật

+ Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị,....

+ Không khí có ở xung quanh ta và trong lòng các vật rỗng

+ Âm thanh lan truyền qua không khí, chất rắn, chất lỏng.

- HS nhận xét.

*GV giới thiệu : Vậy để tìm hiểu thực vật cần gì để sống, cô cùng các em vào bài học hôm nay. GV ghi tên bài.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Thực vật cần gì để sống? 15’

 Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.

- Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm trong nhóm.

- Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến. Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình. Thư ký thứ nhất ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để báo cáo.

- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

- Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm. GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống của từng cây theo kết quả báo cáo của HS.

- Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã có sự chuẩn bị chu đáo, hăng say làm thí nghiệm.

 Bước 2: Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm, đọc yêu cầu trong sách giáo khoa, tiếp tục thảo luận theo nhóm.

- Gọi đại diện cá nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Trong 5 cây đậu đó, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?

+ Những cây còn lại sẽ như thế nào?

Tại sao những cây đó không phát triển?

Nhóm 4 – Lớp

- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây trồng trong lon sữa bò của các thành viên.

- Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS theo sự hướng dẫn của GV.

+ Đặt các lon sữa bò có trồng cây lên bàn.

+ Quan sát các cây trồng.

+ Mô tả cách mình gieo trồng, chăm sóc cho các bạn biết.

+ Ghi và dán bảng ghi tóm tắt điều kiện sống vào mỗi từng cây.

- Đại diện của hai nhóm trình bày:

- Lắng nghe.

- Trao đổi theo cặp và trả lời:

- Các nhóm tiếp tục quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi.

- Đại diện cá nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Cây 4 + 5 để nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước thường xuyên.

+ Cây 1 thiếu ánh sáng, cây 3 không có nước, cây 2 lá cây bị cản không lấy được

(18)

+ Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau?

+ Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết điều đó?

+ Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

+ Theo em dự đoán thì để sống, thực vật cần phải có những điều kiện nào để sống?

+ Trong các cây trồng trên, cây nào đã có đủ các điều kiện đó?

- GV nhận xét, tuyên dương.

ánh sáng, không hô hấp được

=> Những cây đó sẽ héo và chết

+ Các cây đậu trên cùng gieo một ngày, cây 1, 2, 3, 4 trồng bằng một lớp đất giống nhau.

+ Cây số 1 thiếu ánh sáng vì bị đặt nơi tối, ánh sáng không thể chiếu vào được.

+ Cây số 2 thiếu không khí vì lá cây đã được bôi một lớp keo lên làm cho lá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí với môi trường.

+ Cây số 3 thiếu nước vì cây không được tưới nước thường xuyên. Khi hút hết nước trong lớp đất trồng, cây không được cung cấp nước.

+ Cây số 5 thiếu chất khoáng có trong đất vì cây được trồng bằng sỏi đã rửa sạch.

+ Thí nghiệm về trồng cây đậu để biết xem thực vật cần gì để sống.

+ Để sống, thực vật cần phải được cung cấp nước, ánh sáng, không khí, khoáng chất.

+ Trong các cây trồng trên chỉ có cây số 4 là đã có đủ các điều kiện sống.

- Lắng nghe.

*GV kết luận: Thí nghiệm chúng ta đang phân tích nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây. Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều bị cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng cây số 4 gọi là cây đối chứng, cây này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện sống nào thì cây phát triển bình thường? Chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động 2.

Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường. 15’

- Yêu cầu học sinh quan sát Hình 2 và dự đoán các kết quả của cây với những điều kiện có cho cây

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm 4 HS.

- Phát phiếu học tập cho HS.

- Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu.

- GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.

Nhóm 4 – Lớp

- Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

- Quan sát cây trồng, trao đổi và hoàn thành phiếu.

- Đại diện của hai nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

(19)

- Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và ghi nhanh lên bảng.

Các yếu tố mà cây được cung cấp

ánh sáng

Không khí

Nước Chất khoáng có trong đất

Dự đoán kết quả

Cây 1 ít x x x Cây gầy yếu

Cây 2 x x x Cây héo

Cây 3 x x x x Cây héo

Cây 4 x x x x Cây xanh tốt

Cây 5 x x x 0

+ Trong 5 cây đậu trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường? Vì sao?

+ Các cây khác sẽ như thế nào? Vì sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh?

+ Để cây sống và phát triển bình thường, cần phải có những điều kiện nào?

+ Trong 5 cây đậu trên, cây số 4 sẽ sống và phát triển bình thường vì nó được cung cấp đầy đủ các yếu tố cần cho sự sống:

nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.

+ Các cây khác sẽ phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh vì:

 Cây số 1 thiếu ánh sáng, cây sẽ không quang hợp được, quá trình tổng hợp chất hữu cơ sẽ không diễn ra.

 Cây số 2 thiếu không khí, cây sẽ không thực hiện được quá trình trao đổi chất.

 Cây số 3 thiếu nước nên cây không thể quang hợp, các chất dinh dưỡng không thể hòa tan để cung cấp cho cây.

 Cây số 5 thiếu các chất khoáng có trong đất nên cây sẽ bị chết rất nhanh.

+ Để cây sống và phát triển bình thường cần phải có đủ các điều kiện về nước, không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở trong đất.

* GV kết luận : Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được. Đất có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây. Đất cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Ánh sáng, không khí giúp cây quang hợp, thực hiện các quá trình tổng hợp chất hữu cơ, quá trình trao đổi chất, trao đổi khí giúp cây sống, sinh trưởng và phát triển bình thường.

3. HĐ vận dụng 5’

+ Các em đã biết điều kiện để cây sống và phát triển bình thường. Vậy các em cần làm gì để cây phát triển xanh tốt?

- HS tự trả lời

*GV kết luận: Mỗi loài cây đều cần có các điều kiện để phát triển bình thường. Vì thế cần cung cấp đủ các điều kiện sống để cây phát triển góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc tưới nước các em không nên tưới quá nhiều nước làm cho cây bị úng nước mà chết và tưới cần tiết kiệm nước

(20)

đảm bảo vừa đủ. (GDBVMT) Củng cố, dặn dò:

- Gọi 2 học sinh đọc “Bạn cần biết” – Sách giáo khoa (trang115)

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà: Học thuộc bài và vận dụng KT đã học vào trồng và chăm sóc cây. Thực hành trồng và chăm sóc cây, đảm bảo đầy đủ các điều kiện sống của cây

+ Chuẩn bị cho giờ sau “Nhu cầu nước của thực vật”.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KĨ THUẬT

CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (Tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập các kiến thức về cắt, khâu, thêu

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

*Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết tình huống và sáng tạo.

+ Năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật.

+ Giáo dục tính cẩn thận, khéo léo, an toàn khi thực hành

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh quy trình của các bài trong chương.

- Mẫu khâu, thêu đã học.

2. Chuẩn bị của học sinh: - Bộ ĐD KT lớp 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- TBVN cho HS lên hát tập thể

GV: Trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học. Sau đây, mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn.

- TBVN điều khiển

2. HĐ thực hành

Hoạt động 3: 1. Chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm. 25’

Ví dụ:

a) Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng

Cá nhân – Lớp

- Cắt một mảnh vải hình chữ nhật có

(21)

bút.

- Nêu qui trình Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút?

* Chú ý: Thêu trang trí trước khi khâu thân túi.

b) Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê.

- Nêu qui trình cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê?

- Học sinh thực hành, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

HĐ3: Đánh giá kquả học tập của HS.

GV đánh giá kết quả học tập của HS 5’

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.

- GV nêu tiêu chuẩn đ/giá sản phẩm:

+ Thêu đúng kỹ thuật.

+ Các vòng chỉ của mũi thêu móc nối vào nhau như chuỗi mắt xích và tương đối bằng nhau.

+ Đường thêu phẳng, không bị rúm.

kích thước 20 x 10 cm.

- Gấp mép và kkhâu đường viền làm miệng túi trước.

- Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản bằng mũi thêu móc xích.

- Khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thường hoặc khâu đột.

- Cắt một mảnh vải hình chữ nhật có kích thức 25 x 30cm.

- Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài.

- Gấp đôi một lần nữa.

- Vạch dấu hình cổ tay, thân váy liền lên vải.

- Cắt theo đường vạch dấu.

- Gấp, khâu đường viền mép cổ áo, gấu áo, gấu tay áo, thân áo.

- Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đường cổ áo, gấu tay áo, gấu váy.

- Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách ghép 2 mép vải.

- Cắt một mảnh vải hình chữ nhật có kích thức 25 x 30cm.

- Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài.

- Gấp đôi một lần nữa.

- Vạch dấu hình cổ tay, thân váy liền lên vải.

- Cắt theo đường vạch dấu.

- Gấp, khâu đường viền mép cổ áo, gấu áo, gấu tay áo, thân áo.

- Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đường cổ áo, gấu tay áo, gấu váy.

- Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách ghép 2 mép vải.

Cá nhân – Lớp

- HS trưng bày sản phẩm trong nhóm - HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên – Chọn sản phẩm trưng bày trước lớp

(22)

+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định

- GV nhận xét chung và đánh giá kết quả học tập của HS.

4. Hoạt động vận dụng 5’

+ Em sẽ làm gì với sản phẩm khâu thêu của mình?

+ Với những sản phẩm khâu thêu đẹp như thế các em cần có thái độ như thế nào?

*GV kết luận: Để tạo ra các sản phẩm khâu thêu cần đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, khâu thêu từng mũi cẩn thận. Vì vậy khi tạo được các sản phẩm như thế này các em cần quý trọng sản phẩm của mình nhé!

Củng cố- dặn dò:

- GV hệ thống lại bài học.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 01 / 4 / 2022

NG: 06 / 4 / 2022 Thứ 4 ngày 06 tháng 4 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 61: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ MỤC ĐÍCH CHO CÂU

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu tác dụng, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.

- Xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu cho phù hợp với nội dung.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp.

+Giáo dục HS có ý thức nói viết câu có đầy đủ bộ phận.

CV 3969:Giảm tải mục I, II, phần luyện tập chỉ yêu cầu tìm hoặc thêm trạng ngữ (Không yêu cầu nhận diện trạng ngữ gì.)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Gọi đò"

- Đặt hai câu trong đó có sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm: lạc quan- yêu đời.

-GV NX, đánh giá, dẫn vào bài tiết học

- HS tham gia chơi

VD:Bác Hồ sống lạc quan , yêu đời.

Nhận xét - GV: Tiết học hôm nay các em sẽ tìm

hiểu kĩ hơn về trạng ngữ chỉ mục đích

(23)

trong câu. Biết được ý nghĩa của nó và cách thêm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.

(Không dạy phần nhận xét và ghi nhớ) 2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài 1: (10')

- Gọi HS đọc yêu cầu

1. Tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong những câu đã cho.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp

( Dùng bút chì gạch chân dưới trạng ngữ chỉ mục đích)

- GV đánh giá, kết luận lời giải đúng.

- HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét.

a. Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều cán bộ ...

b. Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c. Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường ...

Bài 2: (11')

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

2. Tìm TN thích hợp chỉ mục đích để điền vào chỗ chống.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài – Nêu kết quả - Gọi HS nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, kết luận đúng.

Đáp án:

a. Để dẫn nước tưới cho vùng đất cao / Để dẫn nước vào ruộng,... xã em...

b. Để trở thành những người có ích cho xã hội / Để trở thành con ngoan trò giỏi / Vì danh dự của lớp/ ... chúng em quyết tâm học tập...

c. Để thân thể mạnh khỏe/ Để có sức khỏe dẻo dai/ ... em phải ...

Bài 3: (9')Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

GV gợi ý : Đọc kĩ đoạn văn, đặc biệt là câu mở đoạn, thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho phù hợp với câu in nghiêng

- 2 HS nối tiếp nhau đọc đề - Quan sát tranh SGK.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận

- HS báo cáo kết quả làm bài . - GV đánh giá, chốt kết quả đúng.

Đáp án:

+ Để mài răng cho mòn đi , ...

+ Để tìm kiếm thức ăn,...

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Trạng ngữ chỉ mục đích có tác dụng gì trong câu?

* Củng cố - Dặn dò - GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS về nhà hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài sau

-Để nói lên mục đích tiến hành nêu trong câu…

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài; Biết tham gia thảo luận nhóm cùng các

- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài; Biết tham gia thảo luận nhóm cùng các

- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài; Biết tham gia thảo luận nhóm cùng các