• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16/01/2019 Giảng:

Tiết 18

§3. SỐ ĐO GÓC

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Biết khái niệm số đo góc. Biết mỗi góc có một số xác định , số đo góc bẹt bằng 180o. Biết ĐN góc vuông , góc nhọn , góc tù.

2. Kĩ năng: Biết đo góc bằng thước đo độ, so sánh 2 góc. Trải nghiệm đo góc.

3. Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ hình, sử dụng ngôn ngữ toán học để đọc đúng số đo góc.

II. Chuẩn bị.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Thước thẳng, đo độ, ê ke, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Thước thẳng, đo độ, ê ke.

III. Phương pháp.

- Vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK, luyện tập thực hành.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điể

m HS 1: Vẽ 1 góc và đặt tên. Ghi rõ đỉnh,

cạnh của góc?

- Vẽ 1 tia nằm giữa hai cạnh của góc, đặt tên tia đó?

- Trên hình vẽ có mấy góc? Viết tên các góc đó?

- Vẽ đúng góc, đặt tên, ghi đúng đỉnh, cạnh, góc.

- Vẽ đúng tia, đặt được tên.

- Viết đúng tên các góc.

4 3 3

3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Đo góc. (15’)

(2)

- Mục tiêu: Biết khái niệm số đo góc. Biết mỗi góc có một số xác định , số đo góc bẹt bằng 180o. Biết đo góc bằng thước đo độ. Trải nghiệm đo góc.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Giới thiệu dụng cụ đo góc.

H: Quan sát.

? Nêu cấu tạo của thước đo góc?

G: Nhấn mạnh cấu tạo của thước đo góc, tâm của htròn là tâm của thước. Lưu ý hs có thước chưa có tâm nên phải xác định tâm của thước trước.

? Vẽ xOy bất kì? Đo góc xOy vừa vẽ , viết kết quả vào khung xOy =….. ?

H: Vẽ hình, tiến hành đo, đọc một vài kq.

? Nêu cách đo góc ?

H: Thảo luận nhóm => cách đo góc.

G: Nhấn mạnh cách đo. Giới thiệu kí hiệu số đo góc.

? Hãy phân biệt góc và số đo góc?

H: Góc là 1 hình; số đo góc là 1 số.

G: Lưu ý: góc và số đo góc là 2 khái niệm khác nhau nhưng kí hiệu giống nhau.

? Có nhận xét gì về số đo của 1 góc?

H: Mỗi góc chỉ có 1 số đo.

? Vẽ góc bẹt, đo góc đó?

H: Góc bẹt có số đo bằng 1800. G: => Nhận xét.

H: Đọc nhận xét.

* Củng cố: Làm ?1?

H: Đo, đọc kết quả.

G: Bảng phụ: Đo các góc sau:

( GV vẽ trường hợp 2 góc xOy và nOm có số đo

1. Đo góc.

a) Cấu tạo của thước đo góc:

- Là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau.

- Tâm của hình tròn là tâm của thước.

b) Cách đo:

- Đặt tâm thước trùng với đỉnh của góc.

- Một cạnh của góc đi qua vạch 0

- Xem cạnh còn lại đi qua vạch nào=> số đo của góc.

* Kí hiệu số đo của góc xOy là xOy

(3)

bằng nhau)

H: Lên bảng đo, ghi kết quả.

? Vì sao các số từ 0 đến 180 ghi trên thước đo góc được viết theo cả 2 chiều?

H: Để thuận lợi cho việc đo góc.

G: Lưu ý nếu đặt cạnh thước trùng vạch 0 ở tay phải ta đọc số viết trên vòng theo hướng từ phải sang trái và ngược lại.

? Nêu các đơn vị đo góc mà em biết? Cách đổi ra đơn vị đó?

G: Nhấn mạnh cách kí hiệu, cách đổi:

60’ = 10; 1’ = 60’’

Ngoài ra còn có các đơn vị đo khác như: Gơrut;

Radian. Nhưng thường dùng là đơn vị độ.

c) Nhận xét: SGk- 77

?1: H11 : 60o H12 : 50o

d) Chú ý:

a) Trên thước đo góc có ghi các số từ 0 đến 180o ở 2 vòng cung theo 2 chiều ngược nhau để việc đo góc được thuận tiện.

b) Đơn vị nhỏ hơn độ là phút (') và giây ('')

10 = 60' ; 1' = 60''

*Hoạt động 2: So sánh hai góc. (10’) - Mục tiêu: Biết so sánh 2 góc.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Có nhận xét gì về số đo các góc:

  

xOy; tOv;mOn

H: Số đo xOy bằng số đo mOn . Số đo tOv lớn hơn số đo góc xOy và  mOn .

G: Trong trường hợp đó ta bảo: xOy bằng mOn và viết: xOy =  mOn . Góc xOy nhỏ hơn góctOv ta viết:  xOy <  tOv hay tOv

2. So sánh hai góc.

SGK - 78

(4)

lớn hơn xOy và viết:  tOv >  xOy .

? Muốn so sánh 2 góc ta làm như thế nào?

H: + Đo góc.

+ So sánh 2 số đo.

+ Kết luận.

* Củng cố:

? Đo các góc ở h.14; h.15? So sánh các góc trong mỗi trường hợp?

H: H.14: xOy vIu 35 ;sOt pIq    0    vì

00

sOt 143 ; pIq 35  .

G: Nhấn mạnh lại: Muốn so sánh 2 góc ta phải so sánh 2 số đo. Lưu ý các góc bằng nhau được đánh dấu kí hiệu giống nhau.

? Làm ?2?

H: Đo và trả lời:

00  

BAI 17 ; IAC 45  BAI IAC

*Hoạt động 3: Góc vuông , góc nhọn , góc tù. (5’) - Mục tiêu: Biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước kẻ.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, quan sát trực quan, tự nghiên cứu SGK.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Đọc SGK.

? Nêu khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc tù?

G: Chốt khái niệm. Lưu ý số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.

Cho hs quan sát h.17 các trường hợp của góc.

* Củng cố: Bài tập 14/ SGK – 79.

H: Góc vuông là 1; 5 Góc nhọn là 3; 6.

Góc tù là: 4 Góc bẹt là 2

3. Góc vuông , góc nhọn , góc tù:

SGK - 79

4. Củng cố - Luyện tập: (12')

- Hãy đặt câu hỏi cho nội dung bài học hôm nay?

(5)

- Hs khác trả lời.

- G: Chốt lại nội dung bài học.

*Luyện tập:

? Đọc yêu cầu bài tập?

H: Làm dưới lớp; 1hs lên bảng ghi kết quả.

? Nhận xét?

G: Sửa cách đo, cách viết cho hs.

Bài 12/SGK – 79.

000

BAC 60 ; ABC 60 ;ACB 60  

Vậy: BAC ABC ACB( 60 )0 5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2')

- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi.

- Bài tập về nhà : 11; 13; 15; 16; 17/SGK

* Hướng dẫn bài 15:

Lúc 2h : 60o 5h : 120o 10h :60o 3h : 90o 6h : 180o

* Chuẩn bị trước bài mới " Vẽ góc cho biết số đo"

V. Rút kinh nghiệm.

***********************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ2. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn