• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 1/12/2018 Giảng:

Tiết 49

§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Hs hiểu được phép trừ trong Z thực chất là phép cộng với số đối.

2. Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc trừ số nguyên để tính hiệu đúng của hai số nguyên.

3. Thái độ và tình cảm:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, nghiêm túc, linh hoạt, làm việc khoa học, có quy trình.

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

4. Tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic. Bước đầu hình thành khả năng dự đoán kết quả trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một hiện tượng toán học liên tiếp và phép tương tự.

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

5. Năng lực:

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. Chuẩn bị .

1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng có chia khoảng, phấn mầu, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, nghiên cứu bài trước III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điể

m HS1: Phát biểu quy tắc

cộng hai số nguyên cùng dấu. Quy tắc cộng hai số

- Quy tắc: SGK

Bài 65: a, -10; b, 250; c, 200.

4 6

(2)

nguyên khác dấu? Chữa bài tập 65 trang 61 SBT.

HS2: Chữa bài tập 71 trang 62 SBT. Phát biểu tính chất của phép cộng các số nguyên.

Bài 71: a) Số sau kém số trước 5 đơn vị.

Ta được dãy số: 6, 1, -4, -9, -14.

Tổng của dãy số đó là:

6 + 1 +( -4) + (-9) + ( -14) = -20.

a) Số sau hơn số trước 7 đơn vị. Ta được dãy số: -13, -6, 1, 8, 15.

Tổng của dãy số đó là:

(-13) + (-6) + 1+ 8 + 15 = 5

5

5 3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Hiệu của hai số nguyên. (15')

- Mục tiêu: Hs hiểu được phép trừ trong Z thực chất là phép cộng với số đối.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, quan sát trực quan.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Điều kiện để phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được?

H: Số bị trừ lớn hơn hoặc bắng số trừ.

G: Đối với số nguyên thì phép trừ được thực hiện như thế nào?

H: Làm việc nhóm ?1. Trao đổi bài nhận xét giữa các nhóm.

?Nêu nhận xét về phép trừ: Số bị trừ, số trừ, dấu phép tính?

H: Số bị trừ được giữ nguyên, phép trừ chuyển thành phép cộng, số trừ thay bằng số đối của nó.

? Vậy muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào?

G: Nêu quy tắc và dạng tổng quát.

H: Vận dụng quy tắc làm ví dụ.

? Làm bài 47/SGK – 82?

H: 2 – 7 = 2 + (-7) = -5; 1 – (-2) = 3 (-3) – 4 = -7; (-3) – (-4) = 1 G: Giải thích phần nhận xét: SGK

1. Hiệu của hai số nguyên:

? 1

3 – 4 = 3 + (-4) 3 – 5 = 3 + (-5) 2 – (-1) = 2 + 1 2 – (-2) = 2 + 2

*Quy tắc: SGK – 81 a – b = a + (-b)

*Áp dụng: Tính:

10 - 13 = - 3 (-5) - (-8) = 3

13 - 17 = -4 7 - (-6) = 13 20 - 7 = 13

*Nhận xét : SGK

*Hoạt động 2: Ví dụ. (10')

(3)

- Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc trừ số nguyên để tính hiệu đúng của hai số nguyên.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Đọc ví dụ

? Khi học phần phép cộng ta đã giải quyết bài toàn này như thế nào?

? Với phép trừ vừa học ta còn có thể làm như thế nào?

H: Lên bảng trình bày.

? Nhận xét?

?Nêu sự khác nhau giữa phép trừ trong Z và phép trừ trong N?

G: Nhấn mạnh: phép trừ số nguyên không cần điều kiện gì hay phép trừ số nguyên luôn thực hiện được.

=> Nhận xét.

? Tại sao phải mở rộng tập N => Z?

G: Giải thích thêm: Chính vì phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được nên ta phải mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ luôn thực hiện được.

2. Ví dụ:

*Ví dụ: (SGK - 81)

*Nhận xét: (SGK - 81)

4. Củng cố - Luyện tập: (12’)

- Nêu quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên? Có gì khác với phép trừ hai số tự nhiên?

- G: Nhấn mạnh phép trừ số nguyên là phép cộng với số đối. Khi thực hiện phải đưa về phép cộng trước.

* Luyện tập:

H: Lên bảng làm bài tập.

?Nhận xét?

? Rút ra công thức tỏng quát và phát biểu thành lời?

H: a – 0 = a; 0 – a = a. (Hiệu của mọi số nguyên với số 0 bằng chính nó. Hiệu của số 0 với mọi số nguyên bằng số đối của số nguyên đó)

Bài 48 /SGK - 82

0 – 7 = -7 7 – 0 = 7

a – 0 = a 0 – a = -a

H: Làm BT 49 vào vở, 1hs lên bảng điền. Bài 49/SGK - 82

(4)

?Nhận xét?

? Nêu nhận xét qua bài 49?

H: Số đối của số nguyên dương là một số nguyên âm

Số đối của số nguyên âm là số nguyên dương.

Số đối của 0 là chính nó.

a -15 2 0 -3

- a 15 -2 0 -(-3)

5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)

- Học bài và làm các bài tập còn lại trong SGK.

Hướng dẫn:

Bài 50: Thử trực tiếp để chọn kết quả đúng hoặc. Lưu ý ở mỗi dòng hoặc cột mỗi số mỗi dấu chỉ được sử dụngmột lần.

Bài 51: Thực hiện trong ngoặc trước.

v. Rút kinh nghiệm.

*************************

Ngày soạn: 2/12/2018 Giảng:

Tiết 50

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Học sinh được củng cố phép trừ hai số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng trừ hai số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kỹ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng, thu gọn biểu thức.

- Hướng dẫn HS sử dụng MTBT để thực hiện phép trừ.

3. Thái độ và tình cảm

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

4. Tư duy

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.

- Rèn luyện tư duy logic. Rèn cho hs các phẩm chất tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

5. Năng lực

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

(5)

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính cộng trừ số nguyên, sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. Chuẩn bị .

1. Chuẩn bị của GV: Phấn mầu, bảng phụ.

2. Chuẩn bị của HS: Vở ghi, nghiên cứu bài trước III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Câu hỏi Dự kiến phương án trả lời Điể

m HS1: Phát biểu quy tắc

phép trừ hai số nguyên.

Viết công thức tổng quát?

Chữa bài tập 52 trang 82 SGK

- Quy tắc: SGK

Nhà bác học Ac-si-met sinh năm -287;

mất năm -212

Tuổi thọ của nhà bác học là: -212 – (-278)

= -212 + 278 = 75 (tuổi)

4 6

3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Hiệu của hai số nguyên. (10')

- Mục tiêu: Học sinh được củng cố phép trừ hai số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên. Rèn luyện kỹ năng trừ hai số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kỹ năng thu gọn biểu thức.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Lên bảng làm .

? Nhận xét?

?Nêu lại quy tắc cộng, trừ hai số nguyên?

G: Chốt kết quả chú ý cách trình bày.

1. Bài tập:

Dạng 1: Tính toán Bài tập 51/SGK - 82

a) 5 – (7 – 9) = 5 – (-2) = 5 + 2 = 7 b) (-3) – (4 – 6) = (-3) – (-2) = (-3) +

2 = -1 Bài tập 53. SGK

x -2 -9 3 0

y 7 -1 8 15

x - y -9 -8 -5 -15

(6)

*Hoạt động 2: Bài toán tìm x. (10')

- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng trừ hai số nguyên: biến trừ thành cộng, thực hiện phép cộng, kỹ năng tìm số hạng chưa biết của một tổng.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Dạng bài tập? Cách làm?

H: Lên bảng làm.

? Nhận xét ?

G: Có thể đưa thêm bài tập tương tự:

x + 3 = 15;x – 5 + 15 = 38

Dạng 2: Tìm x

Bài tập 54/ SGK - 82 a) 2 + x = 3

x = 3 – 2 x = 1 b) x + 6 = 0 x = 0 – 6 x = -6 c) x + 7 = 1 x = 1 – 7 x = -6

*Hoạt động 3: Toán đố .(10')

- Mục tiêu: Học sinh được củng cố phép trừ hai số nguyên, - Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, quan sát trực quan.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

H: Hoạt động nhóm trong 2’.

Đại diện nhóm trình bày HS có thể chọn đáp án: Chỉ đồng ý với ý kiến của Lan (ý kiến của Lan bao hàm cả ý của Hồng)

G: Chốt: Với 2 số tự nhiên thì tổng luôn lơn hơn mỗi số hạng Với só nguyên thì điều đó chưa chưa chắc đúng.

G: Bảng phụ bài tập.

H: Làm vào vở, 1hs lên bảng điền.

Dạng 3: Toán đố Bài tập 55/SGK – 83

Em đồng ý với ý kiến của Hồng rằng “Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ”.

Ví dụ: (-7) – (-2) = -5. Ta thấy -5 >-7

Em đồng ý với cả ý kiến của Lan rằng “Có thể tìm được hai số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số bị trừ và số trừ”.

Ví dụ: 1 – (-3) = 4.

Ta thấy: 4 > 1 và 4 > -3 Bài tập 49. SGK

3 x 2 - 9 = -3

(7)

3 7 - 1 0 5 =

1 0 6 - - 5 =

- 6 9 - - 9 =

x + -

9 + 3 x 2 = 15

- x +

2 - 9 + 3 = -4

= = =

25 29 10

*Hoạt động 4: Hiệu của hai số nguyên. (5')

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS sử dụng MTBT để thực hiện phép trừ.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập thực hành, quan sát trực quan.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: HD hs bấm máy VD trong bài như sau:

H: Nghiên cứu SSK. Thực hiện tương tự.

H: Nêu cách bấm máy, kết quả.

Dạng 4: Hướng dẫn sử dụng MTBT:

( CasioFX500 MS; 570MS) Bài 56 – SGK/83.

a, 169 – 733 = -564 b, 53 – (-487) = 540

c, -135 – (-1936) = 1801 4. Củng cố: (2’)

- Nhắc lại quy tắc cộng, trừ hai số nguyên? Khi nào hiệu nhỏ hơn (bằng, lớn hơn) số bị trừ? Cho ví dụ?

- Các dạng bài đã chữa? Cách giải?

- GV nhấn mạnh lại các dạng bài, cách giải.

5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’)

- Học bài và làm các bài tập 84, 85, 86 88 (SBT) - Ôn lại quy tắc cộng, trừ số nguyên.

* Bài tập nâng cao:

Tìm số nguyên x biết:

a) x + 13 = 5; b) x – 1 = -9;

c) 25 - x

= 10; d) x - 2

+ 7 = 12;

e) x + 4 là số nguyên dương nhỏ nhất;

g) 10 – x là số nguyên âm lớn nhất.

V. Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 2/12/2018 Tiết 51

(8)

Giảng:

ÔN TẬP HỌC KỲ I (T1)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức

- Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z; số và chữ số. Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau.

- Biểu diễn một số trên trục số.

- Ôn tập về giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

- Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng so sánh các số nguyên.

- Biểu diễn các số trên trục số.

- Rèn luyện khả năng hệ thống hoá cho học sinh.

3. Thái độ

- Rèn cho học sinh tính cẩn thận khi tính toán. Thái độ học tập đúng đắn.

4. Tư duy: Rèn cho hs:

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.

5. Năng lực

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính về số tự nhiên và số nguyên, sử dụng ngôn ngữ toán học chính xác.

II. Chuẩn bị .

1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ; thước thẳng, phấn màu 2. Chuẩn bị của HS:

1. Để viết một tập hợp người ta có những cách nào ? Cho ví dụ ?

2. Thế nào là tập hợp N; N*; Z, biểu diễn các tập hợp đó. Nêu mối quan hệ giữa các tập hợp đó.

3. Nêu thứ tự trong N, trong Z. Xác định số liền trước, số liền sau của một số nguyên.

4. Vẽ một trục số. Biểu diễn các số nguyên trên trục số.

III. Phương pháp dạy học.

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn tập

(9)

3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Ôn tập về tập hợp. (10')

- Mục tiêu: Ôn tập các kiến thức cơ bản về tập hợp.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Để viết tập hợp người ta có những cách nào? Cho ví dụ ?

G: Chú ý mỗi phần tử của tập hợp chỉ liệt kê một lần, thứ tự tuỳ ý.

? Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Cho ví dụ?

H: Có thể có một, có nhiều, không có hoặc vô số phần tử.

? Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B ? Cho ví dụ ? H: Nếu mọi phần tử của tập A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A được gọi là con của tập hợp B.

? Giao của hai tập hợp là gì ? Cho ví dụ?

H: Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.

1. Ôn tập chung về tập hợp:

a. Cách viết tập hợp – Ký hiệu Có hai cách :

+ Liệt kê các phần tử của tập hợp.

+ Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

b. Số phần tử của tập hợp.

A = {0; 1; 2; 3 } B = {0; 1; 2; 3 …. }

C : Tập hợp các số tự nhiên x sao cho x + 5 = 3

c. Tập hợp con.

- Ví dụ : A = {0; 1}

B = {0; 1; 2; 3 }

 A  B

d. Giao của hai tập hợp

- Giao của hai tập hợp là một tập hợp gồm các phần tử chung của hai tập hợp đó.

*Hoạt động 2: Ôn tập về tập hợp N và Z. (5') - Mục tiêu:

+ Ôn tập các kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa các tập N; N*; Z; số và chữ số. + Thứ tự trong N, trong Z, số liền trước, số liền sau.

+ Biểu diễn một số trên trục số.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Thế nào là tập N; N*; Z ? Biểu diễn quan hệ giữa các tập hợp đó ?

G: Lưu ý: Mỗi số tự nhiên đều là số nguyên.

? Hãy nêu thứ tự trong Z ?

H: Trong hai số nguyên khác nhau có một số

2. Tập N, tập Z

a) Khái niệm về tập N, tập Z N = {0; 1; 2; 3 …. }

N* = {1; 2; 3 …. }

Z = {…-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3... }

(10)

lớn hơn số kia. Số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b được ký hiệu là

a < b hoặc b > a

? Biểu diễn trên trục số?

G: Đưa quy tắc so sánh hai số lên bảng phụ

N* N Z

b) Thứ tự trong N, trong Z

-1 0 1 2 3

-3 -2

*Hoạt động 3: Ôn tập quy tắc cộng, trừ hai số nguyên. (5') - Mục tiêu:

+ Ôn tập về giá trị tuyệt đối của một số nguyên.

+ Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

? Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì ?

H: Là khoảng cách từ a đến điểm 0 trên tục số.

? Nêu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm, số nguyên dương, số 0?

? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu? Nêu quy tắc trừ hai số nguyên?

H: Phát biểu quy tắc.

3. Ôn tập quy tắc cộng, trừ hai số nguyên:

a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a:

b) Phép cộng trong Z:

- Cộng hai số nguyên cùng dấu:

+ Cộng hai số nguyên dương.

+ Cộng hai số nguyên âm.

- Cộng hai số nguyên khác dấu:

c) Phép trừ trong Z: a – b = a + (-b)

*Hoạt động 4: Bài tập. (20')

- Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã ôn để giải bài tập về tập hợp, so sánh số nguyên và tìm x.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, phát hiện và giải quyết vấn đề, quan sát trực quan.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

Bài 1: Cho tập hợp M = {0; -10; -8; 4; 2}

a) Viết tập hơp N gồm các phần tử là số đối của các phần tử thuộc tập hợp M

b) Viết tập hợp P gồm các phần tử là giá trị tuyệt đối của các phần tử thuộc tập hợp M.

c) Viết tập hợp Q gồm các phần tử của M và P Bài 2:

Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng

4. Bài tập:

Bài 1: Cho tập hợp M = {0; - 10; -8; 4; 2}

a) N = {0; 10; 8; -4; -2}

b) P = {0; 10; 8; 4; 2}

c) Q = {0; 4; 2}

Bài 2:

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:

(11)

dần: 2; 0; -1; -5; -17; 8

Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần: -103; -2004; 15; 9; -5; 2004

Bài 3: Tìm x biết:

a) x + 32 là số nguyên âm lớn nhất

b) x + 99 là số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số.

H: Làm bài vào vở, 3hs lên bảng trình bày.

? Nhận xét?

G: Chốt kq, cách trình bày.

Bài tập nâng cao: Tìm x biết:

a) 100 – 3.(x + 2) = 16 b) (2x – 33).53 = 3.54 c) 4x – 18 = -2

-17; -5; -1; 0; 2; 8

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần:

2004; 15; 9; -5; -103; -2004 Bài 3: Tìm x biết:

a) x + 32 = -1  x = -33 b) x + 99 = -99  x = -198

4. Củng cố: (1’)

- Nêu lại các dạng bài đã chữa? Cách giải?

G: Nhấn mạnh lại các kiến thức vừa ôn, ứng dụng của các k/t đó trong BT.

5. Hướng dẫn về nhà: (3’) - Ôn tập lại kiến thức đã ôn.

- Bài tập về nhà :

Bài 1: Thực hiện phép tính.

a, 5.42 – 2.33; b, (28.76 + 24.28) – 22.32; c, 127 – 18(2 + 9); d, (-26) + 7.[(-4) + 12];

e, 2.{80 – [130 – (12 – 4)2]}

Bài 2: Tính tổng các số nguyên x biết:

a, 5 x 4   ;

b, Giá trị tuyệt đối của x nhỏ hơn hoặc bằng 8.

Bài 3: Tìm x biết:

a, 450 x; 600 x  và 20 < x< 30.

b, x 12; x 16; x 20   và 400 x 500  Làm câu hỏi ôn tập

1. Phát biểu quy tắc tìm giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên, trừ số nguyên.

2. Dạng tổng quát các tính chất phép cộng trong Z.

V. Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 2/12/2018 Tiết 52

(12)

Giảng:

ÔN TẬP HỌC KỲ I (T2)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Ôn tập các kiến thức cơ bản dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.

- Kiến thức về số nguyên tố và hợp số.

- Ước chung và bội chung.

- ƯCLN và BCNN 2. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng tìm các số hoặc tổng chia hết cho 2; 3; 5 và 9.

- Rèn luyện kỹ năng tìm ƯCLN hoặc BCNN của hai hay nhiều số.

3. Thái độ và tình cảm

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập, nghiêm túc, linh hoạt, làm việc khoa học, có quy trình.

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, quy củ, chính xác, kỉ luật, sáng tạo.

4. Tư duy

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.

5. Năng lực

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Rèn cho học sinh các năng lực tư duy, sử dụng các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học.

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ; thước thẳng, phấn màu 2. Chuẩn bị của HS: Kiến thức cũ.

III. Phương pháp dạy học

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm nhỏ, quan sát, luyện tập, tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi ôn tập 3. Dạy học bài mới:

*Hoạt động 1: Ôn tập về tính chất chia hết, dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số. (15')

- Mục tiêu:

(13)

+ Ôn tập các kiến thức cơ bản dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.

+ Kiến thức về số nguyên tố và hợp số.

+ Rèn luyện kỹ năng tìm các số hoặc tổng chia hết cho 2; 3; 5 và 9.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, hoạt dộng nhóm.

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

G: Đưa ra bài tập của các dạng trên yêu cầu học sinh thực hiện theo kiến thức đã được học

Bài 1: Trong các số : 160; 534;

2511; 48309; 3825. Liệt kê các số chia hết cho:

a) 2 ; b) 3 ; c) 5 ; d) 9 e) 2 và 5 ; f) 2 và 3 ; g) 2; 5 và 9 H: Hoạt động nhóm thực hiện bài 1.

Đại diện trình bày kết quả

Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Bài 2: Chứng tỏ rằng tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 3.

? Viết dạng tổng quát của 3 số tự nhiên liên tiếp?

? Muốn chứng tỏ tổng của chúng chia hết cho 3 ta làm như thế nào?

G: Hướng dẫn: Tính tổng, biến đổi đưa về dạng tích có chứa thừa số 3.

Bài 3: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số? Giải thích ?

a) a = 717

b) b = 6.5 + 9.31 c) c = 3.8.5 - 9.13 H: Đứng tại chỗ trả lời.

? Nêu khái niệm số nguyên tố, hợp số?

1. Ôn tập về tính chất chia hết, dấu hiệu chia hết, số nguyên tố và hợp số.

Bài 1:

a) Các số chia hết cho 2 là: 160; 534 b) Các số chia hết cho 3 là: 534; 2511;

48309; 3825

c) Các số chia hết cho 5 là: 160; 3825 d) Các số chia hết cho 9 là: 2511; 3825 e) Số chia hết cho 2 và 5 là: 160

f) Số chia hết cho 2 và 3 là: 534 g) Không có số nào.

Bài 2:

Giải Gọi 3 số tự nhiên lien tiếp:

n; n + 1; n + 2

Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp là:

n + (n + 1) + (n + 2)

= 3n + 3 = 3(n+1) 3 Bài 3:

a) a = 717 là hợp số vì a3

b) b = 6.5 + 9.31 là hợp số vì b3 c) c = 3.8.5 - 9.13 là hợp số c3

*Hoạt động 2: Ôn tập về ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN. (10') - Mục tiêu:

+ Ôn lại các kiến thức về ước chung và bội chung; ƯCLN và BCNN + Rèn luyện kỹ năng tìm ƯCLN hoặc BCNN của hai hay nhiều số.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

(14)

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân - Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

Bài 4: Cho 2 số 90 và 252. Tìm ƯCLN và BCNN.

H: Làm vào vở, 1hs lên bảng.

?Nhận xét?

? Nêu cách tìm ƯCLN và BCNN?Mối quan hệ giữa ƯCLN và các ước?

? Hãy cho biết BCNN (90; 252) gấp bao nhiêu lần ƯCLN của hai số đó?

? Hãy tìm tất cả các ƯC của 90 và 252?

?Hãy cho biết 3 bội chung của 90 và 252?

2. Ôn tập về ước chung, bội chung, ƯCLN, BCNN.

Bài 4: Cho 2 số 90 và 252 BCNN(90; 252) = 1260 ƯCLN(90; 252) = 18

Ta thấy: BCNN(90; 252) = 7.ƯCLN(90; 252)

ƯC(90; 252) = Ư(18) = {1; 2; 3; 6;

9; 18}

BC(90; 252) = B(1260) = {0; 1260;

2520…}

*Hoạt động 3: Ôn tập về bài toán đưa về tìm ƯCLN hoặc BCNN. (15') - Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng tìm ƯCLN hoặc BCNN của hai hay nhiều số.

Biết trình bày lời giải bài toán.

- Đồ dùng thiết bị: SGK, bảng phụ, phấn màu, thước.

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

Hoạt động của GV và HS Ghi bảng

Bài tập 5: Một đơn vị bộ đội khi xếp hàng 20; 25; 30 đều dư 15 nhưng khi xếp hàng 41 thì vừa đủ. Tính số người của đơn vị đó biết rằng số người chưa đến 1000.

Bài tập 6: Phần thưởng của một lớp học gồm 128 vở; 48 bút; 192 nhãn vở. Có thể chia được nhiều nhất thành bao nhiêu phần thưởng như nhau, mỗi phần thưởng gồm bao nhiêu vở, bút, nhãn vở?

H: Làm bài vào vở.

Dãy 1: Làm bài 5

3. Một số bài toán có lời văn:

Bài 5:

Gọi số người của đơn vị đó là a (người). ĐK a N*

Theo bài ra, a – 15 chia hết cho 20; 25; và 30 nên a – 15 là BC (20;25;30). Vì số người chưa đến 1000 nên a < 1000

Ta có BCNN(20, 25, 30) = 300

 BC(20;25;30) = B(300) = {0; 300; 600;

900;1200…}

a – 15 {0; 300; 600; 900;1200…}

nên: a {15; 315; 615; 915;1215…}

Vì a 41 và a < 1000 nên a = 615 Vậy số người của đơn vị là 615 Bài 6:

(15)

Dãy 2: Làm bài 6 G: Đưa bài mẫu

H: Trao đổi đối chiếu, nhận xét.

G: Chốt:

Số cách chia: số ƯC

Số phần thưởng nhiều nhất có thể chia: ƯCLN

Số phần thưởng có thể chia:

ƯC

Gọi a là số phần thưởng nhiều nhất có thể chia được.

Theo bài ra: 128, 48, 192 đều chia hết cho a nên a = ƯCLN(128; 48; 192) = 16

Vậy có thể chia phần thưởng thành nhiều nhất 16 phần. Khi đó mỗi phần có:

128 : 16 = 8 (vở) 48 : 16 = 3 (bút)

192 : 16 = 64 (nhãn vở) 4. Củng cố: (3’)

- Cho học sinh ôn lại các bài tập ở các dạng đã học

- Tự xem lại kiến thức từ đầu năm và làm thêm các dạng bài tập trong SBT.

5. Hướng dẫn về nhà: (1’) - Ôn tập lại kiến thức đã ôn.

- Bài tập về nhà SGK, chuẩn bị tốt cho kiểm tra học kì.

V. Rút kinh nghiệm.

***********************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.. - Năng lực chuyên biệt: Rèn

- Năng lực chung: Rèn cho học sinh các năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ2. - Năng lực chuyên biệt: Rèn