• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải KHTN 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải KHTN 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

A/ Câu hỏi đầu bài Phần mở đầu

Câu hỏi trang 111 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy kể tên vai trò của thực vật đối với con người mà em biết.

Đáp án:

Một số vai trò của thực vật đối với con người:

- Làm thực vật

- Tạo bóng mát và điều hòa khí hậu - Làm đồ dùng

- Làm giấy

- Cung cấp dược liệu

I. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 111 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy quan sát hình 20.1 và cho biết vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

(2)

Đáp án:

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người là:

- Làm lương thực, thực phẩm - Làm thuốc, gia vị

- Làm đồ dùng và giấy

- Làm cây cảnh và đồ trang trí - Cho bóng mát và điều hòa khí hậu Phần vận dụng

Câu hỏi trang 112 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Kể tên một số cây có ở địa phương em và nêu vai trò sử dụng của chúng theo bảng 20.1.

2. Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về những thực vật quý hiếm của địa phương hoặc của nước ta mà em biết.

Đáp án:

1. Tên các loại cây và vai trò sử dụng:

(3)

STT Tên cây

Cây lương

thực

Cây thực phẩm

Cây ăn quả

Cây lấy gỗ

Cây làm thuốc

Cây làm cảnh

Cây cho bóng

mát

1 Cây ngô 

2 Cây hoa

sen    

3 Cây súp

lơ 

4 Cây đào   

5 Cây bàng  

2. Thông tin, tranh ảnh về những thực vật quý hiếm a. Cây cẩm lai (Dalbergia cochinchinensisi)

- Cây gỗ to, có tán hình ô.

- Mọc rải rác hoặc thành từng đám trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nứa rụng lá mùa mưa.

- Là loài đặc hữu của Đông Dương. Ở Việt Nam loài gặp ở nhiều tỉnh phía Nam

(4)

- Do gỗ quí, ngoại hạng, nên cẩm lai đang bị săn lùng ráo riết và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhanh chóng.

b. Hoàng đàn (Cupressus torulosa)

- Cây gỗ nhỡ.

- Mọc rải rác đôi khi thành đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh.

- Đang ở trong tình trạng đang nguy cấp.

- Loài đã bị khai thác rất ráo riết để lấy gỗ thân và gỗ rễ, chủ yếu để làm bột hương.

- Cây lại tái sinh rất khó khăn

c. Thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis)

(5)

- Thuộc dạng cây gỗ to, có tán hình nón thưa.

- Là một loài đặc hữu của Việt nam

- Cây có thể cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 - 0,8m.

- Đây là một loài hiếm. Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống và chưa thấy tái sinh.

II. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG TỰ NHIÊN 1. Điều hòa khí hậu

Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 113 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Dựa vào bảng 22.2, hãy cho biết khí hậu ở nơi có nhiều thực vật và nơi có ít thực vật khác nhau như thế nào?

2. Em rút ra kết luận gì về vai trò của thực vật đối với khí hậu?

(6)

Đáp án:

1. Khí hậu ở nơi có nhiều thực vật sẽ ôn hòa và dễ chịu hơn ở nơi có nhiều thực vật. Cụ thể như sau:

- Cường độ ánh sáng nhỏ hơn - Nhiệt độ thấp hơn

- Độ ẩm cao hơn

- Cường độ gió nhỏ hơn

2. Kết luận về vai trò của thực vật đối với khí hậu:

- Thực vật góp phần điều hòa khí hậu.

2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm không khí Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 113 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 20.3 và giải thích vì sao cần trồng nhiều cây xanh.

(7)

Đáp án:

- Cây xanh có vai trò hấp thụ bớt lượng bụi và khí CO2 trong không khí giúp cho không khí trong lành hơn

 vậy nên chúng ta cần trồng nhiều cây xanh để giúp hỗ trợ lọc không khí Phần vận dụng

Câu hỏi trang 114 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Dựa vào kiến thức đã học về oxygen và không khí, em hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu như cây xanh trên Trái Đất bị chặt quá mức? Khi đó lượng oxygen trong không khí thay đổi như thế nào?

Đáp án:

- Hậu quả nếu như cây xanh trên Trái Đất bị chặt quá mức là:

+ Con người sẽ xuất hiện các hiện tượng khó thở, nhanh mệt mỏi khi thiếu dưỡng khí

+ Ngoài ra, con người còn phải đối mặt với sự tăng nhanh của các loại khí độc + Hiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn

- Và khi đó, lượng oxygen trong không khí bị giảm đi khoảng một nửa.

3. Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 114 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 20.4 và cho biết khi có mưa lớn, điều gì sẽ xảy ra với đất ở trên đồi không có hoặc ít cây che phủ? Cần làm gì để khắc phục điều đó?

(8)

Đáp án:

- Khi có mưa lớn, đất ở trên đồi không có hoặc ít cây che phủ sẽ bị rửa trôi gây ra xói mòn đất.

- Để khắc phục việc xói mòn đất cần tăng cường trồng thêm cây xanh ở những vùng đất trống, đồi trọc.

4. Vai trò của thực vật với đời sống của động vật Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 115 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 20.5, 20.6 và cho biết vai trò của thực vật đối với động vật.

(9)

Đáp án:

Vai trò của thực vật đối với động vật là:

- Cung cấp nơi ở cho động vật - Làm thức ăn cho động vật Phần luyện tập

Câu hỏi trang 115 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Nêu một số ví dụ về những động vật mà nơi ở của chúng là thực vật theo bảng 20.3.

Đáp án:

STT Tên động vật Nơi ở của động vật

Lá cây Thân, cành cây Gốc cây

1 Sâu cuốn lá

2 Chim sâu

(10)

3 Khỉ

4 Sóc  

Phần luyện tập

Câu hỏi trang 116 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lấy ví dụ tên con vật và tên cây mà con vật đó sử dụng làm thức ăn. Nếu rõ bộ phận của cây mà con vật đó sử dụng theo gợi ý trong bảng 20.4.

Đáp án:

STT Tên con vật Tên cây Bộ phận mà con vật sử dụng Rễ, củ Quả Hạt

1 Thỏ Cà rốt  

2 Bò Cỏ 

3 Sóc Cây dẻ 

4 Dơi ăn quả Cây nhãn 

Phần vận dụng

Câu hỏi trang 116 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy tìm hiểu về những biện pháp giữ an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với thực vật có chất độc.

Đáp án:

Những biện pháp giữ an toàn cho cơ thể khi tiếp xúc với thực vật có chất độc là:

- Dùng găng tay khí tiếp xúc với nhựa cây có độc - Không ăn các loại thực phẩm có chứa chất độc

- Không sử dụng các loại thực vật hay các chế phẩm từ các loại thực vật có chất gây nghiện (ví dụ: cây anh túc, cây cần sa, cây thuốc lá…)

Phần tìm hiểu thêm

Câu hỏi trang 116 sgk Khoa học tự nhiên 6:

(11)

Hãy tìm hiểu các thông tin về tác hại của các bệnh do hút thuốc lá.

Đáp án:

Tác hại của các bệnh do hút thuốc lá gây ra là:

a, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

- Gây viêm đường thở khiến người hút thuốc lá dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi

- Xảy ra những cơn kịch phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính b, Các bệnh có liên quan đến ung thư:

- Các chất gây ung trong khói thuốc sẽ biến đổi các tế bào phổi bình thường thành tế bào ung thư.

- Khói thuốc lá trực tiếp gây ung thư hầu họng, ung thư phổi và ung thư thực quản - Khói thuốc lá còn hỗ trợ cho việc phát triển ung thư ở các nơi ngoài đường hô hấp như: bàng quang, thận, đường tiểu, tụy tạng, dạ dày và cổ tử cung.

III. TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 117 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 20.7 và cho biết chúng ta cần làm gì để môi trường có thêm nhiều thực vật?

(12)

Đáp án:

Việc cần làm để môi trường có thêm nhiều thực vật là:

- Tích cực trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc - Trồng rừng ngập mặn

- Bảo vệ rừng

- Bảo vệ cây xanh trong thành phố Phần vận dụng

Câu hỏi trang 117 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Kể những hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.

2. Sưu tầm các bức tranh, ảnh hoặc vẽ hình thể hiện hoạt động tích cực của học sinh với việc trồng và chăm sóc cây xanh.

Đáp án:

1. Những hoạt động trồng và bảo vệ cây xanh ở địa phương:

- Các phong trào trồng cây gây rừng - Phong trào “Tết trồng cây”

- Chương trình trồng một tỷ cây xanh - Vì một Việt Nam xanh

2. Hình ảnh thể hiện hoạt động tích cực của học sinh với việc trồng và chăm sóc cây xanh:

(13)
(14)

Phần tìm hiểu thêm

Câu hỏi trang 117 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy tìm hiểu về nguyên nhân có thể làm cho diện tích rừng và đa dạng thực vật bị suy giảm.

Đáp án:

Nguyên nhân có thể làm cho diện tích rừng và đa dạng thực vật bị suy giảm là:

- Cháy rừng

- Rừng bị chặt phá

- Đốt rừng làm nương rẫy

- Nhiều thủy điện được xây dựng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 3 trang 22 VTH Hoạt động trải nghiệm 2: Em thảo luận cùng các bạn trong nhóm để xây dựng kế hoạch chăm sóc cây xanh rồi ghi lại vào phiếu dưới đây:... - Em

+ Làm được một số công việc phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây xanh, tự làm những sản phẩm tri ân thầy cô, sử dụng an toàn một số dụng cụ lao động quen thuộc -

Sinh hoạt lớp: Xây dựng kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương em (trang 63 SGK Hoạt động trải nghiệm 2). - Xây dựng kế hoạch bảo vệ địa phương

Giải Tự nhiên và Xã hội lớp 2 Bài 6: Giữ vệ sinh trường học Chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (trang 32):!. Chúng mình cùng hát một bài hát về giữ vệ sinh

C. Vật sống có khả năng vận động D. Chăm sóc sức khoẻ con người. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.

Một số HS xung phong chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc em cùng Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các thông tin và hình ảnh về tết Nguyên

Động vật đẻ trứng luôn phải đối mặt với tình trạng trứng bị trộm mất hoặc do ảnh hưởng của môi trường mà trứng không kịp nở,… nên hình thức đẻ con ở các loài thú sẽ

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG Phần hình thành kiến thức, kĩ năng.. Câu hỏi trang 120 sgk Khoa học tự