• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 31 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 31 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 31 tiết 1

Trái Đất Là Một Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời

(KNS) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được vị trì của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

2. Kĩ năng: Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

- Các phương pháp: Quan sát. Thảo luận nhóm. Kể chuyện. Thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời. Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.

- HS nghe.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ? + Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ?

Bước 2 :

- GV gọi một số HS trả lời trước lớp. - HS trả lời trước lớp.

(2)

- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.

Kết luận : Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.

b. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm (12 phút) Mục tiêu :

- Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.

- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.

Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý: - HS thảo luận nhóm.

+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?

+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ?

Bước 2 :

- GV yêu cầu các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

Kết luận : Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định; giữ vệ sinh môi trường xung quanh,…

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 31 tiết 2

Mặt Trời Là Vệ Tinh Của Trái Đất

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

2. Kĩ năng: So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt trăng. Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(3)

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (12 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu : Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :

- HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời theo nhóm đôi.

+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều).

+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.

Bước 2 :

- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp. - Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.

Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.

b. Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất (12 phút)

* Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất. Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất.

* Cách tiến hành : Bước 1 :

- GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.

- HS nghe giảng.

- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?

- HS trả lời.

- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.

- HS nghe giảng.

- Đối với HS khá giỏi : GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái đất : Mặt Trăng vừa chuyển độïng xung quanh Trái đất nhưng cũng vừa tự quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần băng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc).

Bước 2 :

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh - HS vẽ theo yêu cầu.

(4)

Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.

- HS trao đổi, nhận xét sơ đồ theo cặp.

Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái đất.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẽ sơ đồ dưới đây rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất...

 Mặt Trăng tự quay quanh nó và chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất.  Mặt Trăng có dạng

Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời..

 Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây chúng ta phải trồng, chăm sóc,

* Mục tiêu : Biết Trái Đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.. Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.. - Thời gian chuyển từ không Trăng đến

- Mặt Trăng hình cầu và nó chuyển động quanh Trái Đất nên cả hai nửa của mặt trăng đều trải qua hai tuần có ánh sáng mặt trời sau đó là hai tuần chìm trong đêm

Câu 1: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra hiện tượng gì?... Söï chuyeån ñoäng quanh