• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản lý khoáng sản

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Quản lý khoáng sản"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 11, Số 1 (2018)

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Ở HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

Nguyễn Văn Canh1*, Nguyễn Thái Hòa2 , Nguyễn Thị Bích Vân3

1Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

2 Phòng TNMT huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

3Phòng TNMT huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam

*Email: nvcanh.dhkh@gmail.com Ngày nhận bài: 13/10/2017; ngày hoàn thành phản biện: 23/10/2017; ngày duyệt đăng: 8/01/2018 TÓM TẮT

Số liệu điều tra cơ bản khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ là căn cứ, là cơ sở khoa học có ý nghĩa quyết định giúp chính quyền địa phương xây dựng quy hoạch quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản có hiệu quả. Bài báo thể hiện những nét cơ bản kết quả khảo sát các điểm, các khu vực với bản đồ phân bố khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên địa bàn huyện có 43 điểm khoáng sản thuộc diện phân tán, nhỏ lẻ cần đưa vào danh mục quy hoạch để được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Từ khóa: Khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; Quản lý khoáng sản;

1. MỞ ĐẦU

Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Khoáng sản: “Khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ là khu vực chỉ phù hợp với hình thức khai thác nhỏ được xác định trên cơ sở kết quả đánh giá khoáng sản trong giai đoạn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt” và phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố trên cơ sở đề nghị của UBND cấp tỉnh và không nhất thiết phải thăm dò “đánh giá trữ lượng” khoáng sản. Để đảm bảo cho công tác quản lý khai thác sử dụng các khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ hợp lý, đúng Luật định, các địa phương phải nghiên cứu, điều tra nhằm lập được danh mục các điểm khoáng sản, các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bài báo này thể hiện một phần nhiệm vụ đó.

Tiên Phước là một trong 18 đơn vị hành chính thuộc tỉnh Quảng Nam, là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 27 km về hướng

(2)

Đánh giá sơ bộ về khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản …

Đông. Phía Nam giáp huyện Bắc Trà My, phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, phía Tây giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông giáp huyện Phú Ninh (hình 1.1). Tọa độ địa lý được giới hạn bởi vĩ tuyến từ 150 20’ đến 150 36’ vĩ độ Bắc và kinh tuyến từ 1080 4’ 46” đến 1080 27’ 56” kinh đông. Huyện có diện tích tự nhiên 45.440,64 km2 gồm 14 xã miền núi và thị trấn, trung tâm huyện lỵ tại thị trấn Tiên Kỳ, nằm trên quốc lộ 40B. Với các yếu tố tự nhiên, địa hình đặc trưng của vùng trung du, miền núi thuận lợi cho ngành công - nông - lâm nghiệp phát triển.

Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản tại huyện Tiên Phước di n ra trong nhiều năm qua. Bên cạnh những mỏ đã được cấp phép khai thác, nhiều điểm khoáng sản có giá trị kinh tế cao được phát hiện và khai thác trái phép, mặc dù cơ quan quản lý các cấp đã tăng cường truy quét nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm [5].

Tiên Phước có nhiều điểm khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ nhưng thông tin, tài liệu về nguồn tài nguyên này có rất ít và định vị chưa đầy đủ, chưa xác lập được bản đồ phân bố khoáng sản để quản lý [2]. Khảo sát, nghiên cứu của của chúng tôi nhằm góp phần cung cấp thêm một số dữ liệu cơ bản ban đầu cho hoạt động quản lý, tìm kiếm tỉ mỉ, thăm dò đánh giá trữ lượng, quy hoạch khai thác, quản lý khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tại địa phương.

Hình 1.1. Khu vực nghiên cứu

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để có được những số liệu tương đối đầy đủ, chúng tôi sử dụng các phương pháp truyền thống như: Thu thập, phân tích, biên tập tài liệu đã có về khu vực nghiên cứu; Khảo sát, điều tra thực địa nhằm tìm kiếm các số liệu thực tế về các mỏ, điểm mỏ, thực trạng khai thác; Thống kê các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên toàn huyện; Thu thập các thông tin về quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và chồng ghép các bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ điều tra thực địa thực tế và

(3)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 11, Số 1 (2018)

thiết bị GPS để chỉnh lý lại vị trí, tọa độ để đua lên bản đồ phân bố các điểm khoáng sản khu vực nghiên cứu.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Về địa chất, hệ tầng Khâm Đức chú yếu là phụ hệ tầng giữa và phụ hệ tầng dưới chiếm toàn bộ diện tích của huyện Tiên Phước [1]. Khoáng sản trên địa bàn hầu như phân bố tập trung trong các đá biến chất amphibolit hoặc trong đá phiến lục: gneis amphibol, plagiogneis amphibol, đá phiến thạch anh của các hệ tầng Khâm Đức [2].

Kết quả khảo sát, thống kê trên địa bàn huyện Tiên Phước có 84 điểm khoáng sản (hình 3.1). Trong đó có 1 khu vực có quặng uranium là nguyên tố phóng xạ được xếp vào khoáng sản năng lượng, 40 điểm thuộc nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường. Còn lại 43 điểm khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ được thống kê gồm có các loại quặng: vàng, đồng, pyrit, graphit, xilimanit, atbet, felspat, mica (hình 3.2). Đa số những điểm khoáng sản này chưa được thăm dò, đánh giá trữ lượng và chưa được đưa vào quy hoạch khoáng sản và không nằm trong khu vực khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản nên có thể lập danh mục điểm mở, khu vực đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố là các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để tổ chức quản lý khai thác có hiệu quả ở cấp độ địa phương.

Hình 3.1. Sơ đồ phân bố các điểm khoáng sản ở Tiên Phước

(4)

Đánh giá sơ bộ về khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản … 3.1. Khoáng sản kim loại

3.1.1. Vàng

Qua điều tra khảo sát tại các điểm khoáng sản trên địa bàn, chúng tôi đã tiến hành thống kê các đặc trưng tài nguyên khoáng sản kim loại trong khu vực.

Bảng 3.1. Thống kê các điểm khoáng sản vàng huyện Tiên Phước

STT Xã Thôn

Loại khoáng

sản

đ ểm khoáng

sản

Tọa độ (VN 2000) 107.75, múi 3 X (m) Y (m)

1 Tiên Châu thôn Thanh Bôi Au 38 553980 1711709

2 Tiên Châu Gò Tròn, thôn Hội Lâm Au 25 555952 1717587

3 Tiên Cẩm thôn Cẩm Phô Au 7 559004 1720066

4 Tiên Sơn gò Vàng, thôn 3 Au 2 553962 1722559

5 Tiên lập hố ví, thôn 5 Au 60 563462 1707279

6 Tiên lập hố Phú Sơn, thôn 1 Au 74 565754 1704040

7 Tiên An hố cau, thôn 1 Au 77 560965 1703800

8 Tiên An rừng D o, thôn 6 Au 58 562645 1707455

9 Tiên Cẩm gò ngang, Cẩm Phô Au 10 556345 1719863

10 Tiên Châu Hội Lâm Au 19 559523 1719425

11 Tiên Lãnh Suối vàng, thôn 5 Au 33 546017 1714034

12 Tiên lập thôn 1 Au 79 566075 1703617

13 Tiên Phong Núi Vú, thôn 1 Au 8 561268 1720063

14 Tiên Hà Tài Thành Au 22 552343 1719018

15 Tiên An Hố Cối, thôn 2 Au 73 561247 1704350

16 Tiên An Hố Kiến, thôn 2 Au 81 561482 1703469

17 Tiên An Hố Doan, thôn 2 Au 76 560663 1703815

18 Tiên Ngọc thôn 5 Au 82 549040 1702890

19 Tiên Hà thôn Tài Thành Au 24 550625 1718225

20 Tiên Phong thôn 1 Au 17 561320 1719550

21 Tiên Lộc thôn 4 Au 84 564419 1709891

22 Tiên Thọ thôn 8 Au 47 566053 1709646

23 Tiên Cẩm thôn Cẩm Đông Au 6 559830 1720207

24 Tiên M thôn 3 Au 23 559944 1718252

25 Tiên Hà thôn Tài Thành Au 28 552458 1716641

26 Tiên Lập thôn 3 Au 50 565648 1708613

27 Tiên An thôn 6 Au 53 562944 1708231

28 Tiên An thôn 1 Au 71 557971 1704561

(5)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 11, Số 1 (2018)

30 Tiên Ngọc thôn 5 Au 78 548333 1703632

31 Tiên Hiệp thôn 3 Au 69 552572 1704845

32 Tiên Hiệp thôn 2 Au 66 552861 1705723

33 Tiên lập Bãi Cháy, thôn 1 Au 83 565085 1702251 34 Tiên Lãnh Bãi Phường, thôn7 Au 35 540606 1713000 Khoáng sản vàng phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Tiên An, Tiên Phong, Tiên Lập, Tiên Châu, Tiên Cẩm, Tiên Sơn, Tiên Hiệp, Tiên Ngọc, Tiên Lãnh, Tiên Hà.

Tài nguyên khoáng sản kim loại chủ yếu trong khu vực nghiên cứu là vàng, các loại khoáng sản khác có khối lượng không đáng kể.

Hầu hết các mỏ, điểm khoáng sản vàng nằm trong các khu vực rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm. Một số khu vực nằm trong diện tích rừng phòng hộ thuộc Tiểu khu 562, thôn 5 xã Tiên Ngọc Tiểu khu 559, thôn 1 xã Tiên Ngọc Tiểu khu 576, thôn 1, xã Tiên Lập. Các điểm khoáng sản nằm trong rừng phòng hộ chưa được đề nghị quy hoạch thăm dò khai thác. Khoáng sản vàng tập trung trong hệ tầng Khâm Đức, thuộc phụ hệ tầng giữa và phụ hệ tầng dưới, phát triển cùng các đá phiến thạch anh,... Chúng phân bố trong các đá biến chất amphibolit hoặc trong đá phiến lục của các hệ tầng Khâm Đức.

3.1.2. Đồng

Theo tài liệu bản đồ khoáng sản, điểm biểu hiện khoáng sản Đồng (Cu được xác định thuộc khu vực thôn Bình An, thị trấn Tiên Kỳ, ký hiệu điểm khoáng sản 36.

Diện tích phân bố chưa có tài liệu đánh giá về điểm khoáng sản này [3, 4].

Khu vực phát hiện các điểm khoáng sản Đồng (Cu nằm trong hệ tầng Khâm Đức – phụ hệ tầng giữa, phát triển cùng với các khoáng vật gneis amphibol, plagiogneis amphibol, đá phiến thạch anh,...

3.2. Khoáng sản phi kim loại

Trong khu vực nghiên cứu có khoáng sản felspat phân bố với diện tích khá lớn tại khu vực thôn 4 xã Tiên Hiệp. Tổng diện tích phân bố khoảng 200 ha. Theo tài liệu của Đoàn Địa chất ạ - Hiếm 154, felspat trong khu vực có trữ lượng khai thác triển vọng nhất vùng. Felspat khu vực này còn phát triển sang khu vực xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, khu vực thôn 1, xã Tiên An và một số khu vực thuộc xã Tiên Lập.

elspat tại khu vực xã Tiên Hiệp phát sinh trong phụ hệ tầng giữa của Hệ tầng Khâm Đức: gneis amphibol, plagioneis amphibol, đá phiến thạch anh có silimanit – disten, đá phiến thạch anh – biotit, đá phiến thạch anh – biotit có graphit, đá hoa canxiphia và các phiến thấu kính amphibolit.

(6)

Đánh giá sơ bộ về khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản …

Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các điểm khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ ở Tiên Phước Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm khoáng sản phi kim loại tại huyện Tiên Phước

STT Xã Thôn

Loại khoáng

sản

đ ể n

ản

Tọa độ (VN 2000) 107.75, múi 3 X (m) Y (m)

1 Tiên Lộc thôn 4 Atbet Ab 51 563761 1708334

2 Tiên Hiệp thôn 3, thôn 4 Felspat Fs 72 555099 1704516

3 Tiên Lãnh thôn 9 Mica Mi 55 543806 1707622

4 Tiên Lãnh thôn 12 Mica Mi 48 545286 1708937

5 Tiên An thôn 4 Graphit Gf 65 561024 1706038

6 Tiên Lộc thôn 1 Pyrit Py 42 561996 1710917

7 Tiên Hiệp thôn 3 Pyrit Py 75 552866 1703999

8 Tiên Hiệp thôn 1 Xilimanit Xi 61 554781 1707216 Hiện trạng các khu vực khoáng sản mica và felspat phân bố trên những diện tích đất trồng cây lâm nghiệp, hiện đang trồng cây keo lá tràm, không nằm trong các khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

(7)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 11, Số 1 (2018)

Graphit Tiên An phân bố ở phân khu trung tâm xã Tiên An. Graphít nằm trong các đá của hệ tầng Khâm Đức. Theo tài liệu địa chất khoáng sản, đã phát hiện có 35 thân mạch quặng, trong đó có 27 thân đã được xác định bằng công trình khoan và khai đào. Phần lớn các thân graphit có dạng thấu kính, dạng mạch nằm nghiêng thoải cắm về phía Tây với góc cắm từ 150 -200, phân bố trên diện tích khoảng 10 km2. Các thân quặng dài 50 – 300 m, riêng thân quặng số 9 dài 500 m, dày trung bình 1,98 m. Graphit dạng ẩn tinh, phân bố đặc sít hoặc xâm tán. Hàm lượng loại giàu ở khu trung tâm đạt 30 - 50% C. Ở hai đầu nghèo hơn, đạt 10 - 20% C. Đặc biệt trong graphít Tiên An có chứa urani. Mỏ Tiên An đã được tìm kiếm đánh giá, trữ lượng cấp C1 + C2 là 169.500 tấn.

Theo kết quả tìm kiếm, đánh giá của Liên đoàn Địa chất ạ – Hiếm (1983 urani chứa trong graphit phân bố ở phân khu trung tâm Tiên An và các phân khu Tiên Lập, Tiên Hiệp. Đặc trưng của khu tụ khoáng Tiên An là urani phân tán mịn trong graphit.

Pyrit hay pyrit sắt, là khoáng vật disulfua sắt với công thức hóa học FeS2, có ánh kim và sắc vàng đồng từ nhạt tới thông thường của khoáng vật này trông tương tự như vàng. Pyrit là phổ biến nhất trong các khoáng vật sulfua. Theo tài liệu, hai điểm pyrit khu vực Tiên Lộc và Tiên Hiệp đều phát sinh trong phụ hệ tầng giữa của Hệ tầng Khâm Đức.

ilimanit là khoáng vật AlSiAlO5, biến thể đa hình nhiệt độ cao của Al2SiO5; hệ trực thoi; tinh thể dạng lăng trụ, hoặc dạng kim. Tập hợp dạng sợi nhỏ gọi là fibrolit.

Cát khai hoàn toàn, màu trắng, xám, nâu nhạt, lục nhạt. Độ cứng 6 - 7; khối lượng riêng 3,2 g/cm3, được thành tạo trong quá trình biến chất nhiệt động và đôi khi biến chất nhiệt. Dùng làm nguyên liệu sản xuất vật liệu chịu lửa cao cấp. ilimanit khu vực thôn 1 xã Tiên Hiệp phát sinh trong phụ hệ tầng giữa của Hệ tầng Khâm Đức.

Nhìn chung, trong khu vực không phong phú về các loại khoáng sản: chưa thấy sự hiện diện của nguyên liệu cháy như than đá. Đặc điểm về quy luật phân bố: Các tài liệu nghiên cứu và đo v còn ít, khoáng sản nội sinh có tiềm năng lớn như vàng, felspat.

Các loại khoáng sản khác mới chỉ tập trung khối lượng khai thác chưa có điều tra đánh giá cụ thể về tiềm năng, trữ lượng và phân bố.

4. KẾT LUẬN

1. Do đặc thù về địa chất nên tài nguyên khoáng sản huyện Tiên phước khá phong phú, với 84 mỏ và điểm quặng với nhiều chủng loại khác nhưng phần lớn có quy mô nhỏ, phân bố rải rác, không tập trung nên rất khó khăn cho địa phương trong công tác quản lý.

2. Kết quả khảo sát, tổng hợp tài liệu địa chất, địa chất khoáng sản hiện có thì trên địa bàn huyện có 43 điểm khoáng sản thuộc loại phân tán, nhỏ lẻ, trong đó có 34

(8)

Đánh giá sơ bộ về khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản …

điểm khoáng sản vàng, 01 điểm atbet, 01 điểm felspat, 02 điểm mica, 01 điểm graphit, 02 điểm pyrite, 01 điểm xilimanit. Trong đó các điểm khoáng sản vàng là quan trong nhất, địa phương cần quan tâm quản lý, bảo vệ tốt hơn.

3. Cần có những khảo sát chi tiết hơn nhằm hoàn thiện danh sách các điểm khoáng sản, các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ làm cơ sở cho Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố danh mục, khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ thuộc địa bàn huyện trong quy hoạch chung về khoáng sản của tỉnh Quảng Nam.

LỜI CẢM ƠN

Bài báo này thể hiện một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh “Xây dựng cơ sở dữ liệu (dạng WebMap) về khoáng sản phục vụ công tác quản lý, quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005). Bản đồ khoáng sản tỉnh Quảng Nam tỷ lệ 1/200.000. Hà Nội.

[2]. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (2005). Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Nam. Hà Nội.

[3]. UBND tỉnh Quảng Nam (2009). á cá thu ết inh h nh đ nh hu vực c h ạt động h áng sản t n đ b n tỉnh uảng . Quảng Nam.

[4]. Sở Công thương tỉnh Quảng Nam (2010). ản đồ u h ạch thă d h i thác chế biến h áng sản v ng n c h áng tỉnh uảng gi i đ ạn đến nă đ nh h ng đến nă Quảng Nam.

(9)

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 11, Số 1 (2018)

GENERAL ASSESSMENT OF SMALL AND SCATTERED MINERAL RESOURCES FOR THE EFFECTIVE EXPLOITATION MANAGEMENT IN TIEN PHUOC

DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE

Nguyen Van Canh1* , Nguyen Thai Hoa2, Nguyen Thi Bich Van3

1 Faculty of Geography and Geology, University of Sciences, Hue University

2 Office for Environmental and Resource, Tien Phuoc district, Quang Nam province

3 Office for Environmental and Resource, Phu Ninh district, Quang Nam province

*Email: nvcanh.dhkh@gmail.com ABSTRACT

General observed data on small and scattered mineral resources is considered as an important scientific document for the local authorities to manage the effective exploitation of local mineral resources. This paper is to provide several initial data observed from the distribution map of the small-scattered mineral sites and areas in Tien Phuoc district, Quang Nam province. The research results showed that there were 43 mineral sites in the district which can be categorized as small- scattered ones and should be listed and considered from the Government for the effective exploitation.

Keywords: Small-scattered mineral resources, management of mineral resources.

N yễn Văn Can sinh ngày 19/5/1954 tại Nghệ An. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Địa chất học năm 1977 tại Đại học Taskent, Liên ô. Ông nhận học vị tiến sĩ năm 2001tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và được phong hàm phó giáo sư năm 2009. Hiện ông là giảng viên cao cấp của Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.

Lĩnh vực nghi n cứu: Địa chất học, Khoáng sản, Sinh khoáng, Tai biến địa chất và Địa chất môi trường.

(10)

Đánh giá sơ bộ về khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản …

N yễn T Hòa sinh ngày 20/01/1982 tại huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2005, ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành khoa học môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Năm 2016, ông tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2006 đến nay, ông công tác tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Lĩnh vực nghi n cứu: Tài nguyên và Môi trường.

N yễn T ị Bíc Vân sinh ngày 14/11/1985 tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Năm 2009, bà tốt nghiệp k sư chuyên nghành Công nghệ Môi trường tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng. Từ năm 2010 đến nay, bà làm việc tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Ninh, là chuyên viên phụ trách quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

Lĩnh vực nghi n cứu: Quản lý nhà nước về tài nguyên và Môi trường, cụ thể ở lĩnh vực: môi trường, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

là khoáng vật disulfua i công thức hóa học FeS2 ánh ư vàng. khoáng vật sulfua.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong trường hợp của mô hình DEA tối đa hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y 1 , y 2 và một đầu vào là x (hình 2) các dự án phát triển đô thị A, B, C và

Hệ thống thiết kế đã ứng dụng và minh chứng các kĩ thuật truyền dữ liệu có dây và không dây, cùng với các cảm biến cần thiết có thể được sử dụng để theo dõi các

a) Đường thẳng tiếp xúc với đường tròn khi số giao điểm của đường thẳng và đường tròn là một. b) Đường thẳng không cắt đường tròn khi khoảng cách từ tâm đường tròn

Bài viết tìm hiểu ảnh hưởng của Kinh Thành Huế đến tổng thể và bố cục sắp xếp của các nhà vườn truyền thống Huế (NVTTH) tọa lạc trong khu vực Kinh Thành thông

Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc, đề tài tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS26 để làm cơ sở phân tích các nội dung nghiên cứu, bao gồm phân tích thống kê mô tả

Mệnh đề reduction chỉ định một công việc chia sẻ dữ liệu phức tạp của OpenMP. Nó yêu cầu tiến trình chính phải kết xuất dữ liệu tổng hợp từ các dữ liệu thành phần

Các kết quả thu được trong khoảng thời gian phân tích cho thấy những phù hợp với một số đặc trưng chế độ đã được công bố và đưa ra những đặc điểm của hoàn lưu

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống