• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN BIỆT KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH TRONG NGHIÊN cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN BIỆT KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH TRONG NGHIÊN cứu "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU- TRAO ĐÔI

PHÂN BIỆT KHUNG LÝ THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM VÀ KHUNG PHÂN TÍCH TRONG NGHIÊN cứu

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TS BÙI THỊ MINH HẢI Học việnBáo chí và Tuyên truyền

K

hungphầnluậnbài viết án, nghiênkhông thểhọc thuậtbài nghiêncứu (cơ thiếu nào. cứu khoa sởĐâytrong được thuyết) cáchọc luậnhaycoi là bất là một văn, xương sống kỳ của mọi dựán học thuật. Tuy nhiên, xâydựng cơ sở

lý thuyết là một việc khó khăn chonhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là các học viên, nghiên cứu sinh, các nhà nghiên cứutrẻ, bơihọ chưa thực sựhiêu rõ đặc điểm, ý nghĩa và mục đích xây dựng khung nghiên cứu. Trên thực tế hiện naycác bài báo, haytrongcác luận văn, luận án chúngta vần bắt gặp việcsử dụng thuật ngừ “khung lý thuyết”, “khung khái niệm”,

“khung phân tích” không có sự tường minh, cả ba khái niệm này có xu hướng được sử dụng thay thế, hoán đổi cho nhau, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình nghiên cứu. Do vậy bài viếtvới mục đích hệ thống hóa, phân biệt cách hiêu và mục đích sử dụngcáckháiniệm nàyphầnnàocó thê giúp cho các học viên, nghiên cứu sinh, và những người mới bắt đầuthực hiện cácdựánhọc thuật có thể phân biệt rõ ràng hơn và dề ápdụng hơn trong nghiên cứu.

1. Lý thuyết khoa học là cơsở nền tảng phát triển khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu được hiêu là một mạng lưới quan hệ giữa các khái niệm hoặc các biếnliên quan đếnvấn đề nghiêncứu được thiếtlập, mô tả và phát triển một cách logic. Nói cách khác, khung nghiên cứu baogồm lý thuyếtvàcáckhái niệm hoặc tập hợp cáckhái niệm, phạm trù và các quy luậtcó liên quan đến việckiểm chứng giả thuyết khoa học. Nghiên cứu

có giá trị hay không phụ thuộc phầnlớnvàokhunglý thuyết, khung khái niệm được phát triển ra sao,khung phân tích được mô hình hóa nhưthế nào trong việc kiểm chứng giả thuyếtnghiêncứu.

Bàn chất của việc phát triển khung nghiên cứu được xuất phát từ lý thuyết, hay quanđiểm khoahọc đã được kiểm chứng, có độ tincậycao đã được thừa nhận và phố biếnrộng rãi để giúp người nghiên cứu khái quát hóa, quy luật hóa các nội dung liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Bơi lè lý thuyết khoa học là hệ thống luận điểm khoa học về mối liên hệ giữa các khái niệmkhoa học, cung cấp một quan niệm hoàn chình về ban chất sự vật, nhừngliên hệ bêntrong cùa sự vật và mối liênhệ cơ bản giữa sự vật với thế giớithực1.

Mặtkhác nóthuyết phục người đọc rằng nghiên cứu khôngdựa trên bàn năng cá nhân mà dựa trên lý thuyết đã đượcthiếtlập đáng tincậy về mặt phương pháp luận,nhận thứcluận và phântích2. Mục đích sử dụng cơ sở lý thuyết trong nghiêncứuđược xem là việc xác định luận cứ logic, làm cho thông tin trên mặtphẳngthực tế cóý nghĩa, thông tinthực tế được lý giải trên cơ sở xác thực, logic và khoa học3.

Khung nghiên cứu được coi là điểm xuất phát tạo nên chương trình nghiên cứuvà xác định chính xác biên giới của vấn đề nghiên cứu cũng như cơ sở khoa học choviệc chì ra các yếutố,các chiều cạnh, các mối liên hệ cấu thành lên vấn đề đó4, vì lý thuyết và quansát là hai trụ cột của nghiên cứu khoa học, lýthuyết không có giátrị khoa học nếu không phù hợp vớithực tế, vànếu chỉdựa trên quansát để

(2)

NGHIÊN CỨU-TRAOĐÔI

suy luậnmà bở qualý thuyết thì không được coi là nghiên cứu khoa học đúng nghĩa. Chu trinh tương tác giữa lý thuyết và dữ liệu quan sát sè góp phần diền giai rõ hơn các hiện tượng và hoàn chính lý thuyết hoặc xâydựnglý thuyết mới.

Lý thuyết là đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng khoa học, không có khoa học nào mà không có lý thuyết, hay bất cứ một công trinh, dự án học thuật nào mà lại không dựa trêncơ sởlý thuyếtđể tra lời câu hỏi nghiên cứu. Tuy nhiên không có một lý thuyết hoàn hảohoặc đúng đắncho mọi nghiên cứu, mặc dù một số lýthuyết nhất địnhlà phổ biến, ví dụ như lý thuyết hành vi, lý thuyết biến đổi, lý thuyết văn hoá, lý thuyết truyền thông, lý thuyết phát triên... việc lựa chọn lý thuyết áp dụng vào nghiên cứu đòi hỏi sự hiểu biết của nhà nghiêncứu về mục đích,ýnghĩa và các câu hoi nghiên cứu5.

2. Phân biệtgiữa khung lý thuyết, khung khái niệm và khung phân tích trong nghiên cứu

Với vai trò, chức năng được xem như“bản thiết kế” khi xâydựng mộtngôi nhà “đâylà bản thiết kế chi tiết hoặc hướng dần cho nghiên cứu, nó được nhà nghiên cứu sử dụng để xây dựng ngôi nhà cua riêng minh"6. Chính vì vậy ngay từkhi bắt đầu lập kế hoạch nghiên cứu, người nghiên cứu phải tính đếnviệcthiết lập khung nghiên cứu, thông qua “bản thiết kế” nhằm cụ thê hóa hướng giải quyết vấn đề với những luận cứ, luận chứng tính toán có căn cứ khoa học đem lại kết quả nghiên cứu có độ tin cậy, và tính khảthi.

Lịch sử nghiên cứu về phương pháp nghiên cứu khoa học đãcó nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, đưa ra các định nghĩa về khung lýthuyết. Mộtsố tác già định nghĩa khung lý thuyết và khung khái niệm khôngcó sự khácbiệt, coi các thuậtngừ này là đòng nghĩa, chẳng hạn như Simon &Goes (2011); Maxwell (2013), Robson và McCartan (2016), Merriam và Tisdell (2016)... định nghĩa khung lý thuyết là “cấu trúc cơ bán, hoặc khung cho nghiên cứu”, song cũng định nghĩa khung khái niệm là“những ýtường và niềmtin thực tế mà tác giả nắm giữvề các hiện tượng được nghiên cứu, cho dù chúng cóđược viết ra haykhông, đây cũng có thểđược gọi là khung lýthuyếthoặcbối cảnh cho nghiên cứu”7. Nhưng chính Simon và Goes lại đề xuất một số diêm có thể giúp làm rõ lý thuyết

cho một nghiên cứu là: (1) mốiquan tâm chínhvới yêu cầu trong nghiên cứu, (2) các biến chính, (3) tài liệu hiện có về chu đề bằng từkhoá, (4) liệt kê cấu trúc và biến có liên quan đến khung lý thuyết, (5) thảo luận về lý thuyết đã chọn có thê đưa ra các giải thích logic...8.

Phần lớn các nhà nghiên cứu như Liehr & Smith (1999); Sinclair (2007); Mennecke & Townsend(2012);

Grant & Osanloo, 2014; Brondizio,Leemans và Solecki (2014)... đã chỉ ra khung lý thuyết vàkhung khái niệm làkhôngđồngnhất9, mà khung lý thuyết cónguồn gốc từlý thuyết, trong khikhung khái niệmcó nguồn gốc từ cáckhái niệm “Trong khi toàn bộ lý thuyếtcó thế đóng vai trò là khung lý thuyết cho một nghiêncứu thì khung khái niệm được ghép lạivới nhaumột cách cân thận dướidạng mô hình kháiniệm và được áp dụng ngay cho một nghiên cứu cụ thể”10 hoặc “Khung lý thuyết bao gồmcác nguyên tắclý thuyết, cấu trúc, khái niệm vàđối tượng của một lý thuyết” còn “Khung kháiniệm đưaramột cấu trúc logic của các khái niệm được kết nốigiúp cung cấpmộtbức tranh hoặc hìnhảnh hiếnthị trực quan về cách các ý tưởngtrong một nghiên cứu liên quan với nhau”11.

Các nhà nghiên cứu phương pháp về sau như Marshall và Rossman (2016), Ravitch và Riggan (2017), Burkhoder, Gary J, Cox Kimberley A.Crawford Linda M (2019) kế thừa quan điểm không đồng nhất giữa hai khái niệm nhưngbô sung làm rõ hơn vai trò của mỗi thuật ngừ, chỉ ra mối quan hệ bao hàm nhưng là hai kháiniệm khác nhau khôngđồng nghĩa “Khung lý thuyết là một phần tử cua khung khái niệm đặt các mối quan hệ được khám phátrong nghiên cứu vào bối cánh phát triển hoặc thử nghiệm các lý thuyết chính thức” hoặc

“khung khái niệm trình bày câu trúc tông thê của nghiên cứu, còn khung lý thuyết giai thích các mối quan hệ được khám phátrong nghiên cứu” và điều cần thiết đê xây dựng khung lýthuyết là: xác định cụm lý thuyết; xác định các lý thuyết cụ thể liên quan trong cụm đó; xác định lý thuyết được chọnđể nghiên cứu; nêu cách nghiên cứu sè đóng góp vào khối kiến thứcliên quan đếnlýthuyết12.

2.1. Khung lý thuyết(theoreticalframework) Tông quan các nghiên cứu trên cho thấy, khung lý thuyết là một tập hợp các khái niệm và lý thuyết được phát triền và kết nối một cách hợp lý từ một

(3)

NGHIÊN cứu-TRAOĐÒI

hoặc nhiêu lý thuyêt mà nhà nghiên cửu tạo ra đê mởđầucho một nghiên cứu.

Khung lýthuyết là cơsở lý luận mà người nghiên cứu dựa vào để hình thành ý tương và xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp, phàn ánh công việc cua nhà nghiên cứu tham gia vào việc sư dụng một lý thuyết trong một nghiên cứu nhất định. Mỗi khung lý thuyết là kết quả của sự áp dụng một lý thuyết, hoặc sự kết hợp của một số lý thuyết khoa học. Trong trường hợp nhà nghiên cứu không tìm được lý thuyết phù hợp thì cần mô tả nền tảng lý thuyết sè sửdụng cho nghiêncứu.

Khunglýthuyết không phải là thứ có sẵntrongtài liệu, mà được hình thành dựa trên tông quan tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cộng với kinh nghiệm nghề nghiệp và trực giác của nhà nghiên cứu, vì thế việc định vị khung lý thuyết đòi hỏi sự hiêu biết thấu đáo về vấn đề, mục đích, ý nghĩavà câu hỏi nghiên cứu13.Một khung lýthuyếtvừng chắc sẽ cung cấp hướng nghiên cứu vàcho phépngườinghiên cứu giải thích, khái quát hoá một cách thuyết phụcnhững phát hiện trong nghiên cứu.

2.2. Khung khái niệm (conceptual framework) Neu khung lý thuyết được xây dựng từ một lý thuyếthay hệ thống lý thuyết hiện có liên quan đến vấnđềnghiên cứu để vận dụnggiải thích cho nghiên cứu thì khung khái niệm là sự hiểu biết của nhà nghiên cứu vềcáchvấnđề nghiên cứu sẽđược khám phá, hướng nghiên cứu cụ thể sẽ phải thực hiện và mối quan hệ giữa các khái niệm trong nghiên cứu.

Khung lý thuyết có nguồn gốc từ một hệ thống lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trong khi khung khái niệm được hlnh thành từlý thuyết, khung lýthuyết và các quy luật có liên quan trực tiếp đến việc kiểm chứng giả thuyết. Do đó khung khái niệm chính là logic khái niệm hóa toàn bộ dự án nghiên cứu, nó vạch racáckháiniệm khác nhdU trong nghiên cứu có thể liên kết với nhau như thế nào?

Để xây dựng khung khái niệm, theo các nhà nghiên cứu Gary, Cox Kimberley, Crawford Linda cho rằng có ba nguồn hình thành: (1) kinh nghiệm khơi nguồn cho ý tưởng nghiên cứu, (2) tài liệu chuyên môn cung cấp luận cứ để theo đuôi ý tường, và (3) nghiên cứu phải đặt trong mốiquan hệ với lý thuyếtnghiên cứu hoặc thử nghiệm.

2.5. Khung phảntích (analyticalframework) Đối với khoa học xã hội và nhân văn, việc xây dựng lý thuyếtvà kiểm nghiệm lýthuyết là nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, bơi tính chất trừu tượng của các khái niệm lý thuyết, sự hạn chế của các công cụ đo lường và sự hiện diện cùa nhiều yếu tố tác độngđến hiệntượngnghiên cứu. Vì thế khócó thể quan sát một cách trực tiếp đốitượng nghiên cứu đượcmà phải mô hình hoá giúp cho việc quan sát, thu thậpthôngtinvề đối tượng một cách đầy đủ, chính xác, và có căn cứ khoa học. Tiếp đến lại trừutượng hóa kết quả quansát thực tiễn, sưdụng tư duy liênkết đê nhậndiệncác khái niệm,cácmôhình ấn, và tổng hợpnhữngmô hình đó trở thànhquy luật vàlý thuyết phô quát. Chính vì vậy mô hình hóa nghiên cứu được xem là khung phân tích, là luận cứ logic làm cho thông tin trênmặtphangthực tếcó ý nghĩa, thông tinthực tế đượclý giải trên cơ sở xác thực,hợp lý, logic và khoa học.

Khunglý thuyết vàkhung khái niệm là cơ sở cho việc thiết lập khung phân tích, nghĩa là trên cơsởcác khái niệm và lý thuyết tìm ra các biến số thực tế tương ứng để kiêm định giả thuyết, được xem như

“bảnđồ”mô phỏng toànbộdựán nghiên cứu.Vì vậy khung phân tích thường được biểu đạt dưới dạng sơ đồ hóa, hoặc mô hình hoá tất cả các quan hệ tương quan, nhân quả giữa các biến số,các chì tiêu theo bản chất và trình tự nhất định, từ đó nhà nghiên cứu có thế mô tả trực quan cách thức phântíchvấnđề nghiên cứu, hình dung được bản chất của dữ liệu, nguồn dừ liệu, tiến trình thu thập và phương thứcxử lý đê trả lời câu hởinghiêncứu.

3. Cách thức xây dựng khung nghiên cứu như thế nào?

Khunglý thuyết, khungkháiniệm và khung phân tíchcó mối quan hệbiệnchứng, không tồn tại độc lập màđược hình thànhtheo một logic hệ thống hướng đến mụctiêuchung là trả lời câu hỏi nghiên cứu.

Bước1: Xácđịnhlý thuyếttiếp cận của nghiên cứu Một vấn đề nghiên cứu có thể được tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau bởi các trường phái lý thuyết. Người nghiên cứu phảihiểu được các trường phái lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, so sánh, đánh giá, từ đó lựa chọn lý thuyết phù hợp trong việc giải thích vấn đề nghiên cứu mà mình quantâm.

(4)

NGHIÊN cứu - TRAO ĐÔI

Đe xác định được lý thuyết áp dụng cho nghiên cứu, tác giả nghiên cứu cần:

- Xác định câu hỏi trọng tâm của nghiên cứu, giúp định hướng lựa chọn trường phái lý thuyết, ngược lại việc lựa chọn lý thuyết giúp cho việc trọng tâm, cụ thê hoácâuhỏinghiêncứu.

- Tông quan tài liệu nghiên cứu về các khái niệm, lý thuyết và các công trình liên quan đến chủ đề nghiên cứu nhằm khám phá những lý thuyết và mô hình mà các nhà nghiên cứutrước đã pháttriển như thế nào?

- Giả địnhmối quan hệ giả thuyết củacác nhân tố, đây cũng là mối quan hệcó tính hai chiều ưong việc xác định lý thuyết phù họp vớinghiên cứuvà ngượclại.

Trong cácdựánnghiên cứu phứctạp,hay nghiên cứuliên ngành, người nghiên cứu có thêkết họp các lý thuyết từ các lĩnh vực khác nhau để xây dựng khuôn khổ lý thuyết riêng cho nghiên cứu. Nếu có một lý thuyết hoặc mô hình đà được thiết lập tốt nhưng người nghiên cứu không muốn áp dụng cho nghiên cứu, hãy giải thích lý do tạisaonó không phù họp với mục đích nghiên cứu của minh vàcó thể mô tả nền tảng lý thuyếtriêngápdụngtrong nghiên cứu.

Bằng cách “đóng khung” lý thuyết để áp dụng cho nghiên cứu trong một bối cảnh xác định cho thấy cơ sở lý luận đằng sau sự lựa chọn cua người nghiên cứu, và là căn cứ để phát triển khung khái niệm và khung phân tích.

Ví dụ, khung lý thuyết cho một nghiên cứu truyền thông về đại dịchCovid 19.

Câu hỏi đặt ra, thông điệp đã truyền thông vềdại dịch Covid 19nhưthế nào? và cácyếutốảnhhương đến mức độ tiếp cận thông tin làm thay đổi ý thức phòng tránh dịch của ngườidân?

Tiến hành tổngquantàiliệuliênquanđếnvấn đề nghiêncứu để thiết lập khung lý thuyết, nhà nghiên cứu sẽ cần: xác định cụm lý thuyết, ví dụ cụm lý thuyết truyền thông, lý thuyết về y tế cộng đồng, lý thuyết phát triển... Chẳng hạn xét trong cụm lý thuyết truyền thông sẽ có một số mô hìnhlý thuyết truyền thông khác nhau,nhiệm vụ của người nghiên cứu phải lựa chọnlýthuyếtphù họp nhất đểsừdụng vàonghiêncứu:

+ Mô hình truyền thông một chiều của Harold Lasswell [(Nguồn (S) - phát ra Thông điệp (M) - qua

Kênh truyền (C)- đếnNgười nhận (R), nhằm gâyra một Tác động(E)].

+ Mô hình vận dụng điều khiển học vào nghiên cứu quá trình truyền thông của Claude E.Shannon và Warren Weaver để thấy tính tương tác cùa hiện tượng Tạpnhiễu và Phản hồi, có thêm sự hiện diện của hai yếutố so với môhình Harold Lasswell [Tạp nhiễu (N) vàphảnhoi(F)]

+ Mô hình truyền thông cùa Wilbur Schramn với sự khám phá thêm hai yếu tố trung gian là Mã hoá và Giải mã so với các mô hình truyền thông trước đó[Mãhoá(E), Giải mà (D)]....

Tất nhiên sẽ có nhiều lý thuyếtvề truyền thông, nhưng lý thuyết nào được chọn để trình bày cho mục đích cua ví dụ này. Hãy xem xét đến nhân tố mục tiêu và quan hệ giữa các nhân tố hay biến số cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu đã xác định.

Đồng thời nêura cơ sởlý luận cho việc lựachọnđó, chàng hạn nhànghiên cứu lựachọn Lý thuyết truyền thông của Wilbur Schramn để đưa vào khung lý thuyết cua nghiên cứu này. Đánh giá, so sánh các mô hình lý thuyết để chỉ ra rằng với mô hình lý thuyết của Wilbur Schramn: (1) có những mệnh đề rõ ràng liên quan đến cácyếu tố truyền thông trong việc xác định thông điệp và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp nhận thông tin của công chúng về đại dịch Covid 19 (khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm có trongmô hình lý thuyết); (2) luận điêm Wilbur Schramn đưa ra rằng nội dung thông điệp càng gầnvớicác giá trị của ngườinhậnthìviệc tiếp nhận sẽ càng tốt và có những tác động của truyền thông mà nhà phát hành không kiểm soát được; (3) Đây cũng là mô hình truyền thông khá toàn diện, nó cho phép áp dụng ở nhiều hình thức truyền thông, vànó phù hợp để xem xét ở dạngthức truyền thông hiệnđại gắn liền với các thiết bị điện từ, công nghệ số hoá hiện nay mà các mô hình truyền thông khác không có. (4) Cuối cùng nhà nghiên cứumôta đề xuất có đóng góp mới như thế nào trong việc sử dụng lý thuyết này vào một bối cảnh nghiên cứu truyền thông Covid 19 ở thời gian, không gian xác định.

Bước 2: Xác định khải niệm trong nghiên cứu Lựa chọn, thống nhấtvà thao tác hoá khái niệm chonghiên cứu. Bước nàycó thể được xem làcông

(5)

NGHIÊN CỨU-TRAO ĐÒI

việc phát triển khung khái niệm, hoặc logic khái niệm hóa toàn bộ dự án nghiên cứu. Quá trình xây dựng khái niệm cho nghiên cứu được đưa ra dựa trên một lý thuyết hay hệ thống lý thuyết xác định cụ thể từ tổng quan tài liệuvềvấnđề nghiên cứu. Vì kết quả thao tác hóa khái niệm sè không hoàn toàn giống nhau bởi các lý thuyết khác nhau sẽ đưa ra cách nhìn khác nhau cho cùng một khái niệm. Đe xây dựng khung khái niệm người nghiên cứu cần tiếnhành:

- Xem xét định nghĩa của khái niệm có trong lý thuyết, trên cơ sở đó lựa chọn khái niệm, bô sung và thống nhất định nghĩa các khái niệm cốt lõi cho nghiên cứu (khái niệm trừu tượng).

- Tiến hành thao tác hoá các khái niệm trừu tượng xuất phát từ lý thuyết, nghĩa là vạch ra các chiều cạnh mô tả về khái niệm đó nhằm xác định các nhân tố hay biến số cho nghiên cứu và định nghĩa rõ các nhân tố đó.

- Tiếp tục vạch ra các thông tin chi tiết mô tả về từngchiều cạnh đó để tạo các chỉ báo (các thôngsố chi tiết cuối cùng đo lường được).

- Chuẩn bị các thông tin ờ trạng thái có thể đo lường được bằng việc lập các thang đo(các chi báo được đo lườngbằngcácgiá trị cụ thể).

- Chuyển hoácác thang đo thành công cụ để thu thập dừ liệu thông qua việc tạo ra các câu hỏi thu thập dừ liệu(câu hòi khảo sát).

Kết quả cho phần công việc này người nghiên cứu có thể hình thành sơ đồ tư duy hay một bản đồ khái niệm. Ban đồ khái niệm sẽ bao gồm các khái niệm chính của khunglý thuyết đà thiết lập để hiêu về một sự vật, hiện tượngcụ thể quaviệcđịnhnghĩa các khái niệm có trong nghiên cứu. Đó là cấu trúc mànhànghiên cứu tinrằngcó thể giai thích tốt nhất hiệntượng được nghiên cứu (Camp, 2001).

Tiếp tục với ví dụ trên từ khung lý thuyết, bằng việc sử dụng lý thuyết của Wilbur Schramn vào nghiên cứu, có thể thấy được các khái niệm chính trong mô hình lý thuyết này là: Nguồn (S), Thông điệp (M), Kênh truyền (C), Người nhận (R), Tác động (E), Tạp nhiều (N), Phản hồi (F), Mã hoá (E), Giải mã (D). Từ câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và giả địnhcác mối liên hệ khái niệm cho việc trả lời câu hỏi, để hìnhthành cáckhái niệm cốt lõi cho nghiên

cứu; xem xétlỹ lưỡng địnhnghĩa của từng khái niệm.

Cuối cùng bằng tư duy logic nhànghiên cứu sẽ hình thành mối liên kết khái các khái niệm để phát triên một bản đo khái niệm cụ thê chonghiêncứu.

Bước 5: Xác định mối quan hệgiả thuyết của các nhân tôhaybiên sôtrong nghiên cứu

Trong khi một số học giả sử dụnghai thuật ngữ khung khái niệm và khung phân tích thay thế cho nhau, thì Jabareen (2009) không tán đồng và cho rằngchúng khác nhau. Jabareen giảithíchrằngthuật ngữ khung khái niệm được sử dụng tốt hơn khi chì sư dụng các khái niệm, trong khi khung phân tích (thuật ngữ mô hình) được sử dụng tốt hơn khi sử dụngcácyếu tố hoặc biến.

Với cách hiêu như vậy, sau khi hoàn thành quá trình thao tác hoákhái niệm, người nghiên cứu sẽ cần tới công cụ để liên kết các biến số dưới dạng sơ đồ haymô hình phân tích. Và công cụ đóngvai trò cầu nối giữaviệc phân tích với thông tin ban đầu được gọi là khung phân tích. Thông qua khung phân tích người nghiêncứu sẽtrực quan hoá được các biếnsố có liên quan theo quy trình từđầu vào đếnđầuracủa dữliệu nghiên cứu. Nói cáchkhác khung phântích là hình thức sơ đồ hoá tất cả các quan hệ giữa cácbiến số, cácchỉ tiêu theo bản chất và trìnhtự của chúng, cho thấy trực quan cách thức mà người nghiên cứu phai phân tích, giải thích, kiếm định vấn đề nghiên cứu như thế nào? Hoặc nhìn vào khung phân tích sẽ hình dung được bảnchất dữliệu, nguồn dữliệu, tiến trình thu thập vàphươngthứcxửlýđể tra lờicáccâu hỏi nghiên cứu thông các nhân tố hoặc biến số mà nhà nghiên cứu giả định có liên quan và tiến hành khám phá, kiềm tra mối quan hệ giữa chúng.

Như vậy,nếukhunglý thuyết nóivề cách thức tác gia nghiên cứu điđếnđiểmxác định (xem xét vấn đề nghiên cứu bằng lăng kính của các lý thuyết), khung khái niệm thảo luận về những gì hiện có, thể hiện phương hướng cụ thể mà nghiên cứu sè phái thực hiện (mô tả các khái niệm cụ thể sừ dụng trong nghiên cứu) thì khungphân tíchthao luận về nơi tác giả có thể thựchiện điềuđónhư thế nào? (mô tà mối quan hệ giữa các biên cụ thê được xác định trong nghiên cứu). Không có quy tắc bất định nào để cấu trúc một khung nghiên cứu,điều quantrọng là tạo ra

Xem tiếptrang 98

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khung năng lực chuyển tải cách nhìn thống nhất về công việc, là công cụ cho phép các nhà quản lý và các chuyên gia tư vấn về quản lý nguồn nhân lực có khung tham

Chú ý: Để có thể làm được các câu trắc nghiệm lý thuyết một cách nhanh chóng, các bạn nên nắm chắc kiến thức lí thuyết, phân biệt rõ ràng từng khái niệm, và đặc biệt

Khi quay mặt phẳng (P) xung quanh ∆ thì đường thẳng d sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt nón tròn xoay đỉnh O. Người thường gọi tắt mặt nón tròn xoay là mặt

- Muối natri trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn bám trên vải, da … do đó vết bẩn được phân tán thành

Ngoài ra, các tác giả đã xây dựng các hệ thức toán học tường minh, cho phép từ một bộ giá trị tham biến thiết kế đầu vào, tính ra được giá trị các hàm ràng buộc

Bìng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, trên cơ sở tính toán cûa lý thuyết mô hình, đồng däng và phép phån tích thứ nguyên, xåy dựng hai mô hình vêt lý cûa máy trộn

- Chuyển từ số đo độ dài dưới dạng phân số thập phân thành số đo độ dài tương ứng dưới dạng số thập phân có đơn vị lớn hơn.. - Nếu phần nguyên của số thập phân bằng 0

Sử dụng dữ liệu thu được từ 120 hộ tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT) và phương pháp sử dụng khung lý thuyết để tìm mối liên hệ giữa