• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Ban đầu vi khuẩn lactic và vi khuẩn gây thối có thể cùng phát triển. Vi

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "- Ban đầu vi khuẩn lactic và vi khuẩn gây thối có thể cùng phát triển. Vi "

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Câu 1 (2 điểm)_SƠN LA + VÙNG CAO VIỆT BẮC + LAI CHÂU

a. Chứng minh nước có vai trò nuôi dưỡng và duy trì các hệ thống sống trên trái đất bằng các đặc tính nổi trội của nó.

b. Hình dưới đây thể hiện một phần cấu tạo của một chất hữu cơ trong tế bào cơ của người:

Hãy quan sát hình trên và cho biết: Đây là chất hữu cơ nào trong tế bào cơ? Làm thế nào để phân biệt chất hữu cơ đó với tinh bột? Giải thích.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a *Chứng minh:

- Sự kết dính: Các phân tử nước cạnh nhau hình thành các liên kết hiđrô tạo sức căng bề mặt và tạo cột nước đi lên trong mạch dẫn của thực vật giúp vận chuyển nước và muối khoáng ở thực vật.

- Điều hòa nhiệt độ: Quá trình hình thành hoặc phá vỡ liên kết hiđrô sẽ tỏa nhiệt hoặc hấp thu nhiệt do đó có thể điều hòa nhiệt độ.

- Dung môi của sự sống: Do tính phân cực do đó là dung môi lý tưởng cho sự sống.

- Khi hình thành lớp băng cách nhiệt khỏi khối nước phía dưới: nước đóng băng nhẹ hơn nước ở trạng thái lỏng, do đó nổi trên mặt nước tạo điều kiện cho các sinh vật sống dưới lớp băng.

0,25 0,25 0,25

0,25 b * Tên chất: Glycogen

- Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên:

- Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.

- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen.

* Giải thích:

- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo có mạch không phân nhánh, khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1 phân nhánh, phân nhánh thưa hơn, khi nhỏ KI lên mẫu mô chứa tinh bột các phân tử iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu xanh tím.

- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn cứ 8 -12 đơn phân có 1 phân nhánh, khi nhỏ KI lên mô glycogen, các phân tử iot iot kết hợp với mạch phân nhánh nhiều cho màu tím đỏ.

0,25

0,25

0,25

0,25 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII

TUYÊN QUANG 2017

ĐỀ THI OLYMPIC MÔN SINH LỚP 10 Ngày thi: 29 tháng 7 năm 2017

Thời gian làm bài:180 phút (Không kể thời gian giao đề)

(HDC có 08 trang)

HƯỚNG DẪNCHẤM

(2)

Câu 2 (2 điểm)_HƯNG YÊN+ HÒA BÌNH

a. Giả sử một protein enzim hoạt động ở lưới nội chất trơn được tổng hợp ở lưới nội chất hạt và hoàn thiện ở bộ máy Golgi. Hãy mô tả các giai đoạn trong quá trình tổng hợp và di chuyển của protein đó từ mARN đến nơi thực hiện chức năng.

b.

Cho những phân tử sau: insulin, photpholipit, cholesteron, xenlulozo.

Trong những phân tử trên, phân tử nào tham gia cấu tạo nên màng sinh chất của tế bào. Trình bày mối quan hệ của các phân tử đó trong việc ổn định cấu trúc của màng.

Ý Nội dung Điểm

a + mARN được tổng hợp và hoàn thiện trong nhân sau đó di chuyển qua lỗ màng nhân ra lưới nội chất hạt.

+ mARN được dịch mã ở ribosome sau đó protein có thể được biến đổi và bao gói trong các túi vận chuyển.

+ Protein được vận chuyển theo mạng lưới nội chất đến bộ máy Golgi.

+ Bộ máy Golgi hoàn thiện cấu trúc protein sau đó vận chuyển đến lưới nội chất trơn.

0,25 0,25 0,25 0,25 b *Các phân tử tham gia cấu tạo nên màng sinh chất: photpholipit, cholesteron.

*Mối quan hệ:

- Trong khung lipit, các phân tử cholesteron sắp xếp xen kẽ vào giữa các phân tử Phôtpholipit tạo nên tính ổn định của khung.

- Tỉ lệ Phôtpholipit/colestêron cao thì màng mềm dẻo, thấp thì màng bền chắc.

0,5

0,25 0,25 Câu 3: (2 điểm)_SƠN LA + THÁI NGUYÊN+ VÙNG CAO VIỆT BẮC

a. Cho các tế bào sau ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β- đảo tụy (tế bào nội tiết tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại màng nội bào rất phát triển. Cho biết tên gọi và chức năng của loại màng nội bào đó ở mỗi tế bào.

b. Ở tế bào thực vật bào quan nào giúp tế bào tăng kích thước nhanh chóng mà không cần năng lượng ATP? Cho biết các chức năng khác của bào quan này?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - Ở đại thực bào: Lizosome phát triển, tiết enzyme phân giải các thành phần có trong túi thực bào gắn với nó.

- Ở tế bào tuyến sinh dục: Lưới nội chất trơn rất phát triển, có chức năng tổng hợp lipid, từ đó hình thành nên các hoocmon sinh dục như estrogen, testosteron, - Ở tế bào β- đảo tụy, lưới nội chất hạt rất phát triển, có chức năng tổng hợp nên các protein tiền thân của các hoocmon Insulin và Glucagon.

0,25 0,25 0,25 b - Bào quan là không bào: Không bào lớn hút nước và gia tăng kích thước làm cho

tế bào trương lên, gia tăng kích thước.

- Chức năng không bào:

+ Duy trì áp suất thấm thấu của tế bào.

+ Dự trữ chất dinh dưỡng.

+ Dữ trữ các ion cần thiết cho tế bào.

0,25

(3)

Câu 4: (2 điểm)_ VĨNH PHÚC + HÒA BÌNH + YÊN BÁI

a. Nêu thành phần và đặc điểm của chuỗi truyền electron trong ti thể phù hợp với vai trò của nó đối với sự sống của tế bào nhân thực?

b. Dựa vào các kiến thức về enzim, hãy cho biết các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.

(1). Các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với enzim ở vị trí hoạt động.

(2). Cofactor không phải là protein, chúng có thể liên kết cố định hoặc lỏng lẻo với apoenzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim.

(3). Nếu một enzim trong dung dịch được bão hòa với cơ chất, phương thức hiệu quả nhất để nhận lượng sản phẩm nhanh hơn là bổ sung thêm enzim vào dung dịch.

(4). Chất điều hòa dị lập thể là một chất ức chế cạnh tranh không thuận nghịch.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - Thành phần chuỗi truyền electron bao gồm:

+ Gồm 4 phức hệ: I (FMN, protein Fe-S); II (FAD, Fe-S); III (Fe-S, Cytocrom);

IV (cytocrom) và coezim Q…

- Đặc điểm:

+ Là một tập hợp các phân tử được gắn trên màng trong của ti thể nơi thực hiện quá trình đồng hóa của tế bào…

+ Các phân tử này hầu hết có bản chất là protein và được sắp xếp theo chiều có độ âm điện tăng dần giúp tế bào chiết rút năng lượng hiệu quả tránh lãng phí và đốt cháy tế bào…

0,5

0,25 0,25

b (1). Sai. Vì: các chất ức chế không cạnh tranh không cạnh tranh trực tiếp với cơ chất để liên kết với enzim ở vị trí hoạt động.

(2). Đúng.

(3). Đúng.

(4). Sai. Vì: chất điều hòa dị lập thể liên kết tại trung tâm điều hòa của enzim bằng các tương tác yếu→ Đó là chất ức chế không cạnh tranh thuận nghịch.

0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5: (2 điểm) _ HẠ LONG+ BẮC KẠN

a. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở mỗi cấu trúc đó.

b. Chức năng của NAD+ và NADP+ trong tế bào nhân thực là gì? Trình bày biến đổi sinh hóa của chúng trong quá trình chuyển hóa nội bào.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - Màng trong ty thể: chức năng bơm H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.

- Màng tylacôit: chức năng bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tylacoit tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.

- Màng lizôxôm: bơm H+từ ngoài vào trong để bất hoạt các enzim trong đó - Màng sinh chất: bơm H+ ra phía ngoài màng tạo gradien H+, tổng hợp ATP hoặc dòng H+ đi vào trong để đồng vận chuyển hoặc làm chuyển động lông roi.

0,25 0,25 0,25 0,25

(4)

b *Chức năng:

- NAD+: là côenzim của các enzim truyền e- trong hô hấp tế bào.

- NADP+: là côenzim của các enzim truyền e- trong chuỗi phản ứng sáng quang hợp.

* Biến đổi sinh hóa:

- NAD+:

+ Trong quá trình đường phân và trong chu trình Crep, NAD+ nhận e- và H+ từ các nguyên liệu hô hấp để trở thành NADH.

+Trong quá trình lên men và trong chuỗi chuyển electron hô hấp NADH nhường e- cho các chất nhận electron để trở về dạng NAD+.

- NADP+:

+ Trong pha sáng của quang hợp, NADP+ nhận e- từ chuỗi chuyền electron trên màng tilacoit và H+trong stroma để trở thành NADPH.

+ Trong pha tối quang hợp (chu trình Canvin), NADPH nhường e- và H+ cho hợp chất axit phôtphoglixêric (APG) để trở về dạng NADP+.

0,25 0,25

0,125 0,125

0,125 0,125

Câu 6: (1 điểm)_ HẠ LONG+ YÊN BÁI

Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành glucôzơ, còn hoocmôn testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmôn này có gì khác nhau.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

* Hoocmôn ađrêlanin:

- Không trực tiếp qua màng, nên được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ thể đặc trưng trên màng → phức hệ Ađrêlanin – thụ quan.

- Phức hệ Ađrêlanin – thụ quan hoạt hóa pr Gs màng → hoạt hóa ezim adenicylaza → xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vòng → AMP vòng kích hoạt các enzim phân giải glycôgen thành glucôzơ.

* Hoocmôn testostereon:

- Là loại hoocmôn steroid được vận chuyển qua màng vào trong tế bào chất → liên kết với các thụ quan nội bào → phức hệ testostereon – thụ quan.

- Phức hệ này đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen qui định tổng hợp các enzim và prôtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam.

0,25 0,25

0,25

0,25

(5)

Câu 7: (2 điểm)_HÀ GIANG + ĐIỆN BIÊN

a. Trình bày sự phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân.

b. Vì sao một cơ thể lưỡng bội giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử có nhiễm sắc thể và tổ hợp gen khác nhau?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a * Trường hợp phân li bình thường trong giảm phân:

- Giảm phân I : Ở kì sau các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về hai cực tế bào. Kết thúc phân bào I mỗi tế bào con chỉ chứa một NST kép trong cặp tương đồng.

- Giảm phân II: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực tế bào. Kết quả giao tử chỉ chứa một NST đơn của cặp tương đồng và bộ NST trong giao tử giảm đi một nửa còn n.

*Trường hợp phân li không bình thường trong giảm phân:

- Một hoặc vài cặp NST không phân li tạo ra đột biến số lượng ở một hoặc vài cặp NST tạo thành thể dị bội.

- Cả bộ NST đã nhân đôi nhưng không phân li tạo ra thể đa bội.

0,25

0,25

0,25 0,25 b -Sự trao đổi chéo của các cromatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu

của giảm phân I dẫn đến hình thành các nhiễm sắc thể có sự tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen…

- Kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể kép có nguồn gốc từ mẹ và từ bố…

- Kì sau của giảm phân II sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể đơn khác nhau về hai cực tế bào…

Như vậy sau giảm phân các tế bào con được tạo ra có bộ nhiễm sắc thể đơn bội nhưng nguồn gốc, cấu trúc của các nhiễm sắc thể trong các tế bào con có sự khác nhau và trên các nhiễm sắc thể cũng cũng chứa các tổ hợp gen khác nhau.

0,25

0,5

0,25

(6)

Câu 8: (3 điểm)_ PHÚ THỌ + CAO BẰNG a. Cho 2 sơ đồ chuyển hóa sau:

- Tên gọi của hai quá trình trên là gì? Xác định X, Y?

- Nếu thay điều kiện ở 2 phương trình trên có oxi thì có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích.

b. Viết sơ đồ tóm tắt quá trình nitrat hóa trong đất từ amôni thành nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ nitrit thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter. Kiểu dinh dưỡng của hai loại vi khuẩn trên là gì?

c. Cho hai chủng nấm men và vi khuẩn E. Coli. Hãy phân biệt hai chủng này trong mỗi trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Chỉ sử dụng môi trường nuôi cấy.

- Trường hợp 2: Chỉ sử dụng kính hiển vi.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a * SĐ A nấm men tiến hành lên men rượu, X: etanol

SĐ B vi khuẩn lactic tiến hành lên men lactic, Y: axit lactic

* Nếu thay điều kiện có oxi thì

- A: nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí. Glucôzơ bị phân hủy hoàn toàn;

Năng lượng tạo ra nhiều (38 ATP); sản phẩm X; H2O chất nhận e là khí oxi.

- B: trong điểu kiện có oxi, vi khuẩn lactic bị ức chế sinh trưởng vì nó là vi khuẩn kị khí bắt buộc, tế bào thiếu enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn tại trong điều kiện có oxi.

0,25 0,25

0,25

0,25 b *Sơ đồ:

- Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas:

NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + H2O + 2H+ + năng lượng (hoặc viết là NH3 → NH2OH → NO2)

- Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn Nitrobacter:

NO2- +1/2 O2 → NO3- + năng lượng (hoặc viết là NO2- → NO3-)

* Kiểu dinh dưỡng: Hóa tự dưỡng, vì:

- Nguồn năng lượng thu được từ quá trình oxy hóa NH3 → NO2- và NO2- → NO3-

- Nguồn C từ CO2.

0,25

0,25 0,25 0,25 c - Trường hợp 1:

+ Vi khuẩn E. Coli mọc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn và không mọc hoặc mọc kém trên môi trường nuôi cấy nấm men.

+ Nấm men phát triển tốt trên cả 2 môi trường nuôi cấy vi khuẩn và môi trường nuôi cấy nấm men.

- Trường hợp 2:

+ Nấm men có kích thước lớn nên quan sát được ở độ phóng đại thấp (khoảng 400 lần).

+ E.Coli kích thước bé hơn nhiều nên phải dùng kính có độ phóng đại cao

0,25 0,25

0,25

(7)

Câu 9: (2 điểm)_ VĨNH PHÚC+ HÀ GIANG

a. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn trải qua pha tiềm phát. Có thể coi pha tiềm phát là pha tĩnh không. Vì sao? Khi nào pha tiềm phát được kéo dài và khi nào được rút ngắn?

b. Hệ vi sinh vật trong muối chua rau quả thay đổi theo thời gian như thế nào?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a * Không thể coi pha tiềm phát là pha tĩnh, mặc dù số lượng TB ở pha này không tăng.

- Đây là pha cảm ứng của TB vi khuẩn, trong đó các TB cảm ứng cơ chất mới, khởi động các gen cần thiết. Ở pha này diễn ra sự tăng trưởng của TB vi khuẩn.

TB tăng cường tổng hợp E, tổng hợp các chất hữu cơ khác, hình thành các cấu trúc mới, tăng kích thước tế bào, chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho quá trình phân chia. Về mặt sinh học, đây hoàn toàn không phải quá trình tĩnh.

* Thời gian của pha tiềm phát:

- Nếu cấy giống già (lấy từ pha cân bằng) hoặc cấy vào môi trường có thành phần và điều kiện pH, nhiệt độ khác so với môi trường cũ thì pha tiềm phát bị kéo dài.

- Nếu cấy giống còn non, khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh (lấy từ pha lũy thưa), có thành phần và điều kiện như lần nuôi trước thì pha tiềm phát được rút ngắn.

0,25đ

0,25đ

0,25đ 0,25đ b

- Ban đầu vi khuẩn lactic và vi khuẩn gây thối có thể cùng phát triển. Vi

khuẩn lactic lên men axit lactic làm giảm độ pH của dung dịch, ức chế hoạt động của vi khuẩn thối.

- Dưa chua dần lên, độ pH tiếp tục giảm, ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic.

- Nấm men phát triển vì có thể sinh trưởng trong môi trường có độ pH thấp

→ xuất hiện lớp váng trắng. Nấm men ôxi hóa axit lactic thành CO

2

và nước làm dưa giảm dần độ chua.

- Vi khuẩn gây thối lại bắt đầu phát triển làm cho dưa bị hỏng.

0,25

0,25

0,25

0,25

(8)

Câu 10: (2 điểm)_LAI CHÂU+ VĨNH PHÚC

a. So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

b. Tại sao virut HIV chỉ kí sinh trong tế bào lim phô T-CD4 ở người? Cho biết nguồn gốc lớp vỏ ngoài và trong của virut HIV.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a * Giống nhau:

- Đều có vai trò bảo vệ cơ thể………

- Đều có sự tham gia của bạch cầu………

* Khác nhau:

Miễn dịch không đặc hiệu Miễn dịch đặc hiệu

Bẩm sinh Hình thành trong đời sống

Chống lại mọi mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể, không phân biệt bản chất từng loại mầm bệnh.

Chống lại mầm bệnh một cách đặc hiệu với từng loại mầm bệnh.

Nhận diện các đặc điểm chung của nhiều mầm bệnh bằng một số nhỏ các thụ thể.

Nhận diện các đặc điểm đặc hiệu của các mầm bệnh bằng một số lớn các thụ thể.

Không cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Cần có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên.

Không có trí nhớ miễn dịch. Có trí nhớ miễn dịch.

Không có sự tham gia của kháng thể. Có sự tham gia của kháng thể.

Đáp ứng nhanh. Đáp ứng chậm.

Các tế bào tham gia: Bạch cầu (bạch cầu trung tính, đại thực bào ...).

Các tế bào tham gia: Các tế bào limpho, các tế bào trình diện kháng nguyên (đại thực bào, tế bào

limphoB), tế bào nhớ.

(HS trình bày 1-2 ý đạt 0,25đ; 3-4 ý đạt 0,5đ; từ 5 ý trở lên đạt điểm tối đa)

0,125 0,125

0,75

b HIV chỉ xâm nhập vào tế bào lim phô T-CD4 ở người vì:

+ Tương tác giữa virut với tế bào vật chủ là tương tác đặc biệt giữa gai vỏ virut với thụ quan màng tế bào mang tính đặc hiệu.

+ Chỉ có lim phô T-CD4 mới có thụ quan CD4 nên phù hợp với virut HIV.

- Nguồn gốc lớp vỏ ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV:

+ Vỏ trong: do vật chất di truyền của HIV quy định tổng hợp từ nguyên liệu và bộ máy sinh tổng hợp protein của tế bào chủ.

+ Vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào lim pho T và các gai licoprotein do virut quy định tổng hợp.

0,25

0,25 0,25 0,25

………..Hết………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em thực hiện các thao tác đổi tên tệp theo hướng dẫn Bước 1: Mở thư mục HOCTAP đã tạo ở Bài 3, nháy chuột phải vào tệp có tên Hinhvuong.png..

Tiêu chuẩn lựa chọn: Các cặp vợ chồng (2314 người) có tiền sử ST, TCL của những lần mang thai tự nhiên, sảy thai và/ hoặc thai chết lưu chưa rõ nguyên

Câu 9 [316090]: Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào

Việc phân lập các gen từ vi sinh vật bản địa (Bt) và thiết kế vector biểu hiện được các gen kháng hiệu quả một số loài sâu đục quả gây hại chính góp phần tạo giống

Câu 1: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là A. hệ cơ quan. hệ cơ quan. hệ rễ và hệ thân. hệ thân và hệ lá. hệ cơ và hệ thân. Nối các cấp độ tổ chức

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong

- Sinh vật nhân thực : NST có cấu trúc xoắn qua nhiều mức xoắn khác nhau giúp các NST có thể xếp gọn trong nhân tế bào cũng như giúp điều hòa hoạt động của các gen và NST

Ngày nhận bài: 10/01/2021 Nghiên cứu này khảo sát khả năng xâm nhiễm (vô hoạt) của thực khuẩn thể (phage) có nguồn gốc từ môi trường tự nhiên đối với các