• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

NS: 13/10/2017

NG: Thứ Hai ngày 16 tháng 10 năm 2017 ĐẠO ĐỨC:

Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học, HS biết được trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ.

2. Kỹ năng: Xác định việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng thể hiện rõ trách nhiệm của bản thân đối với tổ tiên, gia đình và dòng họ.

3. Thái độ: Biết ơn tổ tiên; tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ. Có ý thức vượt lên để trở thành những người có ích cho gia đình, dòng họ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Các tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

- Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện,...nói về lòng biết ơn tổ tiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

A.Kiểm tra bài cũ

- Trong cuộc sống và trong học tập em có những thuận lợi và khó khăn gì?

- Đọc ghi nhớ SGK?

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.

2. Hướng dẫn tìm hiểu bài

a.HĐ1: HS tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ

* Mục tiêu: Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên.

* Cách tiến hành:

B 1: Gọi HS dọc truyện (SGK).

B2: Y/c cả lớp thảo luận 3 câu hỏi SGK.

Gọi HS trình bày ý kiến.

B3: GV kết luận :SGV b. HĐ2: Làm bài tập 1 SGK

* Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

* Cách tiến hành:

B1: Y/c HS làm bài tập

B2: Cho HS trao đổi bài làm với bạn bên cạnh.

B 3: Gọi HS trình bày kết quả.

B 4: GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những viêc làm thiết thực, cụ thể, phù

-1 em -1 em

- Mở SGk

-1 em - 4-5 em

- Làm việc cá nhân - 2-3 em

- Theo dõi

(2)

hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ).

Hoạt động 3: Tự liên hệ

* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

* Cách tiến hành:

B1:Y/c HS kể những việc đã làm được thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.

B2 : Cho HS làm việc .

B3: HS trao đổi cặp đôi, một số HS trình bày trước lớp.

B4: GV đánh giá và kết luận

*Ghi nhớ: SGK.

3. Hoạt động tiếp nối 3’

- Nhận xét giờ học.

- Dặn về học bài; sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề biết ơn tổ tiên; Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

--- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó trong bài “Chợ nổi Cà Mau”.

- Hiểu các từ ngữ trong bài - Làm được các bài tập II. CÁC HĐ DH:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2 phút)

2. Luyện đọc (30 phút)

- Gọi HS lần lượt đọc bài tập đọc: “Chợ nổi Cà Mau”

- HS đọc theo nhóm, cá nhân nối tiếp.

- GV đọc mẫu

- GV nêu câu hỏi về nội dung các bài tập đọc Đ/án: a-2 ; b-2 ; c-1 ; d-3 ; e-1 ; g-3 ; h-1 ; i- 2.

- GV nhận xét

- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa.

- GV chữa bài

3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - Nhận xét tiết học.

- HS nối tiếp - Nhận xét

- HS trả lời câu hỏi- thực hành VBT

- Lớp nhận xét

HS nêu và thực hành làm BT còn lại

---

(3)

THỰC HÀNH TOÁN

Luyện tập

I. MỤC TIÊU

- Củng cố cho HS về số thập phân, chuyển phân số thập phân thành STP.

II. ĐỒ DÙNG DH: GV và HS Vở thực hành toán và tiếng việt II. CÁC HĐ DH:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài( 2p).

2. Hướng dẫn HS làm bài ( 30p) Bài 1. Viết thành số thập phân.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV HD lại bài mẫu

Mẫu:

32 0,32 100

a)

54 5, 4 10

b)

3 0,03 100

c)

21 0, 21 100

-Yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở - Gọi HS lên bảng chữa bài, nhận xét - GV nhận xét và chốt kết quả, khen học sinh.

Bài 2. Viết tiếp vào chỗ chấm...

- Gọi HS đọc bài.

- HD HS làm bài tập

- yêu cầu HS tự làm bài tập vào trong VBT - Gọi HS chữa bài trên bảng lớp.

Bài 3. Viết hỗn số thành số thập phân.

- Gọi HS nêu YC của bài tập.

a)

5 26 5, 26 100

b)

3 5 3, 05 100

c)

12 7 12,7 10

d)

45 3 45, 03 100

e)

2 23 2, 023 1000

- Y/c HS tự làm bài tập và đổi chéo bài cho nhau kiểm tra kết quả.

- GV nhận xét và chữa bài.

3. Củng cố: - GV nhận xét tiết học .

- 1 HS đọc YC của bài tập.

- Hs theo dõi.

- Tự làm bài tập vào vở.

- 2 HS lên bảng chữ bài - NX và chữa bài.

- HS nêu yêu cầu của bài tập.

- HS tự làm bài tập vào VBT.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

- 1 HS nêu YC bài tập.

- Hs làm bài cá nhân.

--- NS: 13/10/2017

NG: Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017 ĐỊA LÍ

Tiết 8:

Dân số nước ta

I. MỤC TIÊU. Sau bài học, HS có thể:

(4)

- Biết dựa vào bảng số liệu để nhận biết số dân và đặc điểm gia tăng dân số của nước ta - Biết và nêu được: nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.

- Nhớ và nêu được số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất.

- Nêu được một số hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh.

- Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hóa gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DH :

- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 - Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam

- GV và HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.

III. CÁC HĐ DH :

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

A. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

- GV gọi 3 HS lên bảng, y/cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và khen hoạc nhắc nhở Hs.

B.Bài mới :

1.Giới thiệu bài: (1 phút) 2.Các hoạt động :

*HĐ 1: So sánh dân số Việt Nam với dân số các nước Đông Nam Á.

(10 phút)

3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.

+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

+ Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam.

Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

- GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.

- GV hỏi cả lớp:

+ Đây là bảng số liệu gì? Theo em, bảng số liệu này có tác dụng gì?

+ Các số liệu trong bảng được thống kê vào thời gian nào?

+ Số dân được nêu trong bảng thống kê tính theo đơn vị nào?

- GV nêu: Chúng ta cùng phân tích bảng số liệu này để rút ra đặc điểm của dân số Việt Nam.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- HS đọc bảng số liệu:

+ Bảng số liệu về số dân các nước Đông Nam Á. Dựa vào đó ta có thể nhận xét về dân số của các nước Đông Nam Á.

+ Các số liệu dân số được thống kê vào năm 2004.

+ Số dân được nêu trong bảng thống kê là triệu người.

- HS làm việc cá nhân.

(5)

+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?

+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?

+ Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam?

- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp. - GV nhận xét.

+ Năm 2004, dân số nước ta là 82 triệu người.

+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á.

+ Nước ta có dân số đông.

- HS trình bày.

*HĐ 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam (7 phút)

- GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc.

- GV hỏi để HD HS cách làm việc với biểu đồ:

+ Đây là biểu đồ gì, có tác dụng gì?

+ Nêu giá trị được biểu hiện ở trục ngang và trục dọc của biểu đồ.

+ Như vậy số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện cho giá trị nào?

- GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào biểu đồ này để nhận xét tình hình gia tăng dân số Việt Nam.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.

+ Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân nước ta từng năm.

+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người?

+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?

+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?

+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức

- HS đọc biểu đồ.

+ Đây là biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm, dựa vào biểu đồ có thể nhận xét sự phát triển của dân số Việt Nam qua các năm.

+ Trục ngang của biểu đồ thể hiện các năm, trục dọc biểu hiện số dân được tính bằng đơn vị triệu người.

+ Số ghi trên đầu của mỗi cột biểu hiện số dân của mỗi năm, tính bằng đơn vị triệu người.

- HS làm việc theo cặp.

+ Dân số nước ta qua các năm:

-Năm 1979 là 52,7 triệu người.

- Năm 1989 là 64,4 triệu người - Năm 1999 là 76,3 triệu người + Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.

+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu người.

+ Ước tính trong vòng 20 năm qua, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.

+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là

(6)

là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên bao nhiêu lần?

+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?

- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV nhận xét.

20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên 1,5 lần.

+ Dân số nước ta tăng nhanh.

- Hs trình bày kết quả.

*HĐ 3: Hậu quả của dân số tăng nhanh (8 phút)

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự tăng dân số.

- GV theo dõi các nhóm làm việc giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận - GV nhận xét.

- GV nêu: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hóa gia đình; mặt khác người dân cũng bước đầu ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện nuôi dạy, chăm sóc con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Củng cố – dặn dò: ( 3 phút)

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em biết gì về tình hình tăng dân số ở địa phương mình và tác động của nó đến đời sống nhân dân?

- GV nhận xét tiết học- chuẩn bị bài sau.

- Mỗi nhóm 6 HS cùng làm việc để hoàn thành phiếu.

- HS báo cáo kết quả thảo luận.

- hs liên hệ, trả lời.

--- LỊCH SỬ

Tiết 7: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

I- MỤC TIÊU. Học xong bài này, HS biết:

- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập đảng Cộng sản Việt Nam

- Đảng ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

- Giáo dục HS thể hiện lòng kính yêu và biết ơn lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

(7)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Ảnh trong SGK.

III- CÁC HĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1- Kiểm tra bài cũ 3’ :

- Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì?

- Thông qua bài học em hiểu bác Hồ là người như thế nào?

2- Bài mới :

a).Giới thiệu bài 1’:

- Nêu nội dung của bài học:

+Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào ? +NAQ có vai trò ntn trong Hội nghị thành lập Đảng?

+ ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

b) Giảng bài 28’

*HĐ1: (Làm việc cả lớp). Tìm hiểu về việc thành lập Đảng

- GV nêu bối cảnh Việt Namtừ năm 1926-1929 - Tình hình nói trên đã đặt ra y/cầu gì?

- Ai có thể làm được việc đó?

- GV giải thích vì sao chỉ NAQ làm được việc đó

*HĐ2:(Làm viẹc cá nhân).Tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Y/c HS đọc SGK và tìm hiểu về Hội nghhị thành lập Đảng .

-Nhận xét câu trả lời của HS

*HĐ3. Làm việc theo cặp

-Y/c HS làm việc theo câu hỏi :

+ Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng ?

+Sự thống nhất các tổ chức Cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?

- Gọi HS trình bày kết quả.

- GV kết luận:SGK

* Liên hệ thực tế.

3. Củng cố – Dặn dò 3’:

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học .

- VN học bài và liên hệ thực tế tổ chức Đảng ở địa phương,

Chuẩn bị bài sau” Xô viết Nghệ Tĩnh”

- 2 HS trả lời.Lớp nhận xét bổ sung.

- 1HS nhắc lại - HS lắng nghe.

- Nghe

- 1HS trả lời (Thành lập Đảng duy nhất)

- Lãnh tụ NAQ

- Đọc và trình bày theo ý hiểu của mình

- 2 HS cùng bàn trao đổi thảo luận

- Trình bày kết quả - HS nhận xét bổ sung

- 3-4 em đọc

--- THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(8)

Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố các kiến thức đã học về cấu tạo bài văn tả cảnh II. ĐỒ DÙNG DH: Vở bài tập TH, bảng phụ

III. CÁC HĐ DH:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài (2 phút)

2. Ôn luyện (35 phút)

- Gọi HS đọc bài văn Chợ nổi Cà Mau

- Nhận xét

- GV hướng dẫn thực hành - GV chấm chữa bài

- Yêu cầu HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh

- Yêu cầu HS chọn một đoạn văn tả một cái ao (một đầm sen, một con kênh, một dòng sông) dựa vào dàn ý đã lập ở tiết trước

- HD HS viết phần thân bài - GV nhận xét- bổ sung 3. Củng cố - dặn dò (2 phút) - NX tiết học.

- VN ôn lại bài

- HS đọc nối tiếp (2 nhóm)

- HS thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả:

a/ Gồm 2 đoạn (Từ “Chợ lúc bình minh” đến

“tím lịm của cà”

b/ Tả cảnh chợ nổi Cà Mau buổi sớm mai c/ Giới thiệu các sản vật được bán buôn ở chợ nổi Cà Mau

d/ Có tác dụng mở đoạn, nêu ý khái quát và chuyển đoạn.

- HS nêu

- HS thực hành – Trình bày - Lớp nhận xét

--- NS: 13/10/2017

NG: Thứ 6 ngày 20 tháng 10 năm 2017

Bác Hồ và những bài học về Đạo đức lối sống – Lớp 5

BÀI 1

BÁC CHỈ MUỐN CÁC CHÁU ĐƯỢC HỌC HÀNH A. M c tiêu:ụ

- Nắm được ý nghĩa của bài đọc: Bác Hồ hết lòng thương yêu, quý trọng, phục vụ nhân dân.

(9)

- Hiểu được sự hết lòng thương yêu của Bác, sự kính trọng và phục vụ nhân dân.

- GD: Tình yêu thương bao la của Bác Hồ dành cho các em thiếu nhi, thể hiện mong mỏi cho các em một cuộc sống được học hành, không còn cảnh chiến tranh mất mát nữa.

B. Tài li u, Đ a đi m, Chu n b : Ki u ch ??

- Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 5”, tr.4. Lớp học. Bút mực, bút chì, giấy A4, máy nghe nhạc, bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (Sáng tác: Phong Nhã).

C. Các hoat động dạy – học:

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung

TIẾT 1:

HĐ của GV HĐ của HS

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Trò chơi: “Nếu ... thì...”

Quản trò yêu cầu: Chia lớp thành 2 nhóm. Một nhóm sẽ viết 1 vế câu bắt đầu bằng từ “Nếu...” vào 1 mẩu giấy. Nhóm còn lại sẽ viết vế câu bắt đầu bằng từ

“thì...” vào 1 mẩu giấy. Các mẩu giấy đều được ghi tên vào phía sau rồi cho vào 2 giỏ.

– Quản trò sẽ trộn đều các mẩu giấy trong các giỏ, sau đó bốc bất kì và đọc to xem câu “Nếu ... thì ...” trên 2 mẩu giấy có phù hợp không.

– Nếu câu “Nếu ... thì ...” đó có nghĩa thì 2 bạn viết 2 vế câu đó sẽ là người chiến thắng.

- HS lắng nghe.

- HS bốc câu hỏi.

2. Hoạt động 2: Đọc hiểu (35 phút)

*Hoạt động cá nhân:

– GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (tr.5, 6).

– GV gọi HS chia sẻ trước lớp (mỗi HS trả lời một câu hỏi).

– Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét, bổ sung.

* Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi 5, 6 (tr.6).

Tổ chức thảo luận:

– GV chia lớp thành các nhóm (1 nhóm từ 4 – 6 HS).

– HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.5). HS cả lớp theo dõi.

– GV gọi HS đọc to bài đọc

“Bác chỉ muốn các cháu được học hành”.

– HS cả lớp nghe và đọc thầm bài đọc.

(10)

– Thống nhất ý kiến trong nhóm.

– Các nhóm chia sẻ trước lớp.

– Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.

– GV cho cả lớp nghe bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (có thể cho HS xem hình ảnh của Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng).

– GV tổ chức cho cả lớp cùng tập bài hát này và hát đồng thanh.

- HS chia nhóm.

- Thảo luận nhóm, ghi kết quả vào giấy.

- Báo cáo kết quả trước nhóm

- Nhận xét kết quả các nhóm - HS lắng nghe.

- HS học hát.

TIẾT 2

3. Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng ( 35 phút)

* Hoạt động cá nhân:

– GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi 1, 2 (tr.6, 7).

– GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

– Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi 3, 4 (tr.7).

Tổ chức thảo luận:

– GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 4 – 6 HS).

– Đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– Đánh giá, nhận xét của các nhóm khác và của GV.

- HS làm bài cá nhân.

- Vài HS đọc trước lớp.

- HS nhận xét, đánh giá.

- HS chia nhóm 4.

HS thảo luận: Ghi ý kiến thảo luận câu hỏi số 4 vào giấy A4.

- 2-3 nhóm trình bày.

- Nhận xét, đánh giá 4. Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá

* Tổng kết:

– Với các em bé nhỏ tuổi hơn mình, các em cần có thái độ và hành động như thế nào?

– GV gọi HS trả lời:

* Đánh giá:

GV nhận xét quá trình làm việc của HS và các nhóm, dựa trên phần đánh giá sau mỗi hoạt động.

HS trả lời: Cần có tấm lòng yêu thương nhân ái, có hành động giúp đỡ cụ thể,...

KÍ DUYỆT

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: - Học sinh hiểu được hành động của nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật;.. nắm được cách kể hành động của nhân vật (ND

+ ĐBNB là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.. + ĐBNB có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng

Kiến thức: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch3. - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp

KN: Vận dụng phép cộng, trừ, nhân và chia phân số, tìm phân số của một số để làm đúng, nhanh các bài tập.. TĐ: GD học sinh tính kiên trì, chịu

- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp