• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn: 26/2/2022

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 28 tháng 2 năm 2022

Toán

Ôn tập, kiểm tra đánh giá giữa HKII ___________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 18: THƯ VIỆN BIẾT ĐI (TIẾT 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu. Biết trả lời câu hỏi về chỉ tiết nổi bật của văn bản các thư viện được đặt ở đâu. Dựa vào văn bản, trả lời được văn bản viết về cái gì và có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

- Hình thành và phát triển năng lực văn học (hiểu được cách tổ chức thông tin trong văn bản, hiểu được các từ và câu chỉ hoạt động).

- Biết yêu quý sách, ham đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT; KHBD, SGK, SGV, Tranh minh họa bài đọc

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động 5p

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk trang 80 và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Mọi người trong tranh đang làm gì?

- GV đặt vấn đề: Bức tranh các em vừa quan

sát vẽ cảnh những hoạt động đang diễn ra tại thư viện như mượn sách, tìm sách, đọc sách. Vậy các em đã bao giờ đến thư viện chưa? Em đến thư viện để làm gì?

Trong các thư viện mà em biết, có thư viện nào biết đi, di chuyển được không?

Làm thế nào để thư viện có thể di chuyện được ? Để giải đáp những thắc mắc này

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh thư viện. Mọi người trong tranh đang mượn sách, tìm sách, đọc sách.

(2)

chúng ta cũng vào bài học ngày hôm nay - Bài 18 : Thư viện biết đi.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc: Bài đọc nói về các thư viện đặc biệt trên thế giới – những thư viện có khả năng di chuyển để mang sách đến cho mọi người. Khi đọc, các em lưu ý đến tên gọi thư viện, các vùng đất và những điều đặc biệt của thư viện.

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

- GV hướng dẫn HS:

+ Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ khoá chứa đựng những thông tin quan trọng nhất trong văn bản như thự viện biết đi, thư viện nổi, thư viện di động, thủ thư.

+ Luyện đọc những câu dài:Trên thế giới/ có những cách chào phổ biến/ như bắt tay,/ vẫy tay/ và cúi chào.

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 80 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “thư viện biết đi”.

+ HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV mời đại diện 1-2HS đứng dậy đọc lại toàn bài.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

3. Trả lời câu hỏi 20p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại văn bản một lần nữa.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Mọi người đến thư viện để làm gì?

- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu và luyện đọc.

- HS đọc chú giải:

+ Di động: ở nguyên một vị trí.

+ Thủ thư: người quản lí sách của thư viện.

+ Sa mạc: vùng đất có khí hậu khô, nóng, không có hoặc có rất ít cây cối.

- HS chú ý lắng nghe bạn đọc, đọc thầm theo.

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(3)

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. HS xem lại đoạn đầu tiên để tìm ý trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

+ GV hỏi thêm HS: Em đã từng đến thư viện bao giờ chưa? Thư viện em đến có những gì?

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Những thư viện sau được đặt ở đâu?

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc văn bản để tìm câu trả lời đúng.

+ GV mời đại diện 2-3 lên bảng để nối cột A với cột B.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Vì sao các thư viện kể trên được gọi là “thư viện biết đi”?

+ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đọc văn bản để tìm câu trả lời đúng.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Theo em, “thư viện biết đi” có tác dụng gì?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi.

+ GV mời 2-3 HS đại diện trả lời.

- HS trả lời: Mọi người đến thư viện để đọc sách hoặc mượn sách về nhà.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Thư viện Ha-pô của Đức - đặt trên một con tàu biển.

+ Nhiều thư viện ở Phần Lan - đặt trên những chiếc xe buýt cũ.

+ Một thư viện ở Châu Phi - đặt trên lưng lạc đà.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Các thư viện kể trên được gọi là "thư viện biết đi" vì:

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Thư viện nằm trên con tàu khổng thì có thể chở được 500 hành khách và đã từng đi qua 45 nước trên thế giới.

+ Thư viện nằm trên những chiếc xe buýt cũ thì chạy khắp các thành phố lớn.

+ Thư viện đặt trên lưng lạc đà thì có thể băng qua sa mạc đến với người đọc.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Theo em, “thư viện biết đi”

có tác dụng:

+ Giúp mọi người không cần đi xa mà

(4)

+ GV giới thiệu thêm một số “thư viện biết đi” ngoài bài học: thư viện trên lưng lừa ở Cô-lôm-bi-a; thư viện lưu động bằng xe máy ở Mai Châu, Hoà Bình.

4. Vận dụng 15p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Thư viện biết đi.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

a. Từ ngữ chỉ sự vật.

b. Từ ngữ chỉ hoạt động.

+ GV hướng dẫn HS

làm việc cá nhân, tìm từ ngữ thích hợp xếp vào 2 nhóm

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm.

+ GV mời 2-3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

vẫn đọc được sách.

+ Mang sách đến tận nơi cho người đọc.

- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:

+ Từ ngữ chỉ sự vật: thư viện, thủ thư, tàu biển, xe buýt , lạc đà.

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc, nằm im, băng qua.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Khi muốn mượn sách ở thư viện, em sẽ nói với cô phụ trách:

+ Thưa cô, em muốn mượn sách ạ.

+ Cô ơi, em muốn mượn quyển..ạ!

Nêu lại nội dung bài.

Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

___________________________________________

SINH HOẠT DƯỚI CỜ - HĐTN BÀI 24: PHÒNG TRÁNH BỊ BẮT CÓC

(5)

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT

- Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

- Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

- Phân biệt được cách ứng xử giữa người thân và người quen. Nhận diện được các tình huống có nguy cơ bị bắt cóc, biết cảnh giác với người lạ để phòng tránh bị bắt cóc; rèn luyện kĩ năng quan sát, kĩ năng phân tích, kĩ năng ra quyết định.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: một số tình huống

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.

- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Xem tiểu phẩm về chủ đề “Phòng chống bắt cóc trẻ em”. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

-GV đọc bài thơ về Cáo.

-GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.

-GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời:

+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS lắng nghe, trả lời

(6)

nhận ra cáo mẹ?

+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không?

+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không?

Kết luận: GV dẫn dắt vào chủ đề − Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………..

____________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/2/2022

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 01 tháng 03 năm 2022 Toán

BÀI 79: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện pháp công (không nhớ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng phép cộng để giải quyết vấn đề, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng nhẩm

- HS tham gia trò chơi

(7)

các số tròn chục.

2. HS hoạt động theo nhóm bàn và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).

- HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh. Chẳng hạn: Khối lớp Một ủng hộ 243 quyển sách, khối lớp Hai ủng hộ 325 quyền sách. Vậy cả hai khối lớp ủng hộ được bao nhiêu quyển sách

- HS nêu phép tính tìm số quyển sách: 243 + 325 = ?

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 20p

Hoạt động 1. GV yêu cầu HS tính 243 + 325

= ?

- GV yêu cầu HS thảo luận cách đặt tính và tính.

- Đại diện nhóm nêu cách làm

- GV chốt lại các bước thực hiện tính 243 + 325

= ?

- Đặt tính.

- Thực hiện tính từ phải sang trái:

+ Cộng đơn vị với đơn vị.

+ Cộng chục với chục.

+ Cộng trăm với trăm.

- GV nêu một phép tính khác cho HS thực hiện trên bảng con, chẳng hạn

161 + 427 = ?

Hoạt động 2. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện

3. LUYỆN TẬP 10p Bài tập 1: Tính:

- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính.

- HS thảo luận theo nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ hai bạn học sinh và các chồng sách quyên góp

- HS thảo luận cách đặt tính và tính.

- HS nhắc lại cách cộng: Thực hiện tính từ phải sang trái:

+ Cộng đơn vị với đơn vị.

+ Cộng chục với chục.

+ Cộng trăm với trăm.

- HS củng cố cách thực hiện

- HS đ t tính rồi tính:

623 322 ?

+

417111

?

+

208 241 ?

+

759200

?

+

623

+ +

322208241

+

417111

759

+

200

(8)

- HS đổi và kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- HS nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột

Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính:

153 + 426 582 + 207 450 + 125 666 + 300

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

? Tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

? Hôm nay các em biết thêm được điều gì?

? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- HS đ t tính rồi tính:

HS nêu ý kiến HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………

………

______________________________________________

Tiếng việt Chính tả (tiết 3)

Nghe -viết: THƯ VIỆN BIẾT ĐI. Phân biệt: d/gi, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng chính tả một đoạn ngắn. Biết viết tên bài, viết hoa các chữ cái đầu câu; làm đúng các BT chính tả phân biệt d/gi/, ch/ tr hoặc dấu hỏi/ dấu ngã.

- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.

- HS có ý thức chăm chỉ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT.

- HS: SGK, VBT, Vở ô ly.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

- GT vào bài nghe viết.

2. Hình thành kiến thức, thực hành

Hs hát

153 426

?

+ +

450125

582

+

207 666

+

300

(9)

luyện tập 30p

* Viết chính tả:

Cách tiến hành:

- GV đọc thành tiếng đoạn văn trong văn bản Thư viện biết đi (từ Ở Phần Lan đến người đọc).

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết: viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có dấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm; chữ dễ viết sai chính tả: di động, lạc đà, sa mạc.

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- GV đọc từng câu cho HS viết: Ở Phần Lan,/ có hàng trăm “thư viện di động”/

trên những chiếc xe buýt cũ,/ chạy khắp/

các thành phố lớn.// Ở châu Phi,/ một người thủ thu/ đã đặt thư viện/ trê lưng một con lạc đà.// Nhờ thế/ những cuốn sách/ có thể băng qua sa mạc/ để đến với người đọc.//

- GV đọc lại một lần.

- GV kiểm tra và chữa nhanh 1 số bài của HS.

* Làm bài tập Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tìm 2 từ ngữ chứa tiếng bắt đầu d hoặc gi

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi: Tìm 2 từ ngữ:

a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d (M: dìu dắt).

b. Chứa tiếng bắt đầu bằng gi (M: giảng giải).

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thi tìm đúng, tìm nhanh, nhiều từ.

- GV mời 1-2 nhóm trình bày kết quả.

Các nhóm dán kết quả lên bảng.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Chọn a hoặc b Bài a

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn ch

- HS lắng nghe đoạn văn, đọc nhẩm.

- HS chú ý GV hướng dẫn chính tả trong đoạn viết.

- HS viết bài.

- HS soát lỗi bài viết của mình, HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

+ Tiếng bắt đầu bằng d: dìu dắt, dắt díu, du dương, dạy bảo, du lịch, dặn dò,...

+ Tiếng bắt đầu bằng gi: giảng giải, giảng dạy, giúp đồ, giặt giũ, giữ gìn...

(10)

hoặc tr thay cho ô vuông

+ GV

hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông để được tiếng phù hợp, có nghĩa.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

Bài b

- GV yêu cầu 1 HS đọc câu hỏi: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.

a. Sách giúp chúng em mơ rộng hiêu biết.

b. Cô phụ trách hướng dân các bạn bè đê sách vào đúng chô trên giá.

+ GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.

+ GV mời 1-2 HS trình bày kết quả.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

Phòng học là chiếc áo Bọc chúng mình ở trong Cửa sổ là chiếc túi

Che chắn ngọn gió đông.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. mở, hiểu.

b. dẫn, để, chỗ.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

_______________________________________

Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 25: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU:

- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.

- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.

-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ:

BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.

- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(11)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động:

− GV đọc bài thơ về Cáo.

− GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”.

– GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời:

+ Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ?

+ Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không?

+ Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không?

- GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc.

2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc.

- GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy:

-Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè…?

Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa?

-Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không?

-Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không?

-Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc?

- HS lắng nghe.

- HS trả lời.

-HS lắng nghe

- 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

(12)

-Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì?

Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc.

3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:

-GV mời cả lớp quan sát:

+ Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ + Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết.

-Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt.

Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà.

4. Cam kết, hành động:

- Hôm nay em học bài gì?

-Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ:

Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ,

- HS lắng nghe.

-Cả lớp quan sát

- 2-3 HS trả lời.

-HS lắng nghe

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

____________________________________

Ngày soạn: 28/2/2022

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 02 tháng 3 năm 2022

(13)

Tiếng việt Nói và nghe (Tiết 10)

KỂ CHUYỆN: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cảm ơn anh hà mã dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được đoạn mình thích hoặc toàn bộ câu chuyện.

Nhớ và kể lại được nội dung theo trình tự câu chuyện.

- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

- Biết nói lời cảm ơn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGV, SGK, ƯDCNTT.

- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV giới trực tiếp vào bài Cảm ơn anh hà mã

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 20p

Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh

- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy, đọc yêu cầu câu hỏi: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh:

Câu 1: Dê và cún gặp chuyện gì khi vào rừng?

Câu 2: Dê đã nói gì khi gặp cô hươu?

Câu 3: Vì sao dê làm anh hà mã phật ý?

Câu 4: Cún đã làm gì khiến anh hà mã vui vẻ

Hs trả lời Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày:

+ Tranh 1: dê và cún rủ nhau vào rừng chơi, khi quay về bị lạc đường.

+ Tranh 2: Khi gặp cô Hươu, dê đã nói: "cô kia, về làng đi lỗi nào?"

(14)

giúp đỡ?

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm 4 người, mỗi người phụ trách 1 tranh):

+ HS đọc thầm lại bài đọc Cảm ơn anh hà mã.

+ HS quan sát từng tranh và nhận điện các nhân vật (cún, dê con, cô hươu, anh hà mã).

+ HS đọc câu hỏi và nói về sự việc trong từng tranh.

- GV yêu cầu 2 - 3 nhóm nói lại sự việc trong từng bức tranh.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS tập kể theo cặp, nhìn tranh và câu hỏi dưới tranh để tập kể từng đoạn của câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói/ lời đối thoại của các nhân vật (nhắc HS không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể).

- GV mời 4 HS xung phong kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV lưu ý HS về thông điệp của bài đọc:

muốn được người khác giúp đỡ, em phải hỏi hoặc đề nghị một cách lịch sự; được người khác giúp đỡ, em phải nói lời cảm ơn.

3. Vận dụng 10p

* Cùng người thân trao đổi về cách chào hỏi thể hiện sự thân thiện hoặc lịch sự Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS tích cực nói về cách chào hỏi thể hiện sự thân thiện, lịch sự. HS hỏi người thân về một số cách chào hỏi thể hiện sự thân thiện hoặc lịch sự ngoài những cách chào hỏi đã được học.

* Củng cố

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.

+ Tranh 3: Dê làm anh hà mã phật ý vì dê nói to: "bọn tôi muốn về làng, hãy đưa bọn tôi qua sông"

+ Tranh 4: Cún đã nói với anh hà mã khiến anh vui vẻ giúp đỡ: "chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?"

- HS làm việc theo cặp.

- HS kể từng đoạn theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hành hoạt động tại nhà.

- HS nhắc lại nội dung đã học.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện nhiệm vụ, chuẩn bị bài cho buổi học sau.

(15)

- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.

- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- GV khuyến khích HS kể lại câu chuyện Cảm ơn anh hà mã cho người thân nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

____________________________________

Tiếng việt Luyện tập (Tiết 4)

LUYỆN TẬP SỬ DỤNG DẤU CÂU. DẤU CHẤM. DẤU CHẤM THAN. DẤU PHẨY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm than, dấu phẩy. Đặt được câu có sử dụng dấu phẩy.

- Phát triển vốn từ. Rèn kĩ năng đặt câu.

- Biết sử dụng từ ngữ có văn hóa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. Phiếu học tập: Phiếu bài luyện tập về từ và câu.

- HS: Vở BTTV. SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV nhận xét, tuyên dương - GV giới trực tiếp vào bài

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

a. Hoạt động 1: Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm than cho mỗi câu Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu dưới đây:

a. Đèn sáng quá

b. Ôi, thư viện rộng thật

c. Các bạn nhỏ rũ nhau đến thư viện

- HS hát

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, thực hiện.

(16)

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi để chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

b. Hoạt động 2: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Sách báo tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1 lớp 2 đến thư viện đọc sách vào thứ Năm hàng tuần.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.

Từng HS đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu. Cả nhóm thống nhất đáp án.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

c. Hoạt động 3: Đặt một câu có sử dụng phẩy

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Đặt một câu có sử dụng dấu phẩy.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào khả năng của mình để đặt một câu hoặc nhiều câu.

- GV gọi 2-3 HS trình bày câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS trả lời:

a. Đèn sáng quá!

b. Ôi, thư viện rộng thật!

c. Các bạn nhỏ rũ nhau đến thư viện.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:

a. Sách, báo, tạp chí đều được xếp gọn gàng trên giá.

b. Bạn Mai, bạn Lan đều thích đọc sách khoa học.

c. Học sinh lớp 1, lớp 2 đến thư viện đọc sách vào thứ Năm hàng tuần.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Vườn nhà em trồng rất nhiều loại hoa. Nào là hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc và cả hoa hướng dương nữa.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

(17)

_________________________________

Buổi sáng Toán

BÀI 79: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện pháp công (không nhớ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản HS biết vận dụng phép cộng để giải quyết vấn đề, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Rèn tính cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, M t sồ tình huồng đ n gi n có liên quan ơ đên phép c ng (khồng nh ) trong ph m vi 1000.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HỌA T ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

- Tổ chức cho HS hát tập thể bài : “Lớp chúng ta đoàn kết”.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 20p Bài tập 3: Tính (theo mẫ3u):

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 124 + 35=?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đổi vở kiểm tra chéo.

Bài tập 4: Tính theo mẫ3u:

- Lớp hát và kết hợp động tác

- HS tính theo mẫ3u:

- HS tự làm các phép tính vào vở

- HS tính theo mẫ3u 452

37

+

644 30

+

304 72

+

326 61

+

173 2 ?

+

204 3 ?

+

327

2 ?

+

671 8

?

+

452

+

37 644 30 674 304

+

+

72

173

+ + +

2204 3327 2

(18)

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 261 + 4 = ? - Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đổi vở kiểm tra chéo.

Bài tập 5: Đặt tính rồi tính:

803 + 55 246 + 31 510 + 9 694 + 4 - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- HS đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

- GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp. HS nhắc bạn lỗi sai hay gặp trong khi đặt tính và tính.

Bài tập 6: Lớp 2A và lớp 2B cùng sưu tầm các bức ảnh về động vật trong sách đỏ Việt Nam. Lớp 2A sưu tầm được 145 bức ảnh lớp 2B sưu tầm được 154 bức ảnh. Hỏi hai lớp sưu tầm được tất cả bao nhiêu bức ảnh?

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì

- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

- HS viết phép tính thích hợp và trình bày bài giải vào vở.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế

- HS đ t tính rồi tính:

- HS viết phép tính thích hợp:

Bài giải

Hai lớp sưu tầm được tất cả số bức ảnh là

145 + 154 = 299 (bức ảnh).

Đáp số: 299 bức ảnh.

- HS kiểm tra lại bài

- HS sưu tầm các tình hướng trong thực tế

- HS chia sẻ trước lớp

HS nêu ý kiến HS lắng nghe

803

+ + +

55510 9246 31

(19)

liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

_______________________________________

Tiếng việt

Luyện viết đoạn (Tiết 5)

VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU MỘT ĐỒ DÙNG HỌC TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được 4-5 câu tự giới thiệu về đồ dùng học tập.

- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đò dùng học.

- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua mỗi cuốn sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, VBT, SGV, ƯDCNTT - HS: Vở BTTV, SGK

III. CÁC HO T Đ NG D Y H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- GV giới trực tiếp vào bài Thư viện biết đi 2. Thực hành, luyện đọc 30p

* Hoạt động 1: Nói về một đồ dùng học tập của em

Cách tiến hành:

- GV làm mẫu, mang đến lớp một đồ dùng học tập và giới thiệu về đồ dùng học tập đó. VD: Đây là chiếc hộp bút mà cô rất thích. Nó được làm bằng vải, màu cam, có hình thêu rất xinh xắn. Hộp bút là ngôi nhà của các đồ dùng học tập như thước kẻ, bút chì,... giúp các đồ vật đước sắp xếp ngăn nắp. Cô thường giữ gìn hộp bút rất cẩn thận.

- GV hướng dẫn HS giới thiệu đồ vật yêu thích bằng cách trả lời câu hỏi sau:

+ Em muốn giới thiệu đồ dùng học tập nào?

+ Đồ vật đó có hình dạng, màu sắc như thế nào?

+ Công dụng của đồ vật đó là gì?

- HS hát

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày: Cây bút chì của em màu hồng đậm. Vỏ ngoài thân bút làm bằng gỗ, sơn những vạch xanh đỏ xen kẽ nhau, nước sơn bóng loáng rất đẹp.

Em dùng cây bút chì để vẽ tranh. Mỗi khi vẽ tranh, em gọt cho đến khi lộ ra ngòi chì dài đủ dùng, vìi ngòi bút chì dài quá thì dễ bị gãy. Cây bút vẽ thật

(20)

+ Làm thế nào để bảo quản đồ vật đó?

- GV gọi đại diện 2 - 3 nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hoạt động 2: Viết 4-5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập em đã nói ở trên

Cách tiến hành:

- GV mời 1 bạn đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Viết 4-5 câu giới thiệu về đồ dùng học tập em đã nói ở trên

-

GV hướng dẫn HS:

+ Quan sát sơ đồ trong SHS, gọi HS đọc to các nội dung trong sơ đồ.

+ Xây dựng dàn ý dựa trên sơ đồ.

+ Phát triển các ý trong sơ đồ thành câu văn, dựa trên một số mẫu câu, ví dụ:

- Các cách giới thiệu tên đồ dùng: Em có nhiều đồ dùng học tập, nhưng đồ dùng mà em thích nhất là cặp sách./ Đồ dùng học tập em muốn giới thiệu là chiếc cặp sách.

- Các cách giới thiệu về hình dạng, màu sắc của đồ dùng: Hộp bút của tớ hình chữ nhật, màu vàng nhạt./ Chiếc hộp bút của tớ có hình dạng vuông vắn như một ngôi nhà nhỏ và có màu vàng nhạt.

- GV yêu câu từng HS viết bài vào vở.

Viết xong, HS đổi bài cho nhau cùng đọc và góp ý.

- GV mời 2-3 HS đọc bài trước lớp.

* Củng cố dặn dò về nhà chuẩn bị tiết sau

sướng tay.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết bài.

- HS viết đoạn văn theo GV và SGK đã hướng dẫn.

Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

________________________________________________

Ngày soạn: 01/3/2022

(21)

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 03 tháng 3 năm 2022 Toán

BÀI 80: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000. Vận dụng được kiến thức , kĩ năng về phép trừ đã học để giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn để toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, M t sồ tình huồng đ n gi n có liên quan ơ đên phép tr (khồng nh ) trong ph m vi 1000.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 5p

1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ nhẩm các số tròn chục

2. HS hoạt động theo nhóm bàn và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).

- HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

- Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong bức tranh.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 15p Cách thức tiến hành:

Hoạt động 1. GV yêu cầu HS tính 587 - 265 = ? - HS thảo luận cách đặt tính và tính.

- Đại diện nhóm nêu cách làm

- GV chốt lại các bước thực hiện tính: 587 - 265

= ?

- Đặt tính.

- Thực hiện tính từ phải sang trái.

+ Trừ đơn vị với đơn vị.

+ Trừ chục với chục.

- HS chơi trò chơi “Truyền điện”

- Tình huống liên quan tới bức tranh: Hươu cao 587 cm, voi thấp hơn hươu 265 cm. Hỏi voi cao bao nhiêu xăng-ti-mét?

- HS nêu phép tính tìm chiều cao của voi: 587 - 265 = ?

- HS thảo luận cách đặt và tính

- HS nhắc lại cách tính: Thực hiện tính từ phải sang trái.

+ Trừ đơn vị với đơn vị.

+ Trừ chục với chục.

+ Trừ trăm với trăm.

- HS thực hiện phép tính khác

(22)

+ Trừ trăm với trăm.

- Đọc kết quả: Vậy 587 - 265 = 322

- GV nêu một phép tính khác cho HS thực hiện trên bảng con, chẳng hạn

543 - 312 = ?

Hoạt động 2. HS thực hiện một số phép tính khác để cùng có cách thực hiện.

3. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 15p Bài tập 1: Tính:

- GV yêu cầu HS tính rồi viết kết quả phép tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

- Nhắc lại quy tắc trừ từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột

Bài tập 2 : Đặt tính rồi tính:

625 – 110 865 – 224 743 – 543 946 - 932

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. GV chữa bài chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

Hỏi: Bài học hôm nay, các em đã học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

-Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

- Gv nhận xét, tuyên dương

- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau

- HS tính phép tr :

- HS đ t tính rồi tính:

- HS củng cố trải nghiệm - HS lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

________________________________________

Tiếng việt Tập đọc

BÀI 19: CẢM ƠN ANH HÀ MÃ (TIẾT 7+8)

742 312 ?

-

499 258 ?

-

364 310 ?

-

856

401 ?

-

742 312 430

-

856401

455

-

499 258 241

-

364 310 54

-

625

-

110

743

-

543 865

-

224

946

-

932

(23)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Cảm ơn anh hà mã; tốc độ đọc khoảng 60 - 65 tiếng/

phút; biết phân biệt giọng của người kể chuyện với giọng của các nhân vật dê con, cún, cô hươu, anh hà mã.

- Biết nói về các sự việc trong câu chuyện Cản ơn anh hà mã dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý dưới tranh; kể lại được toàn bộ câu chuyện (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện theo bài đọc).

- Hiểu và biết cách sử dụng lời chào, lời cảm ơn, xin lỗi thân thiện, lịch sự, lễ phép.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - ƯDCNTT; KHBD, SGK, SGV.

2. Học sinh: - SGK; Vở bài tập thực hành. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y H C

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động mở đâu 5p

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk trang 84 và trả lời câu hỏi:

Em nói lời đáp như thế nào trong tình huống sau?

- GV đặt vấn đề: Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều tình huống cần phải nói lời cảm ơn và xin lỗi. Cách nói lời xin lỗi và cảm ơn rất đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách phù hợp tùy từng hoàn cảnh, với các đối tượng giao tiếp khác nhau. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách nói lời cảm ơn và xin lỗi, chúng ta cùng vào bài: Bài 19 - Cảm ơn anh hà mã.

2. Hình thành kiến thức, thực hành luyện tập 30p

* Đọc văn bản Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc: Bài đọc Cảm ơn

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Tình huống 1: vẽ hai bạn gái. Một bạn đứng ở cửa (vừa từ ngoài vào), tay bưng gói quà đang trao cho bạn gái thứ hai (chủ nhà) và miệng nói “Chúc mừng sinh nhật bạn”. Bạn gái thứ hai sẽ nói lời đáp “Mình rất vui, mình cảm ơn bạn nhiều nhé”.

+ Tình huống 2: Tranh vẽ người mẹ và cậu con trai ở trong phòng. Lọ hoa rơi vỡ trên sàn. Bà mẹ nói với cậu con trai: “Thôi, con làm vỡ lọ hoa của mẹ rồi!”. Cậu con trai sẽ nói “Con xin lỗi mẹ nhiều ạ”.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(24)

anh hà mã kể câu chuyện của 4 con vật là dê, cún, hươu và hà mã. Dê và cún vào rừng chơi, khi về bị lạc và phải hỏi đường. Bài đọc sẽ cho chúng ta biết dê và cún đã học được cách hỏi đường lịch sự thế nào.

- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt giọng đúng chỗ, đúng giọng của nhân vật: giọng của dê con thay đổi từ không lịch sự, hách dịch (lúc đầu) đến nhẹ nhàng (lúc cuối); giọng cún nhẹ nhàng, lịch sự; giọng cô hươu lạnh lùng, giọng anh hà mã thay đổi tuỳ theo cách nói của dê hay của cún.

- GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc những câu dài (VD: Dê rủ cún/ vào rừng chơi,/ khi quay về/ thì bị lạc đường).

+ Luyện đọc một số từ ngữ khó đọc như hươu, rừng, làng, lối, rủ, ngoan, lịch sụ, xin lỗi, lạc,...

- GV mời 1HS đọc chú giải phần Từ ngữ sgk trang 85 để hiểu nghĩa những từ khó.

- GV mời 3 HS đọc văn bản:

+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “lắc đầu bỏ đi”.

+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “cảm ơn”.

+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- GV mời đại diện 1-2HS đứng dậy đọc lại toàn bài.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

3. Trả lời câu hỏi 20p Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc lướt lại văn bản một lần nữa.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi?

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm. Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

- HS chú ý lắng nghe GV đọc mẫu và luyện đọc.

- HS đọc chú giải:

+ Phật ý: không hài lòng.

+ Lịch sự (nghĩa trong bài): lễ phép.

- HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc thầm.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Hươu trả lời “không biết” rồi lắc đầu, bỏ đi.

(25)

+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Ý nào sau đây đúng với thái độ của hà mã khi cún nhờ đưa qua sông?

a. Bực mình bỏ đi.

b. Bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.

c. Vui vẻ đồng ý đưa qua sông.

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, yêu cầu HS xem lại đoạn 2 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:

Câu 3: Vì sao dê con thấy xấu hổ?

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm, yêu cầu HS xem lại đoạn 3 để tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:

Câu 4: Em học được điều gì từ câu chuyện này?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, xem lại lí do vì sao dê con cảm thấy xấu hổ, dê con rút ra được bài học gì, từ đó HS trả lời câu hỏi.

+ GV mời 2-3 HS đại diện trả lời.

4. Vận dụng 15p

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc diễn cảm toàn bộ văn bản Cảm ơn anh hà mã.

- GV đọc lại toàn văn bản một lần nữa.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:

Câu 1: Trong bài đọc, câu nào là câu hỏi lịch sự với người lớn tuổi?

+ GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm ra câu nào là câu hỏi lịch sự với người lớn tuổi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Đáp án c.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời:Dê con thấy xấu hổ vì: dê con nhận ra mình đã không nhớ lời cô dặn, đã không nói năng lịch sự, lễ phép nên không được cô hươu và anh hà mã giúp đỡ.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học: Khi muốn nhờ người khác làm việc gì đó giúp mình, phải nói một cách lịch sự, lễ phép. Khi được người khác giúp đỡ, phải cảm ơn một cách lịch sự.

- HS đứng dậy đọc theo yêu cầu GV. Các HS khác trong lớp theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời: Dựa vào bài đọc nói tiếp câu:

(26)

+ GV mời đại diện 2-3 HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:

Câu 2: Em sẽ nói gì với cô phụ trách thư viện khi muốn mượn sách ở thư viện?

a. Muốn ai đó giúp, em cần phải (...) b. Được ai đó giúp, em cần phải (...) + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, xem lại bài đọc và dựa vào kết quả của bài luyện 1 để hoàn thiện câu.

+ GV mời 2-3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

* Củng cố dặn dò

- Nêu lại nội dung bài học.

- Dăn dò về nhà.

a. Muốn ai đó giúp, em cần phải hỏi hoặc yêu cầu một cách lịch sự.

b. Được ai đó giúp, em cần phải nói lời cảm ơn.

Hs lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………….………

Ngày soạn: 28/2/2022

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 04 tháng 3 năm 2022 Toán

BÀI 80: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Rèn luyện và củng cố kĩ năng trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Nêu cách đặt tính, cách tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Đặt tính và tính các phép tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000. Rèn và phát triển kĩ năng giải toán có lời văn.

- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản, HS biết vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn để toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số. Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2.

2. Giáo viên: SGV, SGK Toán 2, ƯDCNTT, KHDH, M t sồ tình huồng đ n gi n có liên quan ơ đên phép tr (khồng nh ) trong ph m vi 1000.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. KHỞI ĐỘNG 5p

* Cách thức tiến hành:

- GV gọi 02 HS lên đặt tính rồi tính: 02 HS lên đặt tính rồi tính

(27)

a) 568-125 b) 587- 46

- GV gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính phép trừ không nhớ trong PV1000.

- GV gọi HS nhận xét

- GV yc HS nêu điểm khác nhau của 2 phép tính

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới 2. LUYỆN TẬP 30p

Bài tập 3: Tính (theo mẫ3u)

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 583 – 32

= ?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đổi vỡ kiểm tra chéoBài ập 4: Tính (theo mẫu):

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nói cho bạn nghe cách đặt tính rồi tính phép tính 427– 6 =

?

- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách làm, GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý HS cách đặt tính.

- HS tự làm các phép tính vào vở, đổi và kiểm tra chéo

Bài tập 5: Đặt tính rồi tính:

539 - 28 627 – 16 602 – 2 435 - 4

- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.

1-2 HS trả lời miệng HS nhận xét

HS nêu sự khác nhau HS lắng nghe

- HS tính theo mẫ3u:

- HS tính theo mẫu:

- HS đ t tính rồi tính: 395

-

43572 22

-

846 40

- -

932 32

-

846

-

40

-

932

-

32

447

-

3

627 4

-

539

- -

28627 16

(28)

- HS đổi và kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe

- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS

- GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp. HS nhắc bạn lỗi sai hay gặp trong khi đặt tính và tính.

Bài tập 6: Ở một đài quan sát thiên văn, ngày thứ nhất có 259 học sinh đến tham quan. Ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất 45 học sinh. Hỏi ngày thứ hai có bao nhiều học sinh đến tham quan?

- GV yêu cầu HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì - HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải thích tại sao).

- HS viết phép tính thích hợp và trình bày bài giải vào vở.

- HS kiểm tra lại.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, viết câu lời giải rõ ràng theo cách suy nghĩ của mình.

Lưu ý: GV yêu cầu HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả.

* CỦNG CỐ DẶN DÒ

- HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học rồi chia sẻ với cả lớp.

- GV hỏi HS: Hôm nay, các em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đó, hôm sau chia sẻ với các bạn.

- Bài toán cho biết: Ở một đài quan sát thiên văn, ngày thứ nhất có 259 học sinh đến tham quan. Ngày thứ hai số học sinh tham quan ít hơn ngày thứ nhất 45 học sinh

- Bài toán hỏi: Hỏi ngày thứ hai có bao nhiều học sinh đến tham quan?

- HS thảo luận cách làm:

Bài giải

Số học sinh đến tham quan trong ngày thứ hai là:

259 - 45 = 214 (học sinh).

Đáp số: 214 (học sinh).

- HS liên hệ thực tế

- HS chia sẻ theo y kiến cá nhân

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

………..

………

(29)

___________________________________________

Tiếng việt Tập viết

CHỮ HOA M (kiểu 2) (TIẾT 9) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa M (kiểu 2) cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: KHBD, SGK, SGV, ƯDCNTT, Chữ mẫu hoa M.

- HS: SGK, VTV; bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu 5p - Hát 1 bài

- Gv tuyên dương.

- GV giới trực tiếp vào bài Cảm ơn anh hà mã.

2. Hình thành kiến thức mới, thực hành luyện tập 30p

* Hoạt động 1: Viết chữ hoa Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS:

+ Miêu tả chữ hoa M (kiểu 2) cỡ vừa cao 5 li, cỡ vừa cao 2,5 li; gồm 3 nét.

+ Cách viết: Nét 1 đặt bút lên đường kẻ 5, viết nét móc 2 đầu trái (2 đầu đều lượn vào trong), dừng bút ở đường kẻ 2. Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở đường kẻ 5, viết nét móc xuôi trái, dừng bút ở đường kẻ 1. Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đoạn nét móc ở đường kẻ 5, viết nét lượn ngang rồi chuyển hướng đầu bút trở lại để viết tiếp nét cong trái, dừng bút ở đường kẻ 2.

- GV yêu cầu HS viết chữ hoa M (kiểu 2) vào bảng con. Sau đó, HS viết chữ hoa M (kiểu 2) vào vở Tập

- HS hát

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát trên bảng lớp.

- HS thực hành viết chữ hoa M (kiểu 2) vào bảng con, vào vở Tập viết 2 tập hai.

- HS soát lại bài viết của mình.

(30)

viết 2 tập hai.

- GV nhận xét, sửa một số bài của HS.

* Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng - GV yêu cầu 1 HS đọc câu ứng dụng: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

- GV viết mẫu câu ứng dụng lên bảng lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?

Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của câu ứng dụng:

+ Muốn biết phải hỏi được hiểu là có rất nhiều điều chúng ta chưa biết, phải hỏi người biết thì ta sẽ biết.

+ Muốn giỏi phải học được hiểu là không ai tự nhiên biết, tự nhiên giỏi.

Nếu thường xuyên học hỏi và rèn luyện thì sẽ giỏi.

- GV hướng dẫn HS cách viết câu ứng dụng:

+ Độ cao của các chữ cái: các chữ M, g, b, h cao 2,5 li, các chữ p, t cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: dấu sắc đặt trên các chữ ô (muốn), ê (biết); dấu hỏi đặt trên các chữ a (phải), chữ o (hỏi, giỏi); dấu nặng đặt dưới chữ o (học).

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng: bằng khoảng cách viết chữ o.

- Gv lưu ý HS tư thứ ngồi viết, cách cầm bút.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- GV nhận xét, chữa bài của một số HS.

* Củng cố, dặn dò:

- HS đọc câu ứng dụng Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

- HS quan sát GV viết mẫu ứng dụng.

- HS trả lời:

Câu 1: Câu ứng dụng có 8 tiếng.

Câu 2: Trong câu ứng dụng có chữ Muốn phải viết hoa.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS chuẩn bị viết bài.

- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

+ HS đổi vở cho nhau để soát lỗi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

- Cho HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán

2. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu sau :. a) Nhờ học hành chăm chỉ bạn Lan đã đạt học

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

- GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu bài toán -GV chiếu yêu cầu của bài tập lên bảng.. -GV tổ chức cho HS thảo luận

- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra và giải

c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.. Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?”.. nêu phương tiện dùng để tiến hành hoạt động nói đến trong

- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra,