• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 15 Ngày soạn: ...

Ngày giảng: ...

TOÁN

CHIA SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 3, 4); Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập tiết trước

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (10 phút).

* Phép chia 648 : 3

- GV viết lên bảng: 648 : 3 = ? - GV hướng cách dẫn đặt tính

- GV hướng dẫn cách tính: từ trái sáng phải theo 3 bước tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần chia được số ở thương (từ hàng cao đến hàng thấp)

- Tiến hành chia theo sách giáo khoa, từng bước nhỏ có thể gọi học sinh thực hiện

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

HS theo dõi, thực hiện trả lời

- HS theo dõi

HS làm theo từng bước

lắng nghe

HS thực hiện tương tự

(2)

- Vậy 648 : 3 = 216.

- Giáo viên kết luận: Đây là phép chia hết (số dư cuối cùng là 0)

*Phép chia 236 : 5

- Cách thực hiện như trên- gọi hs thực hiện

- Vậy 236 : 5 = 47 (dư 1)

Lưu ý: Ôn số bị chia, số chia, thương, số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.

b. Thực hành (20-22 phút) Bài 1 : Tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Cho HS làm bảng con phần a - Phần b làm vào vở

- Gọi 4 HS lên bảng sửa bài nêu rõ từng bước thực hiện phép tính của mình.

Bài 2: Toán giải

- GV gọi HS đọc đề bài + Có bao nhiêu HS?

+ Mỗi hàng là mấy hàng?

+ Bài cho 1 hàng có bao nhiêu học sinh?

+ Bài hỏi điều gì?

+ Muốn tìm số hàng ta làm phép tính gì?

- Cho HS làm vào vở

- Cho 2 HS lên bảng thi đua sửa bài Bài 3: Viết (theo mẫu).

- Gọi HS nêu cách làm

- Hỏi: Muốn giảm một số đi một số lần

Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bảng con

- HS cả lớp làm bài vào vở - 4 HS lên sửa bài

- 2 HS đọc đề bài.

- HS trả lời

- HS làm bài

- 2 HS lên bảng làm.

- 2 HS nêu - Phát biểu

- HS cả lớp làm bài vào vở - 3 HS lên bảng làm.

- HS nhận xét.

HS nhắc lại -Lắng nghe

(3)

ta làm thế nào?

- Lưu ý HS đơn vị của phép tính - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - Cho 3 HS thi đua làm nhanh - GV nhận xét.

3. Củng cố-dặn dò (1-2phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

TẬP ĐỌC

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải; trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3; 4 trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Sắp xếp lại các tranh (Sách giáo khoa) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị. Lắng nghe tích cực.

- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trình bày 1 phút. Đóng vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

Gọi HS lên làm bài tập của tiết trước - Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

2. Bài mới :

a. Luyện đọc (20 phút) - Đọc mẫu bài văn.

- Hướng dẫn HS đọc kết hợp với giải

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

(4)

nghĩa từ.

- Cho HS luyện đọc từng câu.

- Cho HS chia đoạn và luyện đọc từng đoạn trước lớp (5 đoạn như trong SGK) - Cho HS giải thích từ mới: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.

- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Cho năm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 5 đoạn.

- Cho 1 HS đọc cả bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài (13-14phút).

+ Ông lão người Chăm buồn về chuyện gì?

+ Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?

+ Vì sao người con phản ứng như vậy?

+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?

+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?

Kết luận:...

TIẾT 2

c. Luyện đọc lại (15-17 phút) - Đọc diễn cảm đoạn 4, 5.

- Cho HS thi đọc đoạn 4.

- Yêu cầu 5 HS tiếp nối nhau thi đọc 5

- Lắng nghe.

- Đọc tiếp nối từng câu.

- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.

- 2 HS giải thích các từ mới trong bài.

- Đọc nhóm đôi.

- 5 nhóm đọc ĐT 5 đoạn.

- 1 HS đọc cả bài.

- Đọc thầm và trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung

+ Ông buồn vì người con trai của ông rất lười biếng.

+ Ông muốn con tự kiếm nổi bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.

+ Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quý trọng nó.

+ Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền.

- Lắng nghe

- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 4.

- 5 HS thi đọc 5 đoạn của bài.

- Nhận xét.

- Quan sát tranh và sắp xếp theo thứ

(5)

đoạn của bài.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

d. Kể chuyện (20 phút)

- Yêu cầu HS quan sát lần lượt 5 bức tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh.

- Chốt lại thứ tự các tranh là: 4 - 5 - 1 - 3 - 2

- Cho HS tập kể theo nhóm

- Cho 5 HS thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện.

- Gọi 2 HS kể lại toàn truyện.

- Nhận xét, tuyên dương những HS kể hay.

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

tự.

- Tập kể nhóm đôi - 5 HS thi kể.

- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện

HS nhắc lại -Lắng nghe

Ngày soạn:...

Ngày giảng: ...

CHÍNH TẢ(Nghe - Viết ) HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần ui/uôi (BT2). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):- Yêu cầu

học sinh viết bảng con một số từ tiết trước Thực hiện yc

(6)

- Nhận xét, đánh giá chung.

2. Bài mới

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a. Hướng dẫn HS nghe -viết (25 phút) Hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Đọc toàn bài viết chính tả.

- Yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn viết.

- Hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:

+ Lời nói của cha đựơc viết như thế nào?

+ Từ nào trong đoạn văn phải viết hoa?

Vì sao?

- Cho HS tìm từ dễ viết sai và cho viết bảng con

- Đọc cho HS viết bài vào vở.

Chấm chữa bài.

- Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo

- Chấm 5 bài và nhận xét bài viết của HS.

- HD HS chữa lỗi

b. Hướng dẫn HS làm bài tập (6-7 phút)

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ui hay uôi - Cho HS nêu yêu cầu của đề bài

- Cho các nhóm thi làm bài tiếp sức

- Kết quả: mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi, nuôi nấng, núi lửa, tuổi trẻ, tủi thân.

Bài tập 3: Chọn phần b: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.

- Treo bảng phụ gọi 2 HS thi đua làm nhanh

- Kết quả: mật, nhất, gấc.

Lắng nghe Lắng nghe

- Lắng nghe.

-1HS đọc lại bài viết.

HS trả lời câu hỏi - Viết bảng con - Viết vào vở.

- Từng cặp HS bắt lỗi chéo - Chữa lỗi.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- 2 nhóm làm bài theo hình thức tiếp sức.

-1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Làm việc cá nhân.

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh

(7)

- Nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau. mật gấc HS nhắc lại

-Lắng nghe TOÁN

CHIA SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ Số (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 4); Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) Gọi HS lên làm bài tập tiết trước

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (10 phút).

a) Phép chia 560 : 8

- GV viết lên bảng 560 : 8 = ? - Lưu ý HS bước chia 0 : 8

- Yêu cầu HS đặt theo cột dọc và làm vào bảng

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

- HS theo dõi

- HS đặt tính theo cột dọc và tính vào bảng

- 1 HS lên bảng làm

(8)

- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện

F Kết luận: Ta nói phép chia 560 : 8 là phép chia hết (vì số dự bằng 0).

b) Phép chia 632 : 8

- Cách hướng dẫn tương tự như trên, lưu ý 2 : 7

F Kết luận: Đây là phép chia có dư.

Lưu ý: Số dư trong phép chia phải nhỏ hơn số chia.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20-22 phút) Bài 1:Tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài:

- Phần a cho HS làm bảng con - Phần b cho HS làm vào vở

- Goi HS lên bảng sửa bài nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình.

Bài 2: Toán giải

- Yêu cầu HS đọc đề và nêu cách giải.

- Lưu ý HS: Ta thực hiện phép chia trước sau đó mới trả lời theo câu hỏi

- Yêu cầu HS nhận xét 52 là gì trong phép chia, 1 là gì trong phép chia? (Nhấn mạnh số dư bé hơn số chia) 52 và 1 đơn vị là gì?

- Từ câu hỏi yêu cầu HS phát biểu câu kết luận.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở

Bài 3: Đ - S?

- 3 HS nêu

HS thực hiện lại phép chia trên.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm bảng con

- HS cả lớp làm bài vào vở - 4 HS lên bảng làm bài

- HS đọc đề bài và nêu cách làm - HS thi đua tính nháp, ghi kết quả - HS trả lời

- 1 HS lên bảng làm bài - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS tự kiểm tra hai phép chia.

- HS cả lớp làm bài vào sách giáo khoa.

1 HS lên bảng sửa lại thành phép chia đúng

(9)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Treo bảng phụ có sẵn hai phép tính trong bài rồi hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách thực hiện lại từng bước của phép chia.

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào sách giáo khoa.

- GV chốt lại.

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

HS nhắc lại -Lắng nghe

Ngày soạn:...

Ngày giảng: ...

TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA L

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Viết đúng chữ hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng)

và câu ứng dụng: Lời nói không mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng : Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.

3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa L. Các chữ Lê Lợi và câu tục ngữ 2. Học sinh: Vở tập viết 3 tập một, bảng con, phấn, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ cũ

- Nhận xét, đánh giá chung.

- Viết bảng con.

Lắng nghe

(10)

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài mới (1’): trực tiếp.

a. Hướng dẫn học sinh viết bảng con (10 phút)

- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài - Gắn bảng mẫu chữ hoa L cho HS QS - Yêu cầu HS nêu cách viết hoa

- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.

- Yêu cầu HS viết chữ “L” vào bảng con.

Luyện viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng: Lê Lợi.

- Cho HS nêu hiểu biết của mình về Lê Lợi

- Giới thiệu: Lê Lợi (- Yêu cầu HS viết vào bảng con.

b. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (20-22 phút).

- Nêu yêu cầu HS viết vào vở theo đúng như mẫu

- Thu từ 5-7 bài để chấm.

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Lắng nghe - Học cá nhân.

- Quan sát.

- 2 HS nêu - Theo dõi

- Viết chữ L vào bảng con.

- 2 HS đọc tên riêng: Lê Lợi.

- 2 HS nêu

- Viết trên bảng con: Lời nói, Lựa lời.

L L L L L L L Lê lợi Lê lợi Lê Lợi Lê Lợi

Lời nó chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

HS nhắc lại -Lắng nghe TOÁN

GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách sử dụng bảng nhân.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(11)

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) Gọi HS lên làm bài tập tiết trước

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a) Giới thiệu bảng nhân( 5’)

- GV treo bảng nhân như trong SGK lên bảng.

- Giới thiệu: Hàng đầu tiênvà cột đầu tiên là các thừa số. Các ô còn lại của bảng chính là kết quả của các phép nhân b) Hướng dẫn học sinh sử dụng bảng nhân(5’)

- Hướng dẫn HS tìm kết quả của phép nhân 4 x 3.

+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên, tìm số 3 ở hàng đầu tiên; Đặt thước dọc theo hai mũi tên, gặp nhau ở ô thứ 12.

- Hỏi số 12 là tích phép nhân nào

- Yêu cầu HS tìm tích của 5 và 8, của 6 và 9

b. Thực hành (18 phút)

Bài 1. Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào sách giáo khoa.

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe - HS quan sát - Học cá nhân

- HS thực hành tìm tích của 3 và 4.

HS trả lời

- HS thực hành tìm tích.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào sách giáo khoa .

- 2 HS lên bảng làm bài.

- HS cả lớp nhận xét bài của bạn.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS nêu

(12)

- Gọi HS lên bảng làm và nêu lại cách tìm tích của phép tính trong bài.

- GV nhận xét.

Bài 2: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu cách tìm thừa số chưa biết

- Cho HS chơi trò chơi tiếp sức.

- Chốt lại. Tuyên dương nhóm chiến thắng.

Bài 3: Toán giải - Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi

- Gọi 1 HS lên tóm tắt; 1 HS lên giải.

- Nhận xét, sửa bài

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 2 nhóm thi tiếp sức

- 2 HS đọc đề bài.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- 2 HS lên bảng làm bài.

Bài giải

Số huy chương bạc đội tuyển đó đã giành là:

8 x 3 = 24 (huy chương)

Số huy chương bạc tuyển đó đã giành là:

8 + 24 = 32 (huy chương) Đáp số: 32 huy

chương.

HS nhắc lại -Lắng nghe

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

MỞ RỘNG VỐN TỪ CÁC DÂN TỘC- SO SÁNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (Bài tập 1).

2. Kĩ năng : Điền đúng từ thích hợp vào chỗ trống (Bài tập 2). Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (Bài tập 3). Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (Bài tập 4).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

(13)

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) Gọi HS lên làm bài tập tiết trước

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a. MRVT về các dân tộc (15 phút)

Bài tập 1: Hãy kể tên 1 số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS làm việc theo nhóm

- Gọi các nhóm trình bày, GV ghi nhanh lên bảng

- Treo bản đồ VN và chỉ nơi cư trú của từng dân tộc

- Kết luận:

+ Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc: Tầy, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà-ôi…

+ Các dân tộc tiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ-ho, Khơ-mú, Ê-đê, Ba-na, Gia- rai, Xơ-đăng, Chăm…

+ Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: Khơ- me, Xtiêng, Hoa…

Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở

- Dán 4 băng giấy viết sẵn 4 câu văn, mời 4 HS lên bảng điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu.

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng a) bậc thang b) nhà rông c) nhà sàn d) Chăm

b. Đặt câu có hình ảnh so sánh (15-16 ph)

Bài tập 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS học cá nhân

Thực hiện yc Lắng nghe Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Học nhóm đôi

- Đại diện nhóm trình bày - Quan sát

- Lắng nghe

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Làm bài cá nhân - 4 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Học cá nhân

- Nối tiếp nối nhau đặt câu - Nhận xét.

(14)

- Gọi HS đặt câu

- Nhận xét chốt lời giải đúng.

Bài tập 4: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS làm bài cá nhân vào vở - Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc kết quả - Nhận xét chốt lại lời giải đúng a) núi Thái Sơn, nước trong nguồn b) bôi mở

c) núi/ trái núi

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Tự làm bài.

- 3HS tiếp nối nhau đọc kết quả - Cả lớp nhận xét.

HS nhắc lại -Lắng nghe Ngày soạn:...

Ngày giảng: ...

TOÁN

GIỚI THIỆU BẢNG CHIA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết cách sử dụng bảng chia.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) Gọi HS lên làm bài tập tiết trước

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a) Giới thiệu bảng chia(5’)

- Treo bảng chia như trong SGK lên bảng.

- Yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng.

- Giới thiệu cột đầu tiên của bảng là các số chia; hàng đầu tiên là thương của 2 số các ô còn lại chính là số bị chia của phép

Thực hiện yêu cầu Lắng nghe

Lắng nghe

- HS quan sát.

- Học cá nhân

(15)

chia.

b) Hướng dẫn HS sử dụng bảng chia(10’)

- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của phép chia 12 chia cho 4.

+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên, theo chiều mũi tên sang phải đến số 12.

+ Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3.

+ Ta có 12 : 3 = 4.

- GV yêu cầu HS tìm thương của một số phép tính trong bảng.

c.Thực hành (15-17 phút)

Bài 1: Dùng bảng chia để tìm số thích hợp ở ô trống

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào SGK

- Cho 3 HS thi đua làm nhanh trên bảng - GV nhận xét, chốt lại.

Bài 2: Số?

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu cách tìm số bị chia và số chia

- Cho HS vào phiếu học tập.

- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài Bài 3: Toán giải

- Gọi HS đọc đề bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi

- HS thực hành tìm thương 12 : 4.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS cả lớp làm bài vào SGK

- 3 HS lên bảng điền số vào ô trống.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS nêu

- HS làm bài vào phiếu học tập.

- 2 HS lên bảng - HS đọc đề bài.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS làm bài vào vở1 HS lên sửa bài

Lắng nghe HS nhắc lại -Lắng nghe

(16)

- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở và 1 HS lên bảng sửa bài.

- GV nhận xét, chốt lại

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

TẬP ĐỌC

NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây nguyên gắn với nhà rông; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

2. Kĩ năng : Bước đầu biết bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi bài cũ

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút) - Đọc diễn cảm toàn bài.

- Cho HS luyện đọc từng câu

- Cho HS tìm từ dễ phát âm sai rồi HD HS đọc.

- Cho HS chia đọan (mỗi lần xuống hàng là 1 đọan)

- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp.

- Cho HS giải thích các từ khó: rông chiêng, nông cụ.

- Cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.

- Cho 4 HS thi đọc từng đoạn trong nhóm.

- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh cả bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút).

Thực hiện yêu cầu Lắng nghe

Lắng nghe - Lắng nghe.

- Đọc tiếp nối từng câu.

- Đọc theo HD của GV - 1 HS chia đọan

- Đọc tiếp nối đoạn trước lớp.

- 3HS giải nghĩa từ mới trong SGK - Đọc nhóm đôi

- 4 HS tiếp nối đọc 4 đoạn - Đọc đồng thanh cả bài.

(17)

- Cho cả lớp đọc đoạn 1 và TLCH:

+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao?

- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:

+ Gian đầu của nhà rông đựơc trang trí như thế nào?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, 4 và TLCH:

+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Vì gian giữa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng.

- Hỏi: Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?

- Hỏi: Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông

c. Luyện đọc lại (6-8 phút) -Gọi đọc diễn cảm toàn bài.

- Cho 4 HS thi đua đọc 4 đoạn trong bài.

- Cho HS thi đọc lại cả bài.

- Nhận xét HS đọc đúng, đọc hay.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Đọc thầm đoạn 1 - Học nhóm đôi - Đọc thầm đoạn 2 - Học cá nhân - Đọc đoạn 3, 4.

- Thảo luận nhóm 7

- Học cá nhân

- Phát biểu ý kiến cá nhân.

- HS lắng nghe.

- 4 HS thi đọc 4 đoạn trong bài.

- 2 HS thi đọc lại cả bài.

- Nhận xét.

HS nhắc lại -Lắng nghe

Ngày soạn:...

Ngày giảng: ...

CHÍNH TẢ(Nghe - Viết ) NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày bài sạch sẽ, đúng qui định.

2. Kĩ năng: Làm đúng BT điền tiếng có vần ưi/ươi (điền 4 trong 6 tiếng). Làm đúng BT (3) a/b hoặc Bài tập phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh : Bảng con, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

(18)

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước

- Nhận xét, đánh giá chung.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a. Hướng dẫn HS viết(25 phút) - Hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Đọc một lần đoạn viết của bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.

- Mời 1HS đọc lại.

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài thơ bằng hệ thống câu hỏi:

+ Đoạn văn gồm mấy câu?

+ Những từ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả?

- Cho HS tìm từ dễ viết sai và viết vào bảng con

- Đọc cho HS viết bài vào vở.

- Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo

- Chấm từ 5-7 bài và nhận xét bài viết của HS.

- HD HS chữa lỗi

b. Hướng dẫn HS làm bài tập (6-7 ph) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi - Cho 1 HS nêu yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS học nhóm đôi

- Dán 2 băng giấy, mời 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS) tiếp nối nhau lên bảng điền đủ từ - Nhận xét, chốt lời giải đúng

- YC HS chữa bài vào vở

Bài tập 3: Chọn phần b: Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: bật, bậc;

nhất, nhấc

- Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm vào vở.

- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh - Nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Thực hiện yêu cầu Lắng nghe

Lắng nghe

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc lại.

- Học cá nhân

- Viết bảng con từ dễ sai - Viết bài vào vở.

- Đổi vở bắt lỗi chéo

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - Học nhóm đôi

- 2 nhóm tiếp nối nhau lên bảng làm.

- HS đọc lại kết quả theo lời giải đúng

- Cả lớp chữa bài vào vở.

- HS đọc yêu cầu của đề bài.

- HS suy nghĩ làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng thi làm nhanh - HS nhận xét.

HS nhắc lại -Lắng nghe

(19)

TẬP LÀM VĂN GIỚI THIỆU TỔ EM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu biết giới thiệu một cách đơn giản về các bạn trong tổ của mình với người khác.

2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Không làm bài tập 1 - theo chương trình giảm tải của Bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập. Sưu tầm tranh ảnh về quê hương, đất nước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

Gọi HS đọc bài làm văn tiết trước - Nhận xét, đánh giá chung.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

Hôm nay các em sẽ dựa vào tiết trước để viết và giới thiệu tổ em.

b. Giới thiệu về tổ em (30-32 phút)

Bài tập 2: Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần trước, hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về tổ em

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- YC 1 HS làm mẫu.

- Yêu cầu cả lớp làm bài.

- Theo dõi, giúp đỡ các em.

- Gọi 5 HS đọc bài viết của mình

- Nhận xét, tuyên dương những bạn viết bài tốt.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

Thực hiện yêu cầu Lắng nghe

Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Một HS đứng lên làm mẫu.

- HS cả lớp làm vào vở.

- 5 HS đọc bài viết của mình.

HS nhắc lại -Lắng nghe TOÁN

LUYỆN TẬP

(20)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.

2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (a, c); Bài 2 (a, b, c);

Bài 3; Bài 4.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút) Gọi HS lên làm bài tập tiết trước

- Nhận xét.

2. Bài mới :

*, Giới thiệu bài mới(1’) : trực tiếp.

a,Thực hành(30-32’)

Bài 1 (học sinh NK làm hết): Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi 3 HS lên bảng làm và lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình.

- Nhận xét, chốt lại.

Bài 2 :Tính (theo mẫu) - Gọi 1HS đọc yêu cầu bài.

- Hướng dẫn học sinh chia ngắn gọn như bài mẫu trong sách giáo khoa.

- Yêu cầu HS tự làm vào vở - Yêu cầu HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt lại Bài 3: Toán giải

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Vẽ sơ đồ bài toán trên bảng.

Thực hiện yêu cầu Lắng nghe

Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài - HS cả lớp làm vào vở - 3 HS lên bảng làm.

- HS cả lớp nhận xét bài trên bảng.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS theo dõi cách làm của GV - HS cả lớp làm vào vở

- 4 HS lên bảng làm

- HS đọc đề bài.

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS cả lớp làm vào vở

(21)

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Yêu cầu HS làm vào vở - Gọi HS lên bảng làm.

- Cho HS chữa bài Bài 4: Toán giải

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Cho HS làm bài cá nhân

- Cho 2 HS lên bảng thi làm nhanh Bài 5 : Tính độ dài đường gấp khúc - Gọi học sinh khá, giỏi đọc yêu cầu bài.

- Hỏi: Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?

- Cho học sinh khá, giỏi miệng.

- Nhận xét, sửa bài.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Một HS lên bảng làm.

- HS chữa bài vào vở 2 HS đọc đề bài Học cá nhân

2 HS lên bảng thi làm nhanh

- Học sinh khá, giỏi đọc yêu cầu bài - 2 em trả lời

- Học sinh khá, giỏi trả lời miệng nêu kết quả

HS nhắc lại -Lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 15

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh thấy được những việc làm được và chưa được trong tuần và có hướng phấn đấu trong tuần 15

- Học sinh nắm được nội quy của trường, lớp.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

1.Kiểm điểm công tác tuần 14

- Ban các sự lớp lên nhận xét tình hình chung diễn ra trong tuần 2. Gv nhận xét chung

* Ưu điểm:

………

………

………

………

……….

*Tồn tại:

………

………

(22)

………

………

3. Phương hướng phấn đấu tuần tới

………

………

………

………

TUẦN 15 Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình.

2. Kĩ năng: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Một số bì thư. Điện thọai đồ chơi (cố định, di động).

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

(23)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi tiết trước

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài(1’): Trực tiếp

2 em thực hiện

lắng nghe Lắng nghe a. Thảo luận nhóm (10-12 phút)

Bước 1: Thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý sau:

- Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.

- Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?

Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

b. Ích lợi của phát thanh truyền hình (10 phút)

Bước 1: Thảo luận nhóm

- GV chia HS thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 - 6 em thảo luận theo gợi ý sau:

- Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.

Bước 2: GV nhận xét và kết luận.

c. Trò chơi “Chuyển thư” (8-10 phút)

-HS thảo luận theo nhóm 4 người theo gợi ý

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS thảo luận nhóm

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Học sinh thực hiện trò chơi.

(24)

Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư.

+ Có thư “chuyển thường”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 1 ghế.

+ Có thư “chuyển nhanh”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 2 ghế.

+ Có thư “hoả tốc”. Mỗi HS đứng lên dịch chuyển 3 ghế.

Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào 1 ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó người trưởng trò lấy bớt ra 1 ghế rồi tiếp tục tổ chức trò chơi.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

HS nhắc lại -Lắng nghe

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

1. KT: HS biết chia số có ba chữ số cho số có một chữ số và giải toán có một phép chia

2. KN: Biết nối phép chia với kết quả đúng.

3. TĐ: HS tích cực tham gia các hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: bảng phụ - HS: VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

- Đặt tính rồi tính: 420 : 7 ; 725 : 6;

- Gv nhận xét 2. Bài mới :

* Giới thiệu bài(1’): Trực tiếp

a, Luyện tập thực hành ( 30-32 phút)

- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào nháp.

Lắng nghe Lắng nghe

(25)

Bài 1: Tính

645 3 565 5 854 7

- GV quan sát hướng dẫn thêm - GV nhận xét chữa bài.

+ Bài tập 1 chia số có mấy chữ số cho số có mấy chữ số?

- Bài tập 2, 3 tiến hành tương tự.

Bài 2: Tính.

720 8 428 4 315 3 - GV nhận xét chữa bài.

Bài 3.Tính.

415 2 425 4

+ Em có nhận xét gì về các phép chia ở bài 1,2 và bài 3.

Bài 4. bài toán. HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV nhận xét chữa bài,chốt lại lời giải đúng Bài 5. Nối phép chia với kết quả đúng.

YC hs tự làm

- GV chữa bài chốt lại lời giải đúng.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

+ Hôm nay các em củng cố về dạng toán gì? - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi những HS tích cực.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 3 em lên bảng làm bài

- Lớp làm bài vào vở thực hành.

lắng nghe

- Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.

- HS đọc yêu cầu của bài.

- 3 HS khá lên bảng bài.

- Lớp làm bài vào vở thực hành.

- 3 em lên bảng làm. lớp làm vào vở thực hành.

- Bài1,2 là phép tính chia hết,còn bài 3 là các phép tính chia có dư.

- 3 HS đọc - HS trả lời.

-1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở

thực hành.

Bài giải.

Mỗi thùng có số lít dầu là:

320 : 8 = 40( l)

Đáp số: 40 l dầu.

HS trả lời,nghe và thực hiện Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

ĐẠO ĐỨC

QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (tiết 2)

(26)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng tháng xóm giềng.

2. Kĩ năng: Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

3. Hành vi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.

* Lưu ý: Không yêu cầu học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu khó sưu tầm về tình làng, nghĩa xóm; có thể cho học sinh kể về một số việc đã biết liên quan đến ”tình làng, nghĩa xóm”.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.

- Các phương pháp: Thảo luận. Trình bày 1 phút. Đóng vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Nội dung tiêu phẩm”Chuyện hàng xóm”. Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 2- Tiết 1. Phiếu thảo luận cho các nhóm- Hoạt động 3- Tiết 1.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

- Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

-Xử lý tình huống bài cũ - Gv nhận xét

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài(1’): Trực tiếp a.Bày tỏ ý kiến (10-12 phút) - Chia lớp thành 4 nhóm.

- Phát phiếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra lời giải thích cho mỗi ýkiến của mình.

- Nhận xét câu trả lời của các nhóm

- 2 học sinh trả lời Lắng nghe

Lắng nghe

- Thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

HS có thể trả lời

- Nhận xét các câu trả lời của nhóm

(27)

khác.

b. Liên hệ bản thân (10 phút)

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, ghi lại những công việc mà bạn bên cạnh đã làm để giúp đỡ hàng xóm, láng giềng của mình.

- Nhận xét, kết luận.

Kết luận: Khen những HS đã biết quan tâm, giúp hàng xóm, láng của mình một cách hợp lí.

- HS thảo luận cặp đôi.

- 3 đến 4 cặp đôi phát biểu.

- HS nghe, nhận xét, bày tỏ thái độ của mình.

c. Tìm hiểu truyện”Tình làng nghĩa xóm” (10 phút)

- GV kể (đọc) câu chuyện “Tình làng nghĩa xóm”- Nguyễn Vân Anh- TP. Nam Định.

- Yêu cầu thảo luận cả lớp, trả lời các câu hỏi:

1- Em hiểu”Tình làng nghĩa xóm”thể hiện trong chuyện này như thế nào ?

2- Rút ra bài học gì?

3- Ở khu phố, em đã làm gì để góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hàng xóm,láng giềng của mình?

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

Nhận xét tiết học, dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.

- 1 HS đọc lại.

- HS cả lớp thảo luận.

- 3 đến 4 HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

Lắng nghe,thực hiện

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

BÀI 4: BÁC HỒ LÀ THẾ ĐẤY

I. MỤC TIÊU:

Sách “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 3”,

(28)

tr.15.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Bút mực, bút chì, giấy A4, giấy ghi nhớ, bảng nhóm, keo dán, bài hát “Cùng nhau ta đi lên” (Sáng tác: Phong Nhã).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

1,Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Trò chơi: Suy luận để hành động

-GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội sẽ cử một đại diện cӫa mình sang đội bạn lấy thông tin, sau đó về truyền lại thông tin cho đội mình và diễn đạt bằng hành động cho mọi người hiểu (nếu nói thành lời sẽ vi phạm luật chơi). Mỗi đội được truyền/ nhận thông tin 5 lần. Đội nào đoán đúng được nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.

-Ví dụ: Một đội cho thông tin người đại diện của đội bạn là: “Chúng tôi cần 1 chiếc nón” – sau đó người chơi sẽ diễn tả bằng hành động, động tác cho đội nhà đoán nội dung, sau 2 lần các bạn trong đội phải nêu được thông tin (cho phép nói 2 lần) – nếu không nói được là thua.

-Kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Vì sao đội của các em lại đoán đúng thông tin?

-HS trả lời câu hỏi (Vì thông tin đội bạn đưa ra không khó; vì bạn diễn tả hành động dễ hiểu; vì các bạn hiểu được ý của nhau,…).

-GV giới thiệu bài học “Bác Hồ là thế đấy’’.

2, Hoạt động 2: Đọc hiểu (20 phút)

HS đọc cá nhân Mục tiêu bài học (tr.16). HS cả lớp theo dõi.

HS nhắc lại Mục tiêu bài học.

Hoạt động cá nhân:

HS đọc cá nhân bài đọc “Bác Hồ là thế đấy”.

HS cả lớp theo dõi.

GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 (tr.16, 17).

GV gọi HS trả lời từng câu hỏi trước lớp.

Các HS khác và GV đánh giá, nhận xét.

Gợi ý trả lời:

-Bác chọn cách xưng hô ngang hàng vì Bác nghƿ cụ già cǜng bằng tuổi Bác.

Bác không vì mình là cấp trên mà thiếu tôn trọng người già.

- Bác bảo cá của hợp tác xã là tài sản chung của bà con, phải để bà con dùng.

-Câu nói đó giúp chúng ta hiểu được: Bác là người luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân mình.

-Bác là người rất tôn trọng công sức lao động của mọi người, coi trọng lợi ích của nhân dân, của tập thể. Với cương vị là lãnh đạo nhưng Bác luôn nghĩ cho người khác, luôn hoà mình vào cuộc sống chung của đồng bào, đồng chí mà không nhận bất cứ sự ưu tiên nào của người khác dành cho mình.

(29)

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 4 (tr.17).

Tổ chức thảo luận:

-GV chia lớp thành các nhóm phù hợp (mỗi nhóm từ 5 – 7 HS).

-Nhóm trưởng nhắc lại nhiệm vụ và điều hành các bạn cùng trả lời câu hỏi.

-Thống nhất ý kiến trả lời trong nhóm, thư kí ghi lại câu trả lời của cả nhóm.

-GV đi từng nhóm quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ.

-Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.

-Nhóm (cá nhân) bổ sung, nhận xét.

Gợi ý trả lời: – Bác Hồ có rất nhiều phẩm chất cao quý như luôn tôn trọng công sức lao động của mọi người, coi trọng lợi ích chung cӫa nhân dân, của tập thể GV bắt nhịp HS hát bài “Cùng nhau ta đi lên” trước khi chuyển sang hoạt động 3.

Hoạt động 3: Thực hành – ứng dụng (10-12 phút) Hoạt động cá nhân:

GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi 1, 2 (tr.17).

GV gọi HS chia sẻ trước lớp.

GV tạo điều kiện để nhiều em trong lớp được kể về những việc làm thể hiện sự trân trọng cӫa em trước công sӭc lao động cӫa bản thân và cӫa người khác để các HS trong lớp học tập và làm theo.

GV phân tích kƿ cho HS hiểu hậu quả của việc không giữ gìn cӫa công, không tôn trọng việc làm của người khác trong câu chuyện các em kể.

Hoạt động nhóm:

Nhiệm vụ: Thực hiện câu hỏi 4 (tr.17).

Tổ chức thảo luận:

-Nhóm trưӣng điều hành cả nhóm làm việc. Từng HS ghi ngắn gọn ý kiến của cá nhân vào giấy ghi nhớ. Thảo luận, thống nhất sau đó thư kí dán câu trả lời của cả nhóm vào bảng nhóm.

Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung và nhận xét.

-GV đánh giá, nhận xét và nêu ý nghĩa cӫa các việc làm đó để giáo dục các em ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Gợi ý trả lời: Không vứt rác bừa bãi; vui tươi, chào hỏi khi gặp các cô, các bác lao công; luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ của công;...

4, Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá (5 phút) Tổng kết:

-GV đặt câu hỏi: Để nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải làm gì?

-GV gọi HS trả lời.

Gợi ý trả lời:

(30)

+ Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh

+ Chúng ta phải luôn luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết nhường nhịn, không chê bai, chế giễu người khác.

+ Đối xử với mọi người một cách chân thành cởi mở.

GV: Trong cuộc sống, chúng ta muốn nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình thì trước tiên mình phải biết tôn trọng người khác. Bài học hôm nay đã cho ta thấy Bác Hồ là một tấm gương sáng về đức tính tôn trọng người khác. Bác là người luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi chúng ta cần phải học tập ở Bác để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

-GV nhận xét làm việc từng nhóm.

-GV khen ngợi một số cá nhân HS tích cực, trả lời đúng, chuẩn bị bài tốt.

Ngày soạn:...

Ngày giảng:...

THỰC HÀNH TOÁN TIẾT 2

I. MỤC TIÊU:

1. KT: HS biết thực hiện nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số.

2. KN: Biết giải toán có liên quan đến nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.

3. TĐ: HS tích cực tham gia các hoạt động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

- Đặt tính rồi tính: 369 : 3 ; 725 : 7;

- Gv nhận xét 2. Bài mới :

* Giới thiệu bài(1’): Trực tiếp

a, Luyện tập thực hành ( 30-32 phút) Bài 1: Tính nhẩm

a, 2 x 3 = 3 x 6 = 4 x 7 = 6 x 4 = 7 x 2 = 8 x 8 = b, 16 : 2 = 20 : 4 = 36 : 6 = 27 : 3 = 20 : 5 = 42 : 7 =

- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào nháp.

Lắng nghe Lắng nghe

- HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nhẩm và nêu kết quả nối tiếp.

2 x 3 = 6 3 x 6 = 18 4 x 7 = 28 6 x 4 = 24 7 x 2 = 14 8 x 8 = 64 16 : 2 = 8 20 : 4 = 5 36 : 6 = 6

(31)

+Để nhẩm nhanh được bài 1 ta dựa vào những bảng nhân chia nào?

Bài 2. Đặt tính rồi tính.

a, 321 x 3 b, 237 x 2 - GV nhận xét chữa bài.

- HS nêu cách tính.

Bài 3. Đặt tính rồi tính.

a, 482 : 2 b, 556 : 4 c, 417 : 3 - GV nhận xét bài chữa bài.

+ HS nêu cách thực hiện.

Bài 4.Bài toán.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV gợi ý cách làm

- GV quan sát hướng dẫn thêm

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Bài 5 .Đố vui.

- Khoanh vào trước câu trả lời đúng.

- GV chữa bài nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

- Nhận xét giờ học, tuyên dương hs tiến bộ

27 : 3 = 9 20 : 5 = 4 42 : 7 = 6 -HS trả lời.

- 2 em lên bảng làm bài, lớp làm bảng con

- HS đọc yêu cầu

-3 em lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở thực hành - HS nhận xét bài bạn.

- HS đọc bài toán - HS trả lời.

- Cả lớp cùng làm.

1 em lên làm bảng nhóm, lớp làm vở.

Bài giải.

Quãng đường xuống dốc dài là:

123 x 2 = 246( m)

Cả quãng đường lên dốc và xuống đốc dài là:

123 + 246 = 369(m) đáp số: 369m - HS tự làm - đọc kết quả.

- SBC là :23. Vì 23: 4 = 5( dư 3 thương lớn nhất)

Lắng nghe THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU:

1. KT: Đọc đúng và đọc hiểu bài văn: Buôn làng Tây Nguyên.

2. KN: Làm đúng các bài tập theo yêu cầu của bài

3. TĐ: Giáo dục học sinh tích cực trong các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: VTH - HS: VTH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 em thực hiện

(32)

2 câu hỏi tiết trước - Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài(1’): Trực tiếp a, Luyện đọc(20-22’)

Đọc bài Buôn làng Tây nguyên - GV đọc mẫu

a. Đọc câu.

- GV theo dõi bài đọc của HS sửa sai cho từng em

b.Đọc đoạn.

- GV theo dõi HD cách đọc, cách ngắt nghỉ hơi,

c. Đọc theo cặp

- Đại diện các cặp đọc bài

- GV theo dõi giúp đỡ nhóm đọc yếu.

b, Hướng dẫn làm bài tập (10 phút) Bài 2: Nối từ ngữ ở bên A với lời giải

nghĩa thích hợp ở bên B.

+Bài yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- GV nhận xét, chốt đúng..

Bài 3. Đánh dấu vào thích hợp: đúng sai?

a, Tây nguyên gồm 5 tỉnh: kon Tum, Đắk Lăk, Đăk Nông, Giai Lai và Lâm đồng.

b, Đông nhất ở Tây nguyên là đồng bào Giai – rai,...

c, Làng ở Tây nguyên có từ 20 đến50 gia đình...

d, Chủ làng quyết định cưới xin, tang lễ của dân làng.

e, Người Tây nguyên luôn giúp đỡ nhau.

lắng nghe Lắng nghe

- Học sinh theo dõi

- Học sinh đọc nối tiếp câu.

- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.

- Học sinh luyện đọc theo cặp - Đại diện cặp đọc trước lớp.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập

- Nối từ ngữ ở bên A với lời giải nghĩa thích hợp ở bên B.

- Học sinh làm bài, đọc bài làm.

A B

Phát rẫy Đốt hoặc dọn sạch một khoảng rừng hoặc đồi, núi để lấy đất trồng trọt.

Thế hệ Lớp người cùng lứa tuổi.

Cao nguyên

Vùng đất rộng lớn và cao bề mặt bằng phẳng.

- Đọc yêu cầu bài

- Học sinh lựa chọn câu hỏi đúng a, Tây nguyên gồm 5 tỉnh: kom Tum, Đắk Lăk, Đăk nông, Giai Lai và Lâm đồng. Câu a: Đ

b, Đông nhất ở Tây nguyên là đồng bào Giai – rai. Câu b: Đ

c, Làng ở Tây nguyên có từ 20 đến50 gia đình. Câu c: Đ

d, Chủ làng quyết định cưới xin, tang lễ của dân làng. Câu d: S

(33)

- Gọi 1em đọc lại toàn bài 3. Củng cố - dặn dò (1-2 phút):

- GV nhận xét chung giờ học. khen những HS chăm chỉ trong giờ học

e, Người Tây nguyên luôn giúp đỡ nhau, Câu e: Đ

- 1 HS đọc lại bài.

Lắng nghe

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.

2. Kĩ năng: Giới thiệu một hoạt động nông nghiệp cụ thể. Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các họat động đó (liên hệ).

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.

- Các phương pháp: Hoạt động nhóm. Thảo luận theo cặp. Trưng bày triển lãm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình trong SGK trang: 58; 59. Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi bài cũ - Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :

* Giới thiệu bài(1’): Trực tiếp

2 em thực hiện

lắng nghe lắng nghe a. Hoạt động nhóm (12 phút)

Bước 1: Chia nhóm, quan sát các hình trang - HS thảo luận theo nhóm

(34)

58, 59 SGK và thảo luận theo gợi ý sau:

- Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình.

- Các hoạt động đó mang lợi ích gì ?

Bước 2: GV hoặc các nhóm khác bổ sung.

GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng, miền khác nhau như;

trồng ngô, khoai, sắn, chè,…; chăn nuôi trâu, bò, dê,…

b. Thảo luận cặp đôi (12 phút)

Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.

Lưu ý: Chỉ yêu cầu các em kể về những hoạt động nông nghiệp mà các em biết.

c. Triển lãm (7 phút)

- Chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ Ao. Tranh của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.

- Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề đó. GV có thể chấm điểm cho các nhóm và khen nhóm làm tốt nhất.

3. Củng cố - dặn dò (2-3 phút):

* BVMT: Biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, lợi ích và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các họat động đó.

- Nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị

- - Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống.

- Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Các nhóm thảo luận

Lắng nghe Ghi nhớ

(35)

tiết sau.

THỦ CÔNG 15 CẮT, DÁN CHỮ V I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.

2.Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.

Chữ dán tương đối phẳng.

* Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau.

Chữ dán phẳng.

3.Thái độ: Yêu thích cắt, dán hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Mẫu chữ V cắt đã dán và mẫu chữ V được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước đủ lớn, để rời chưa dán. Tranh quy trình, giấy thủ cọng, kéo, hồ dán.

2. Học sinh: Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nên, kéo, hồ dán ...

(36)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.

- Nhận xét chung.

- Giới thiệu bài: trực tiếp.

2. Bài mới :

a.. Quan sát nhận xét (7 phút).

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

+ Giáo viên giới thiệu mẫu chữ V (h.1) và hướng dẫn học sinh để rút ra nhận xét.

+ Giáo viên dùng chữ mẫu để rời gấp đôi theo chiều dọc (h.1).

b.Giáo viên hướng dẫn mẫu (8 phút):

- Bước 1. Kẻ chữ V theo Hình 2.

Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó, kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu (h.2).

- Bước 2. Cắt chữ V theo Hình 3: Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa (mắt trái ra ngoài). Cắt

+ Học sinh quan sát và nêu nhận xét.

+ Học sinh theo dõi quan sát giáo viên làm mẫu.

5oâ

1oâ

1oâ

+ Học sinh thực hành cắt, dán chữ V.

(37)

theo đường kẻ nửa chữ V, bỏ phần gạch chéo (h.3).

- Bươc 3. Dán chữ V.

+ Thực hiện tương tự chữ H, U ở bài trước (h.4).

c. Thực hành (15 phút).

+ Giáo viên nhận xét và nhắc lại các bước.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành.

+ Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

+ Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.

3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):

+ Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng thực hành của học sinh.

+ Dặn dò giờ học sau chuẩn bị giấy thủ công, thước, kéo, hồ dán … học “Cắt dán chữ E”.

+ Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.

bước 1: kẻ chữ V.

bước 2: cắt chữ V.

bước 3: dán chữ V.

+ Học sinh trưng bày sản phẩm.

+ Cần lưu ý phát huy tính sáng tạo . + Nhận xét sản phẩm thực hành.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa Quang Trung chỉ huy quân xông vào như vũ bão,.. tiêu diệt

Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người?. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng

Trong thế giới loài chim có rất nhiều chim, chúng cất tiếng hót cho chúng ta nghe, bắt sâu bảo vệ mùa màng. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý và

Bài 1: Tìm các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu văn sau, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được...

Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh. Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái mà chúng còn

Bài 2: Hãy thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ khác ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…)?. Luyện từ và câu.. b) Khi

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo. không