• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 9 Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Công dân | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 9 Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Công dân | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 chi tiết"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ : Công dân trang 9

Bài 1 (trang 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đánh dấu X vào □ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân :

□ Người làm việc trong cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước.

□ Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

□ Người lao động làm công ăn lương ở doanh nghiệp tư nhân.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ từng đáp án.

Trả lời:

Đánh dấu X vào □ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ công dân : X Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.

Bài 2 (trang 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xếp những từ có tiếng công cho dưới đây thành ba nhóm :

công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm

Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung”

………

Công có nghĩa là “không thiên vị”

………

Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” ………

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

(2)

Trả lời:

Công có nghĩa là "của nhà nước, của chung”

công dân, công cộng, công chúng.

Công có nghĩa là “không thiên vị”

công bằng, công lí, công minh, công tâm.

Công có nghĩa là “thợ, khéo tay” công nhân, công nghiệp.

Bài 3 (trang 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đánh dấu X vào □ trước những từ đồng nghĩa với từ công dân :

□ đồng bào □ dân tộc □ công chúng

□ nhân dân □ dân □ nông dân

□ dân chúng

Phương pháp giải:

Công dân là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

Trả lời:

Đánh dấu X vào □ trước những từ đồng nghĩa với từ công dân : X nhân dân

X dân

X dân chúng

Bài 4 (trang 9 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Có thể thay từ công

dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (Người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không ? Viết lời giải thích vào chỗ trống :

Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…

(3)

………

Phương pháp giải:

Em thử thay từ công dân bằng một số từ đồng nghĩa với nó như nhân dân, dân chúng, dân xem có làm thay đổi ý nghĩa và sắc thái biểu cảm trong câu hay không?

Trả lời:

Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta…

Trong câu trên không thể thay thế từ “công dân” bằng các từ đồng nghĩa với nó. Vì ở trong câu này, nghĩa của từ “công dân” có các ý “có nguồn quyền lợi và nghĩa vụ” hoàn toàn trái với từ “nô lệ” đó là “người bị tước hết quyền làm người, không có tư liệu sản xuất, không có quyền tự do và là vật chất sở hữu của người khác”. Dùng từ “công dân” là phù hợp nhất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1) Em làm theo yêu cầu của bài tập. 3) Em làm theo yêu cầu của bài tập.. ⟶ Tai của cái ấm không dùng để nghe được. - Nghĩa của các từ mũi: đều chỉ bộ phận có đầu nhọn

Em làm theo yêu cầu của đề bài. Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được : - Cánh rừng bát ngát, có vẻ bí hiểm. - Bầu trời trong xanh, cao vời vợi. - Quê ngoại

- Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa : Được rửa mặt sau cơn mưa, dịu dàng; buồn bã; trầm ngâm nhớ tiếng hát của bầy chim sơn ca; ghé sát mặt đất; cúi xuống lắng nghe; tìm

Khu bảo tồn thiên nhiên : khu vực trong đó các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài... Phương

phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã, thu gom

- phúc phận: điều may mắn được hưởng do số phận. - phúc đức : điều tốt lành để lại cho con cháu. - phúc hậu: có lòng thương người hay làm điều tốt. - phúc bất

Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ

Bảo vệ trật tự, an ninh: hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ