• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 18, 19 Luyện từ và câu - Luyện tập về từ đồng nghĩa | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 18, 19 Luyện từ và câu - Luyện tập về từ đồng nghĩa | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 chi tiết"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện từ và câu - Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 18,19

Bài 1 (trang 18 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Điền các từ xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cho thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau :

Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ... trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà ... túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn "đồ vật" vai ... một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở ... thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì ... trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ đoạn văn, chú ý vào hành động của các bạn học sinh để điền các từ cho phù hợp.

Trả lời:

Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại - một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ đeo trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà xách túi đàn ghi ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai vác một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khoẻ cùng hăm hở khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phượng bé nhỏ nhất thì kẹp trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm nghe.

Bài 2 (trang 19 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Các câu tục ngữ : Cáo chết ba năm quay đầu về núi; Lá rụng về cội ; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng có chung ý nghĩa.

Đánh dấu ✓ vào ô vuông trước ý giải thích đúng ý nghĩa chung của ba câu tục ngữ trên :

□ Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

□ Làm người phải thuỷ chung.

(2)

□ Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

Phương pháp giải:

Em giải thích các câu tục ngữ rồi lựa chọn đáp án thích hợp.

Chú ý các từ "về núi" "về cội" "nhớ chuồng".

Trả lời:

Các câu tục ngữ: Cáo chết ba năm quay đầu về núi ; Lá rụng về cội ; Trâu bảy năm còn nhớ chuồng có chung ý

nghĩa.

□ Loài vật thường nhớ nơi ở cũ.

□ Làm người phải thuỷ chung.

✓ Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.

Bài 3 (trang 19 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Dựa theo ý một khổ thơ trong bài sắc màu em yêu, hãy viết một đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật mà em yêu thích. Chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ rồi hoàn thành bài tập.

Trả lời:

Nhà em ở gần biển. Em thích cùng mẹ đi dạo trên bờ biển, cảm nhận vị mặn mòi của biển quê hương và nhìn về phía biển. Biển dữ dội vô cùng nhưng cũng như nàng công chúa đài các, thay đổi xiêm y liên tục. Đó là màu xanh lơ vào buổi sáng, xanh biếc vào buổi trưa như ôm trọn lấy vòm trời xanh thẳm, và màu xanh thẫm vào buổi chiều. Em yêu màu xanh.

Mẹ bảo đó là màu của tuổi trẻ, của hòa bình, của niềm tin và hi vọng... và hơn hết, đó chính là màu của biển quê hương.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chín trong câu “Nghĩ cho chín rồi hãy nói” (nghĩ chín) là ở trạng thái đã suy nghĩ kĩ và từ chín ở câu “Lúa ngoài đồng đã chín vàng” là từ nhiều nghĩa (vì có nét nghĩa

(5) Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được. Phương

diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.. b) Những hạt mưa to và nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào. c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với

a) Gạch dưới các quan hệ từ có trong đoạn văn. b) Cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ (được in đậm) trong câu. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt

đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đào mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ

Nguyên cười rồi đưa tay lên quệt má. Tôi chẳng buồn lau mặt nữa. Chúng tôi đứng như vậy nhìn ra phía xa sáng rực ánh đèn màu, xung quanh là tiếng đàn, tiếng hát khi

- Quan hệ từ: là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau..

- Trung thực, thẳng thắn Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, nói ngay, nói thẳng băng, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm, được cái thẳng