• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 3: ly_8-_cau_tao_chat_222202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 3: ly_8-_cau_tao_chat_222202110"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD&ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NK TDTT NGUYỄN THỊ ĐỊNH

BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN MÔN VẬT LÝ KHỐI 8 NĂM HỌC 2020 – 2021

GV: BÙI THỊ TRÚC LINH ID: 7742481820

PASS: 725438

CHỦ ĐỀ CẤU TẠO CHẤT

1. Tóm tắt kiến thức

1.1 Các chất được cấu tạo như thế nào?

-Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

(Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại)

- Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi

Hình 1.1. Các loại kính hiển vi

(2)

Hình 1.2. Nguyên tử silic và nguyên tử sắt qua kính hiển vi hiện đại 1.2 Giữa các phân tử có khoảng cách hay không?

- Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.

+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

(3)

1.3 Chuyển động của các nguyên tử, phân tử

- Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brown.

Hình 1.3. Chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown

(4)

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Trong thí nghiệm của Brown nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh, chứng tỏ các phân tử nước chuyển động càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh.

Hình 1.4. Sự va chạm của các phân tử nước vào hạt phấn hoa

1.4. Hiện tượng khuếch tán

Hiện tượng khi các phân tử, nguyên tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

a) Hiện tượng khuếch tán trong chất lỏng

Ví dụ: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Do nước nhẹ hơn nên nổi ở trên, tạo thành mặt phân cách giữa nước và đồng sunfat. Sau một thời gian mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt ⇒Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.

(5)

Cơ chế khuếch tán:

b) Hiện tượng khuếch tán trong chất khí

Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra cả trong chất khí đó là trường hợp các phân tử khí tự hòa trộn vào nhau.

Ví dụ:Mở nút lọ nước hoa trong phòng, do hiện tượng khuếch tán mà sau một thời gian ngắn, mọi người trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa.

c) Hiện tượng khuếch tán trong chất rắn Ví dụ:

- Lấy hai thỏi kim loại là vàng và chì mài thật nhẵn ép sát vào nhau. Sau vài năm, giữa hai thỏi hình thành một lớp hợp kim vàng và chì, có chiều dày khoảng 1mm.

(6)

- Nhổ một cái đinh đã đóng vào gỗ rất lâu, quan sát lỗ đinh ta thấy phần gỗ trong lỗ đinh có màu của gỉ sét. Đó là kết quả của hiện tượng khuếch tán giữa các phân tử của đinh đã gỉ sét và các phân tử gỗ.

So với chất lỏng và chất khí thì hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất rắn rất chậm, cần phải có một thời gian khá dài mới có thể quan sát được hiện tượng này.

Chú ý: Để so sánh hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hay chậm trong các chất, ta căn cứ vào sự chuyển động nhanh hay chậm của các phân tử cấu tạo nên vật, hay nói cách khác là căn cứ vào nhiệt độ của vật. Nhiệt độ của vật càng cao tức là các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.

Ghi nhớ:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng

nhanh.

(7)

2. Bài tập ôn tập

Các em hãy giải thích các hiện tượng sau:

Câu 1: Hãy lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100 cm3hỗn hợp ngô và cát không? Hãy giải thích tại sao.

Câu 2: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Em hãy giải thích hiện tượng này?

Câu 3: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Em hãy giải thích tại sao?

Câu 4: Cá muốn sống được phải có không khí, nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước. Em hãy giải thích tại sao?

3. Đề kiểm tra cuối chủ đề

Các em hãy giải thích các hiện tượng sau

Câu 1 (2 điểm): Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

Câu 2 (2 điểm): Mô tả hiện tượng chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.

Câu 3 (2 điểm): Tại sao khi muối dưa, muối có thể thấm vào lá dưa và cọng dưa?

Câu 4 (2 điểm): Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?

Câu 5 (2 điểm): Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Do các phân tử đồng xen vào khoảng cách của các phân tử nhôm và các phân tử nhôm xen vào khoảng cách của các phân tử đồng xảy ra hiện tượng khuếch tán. Tên của một

Đọc thông tin trong SGK và quan sát hình vẽ cho biết cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt?... Sự to ra và dài ra của xương Đọc thông tin

Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị: cacbon hóa trị IV, oxi hóa trị II, hidro hóa trị I.. Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.?. - Giải thích

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng càng tăng.. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng.. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử

C©u 14 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổiA. Khối lượng riêng

C©u 9 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi.. Khối lượng riêng