• Không có kết quả nào được tìm thấy

LÍ 8-TUAN 24-CHU ĐỀ CAU TAO CHAT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "LÍ 8-TUAN 24-CHU ĐỀ CAU TAO CHAT"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS&THPT Mỹ Phước Học kỳ II năm học 2019-2020

Tuần: 24 Tiết: 24 - 25

Ngày soạn: 8/04/2020

CHỦ ĐỀ: CẤU TẠO CHẤT Bài 19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO ?

Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức :

- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

- Nêu được khi ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

2. Về kỹ năng :

- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.

3. Về thái độ :

Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.

B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Hướng dẫn học sinh tự học trên internet, trên tài liệu, trên trường học kết nối, trên website của trường, trên zalo.

C. NỘI DUNG

I. LÝ THUYẾT

TG NỘI DUNG GV HƯỚNG DẪN HS THỰC HIỆN

I. Các chất được cấu tạo như thế nào ? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

II.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

hay không ?

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

III. Các nguyên tử, phân tử chuyển động

- Yêu cầu HS đọc phần thông tin trang 68 SGK và xem hình 19.3 SGK để rút ra kết luận chất được cấu tạo như thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm thí nghiệm trộn cát và hạt ngô hoặc hạt đậu và kết hợp đọc thông tin C2 để rút ra kết luận về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử.

- Yêu cầu vận dụng các kết luận để giải thích câu C3, C4, C5 trang 70 SGK.

- GV Mô tả thí nghiệm Bơ-rao (xem hình 20.2, 20.3 SGK) và

- HS đọc phần thông báo GSK trang 68. Quan sát tranh h19.3  rút ra kết luận.

- HS tự làm thí nghiệm trộn cát và hạt ngô hoặc hạt đậu và kết hợp đọc thông tin C2  rút ra kết luận.

C3. Khi khuấy lên, các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.

C4.Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách.

Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần C5.Vì các phân tử không khí có thể xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước - HS đọc thông tin SGK trang 71 và 72.

Môn Vật Lí 8 GVHD Trần Viết Sơn

(2)

Trường THCS&THPT Mỹ Phước Học kỳ II năm học 2019-2020

không ngừng:

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

IV. Chuyển động phân tử và nhiệt độ

Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

thông báo kết quả. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, không ngừng về mọi phía.

- Yêu cầu HS đọc mục III trang 72SGK

- HS đọc mục III rút ra kết luận.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

TG NỘI DUNG GV HƯỚNG DẪN HS THỰC HIỆN

1. Bài tập trắc nghiệm

1.1.tại sao quả bóng bay dù buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bong còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên khi bị thổi căng nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

1.2. Dùng pít-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì

A. kích thước mỗi phân tử khí giảm.

B. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

C. khối lượng mỗi phân tử khí giảm.

D. số phân tử khí giảm.

1.3. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên?

A. Khối lượng của vật.

B. Trọng lượng của vật.

C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật.

D. Nhiệt độ của vật.

1.4. Đối với không khí trong một lớp học thì khi nhiệt độ tăng A. kích thước các phân tử khí tăng.

B. vận tốc các phân tử không khí tăng.

C. khối lượng không khí trong

Yêu cầu HS vận dụng giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách để chọn đáp án đúng 1.1 và 1.2.

HS vận dụng chuyển động phân tử và nhiệt độ để chọn đáp án đúng.

1.1.Chọn D

1.2. Chọn B

1.3. Chọn D

1.4.Chọn B

Môn Vật Lí 8 GVHD Trần Viết Sơn

(3)

Trường THCS&THPT Mỹ Phước Học kỳ II năm học 2019-2020

phòng tăng.

D. thể tích không khí trong phòng tăng.

2. Bài tập tự luận

2.1. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

2.2. Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực.

Tại sao có hiện tượng trên? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xãy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?

3. Bài tập tự rèn BT 20.15/55 SBT BT 20.18/55 SBT

- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng để giải thích.

- Yêu cầy HS vận dụng các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng và chuyển động phân tử vào nhiệt độ để giải thích.

GV hướng dẫn

BT 20.15/55 SBT: vận dụng kết luận các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng và giữ chúng có khỏng cách để trả lời.

BT 20.18/55 SBT: Vận dụng kết luận chuyển động phân tử và nhiệt độ kết hợp khái niệm áp suất chất lỏng đã học để giải thích.

2.1. Do các phân tử chuyển động nhanh hơn khi tăng nhiệt độ.

2.2. Do các phân tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách.

HS về nhà tự làm vào vở bài tập báo cáo ở tiết học sau.

III. CHUẨN BỊ KIẾN THỨC CHO TIẾT HỌC SAU

HS tự đọc trước nội dung bài 21; 22; 23 để tìm ra các kiến thức trọng tâm nhằm phục vụ cho tiết học sau tích hợp thành một chủ đề.

Môn Vật Lí 8 GVHD Trần Viết Sơn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi tăng nhiệt độ của khối khí, vì khi nhiệt độ tăng các nguyên tử, phân tử chuyển động

Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.. - Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng càng tăng.. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật

Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên, thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng.. Hỏi nước nóng lên thêm

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật đó chuyển động càng nhanh, động năng của chúng càng lớn. 5) Nhiệt năng: của một vật là tổng

Khi nhiệt độ càng giảm thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.. Câu 6: Đơn vị nào trong các đơn vị sau là đơn vị

Câu 7: Chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật không có tính chất nào sau đây.. Hỗn độn

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.. - Có 2 cách: thực hiện công