• Không có kết quả nào được tìm thấy

lý 8 19-20

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "lý 8 19-20"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Huỳnh Thị Lựu Đề kiểm tra môn: Vật lý

Lớp : 8

Ngày kiểm tra: 19/ 05/ 2020

Người ra đề: Hoàng Lê Phương Thảo Nhóm : Lý 8, 9

Tổ : Toán Lý

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HKI MÔN VẬT LÝ 8

Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 20 đến tiết thứ 25 theo PPCT (sau khi học xong bài 22: Dẫn nhiệt) 1. TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.

Hệ số quy đổi: 0.7 Thang điểm: 10

Nội dung Tổng

số tiết

Tổng số tiết lý thuyết

Số tiết quy đổi Số câu Điểm số BH (a) VD

(b) BH VD BH VD

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1. Công – Công suất 3 2 2.1 0.9 4 4 2.0 2.0

2. Cơ năng 1 1 0.7 0.3 2 0 1.0 0.0

3. Cấu tạo chất 2 2 1.4 0.6 3 2 2.0 0.5

4. Nhiệt năng – Dẫn

nhiệt 2 2 1.4 0.6 3 2 2.0 0.5

Tổng cộng 8 8 4.9 2.1 12 8 7.0 3.0

2. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(2)

3. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Tên Chủ đề Nhận biết

(Mức độ 1)

Thông hiểu (Mức độ 2)

Vận dụng (Mức độ 3)

Vận dụng cao (Mức độ 4) 1.Công – Công

suất

- Ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.

- Điều kiện để có công cơ học.

- Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.

- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.

- Tính được công suất và các đại lượng có trong công thức P=

A t

.

- Tính được công cơ học và các đại lượng có trong công thức A = F.s

Số câu Số điểm

3 1,5

1 0,5

3 1,5

1 0,5 2. Cơ năng - Cơ năng tồn tại dưới

hai dạng động năng và thế năng.

- Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì ta nói vật có cơ năng.

Số câu Số điểm

1 0,5

1 0,5 3. Cấu tạo chất - Nêu được các chất

đều cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

- Nêu được giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế

- Giải thích được hiện tượng xảy ra do giữa các

nguyên, phân tử có khoảng cách.

Số câu Số điểm

2 1,0

1 1,0

1 0,25

1 0,25 4. Nhiệt năng –

Dẫn nhiệt

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng - Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng.

- Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hoặc từ vật này sang vật khác.

- Giải thích được cách làm thay đổi nhiệt năng của vật

- Biết vận dụng kiến thức về sự dẫn nhiệt để giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.

Số câu Số điểm

2 1,0

1 1,0

1 0,25

1 0,25

Tổng số câu 8 4 5 3

Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0

Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10%

(3)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng nhất Câu 1: Khi nào một vật có cơ năng?

A. Khi vật đang đứng yên. B. Khi vật có khối lượng.

C. Khi vật có khả năng thực hiện công cơ học. D. Khi vật đang nằm trên mặt đất.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt đó là phân tử.

B. Các chất rắn thì các phân tử không chuyển động.

C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

D. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

Câu 3: Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu. Nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng nhiệt độ của lưỡi cưa?

A. Vì có sự thực hiện công. B. Vì có sự trao đổi nhiệt

C. Vì có ma sát. D. Vì có sự truyền nhiệt.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây có công cơ học?

A. Khi có lực tác dụng vào vật.

B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.

C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực.

D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo của các chất?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.

B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

C. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

D. Khi nhiệt độ càng giảm thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Câu 6: Đơn vị nào trong các đơn vị sau là đơn vị đo công suất?

A. W (oat) B. Kg C. J(Jun) D. m (met) Câu 7: Một người thực hiện một công là 1440J để kéo một vật từ giếng sâu lên đều trong 20 giây. Công suất của người kéo là bao nhiêu?

A. P = 71W. B. P = 72W. C. P = 73W. D. P = 74W.

Câu 8: Trên một bóng đèn có ghi 60W, con số đó có ý nghĩa gì?

A. Công suất định mức của bóng đèn khi hoạt động bình thường.

B. Công suất của bóng đèn.

C. Công thực hiện của bóng đèn.

D. Công thực hiện của bóng đèn trong thời gian nhất định.

Câu 9: Điền cụm từ còn thiếu trong các câu sau:

Cơ năng của vật phụ thuộc ... gọi là thế năng hấp dẫn.

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật gọi là ...

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật ...

hay ... trong quá trình truyền nhiệt.

PHẦN II: TỰ LUẬN (5điểm)

Câu 10: Tại sao nồi xoong thường làm bằng kim loại còn bát đĩa thường làm bằng sành sứ?

Câu 11: Hãy cho ví dụ về trọng lực thực hiện công.

(4)

Câu 12: Cho muối vào cốc nước nóng và cốc nước lạnh thì ở đâu muối tan nhanh hơn ? Tại sao ?

Câu 13: Tại sao xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp?

Câu 14: Một người kéo đều một gàu nước từ giếng sâu 9m lên với một lực kéo 50N . Thời gian kéo hết 0,5 phút.

a, Tính công và công suất của người kéo.

b, Trọng lượng của gàu nước là bao nhiêu?

Câu 15: Nung nóng một miếng chì rồi thả vào cốc lạnh. Nhiệt năng của miếng chì và nước thay đổi như thế nào ? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt ?

5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I: TRẮC NGHIỆM ( 8 câu x 0,5đ = 4đ; câu 9: 1đ)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Đáp

án C D A B D A B A

Độ cao của vật so với vật làm mốc, thế năng đàn hồi

Nhận thêm được, mất bớt đi Phần II: TỰ LUẬN

Câu 10: ( 1,0 điểm)

Giải thích đúng 1,0 đ

Câu 11: ( 0,5 điểm)

Nêu đúng ví dụ 0,5 đ

Câu 12: ( 1,0 điểm)

Giải thích đúng 1,0 đ

Câu 13: ( 0,5 điểm)

Giải thích đúng 0,5 đ

Câu 14: ( 1,5 điểm)

Tính được công : A = 450(J) 0,5 đ

Tính được công suất P = 15(W) 0,5 đ

Tính được trọng lượng của gàu nước P = 50N 0,5 đ Câu 15: ( 0,5 điểm)

Giải thích đúng 0,5 đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.. - Mọi vật đều có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật đó chuyển động càng nhanh, động năng của chúng càng lớn. 5) Nhiệt năng: của một vật là tổng

* Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn..

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.. - Có 2 cách: thực hiện công

- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn..

Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.. thông báo kết

Thước có vạch chia thành từng xăng-ti-mét.. Xăng-ti-mét viết tắt