• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 19

Ngày soạn: 07/01/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022

TOÁN

TIẾT 99.

THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT- THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG (4/4) (tr. 120-125)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nắm được cách tính tỉ số phần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương.

- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

+ Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.

- CV3969: Ghép thành chủ đề.

Tập trung yêu cầu tính thể tích hình hộp chữ nhật, thể tích hình lập phương và vận dụng để giải một số bài tập liên quan; biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?

+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nêu

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(20 phút)

Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15%

- HS đọc

- HS nêu cách tính nhẩm

(2)

của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.

- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn HS phân tích đề theo câu hỏi:

+ Hình lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?

+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là bao nhiêu?

+ Vậy tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là bao nhiêu?

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài.

Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS làm bài

- GV nhận xét, chữa bài cho HS

- HS chia sẻ kết quả a) 10% của 240 là 24 5 % của 240 là 12 2,5% của 240 là 6 17,5% của 240 là : 24 + 12 +6 = 42 b) 10% của 520 là 52 5 % của 520 là 26 20% của 520 là 104 35% của 520 là : 52 + 26 +104 = 182 - Cả lớp theo dõi

+ Hình lập phương bé có thể tích là 64 cm3

+ Tỉ số thể tích của 2 hình lập phương là 3 : 2

+ Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là

3 2

- 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ kết quả Giải

- Tỉ số thể tích hình lập phương lớn so với hình bé là

3

2 Như vậy tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương bé là

3 : 2 = 1,5 = 150 % (thể tích hình lập phương bé)

b)Thể tích hình lập phương lớn là:

64 x 150% = 96 ( m3 ) hoặc: 64 : 100 x 150 = 96 ( m3 ) Đáp số : 150%; 96 m3 - HS làm bài cá nhân

Bài giải a) Hình vẽ trong SGK có tất cả:

8 × 3 = 24 (hình lập phương nhỏ) b) Mỗi hình lập phương A, B, C (xem

(3)

hình vẽ)có diện tích toàn phần là:

2 × 2 × 6 = 24(cm2)

Do cách sắp xếp các hình A, B, C nên hình A có 1 mặt không cần sơn, hình B có 2 mặt không cần sơn, hình C có 1 mặt không cần sơn, cả 3 hình có :

1 + 2 + 1 = 4 (mặt) không cần sơn.

Diện tích toàn phần của 3 hình A, B, C là:

24 × 3 = 72(cm2).

Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:

2 × 2 × 4 = 16 (cm2).

Diện tích cần sơn của hình đã cho là:

72 – 16 = 56 (cm2).

3. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.

- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.

- HS nêu

* Củng cố - dặn dò:

- Tìm cách tính thể tích của một số đồ vật không có hình dạng như các hình đã học.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 45: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Hiểu được cách thức lập một chương trình hoạt động nói về giữ gìn trật tự an ninh - Lập được một chương trình hoạt động cho một trong các hoạt động tập thể góp phần giữ gìn trật tự, an ninh.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.‘

+ Giáo dục ý thức giữ gìn trật tự,an ninh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng hợp tác; kĩ năng thể hiện sự tự tin; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

(4)

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động Mở đầu (3p)

-Nêu cấu trúc của chương trình hoạt động:

Là gì?

- GV nhận xét, giới thiệu bài.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (25p)

a) Tìm hiểu đề bài:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Gọi HS đọc phần gợi ý trong SGK.

+ Em lựa chọn hoạt động nào để lập chương trình hoạt động?

+ Mục tiêu của chương trình hoạt động đó là gì?

+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với lứa tuổi các em?

+ Địa điểm tổ chức hoạt động ở đâu?

+ Hoạt động đó cần các dụng cụ và phương tiện gì?

> GV: Đây là những hoạt động do Ban chỉ huy liên đội của trường tổ chức. Em tưởng tượng mình chính là liên đội trưởng hoặc Liện đội phó của liên đội để lập chương trình hoạt động. Khi lập chương trình hoạt động em nên chọn hoạt động mình tham gia, nếu chưa tham gia vào hoạt động nào, em dựa vào kinh nghiệm tham gia các hoạt động khác để lập chương trình hoạt động.

b) Lập chương trình hoạt động:

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung cho chương trình hoạt động của HS làm vào bảng nhóm.

- 2 HS nêu:

Cấu trúc của chương trình hoạt động:

I. Mục đích

II. Phân công chuẩn bị III. Chương trình cụ thể

- 1 HS đọc - 1HS đọc - 2 HS nêu.

+ Tuyên truyền, vận động mọi người cùng nghiêm chỉnh chấp hành trật tự, an toàn giao thông / tuyên truyền, vận động mọi người cùng chấp hành phòng cháy, chữa cháy…

+ Gắn bó thêm tình bạn bè, rèn ý thức cộng đồng.

+ Địa điểm ở các trục đường chính của địa phương gần khu vực trường em.

+ Loa cầm tay, cờ tổ quốc, khẩu hiệu...

- HS nghe.

- HS làm vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung bài của bạn.

- 2 HS đọc bài làm của mình.

(5)

- Gọi HS dưới lớp đọc chương trình hoạt động của mình.

- Nhận xét, đánh giá HS.

3. Hoạt động Vận dụng (2p)

+ Em nêu những việc cần làm khi lập chương trình hoạt động?

- GV nhận xét,

* Củng cố dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe.

-Xác định mục đích chương trình hoạt động

- Phân công chuẩn bị

- Nội dung hương trình cụ thể - HS nhận xét, tuyên dương.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 46: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến.

- Làm đúng các bài tập, phân tích đúng cấu tạo của câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, tạo các câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến bằng cách thêm quan hệ từ thích hợp.

*Giảm tái: Không dạy phần Nhận xét, Ghi nhớ chỉ làm bài tập phần Luyện tập.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. năng lực ngôn ngữ.

+ Giáo dục HS yêu quý Tiếng Việt

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

+ Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả là gì?

+ Đặt câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động Luyện tập - Thực hành (22p) Bài 1: Tìm và phân tích cấu tạo các câu ghép trong bài: Người lái xe đãng trí.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẩu chuyện

- 2 HS nêu -2 HS đặt câu

(6)

vui Người lái xe đãng trí.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gợi ý HS cách làm bài:

+ Đánh dấu gạch chéo (/) để phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.

+ Gạch 1 gạch ngang dưới từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.

+ Nêu rõ ý nghĩa của từng vế câu.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Bọn bất lương ấy (không chỉ) ăn cắp tay lái / (mà) chúng còn lấy luôn bàn đạp phanh.

+ Truyện đáng cười ở chổ nào?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

Bài 2: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.

- Nhận xét, kết luận các câu đúng.

3. Hoạt động vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS viết một đoạn văn từ 3-5 câu có sử dụng câu ghép biếu thị quan hệ tăng tiến.

- Gọi HS đọc đoạn văn

*Củng cố dặn dò

+ Để thể hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện Người lái xe đãng trí cho người thân nghe, đặt 3 câu ghép có mối quan hệ tăng tiến và chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe

- 2 HS đọc. Lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân..

- Nhận xét bài làm của bạn.

- Chữa bài.

+ Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng ngồi sau tay lái..

-1 HS đọc yêu cầu

- HS làm bài vào vở bài tập.

- Nhận xét bài của bạn.

- Nối tiếp nhau đọc bài

- HS thực hiện yêu cầu.

- 3 HS đọc đoạn văn - HS nêu

IV. ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG BÀI DẠY

...

...

KHOA HỌC

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,…

- Biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng năng lượng mặt trời.

(7)

-Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+ Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Có ý thức quan sát và biết tận dụng nguồn năng lượng mặt trời

* GD SDNLTK&HQ:

- Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.

- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động ,…của con người có sử dụng năng lượng mặt trời.

* CV3799: Linh hoạt dạy theo bài trong SGK lựa chọn nội dung.

*MTBĐ: Tài nguyên biển: cảnh đẹp (với mặt trời) vùng biển; tài nguyên muối

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu:(3phút)

- Khi ăn chúng ta có cần tới năng lượng không ?

- GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài

- Cần năng lượng để thực hiện các động tác ăn như: cầm bát, đưa thức ăn lên miệng, nhai.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(20phút)

Hoạt động1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên

- GV chiếu câu hỏi:

+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào?

+ Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự sống của con người?

+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?

+ Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với thực vật, động vật?

* Gia đình hay mọi người ở địa

phương em đã sử dụng năng lượng Mặt Trời vào những việc gì?

- HS thảo luận - HS suy nghĩ TL

- Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất năng lượng ở dạng ánh sáng và nguồn nhiệt

- Con người sử dụng năng lượng mặt trời để học tập vui chơi, lao động.

- Năng lượng mặt trời giúp con người ta luôn khoẻ mạnh. Nguồn nhiệt do

mặt trời cung cấp cho không thể thiếu đối với cuộc sống con người...

- Nếu không có năng lượng mặt trời, thời tiết và khí hậu sẽ có những thay đổi lớn + không có gió

+ Không có mưa

+ Nước sẽ ngừng chảy và đóng băng + ..Giúp cây xanh quang hợp...

- HS phát biểu

(8)

Hoạt động2 : Sử dụng năng lượng trong cuộc sống

- GV Yêu cầu HS quan sát - Sau 3 phút suy nghĩ HS TL

- Các HS khác nhận xét và bổ sung - GV kết luận

Hoạt động 3: Vai trò của năng lượng mặt trời

- Cho HS nêu lại vai trò của năng lượng mặt trời qua trò chơi:

- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.

… Chiếu sáng

… Sưởi ấm - GV nhận xét, tuyên dương

- HS lên trình bày chỉ hình và nêu tên của những hoạt động, những loại máy móc được minh hoạ ..

+ Tranh vẽ người đang tắm biển

+ Tranh vẽ con người đang phơi cà phê, năng lượng mặt trời dùng để sấy khô..

+ ảnh chụp các tấm pin mặt trời của tàu vũ trụ.

+ ảnh chụp cánh đồng muối nhờ có năng lượng mặt trời mà hơi nước bốc hơi tạo ra muối

HS ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.

3.Hoạt động thực hành:(5 phút)

- Nêu 4 ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hang ngày.

- HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)

- Về nhà chia sẻ với mọi người cần sử dụng năng lượng mặt trời vào thực tế cuộc sống hằng ngày.

- Tham gia sử dụng hợp lí năng lượng mặt trời ở nhà em(ví dụ: sử dụng hệ thống cửa, kê bàn ghế, tủ.... hợp lí để nhà cửa sáng sủa...)

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

Ngày soạn: 07/01/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022

(9)

TOÁN

TIẾT 100. GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. GIỚI THIỆU HÌNH CẦU.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nhận dạng được hình trụ, hình cầu.

- Xác định dược các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Phát triển năng lực quan sát, sử sụng đồ dung, công cụ học toán..

+ Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.

*CV 3799: Bổ sung khai triển hình trụ, hình cầu

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

-YC HS kể tên các hình đã học, nêu tên đồ vật có hình đó

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

-YC HS cầm lên tay cho các bạn xem đồ dùng đã chuẩn bị, nêu tên đồ vật và hình dạng đồ vật đó

- Giới thiệu tên bài học hình trụ, hình cầu

- 2 HS xung phong kể- Cả lớp ghim bạn quan sât, nhận xét.

Dự kiến phương án trình bày

+ Tờ giấy hình chữ nhật, cái mâm hình tròn,

+ Em đã chuẩn bị hộp sữa Ông Thọ, hình trụ

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới( 10p)

*HĐ1: Giới thiệu hình trụ.

- YC HS mô tả đồ vật có dạng hình trụ:

hộp sữa, hộp chè,... theo gợi ý + Lắp và đáy hộp là hình gì

+ So sánh mặt trên và mặt dưới của hình đó

- Kết luận về đặc điểm của hình trụ - Chia sẻ màn hình hình ảnh các đồvật hình trụ

Và đặc điểm của hình trụ: có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và một mặt xung quanh.

- Giới thiệu cách vẽ hình trụ

- Giới thiệu diienj tích xung quanh

- 3 HS quan sát lon nước ngọt, mô tả HS khác ghim hình của bạn để nhìn cho rõ - nhận xét

Dự kiến trả lời

+ đáy và nắp hộp hình trụ

+ 2 đáy là 2 hình tròn bắng nhau - HS nêu nhận xét chung về các đặc điểm của hình trụ.

- Học sinh quan sát, nhận xét.

Vì 2 đáy không bằng nhau, ...

(10)

hình trụ

- GV đưa ra hình nón cụt – cái cốc, hoặc hình ống vát nhọn đầu

- YC HS nhận biết có phải hình trụ không, giải thích tại sao không là hình trụ.

- YC học sinh nêu ví dụ về các đồ vật có dạng hình trụ. Dừng chia sẻ màn hình

* Củng cố về hình trụ và đặc điểm của hình trụ.

- Một số HS nêu ví dụ về hình trụ.

Các HS khác ghim bạn để nhìn rõ.

- Nhiều HS nhắc lại các đặc điểm của hình trụ

* HĐ2: Giới thiệu hình cầu.

Tiến hành tương tự phần giới thiệu hình trụ

* Hình cầu Là khổi tròn đều, cân đối, các phía đều căng phồng như nhau

- Học sinh nối tiếp nêu ví dụ về hình cầu.

- Học sinh phân biệt hình cầu và hình tròn

3. Hoạt động luyện tập: (10p) Bài 1: Trong các hình dưới đây...

Share màn hình , YC đọc đề, HS suy nghĩ và trình bày 1 phút

- GV nhận xét, kết luận đáp án đúng:

Hình A, E là hình trụ.

* YC HS nhắc lại đặc điểm của hình trụ

- 1 học sinh nêu yêu cầu bài.

- HS quan sát, suy nghĩ, 6 HS trình bày ý kiến – HS khác quan sát màn hình

Dự kiến lời trình bày

Hình D không là hình trụ vì xung quanh phồng lên

Hình B không là hình trụ vì đáy không là hình tròn

Bài 3: a ,Kể tên một vài đồ vật có dạng hình trụ.

YC HS đọc đề bài, nhớ lại hình dạng các đò vật, trình bày ý kiến

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

4. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

Chia sẻ màn hình nhiệm vụ của HS tìm cách tính diện tích xung quanh của hình trụ

* Củng cố - dặn dò:

YC HS đọc lại đặc điểm hình trụ, hình cầu

- Nhắc học sinh tiếp tục tìm hiểu thêm các đồ vật có dạng hình cầu, chuẩn bị bài sau.

hộp cháo sen, bóng đèn tuýp

Học sinh đọc YC để thực hiện,

- Sau buổi học, đọc lại nhiệm vụ trên za lo nhóm, đo, ghi chép số đo và tính toán, chụp kết quả gửi báo cáo vào za lo riêng của GVCN

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(11)

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 46: TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.

- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+Năng lực ngôn ngữ, năng lực nhận biết,năng lực thẩm mĩ

+ Nhận biết cái hay cái đẹp trong bài văn kể chuyện, Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của Gv Hoạt động của Hs

1. Hoạt động Mở đầu (3p)

- Nêu cấu tạp của bài văn kể chuyện - GV nhận xét - giới thiệu bài và ghi bảng.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành (22p) a) Nhận xét chung bài làm của HS

- Gọi HS đọc lại đề bài tập làm văn.

- Nhận xét chung:

+ Ưu điểm: HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài, bố cục chặt chẽ, biết diễn đạt, có sự sáng tạo, ít sai chính tả,...

+ Nhược điểm: 1 số bài diễn đạt ý chưa trọn vẹn, dùng từ chưa hợp lí, còn sai chính tả.

- Trả bài cho HS.

b) Hướng dẫn làm bài tập

- YCHS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của cô giáo, tự sửa lỗi bài của mình.

- GV giúp đỡ từng HS.

c) Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt

- Gọi 1 số HS có đoạn văn hay, bài viết tốt đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi để tìm ra cách dùng từ hay, lỗi diễn đạt

- 2HS trình bày: gồm 3 phần: Mở đầu, diễn biễn, kết thúc.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe và theo dõi.

- HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS tự sửa lỗi bài của mình.

- 1 số HS đọc đoạn văn, bài văn hay của mình, HS trao đổi để tìm ra cái hay ở từng đoạn văn, bài văn đó.

(12)

hay, ý hay.

IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - GV hướng dẫn viết lại một đoạn văn.

- GV gợi ý viết lại 1 đoạn văn khi:

+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.

+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.

+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.

+ Mở bài, kết bài đơn giản.

- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Củng cố dặn dò:

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau.

- HS viết lại đoạn văn chưa hay.

- HS đọc đoạn văn viết lại.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...Ngà y soạn: 07/01/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm 2022

TẬP ĐỌC

TIẾT 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS đọc đúng các tiếng, từ khó: luật tục; Ê- đê, , Hiểu được nghĩa các từ ngữ khó trong bài: song, co, luật tục, … Kể được một số Luật ở nước ta

-Hiểu và ghi lại được nội dung bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp

+ Có ý thức trách nhiệm về việc làm của mình, thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp, địa phương, tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật.

*VHƯX: HS có thói quen chào hỏi, xin phép ông bà, cha mẹ, người thân,...

*CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần? + Nêu nội dung của bài?

+ Nêu những từ ngữ, chi tiết nói lên tình cảm và mong ước của người

- HS đọc - HS nêu

(13)

chiến sĩ đối với các cháu.

- Gv nhận xét, bổ sung - Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: (15 phút)

a) Luyện đọc

- Gọi HS đọc tốt đọc bài

- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?

- Cho HS nối tiếp nhau đọc bài

- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu.

- Mời 1 HS đọc cả bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn. GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.

b)Tìm hiểu bài

- Cho HS chia sẻ những điều em đã biết và muốn biết ( Phiếu KWLH) + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?

+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

+ Nội dung vừa tìm hiểu là gì?

* Luật tục là những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc. Người xưa đặt ra luật tục buộc người phải tuân theo nhằm đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình ổn cho mọi người. Các loại tội mà người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.

- Lớp nhận xét - HS ghi vở

- 1HS đọc bài

- Bài văn có thể chia 3 đoạn + Đoạn 1: Về cách xử phạt.

+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.

+ Đoạn 3: Về các tội.

- Học sinh đọc nối tiếp.

+ Lần 1: HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát …

+ Lần 2, 3: HS đọc nối tiếp lần 2 và tìm hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK.

- 1 em đọc chú giải sgk.

- 1 HS đọc cả bài.

- HS lắng nghe

+ Người xưa đặt ra luật tục để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

+ Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình

1. Về các tội - Lắng nghe.

+ Đồng bào Ê-đê quy định các mức xử phạt

(14)

+ Nội dung vừa tìm hiểu là gì?

+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.

+ Nêu nội dung đoạn 2?

+ Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- GV giới thiệu một số luật cho HS biết.

+ Qua bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê em hiểu điều gì?

- GV tiểu kết

- Bài văn muốn nói lên điều gì ? - GV nhận xét, chốt

- Giáo viên yêu cầu lớp ghi lại nội dung chính của bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại ND bài

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:

10( phút)

- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc.

- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1:

+ GV đọc mẫu

5. Hoạt động vận dụng: (2 phút) + Qua bài tập đọc, em hiểu được điều gì?

* VHƯX: Trước khi ra khỏi nhà, hay khi về nhà,… em cần làm gì?

rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử phạt nặng ( phạt tiền một co), người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.

+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mắt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,...của kẻ phạm tội, đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội, phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.

2. Về cách xử phạt và tang chứng, vật chứng

+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…..

- HS theo dõi

+ Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.

- HS nghe

- HS nối tiếp nêu: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.

- HS nghe và ghi lại nội dung bài vào vở ghi - HS nêu

- 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc cá nhân

- 2 HS nêu câu trả lời

+ Trước khi ra khỏi nhà, hay khi về nhà,…

em cần chào hỏi ông bà cha mẹ, người thân.

(15)

GV: Muốn đi đâu hay làm một việc gì quan trọng, chúng ta cần, xin phép ông bà, cha mẹ, người thân,… .Chỉ được thực hiện sau khi người thân cho phép.

* Củng cố dặn dò

Một xã hội văn minh con người phải thực hiện điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò: tìm hiểu một số bộ luật hiện hành của nước ta.

- HS nghe và thực hiện

-Mọi người phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

-Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

CHÍNH TẢ

TUẦN 23+24: CAO BẰNG + NÚI NON HÙNG VĨ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hướng dẫn HS tự viết bài ở nhà:Viết đúng chính tả, trình bày đẹp 4 khổ thơ cuối bài Cao Bằng và bài Núi non hùng vĩ.

- Làm đúng bài tập chính tả viết đúng tên riêng Việt Nam : bài tập BT2, BT 3 ( trang 48) và bài 2,3 (Trang 58)

* GDMT: Giáo dục tình cảm yêu quý cảnh vật thiên nhiên nơi vùng núi cao. Tự hào về cảnh đẹp đất nước và nâng cao ý thức BVMT.

CV 3969: Ghép nội dung 2 tiết chính tả (tuần 23, 24: Nhớ - viết: Cao Bằng; Nghe - viết: Núi non hùng vĩ) thành 1 tiết: GV tổ chức dạy học nội dung chính tả âm vần - Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực thẩm mĩ

+ Giáo dục tình cảm yêu quý cảnh vật thiên nhiên nơi vùng núi cao. Tự hào về cảnh đẹp đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt. vở chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: 3'

- Khi viết tên người tên địa lí ta viết như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương.

- GV nêu mục tiêu tiết học, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (14p)

2.1 Hướng dẫn viết bài “Cao Bằng”

-2HS nêu

- Chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều phải viết hoa

- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(16)

a) Trao đổi về nội dung bài viết - Yêu cầu HS đọc thuộc 4 khổ thơ đầu + Những từ ngữ, chi tiết nói lên địa thế của Cao Bằng?

+ Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng?

- Yêu cầu HS nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn - Yêu cầu HS viết từ khó

+ Trong đoạn văn em cần viết hoa những từ nào?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.

- Lưu ý HS cách trình bày bài thơ c. GV hướng dẫn HS viết bài tại nhà.

2.1 Hướng dẫn viết bài “ Núi non hung vĩ”

a. Trao đổi nội dung đoạn cần viết.

- Gọi 1 HS đọc bài văn

+ Đoạn văn cho em biết điều gì?

+ Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?

*BVMT: Những người dân nơi đây đang canh giữ một vùng biên cương của tổ quốc.

- GV giáo dục tình cảm yêu quý môi trường thiên nhiên nơi vùng núi cao, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên cho HS

b.- Hướng dẫn viết từ khó.

- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được

c. GV hướng dẫn HS viết bài tại nhà.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p)

a, Bài tập ‘Cao Bằng”

Bài 2: Cá nhân

-1 HS đọc - Hs nêu :

Sau khi qua Đèo Gió, lại vượt Đèo Giàng,…

- HS nêu: Con người rất đôn hậu, mến khách.

- HS nêu

- Tên riêng: Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc, Cao Bằng

- Từ khó:suối trong, núi non - HS nghe

- 1 HS đọc bài trước lớp.

- Đoạn văn giới thiệu con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.

-Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc

- HS lắng nghe

- HS nêu các từ khó viết. Ví dụ: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan- xi- păng, Ô Quy Hồ,...

- HS dưới viết vào giấy nháp.

(17)

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS làm bài

- Cho HS chia sẻ

- GV nhận xét, kết luận - Gọi HS đọc lại câu văn Bài 3:

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài, theo hướng dẫn sau:

+ Đọc kĩ bài thơ

+Tìm và gạch chân tên riêng có trong bài +Viết lại các tên đó cho đúng

- GV gọi HS phát biểu.

- GV nhận xét, kết luận

Hỏi: Tại sao lại viết hoa các tên đó?

b, Bài tập “ Núi non hung vĩ”

Bài 2:

- Cho HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

4. Hoạt động vận dụng (3p)

Bài 3. Gv tổ chức cho hs giải câu đố theo cặp đôi:

+Viết tên các nhân vật lịch sử trong câu đố + Trao đổi hiểu biết về nhân vật đó

- Trò chơi:

+ Đại diện nhóm bốc thăm

+ Giải câu đố và viết tên nhân vật

+ Nói những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử

- Nhận xét, tuyên dương Hs

- HS đọc đề bài - HS làm vào vở - HS nghe

- 3 HS đọc

a. Cô Đảo, Võ Thị Sáu

b. Điện Biên Phủ, Bế Văn Đàn c. Công Lý, Nguyễn Văn Trỗi - HS đọc yêu cầu

-HS làm bài

- Mỗi HS chỉ ra một địa danh viết sai và viết lại cho đúng

Hai ngàn - Hai Ngàn Ngã ba - Ngã Ba Pù mo - Pù Mo Pù xai- Pù Xai

- HS nêu: Vì đó là tên địa lí Việt Nam nên các chữ đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó đều phải viết hoa.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Lớp làm vào vở,

+Tên người, tên dân tộc : Đăm San, Sun, Mơ- nông, Nơ Trang Lơng, Dơ- hao

+Tên địa lí :Tây Nguyên, Sông Ba

- HS lắng nghe.

1 HS giải đố, đọc tên nhân vật

1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo

2. Quang Trung- Nguyễn Huệ 3. Đinh Bộ Lĩnh- Đinh Tiên Hoàng

(18)

* Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

4. Lí Thái Tổ 5. Lê Thánh Tông

- Hs ghi nhớ, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

TOÁN

TIẾT 101. LUYỆN TẬP CHUNG( Trang 128)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Yêu thích môn học, có thái độ nghiêm túc trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát:

- Cho HS phát biểu:

+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?

- Giới thiệu bài

- HS hát - HS trả lời

- HS mở sách, vở 2. Hoạt động thực hành:(20 phút)

Bài 1(a,b): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- GV cho HS suy nghĩ để tìm ra cách giải - Yêu cầu HS làm bài

- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài

- HS đọc yêu cầu của bài

- HS suy nghĩ để tìm ra cách giải - HS làm bài

- Đại diện HS chia sẻ trước lớp Bài giải

1m = 10dm ; 50cm = 5dm;

60cm = 6dm

Diện tích kính xung quanh bể cá là:

(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích kính mặt đáy bể cá là:

(19)

Bài 2: HĐ cá nhân

- GV mời 1 HS đọc đề bài toán

- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương - Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét

Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét bài làm của học sinh

10 x 5 = 50 (dm2) Diện tích kính để làm bể cá là:

180 + 50 = 230 (dm2) Thể tích của bể cá là:

50 x 6 = 300 (dm3) 300 dm3 = 300 lít Đáp số: a: 230 dm2 b: 300 dm3

- HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu quy tắc

- Cả lớp làm vào vở

- HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp Bài giải

a, Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

(1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2) b, Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

(1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) c, Thể tích của hình lập phương là:

1,5 x1,5 x 1,5 = 3,375 (m3) Đáp số: a, 9m2 ; b, 13,5m2

c, 3,375m3 - HS làm bài, báo cáo giáo viên

- Diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.

- Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.

3. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích, thể tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố - dặn dò:

- Vận dụng kiến thức tính nguyên vật liệu làm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(20)

...

...

...

KHOA HỌC

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Kể tên một số loại chất đốt

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: Sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,...

+Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt

- Góp phần phát triển các năng lực - PC:

+Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

+ Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt

* GDKNS :

- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

* GD SDNLTK&HQ:

- Công dụng của một số loại chất đốt.

- Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt

* MTBĐ: Tài nguyên biển: dầu mỏ

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS : skg, vbt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu:(3phút) - Cho HS trả lời câu hỏi sau:

+ Vì sao mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất?

+ Năng lượng mặt trời được dùng để làm gì?

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS trả lời

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(20phút)

*Hoạt động 1: Một số loại chất đốt + Em biết những loại chất đốt nào?

+ Em hãy phân loại chất đốt đó theo

- HS nối tiếp nhau trả lời

+ Những loại chất đốt như: than, củi, tre, rơm, rạ, dầu, ga…

- Thể rắn: Than, củi, tre, rơm rạ…

- Thể lỏng: Dầu

(21)

3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí

+ Quan sát hình minh hoạ 1, 2, 3 trang 86 và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? Chất đốt đó thuộc thể gì?

* Hoạt động 2: Công dụng của than đá và việc khai thác than đá

- GV nêu: Than đá là loại chất đốt dùng nhiều trong đời sống con người và trong công ngiệp….

- Yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 86

+ Than đá được sử dụng vào những việc gì?

+ Ở nước ta, than đá được khai thác ở đâu?

+ Ngoài than đá còn có loại than nào khác không?

- GV chỉ vào tranh giải thích cách khai thác

* Hoạt động 3: Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 87 SGK và trả lời các câu hỏi sau

+ Dầu mỏ có ở đâu?

+ Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?

+ Những chất nào có thể lấy ra từ dầu mỏ?

+ Xăng được sử dụng vào những việc gì?

+ Nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?

* Gia đình con dùng loại chất đốt gì?

Nhà con sử dụng ntn?.

- GV kết luận

* Hoạt động 4: Công dụng của chất

- Thể khí: ga

- HS quan sát tranh và trả lời

- HS suy nghĩ

- Có trong tự nhiên, nằm sâu trong lòng đất

- Người ta dựng các tháp khoan nơi có chứa dầu mỏ. Dầu mỏ được lấy lên theo các lỗ khoan của giếng

- …xăng, dầu hoả, dầu đi- ê- ren, dầu nhờn, nước hoa tơ sợi nhân tạo, nhiều loại chất dẻo

- …chạy các loại động cơ. Dầu được sử dụng để chạy máy, các loại động cơ, làm chất đốt và thắp sáng

- Dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở Biển Đông

(22)

đốt ở thể khí và việc khai thác

- GV tổ chức HS đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về việc khai thác các loại khí đốt, thảo luận rồi trả lời

+ Có những loại khí đốt nào?

+ Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?

+ Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?

- GV dùng tranh minh hoạ 7, 8 để giải thích cho HS hiểu cách tạo ra khí sinh học hay còn gọi là khí bi- ô- ga

- GV kết luận về tác dụng của các loại khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy…

- Có hai loại khí đốt là khí tự nhiên và khí sinh học

- …có sẵn trong tự nhiên, con người lấy ra từ các mỏ

- Người ta ủ chất thải, phân súc vật, mùn rác vào trong các bể chứa. Các chất trên phân huỷ tạo ra khí sinh học.

3.Hoạt động thực hành:(5 phút)

Viết chữ Đ vào ☐ trước câu đúng, chữ S vào ☐ trước câu sai.

Nguyên nhân dẫn tới nhu cầu sử dụng chất đốt tăng là:

☐ Dân số trên Trái Đất tăng.

☐ Sử dụng bếp đun cải tiến.

☐ Sự phát triển của công nghiệp.

☐ Sự khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời.

- HS làm bài

Đ☐ Dân số trên Trái Đất tăng.

S☐ Sử dụng bếp đun cải tiến.

Đ☐ Sự phát triển của công nghiệp.

S☐ Sự khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời.

4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)

? Ở địa phương em thường sử dụng các loại chất đốt nào? Các chất đốt đó thuộc thể gì?

* Kể nguồn năng lượng có thể thay thế chúng nhằm bảo vệ môi trường sống?

- Về nhà chia sẻ với mọi người cần sử dụng tiết kiệm năng lượng chất đốt nhằm bảo vệ tài nguyên bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt ở gia đình.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(23)

Ngày soạn: 07/01/2022

Ngày dạy: Thứ năm ngày 13 tháng 1 năm 2022

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 47: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẬT TỰ - AN NINH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Mở rộng được vốn từ về trật tự- an ninh

-Tìm được các từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp các em tự bảo vệ mình khi cha mẹ không có ở bên.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Có kĩ năng tự bảo vệ mình trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

- Cho HS nghe và xem video bài hát: “Từ một ngã tư đường phố”

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

+ Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

- GV: Đúng đấy các em ạ. Công việc của các chú công an vô cùng vất vả và nguy hiểm.Nhưng nhờ đó mà trật tự, an ninh xã hội mới được ổn định. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu nghĩa của từ an ninh và những việc cần làm để giữ gìn trật tự an ninh và cách bảo vệ bản thân trong cuộc sống.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:

(10 phút)

Bài tập1: HĐ cá nhân - Gọi học sinh đọc đề bài.

- GV lưu ý các em đọc kĩ nội dung từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ an ninh

- HS nghe

- Nội dung bài hát nói về công việc điều khiển giao thông của các chú công an.

+ Giữ cho trật tự giao thông đường phố.

- HS nghe

- HS ghi vở

- 1 học sinh đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ phát biểu ý kiến.

(24)

- Gọi HS trình bày kết quả làm việc.

+ Tai sao em lại chọn ý a, c?

- GV và HS nhận xét.

- Yêu cầu HS đặt câu với từ an ninh.

- Nhận xét, khen ngợi.

- GV chốt lại, nếu học sinh chọn đáp án a, giáo viên cần giải thích: dùng từ an toàn;

nếu chọn đáp án c, giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ thay thế (hoà bình).

- GV: Qua bài tập 1, các em đã hiểu được nghĩa của từ an ninh. Để giúp các em biết được những việc làm , những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp các em tự bảo vệ mình khi cha mẹ không có ở bên. Chúng ta cùng chuyển sang BT4 nhé.

3.Hoạt động: Luyện tập thực hành (13p) Bài tập 4

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân - Trình bày kết quả.

- Lớp nhận xét, loại bỏ đáp án (a) và (c); phân tích để khẳng định đáp án (b) là đúng (an ninh là yên ổn về chính trị và trật tự xã hội).

- HS nêu

- HS nối tiếp nhau đặt câu với từ an ninh.

- HS lắng nghe,ghi nhớ

- Đọc bảng hướng dẫn sau và tìm các từ ngữ chỉ việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ em không có ở bên.

- HS làm vào vở - Cá nhân chia sẻ

- + Từ ngữ chỉ việc làm: Nhớ số điện thoại của cha mẹ; gọi điện thoại 113, hoặc 114, 115… không mở cửa cho người lạ, kêu lớn để người xung quanh biết, chạy đến nhà người quen, tránh chỗ tối, vắng, để ý nhìn xung quanh, không mang đồ trang sức đắt tiền không cho người lạ biết em ở nhà một mình ...

+ Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức: Đồn công an, nhà hàng, trường học, 113 (CA thường trực chiến đấu), 114 (CA phòng cháy chữa cháy), 115 (đội

(25)

- GV nhận xét kết luận các từ ngữ đúng - GV: chốt chuyển

4.Hoạt động vận dụng:(4 phút)

+ Nếu chẳng may con bị lạc đường, con sẽ làm gì?

+ Yêu cầu HS đọc số điện thoại của bố, mẹ, ông , bà,...

+ Khi cần gọi cho công an ,con cần gọi đến số điện thoại nào?

+Khi cần gọi xe cấp cứu , cần gọi đến số điện thoại nào?

+ Số điện thoại nào gọi cho cứu hỏa?

* Củng cố dặn dò:

Vì sao phải giữ gìn trật tự an ninh?

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò

thưòng trực cấp cứu y tế)

+ Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ khi không có cha mẹ ở bên: Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè…

- Lắng nghe.

- Con sẽ đến đồn công an hoặc trường học, cơ quan nào gần đó nhờ gọi điện thoại cho bố mẹ.

- Hs đọc - 113 - 115 - 114 -.

HS lắng nghe để thực hiện cho tốt.

Giữ gìn trật tự an ninh là bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người trong xã hội được yên bình.

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...TO ÁN

TIẾT 103. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết: Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi đơn vị đo thời gian.

- Vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 3a - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

+ Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - Học sinh: Vở, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(26)

1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của HHCN, HLP.

- GV nhận xét - Giới thiệu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(10 phút)

* Các đơn vị đo thời gian

+ Kể tên các đơn vị đo thời gian mà em đã học ?

+ Điền vào chỗ trống - GV nhận xét HS

- Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Kể 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?

+ Kể tên các tháng trong năm? Nêu số ngày của các tháng?

- GV giảng thêm cho HS về cách nhớ số ngày của các tháng

- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.

* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian - GV treo bảng phụ có sẵn ND bài tập đổi đơn vị đo thời gian, cho HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ kết quả

1,5 năm = …tháng ; 0,5 giờ =…phút 216 phút =.. giờ….. phút = .. giờ - HS làm và giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên

- GV nhận xét, kết luận

- HS nối tiếp nhau kể

- HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp

- 1 thế kỉ = 100 năm;

1 năm = 12 tháng.

1 năm = 365 ngày;

1 năm nhuận = 366 ngày

Cứ 4 năm lại có một năm nhuận.

1 tuần lễ = 7 ngày ; 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây.

+ Năm nhuận tiếp theo là năm 2004. Đó là các năm 2008; 2012; 2016.

- HS nêu - HS nghe - HS đọc

- HS làm vở rồi chia sẻ kết quả

1,5 năm =18 tháng ; 0,5 giờ = 30phút 216 phút = 3giờ 36 phút = 3,6 giờ

- HS nêu cách đổi của từng trường hợp.

VD:

1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.

3. HĐ thực hành: (10 phút) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm

(27)

- HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ

- GV nhận xét và chữa bài

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- HS tự làm bài, chia sẻ.

- GV nhận xét và chốt cho HS về cách đổi số đo thời gian

Bài 3a:

- HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS trình bày bài làm.

- GV nhận xét, đánh giá

Bài 3b(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân

- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả - Mỗi HS nêu một sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ.

VD: Kính viễn vọng - năm 1671- Thế kỉ XVII.

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Đổi các đơn vị đo thời gian - HS làm vào vở.

6 năm = 72 tháng

4 năm 2 tháng = 50 tháng 3 năm rưỡi = 42 tháng

0,5 ngày = 12 giờ

3 ngày rưỡi = 84 giờ; …

- Viết số thập phân thích hợp điền vào chỗ trống.

- HS đọc và làm bài, chia sẻ kết quả

72 phút = 1,2 giờ

270 phút = 4,5 giờ

- HS làm bài báo kết quả cho giáo viên b) 30 giây = 0,5 phút

135 giây = 2,25 phút 4. Hoạt động vận dụng : (5 phút)

- Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào ?

- Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào ?

- Thế kỉ XIX

- Thế kỉ XX

* Củng cố - dặn dò:

- Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.

- HS nghe và thực hiện

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

... Ngày soạn: 07/01/2022

(28)

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2022 TẬP ĐỌC

TIẾT 48: HỘP THƯ MẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các từ khó, hiểu được các từ ngữ trong bài. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK hiểu nội dung chính của bài văn: Ca ngợi ông Hai Long và những chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí giữ vững đường dây liên lạc, góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Góp phần phát triển năng lực – phẩm chất

+ Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

+Cảm phục sự mưu trí, dũng cảm của các chiến sĩ tình báo.Giáo dục thái độ biết ơn những chiến sĩ cách mạng.

*CV 3799: Cho HS nghe ghi ND chính của bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

- Cho HS đọc lại bài: "Luật tục xưa của người Ê-đê"? trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?

- Nhận xét cho từng HS.

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- 3HS đọc, HS trả lời câu hỏi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức mới: (22phút) a Luyện đọc: (10 phút)

- Gọi 1HS đọc tốt đọc toàn bài . - Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ?

- Cho hs đọc nối tiếp theo đoạn.

- Hướng dẫn hs phát âm đúng một số từ

- 1 học sinh đọc.

- HS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đáp lại.

+ Đoạn 2: Từ Anh dừng xe đến ba bước chân.

+ Đoạn3 : Từ Hai Long đến chỗ cũ.

+ Đoạn 4: Phần còn lại . - Hs đọc nối tiếp theo đoạn

+ Lần 1: Luyện đọc đoan, đọc đúng:

Chữ V, bu gi, cần khởi động máy…

(29)

ngữ. Giáo viên ghi bảng.

- GV kết hợp giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ được chú giải sau bài.

- Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân - Mời 1 học sinh đọc lại toàn bài.

- GV hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm toàn bài

+ Lần 2, 3: Luyện đọc đoạn, câu khó - HS luyện đọc cá nhân.

- 1 HS đọc lại toàn bài . - HS lắng nghe.

b. Tìm hiểu bài: (8 phút)

+ Chú Hai Long ra Phú Lâm làm gì?

+ Bạn hiểu hộp thư mật dùng để làm gì?

(Tại sao phải dùng hộp thư mật?)

+ Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?

+ Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?

+ Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long.Vì sao chú làm như vậy?

+ Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?

+ Qua câu chuyện này bạn biết được điều gì?

- Yêu cầu HS tìm nội dung của bài và ghi nội dung bài vào vở.

- Gọi HS nhắc lại

3.Hoạt động Luyện tập, thực hành:(7 phút)

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 đoạn văn, tìm giọng đọc.

- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1 - GV cùng cả lớp đánh giá, khen ngợi - Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân

+ Tìm hộp thư mật để lấy báo cáo và gửi báo cáo.

+ Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng.

+ HS tìm ý trả lời

+ Có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để giúp chúng ta hiểu ý đồ của chúng, chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu.

-HS nêu

-Ca ngợi những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo.

- 2HS nêu

- 4 HS tiếp nối nhau đọc, tìm giọng đọc.

- HS lắng nghe.

- Học sinh luyện đọc cá nhân 4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)

- Chia sẻ những điều em biết về các chiến công thầm lặng của các chiến sĩ

-HS nối tiếp nhau phát

(30)

tình báo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

* Củng cố dặn dò”

Em học được gì qua nhân vật anh Hai Long và các chiến sĩ tình báo?

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò chuẩn bị bài sau

- Hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo’

-HS ghi nhớ thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy

………

………

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 47. ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1)

- Nêu hiểu biết về tả đồ vật: cấu tạo của bài văn, trình tự miêu tả, phép tu từ, so sánh, nhân hoá được sử dụng khi miêu tả.

- Viết dược đoạn văn tả một đồ vật quen thuộc theo yêu cầu của BT 2.

- Góp phần phát triển năng lực - Phẩm chất:

+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo khi tự luyện đọc và tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi trong bài, đưa ra các ý trả lời hay. Năng lực giao tiếp + Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo quản đồ vật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Máy tính,Power Point - HS: SGK, VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật?

- Nhận xét, chốt

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

Bài 1

- Gọi HS đọc bài văn “Cái áo của ba” và chú giải

- Giới thiệu: cách đây vài chục năm HS đến trường chưa mặc đồng phục như hiện nay, chiếc áo của bạn nhỏ được may lại từ chiếc áo quân phục của ba… Trung Quốc.

+ 2 HS nêu

- Lớp nghe, nhận xét

+ 2 HS đọc, lớp nhẩm theo - Lắng nghe

(31)

- Yêu cầu HS làm bài:

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

- Gọi HS trình bày

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Bài văn mở bài và kết bài theo kiểu nào?

- Em có nhận xét gì về cách quan sát để tả cái áo của tác giả?

- Phần thân bài tác giả tả cái áo theo thứ tự nào?

- Để có bài văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

- Giảng: Tác giả đã quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng, đường khâu,… viết bài văn miêu tả đầy chân thực, cảm động.

- Treo bảng phụ ghi các kiến thức cơ bản về văn miêu tả; gọi HS đọc.

3. Hoạt động Luyện tập – thực hành (10 phút)

Bài 2

- Gọi HS đọc đề bài - Gợi ý:

- Đề bài yêu cầu gì?

- Em chọn đồ vật nào để tả?

- Để có đoạn văn miêu tả sinh động, có thể vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?

- GV: em cần chọn cách tả bao quát đến chi tiết hoặc ngược lại; chú ý có câu mở đoạn, câu kết đoạn… hay, sinh động.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc đoạn văn của mình

- Nhận xét, chữa, khen ngợi bài làm tốt 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (2 phút)

- HS làm bài vào vở

- Lớp theo dõi, nhận xét:

+ Mở bài: Tôi có … màu cỏ úa.

+ Thân bài: Chiếc áo sờn... của ba.

+ Kết bài: còn lại.

+ Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như khâu máy;…

- Hình ảnh nhân hóa: (cái áo) người bạn đồng hành quý báu;…

- Mở bài trực tiếp; kết bài mở rộng.

- Tác giả quan sát rất tinh tế, tỉ mỉ - tả bao quát rồi tả từng bộ phận của cái áo

- so sánh, nhân hóa - Lắng nghe.

+ 2 HS đọc

+ 1 HS đọc

- Viết 1 đoạn văn ngắn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật.

- HS nối nhau nêu

- Làm việc cá nhân + 4-5 HS

- Lớp nhận xét, chọn bạn viết hay

+ 1-2 HS

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 24 trang 137 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trong các hình dưới đây, mỗi hình có bao nhiêu đơn vị diện tích và bao nhiêu đơn vị thể tích (mỗi hình nhỏ là một hình

+) BF vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau EF và FG của mặt phẳng (EFGH) nên BF vuông góc với mặt phẳng (EFGH). +) BF vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AB và

[r]

Hãy tính diện tích mặt khinh khí cầu đó (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan..

Biết vận dụng công thức tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để giải một số bài tập liên quan... Tính:. a)Diện tích kính dùng làm bể cá

Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập

Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan..