• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:2/3/2019 Tiết: 25 Ngày giảng:06/3/2019

Bài 15:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được ý nghĩa của việc học tập, nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

2. Kỹ năng:

Biết phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Dành cho HS khuyết tật:

- HS hiểu được việc học tập là quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

3. Tích hợp kĩ năng sống:

- GD cho HS kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ , hợp tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Mục đích: Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Thời gian: 7 phút

(2)

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình - Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính - Nội dung kiểm tra:

? Em hãy nêu đặc điểm hình dáng, màu sắc của biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh? Nêu một số tên biển mà em biết?

? Nêu ý nghĩa của việc thực hiện ATGT?

- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS để phục vụ cho học tập.

- Số HS kiểm tra: 2 HS

- Dự kiến HS trả lời

* Biển báo nguy hiểm:

- Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền màu đỏ, hình vẽ màu đên thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

- Ví dụ; Biển 222 (Đường trơn); Biển 227 ( Công trường); Biển 231 (Thú rừng vượt qua đường)…

* Biển hiệu lệnh:

- Hình tròn nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều phải thi hành.

- Ví dụ: Biển 301b (Hướng đi phải theo); Biển 304 (Đường dành cho xe thô sơ)…

*Ý nghĩa của việc thực hiện ATGT - Mọi người dân được đi lại giao lưu buôn bán thuận lợi hơn.

- Xã hội có kỉ cương kỉ luật trật tự hơn.

- Bảo vệ được tính mạng của bản thân và của người khác, hạn chế thiệt hại về cả người và tài sản của gia đình, đất nước.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung và đưa ra nhận xét về Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm lớn thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em cuộc sống trước đây ở huyện đảo Cô Tô như thế nào?

1. TRUYỆN ĐỌC:

a. Đọc:

- “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”.

b. Nhận xét:

-Là quần đảo hoang vắng rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần

(3)

N2: Điều đặc biết ở sự thay đổi của huyện đảo Cô Tô ngày nay là gì?

GV: Nhận xét bổ xung và đặt câu hỏi

? Gia đình nhà trường xã hội làm gì để trẻ em được đến trường học tập?

GV: Kết luận

lớn bỏ hoang. Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều…

- Trẻ em đến tuổi đều được đi học, Hội khuyến học được thành lập, HS của các gia đình thương binh liệt sĩ khó khăn đều được giúp đỡ bằng tiền do nhân dân đóng góp. Có trường lớp học nội trú trường được xây dựng khang trang, có phong trào thi đua học tập sôi nổi.

- Quan tâm tạo điều kiện tất cả trẻ em đều được đến trường.

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và HS nói riêng.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

Theo em học tập có ý nghĩa như thế nào?

? Pháp luật quy định như thế nào về việc học tập?

* Dành cho HS khuyết tật:

? Hằng ngày em đến trường để thực hiện quyền và nghĩa vụ gì ? - Quyền và nghĩa vụ học tập của

trẻ em.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

a. Ý nghĩa của việc học tập:

- Có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Bởi vì: Học tập là vô cùng quan trọng có học tập chúng ta có hiểu biết, có kiến thức được pháp triển toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội, đóng

góp sức lực vào xây dựng quê hương đất nước.

b. Những quy định của pháp luật về học tập:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc GD Tiểu học đến Trung học (THCS, THPT) đến Đại học và sau đại học.

- Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp bản thân tùy điều kiện cụ thể bằng nhiều hình thức học suốt đời.

- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc hoàn thành bậc GD Tiểu học (Từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước nhà.

- Gia đình ( cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

(4)

GV: Nhận xét kết luận nội dung bài học.

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể một vài tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập mà em biết?

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học.

HS: Trả lời cá nhân

- Thầy Nguyễn Ngọc Kí…

5.Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

- Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình Nhà nước đổi với việc học của trẻ em - Chuẩn bị tiết sau : Quyền và nghĩa vụ học tập ( Tiếp).

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………..

Duyệt, ngày 4 tháng 3 năm 2019 Tổ phó

Ngô Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nghĩa vụ lao động: Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội,

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình. III/

Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và sự thỏa hiệp của các nước Anh , Pháp , Mĩ trước sự bành trướng của phe phát xít đã làm cho cuộc chiến tranh bùng nổ.. Bên cạnh

GDBVMT: Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối...đều là tài sản của nhà nước, công dân có trách nhiệm phải tôn trọng,

Bài 1 trang 35 SBT Giáo dục công dân lớp 6: Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam..

- Hương là học sinh sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. - Thấy bác lao công đang quyét dọn sân trường, Bình vứt luôn

Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là

a/ Suy nghĩ của A là sai vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhăm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.. Lao động là hoạt động