• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ I

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ I"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 – 1939) I. Nhận biết

Câu 1. Phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc bùng nổ bằng cuộc đấu tranh của lực lượng xã hội nào sau đây?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Công nhân.

C. Nông dân.

D. Tư sản dân tộc.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc bùng nổ bằng cuộc đấu tranh của 3000 học sinh, sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh.

Câu 2. Trong phong trào Ngũ Tứ (1919), giai cấp nào đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập?

A. Tư sản.

B. Nông dân.

C. Công nhân.

D. Địa chủ.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Trong phong trào Ngũ Tứ (1919), giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập

Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu có chủ trương đấu tranh là

(2)

A. kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đòi độc lập.

B. bất bạo động, bất hợp tác đối với thực dân Anh.

C. tập hợp nhân dân khởi nghĩa vũ trang lật đổ chính quyền thực dân.

D. kết hợp bạo động và cải cách để đòi độc lập.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu có chủ trương đấu tranh là: bất bạo động, bất hợp tác đối với thực dân Anh.

Câu 4. Lãnh tụ của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là A. Ti-lắc

B. M. Gan-đi C. J. Nê-ru D. R. Ta-go.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Lãnh tụ của phong trào dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 - 1939 là M. Gan-đi Câu 5. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau A. phong trào Ngũ tứ.

B. phong trào Nghĩa hòa đoàn.

C. phong trào Duy tân Mậu tuất.

D. cách mạng Tân Hợi.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng vào Trung Quốc kể từ sau phong trào Ngũ tứ.

Câu 6. Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919) là A. công nhân và tư sản dân tộc.

(3)

B. tư sản dân tộc, công nhân, bình dân thành thị.

C. nông dân, công nhân, binh lính.

D. công nhân, nông dân và trí thức yêu nước.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919) là công nhân, nông dân và trí thức yêu nước.

Câu 7. Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là

A. Đảng Quốc Đại.

B. Đảng Cộng sản Ấn Độ.

C. Đảng Đại hội dân tộc.

D. Đảng dân chủ.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1919 - 1939 là Đảng Quốc Đại.

Câu 8. Ngày 4/5/1919 diễn ra sự kiện nào trong tiến trình lịch sử Trung Quốc?

A. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

B. Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc.

C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.

D. Nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Ngày 4/5/1919 diễn ra cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.

Câu 9. Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa A. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

B. Quốc dân đảng và Đảng Nhân quyền Trung Hoa.

(4)

C. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do.

D. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Trong những năm 1927 – 1937, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

Câu 10. Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhằm thôn tính toàn bộ

A. Việt Nam.

B. Trung Quốc.

C. Miến Điện.

D. Mã Lai.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc.

II. Thông hiểu

Câu 11. Sự kiện nào sau đây có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

C. Trung Quốc Đồng minh hội ra đời.

D. Đảng Quốc Đại Ấn Độ được thành lập.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

(5)

Sự kiện có tác động sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

Câu 12. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất.

B. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

C. Cách mạng Tân Hợi.

D. Phong trào Ngũ Tứ.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Phong trào Ngũ Tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 13. Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc là A. giai cấp công nhân Trung Quốc ngày càng trưởng thành.

B. sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.

D. phong trào cách mạng trong nước phát triển rộng khắp.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản.

Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chính sách bóc lột, áp bức tàn bạo của thực dân Anh.

B. Chính phủ Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

(6)

C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ.

D. Sự ra đời của Đảng Quốc Đại Ấn Độ.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất là Chính sách bóc lột, áp bức tàn bạo của thực dân Anh.

Câu 15. Hình thức, biện pháp đấu tranh nào sau đây không phù hợp với chủ trương của Đảng Quốc đại và M.Gan-đi?

A. Tẩy chay hàng hóa Anh.

B. Biểu tình hòa bình.

C. Bãi thị, bãi khóa.

D. khởi nghĩa vũ trang.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng biện pháp: bất bạo động; tẩy chay hàng hóa Anh; Biểu tình hòa bình; Bãi thị, bãi khóa.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc?

A. Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập.

B. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

C. Quốc Dân đảng được thành lập.

D. Đảng Nhân quyền Trung Hoa được thành lập.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: B

Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập đã dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp vô sản Trung Quốc

(7)

Câu 17. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực

A. đế quốc và phong kiến.

B. đế quốc và tư sản mại bản.

C. tư sản và phong kiến.

D. tư sản, phong kiến và đế quốc.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống lại các thế lực đế quốc và phong kiến.

III. Vận dụng

Câu 18. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919)?

A. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc hoàn thành.

B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng vô sản ở Trung Quốc.

C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.

D. Thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Trung Quốc.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: D

Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã thúc đẩy mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở Trung Quốc.

Câu 19. Phong trào Ngũ Tứ (1919) có ý nghĩa

A. đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành.

B. đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. góp phần chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Trung Quốc.

D. xác lập vai trò lãnh đạo duy nhất của công nhân đối với cách mạng Trung Quốc.

(8)

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Phong trào Ngũ Tứ (1919) có ý nghĩa góp phần chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Trung Quốc.

Câu 20. Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của phong trào Ngũ Tứ (1919)?

A. Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

B. Đánh dấu sự thắng thế hoàn toàn của khuynh hướng tư sản ở Trung Quốc.

C. Đưa cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ đấu tranh chống phong kiến.

D. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc hoàn thành.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: A

Phong trào Ngũ Tứ (1919) đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.

Câu 21. Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là

A. thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

B. có hình thức đấu tranh phong phú.

C. có sự ra đời của một chính đảng vô sản.

D. diễn ra trên quy mô rộng khắp.

Hướng dẫn giải Đáp án đúng là: C

Nét mới của phong trào dân tộc Ấn Độ trong những năm 1918 - 1929 so với những năm đầu thế kỉ XX là có sự ra đời của một chính đảng vô sản.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bước sang thời kì phát

- Nhân dân lao động bị áp bức bóc lột, nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang.... Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ

 Mâu thuẫn giữa Ấn Độ với thực dân Mâu thuẫn giữa Ấn Độ với thực dân ANH ANH   Phong trào đấu tranh giải Phong trào đấu tranh giải.. phóng

- Biết được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XIX là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân

- Sau chiến tranh Bắc phạt, quần chúng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành cuộc đấu tranh chống chính phủ Quốc dân Đảng... - Lãnh

Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên

phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển nhưng còn mang tính tự phát, công nhân chưa ý thức được sứ mệnh lịch

Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?. A.Ý thức độc lập và sự