• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỈ XVIII-ĐẦU THẾ KỈ XX * Mục tiêu chương:

-Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XI , là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh.

- Vai trò của giai cấp tư sản ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh anh dũng của nhân dân, công nhân binh lính buộc TD Anh phải nhượng bộ, nới lỏng ách thống trị.

- Những nguyên nhân đưa đến Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Các PTĐT của nhân dân chống phong kiến và ĐC cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

-Tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào nghĩa hòa đoàn, CM Tân Hợi... ý nghĩa lịch sử.

- HS hiểu được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Đông Nam Á.Đó là kết quả tất yếu của của phong trào công nhân. Giai cấp công nhân ngày 1 trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu diễn ra rộng khắp các nước Đông Nam Á từ cuối thể kỷ XIX đầu thể kỷ XX. Tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Lào - Việt Nam.

- Những nét cải tiến bộ của Minh Trị Thiên Hoàng 1868, thực chất là một cuộc CMTS nhằm đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang CNĐQ.

- Hiểu được chính sách XL của giới thống trị NB và cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở Nhật cuối TK XIX - đầu XX.

---

Ngày soạn:.../.../2019 Tiết 13 Ngày giảng.../.../2019

(2)

BÀI 9: ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Biết được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XIX là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh.

- Vai trò của giai cấp tư sản ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh anh dũng của nhân dân, công nhân binh lính buộc TD Anh phải nhượng bộ, nới lỏng ách thống trị.

2. Kỹ năng * Kĩ năng bài học

- Sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, đánh giá vai trò của giai cấp tư sản.

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng trình bày, kĩ năng lắng nghe tích cực

3. Thái độ

- GD lòng căm thù đối với sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh đã gây cho nhân dân Ấn Độ.

- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục tinh thần chiến đấu của ND chống CNĐQ.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích, năng lực đánh giá, năng lực tự học II.Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK,SGV, Bản đồ điện tử (Thư viện điện tử violet) phong trào CM Ấn Độ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tranh ảnh, tư liệu tham khảo.

- Học sinh: SGK, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK và câu hỏi hướng dẫn

(3)

III. Phương Pháp/KT

- PP: Trực quan, phân tích, thuyết trình, thảo luận, nghiên cứu tài liệu - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ

IV. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’)

2 .Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi: Nêu những thành nổi bật của KH- KT ? tác dụng ? Đáp án: Phần II,tiết 14

3. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)

Từ thế kỷ XVI, các nước phương tây đã nhòm ngó, xâm lược châu Á. Thực dân Anh đã tiến hành xâm lược Ấn Độ như thế nào ? phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh ra sao ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: của Anh - Thời gian (14’)

- Mục tiêu: Học sinh biết được quá trình xâm lược và chính sách cai trị của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ

- PP: Đàm thoại, phân tích, trực quan, thảo luận

- KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

Chiếu lược đồ Ấn Độ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX HS: Giới thiệu vài nét về điều kiện tự nhiên và dân số Ấn Độ?

I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

- Thế kỷ XVIII thực dân

(4)

(Là một quốc gia diện tích ¿ 4 triệu km2 đông dân ở Nam Á, với nhiều dãy núi cao ngăn cách (himalia). Ấn Độ như 1 tiểu lục địa, giàu có về tài nguyên, thiên nhiên, có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, nơi phát sinh của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới Ấn Độ trở thành sứ sở giàu có , hương liệu, vàng bạc, kích thích thương nhân châu âu và CNTB phương tây xâm lược. Thế kỷ XVI thực dân Anh bắt đầu xâm lược Ấn Độ

? Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã xâm lược ấn Độ ?

HS: -Thế kỷ XVI chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược Ấn Độ. Đến thế kỷ XVIII Anh chiếm hoàn toàn Ấn Độ và đặt nền thống trị

- HS đọc bảng thống kê trong SGK

? Em có nhận xét gì vế chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

Thảo luận nhóm hai bàn (3’) Đại diện nhóm trình bày

HS: Thực dân Anh thi hành chính sách bóc lột nặng nề, xuất khẩu lương thực tăng nhanh, số người chết đói cũng tăng nhanh. Chỉ trong vòng 25 năm, từ năm 1875 đến năm 1900 đã có 15 triệu người chết đói.

+ Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

+ Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ

+ Văn hóa gióa dục, chúng thi hành chính sách ngu ngu dân khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.

Anh bắt đầu xâm lược Ân Độ và đặt ách cai trị ở đây.

- Thực dân Anh thi hành chính sách áp bức bóc lột nặng nề.

+ Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.

+ Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế Ấn Độ.

(5)

- Liên hệ chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp ở Việt Nam.

GV chốt: Sau hơn hai thế kỷ thực dân Anh đã hoàn thành giai đoạn xâm lược Ấn Độ và biến nơi đó thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. Do vậy dẫn đến phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh giải phóng dân tộc.

...

...

Hoạt động 2: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

- Thời gian (18’)

- Mục tiêu: Học sinh biết được phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ

- PP: Đàm thoại, phân tích, trực quan, thảo luận

- KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

? Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?

GV: Cho HS thảo luận nhóm (6 em ngẫu nhiên) HS: Thực dân Anh đàn áp, bóc lột nhân dân Ấn Độ

? Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ân Độ cuối thế kỷ XIX diễn ra ntn?

Chiếu lược đồ cuộc khởi nghĩa Xi-pay

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

*Nguyên nhân

- Thực dân Anh đàn áp, bóc lột nhân dân Ấn Độ

*Diễn biến

- Khởi nghĩa Xi -pay (1857 - 1859)

- 1885 Đảng Quốc Đại được thành lập đấu tranh chống thực dân Anh (Ti Lắc cầm đầu).

- 1905 nhiều cuộc biểu tình

(6)

- HS theo dõi sgk trình bày diễn biến

? Cuộc khởi nghĩa Xi Pay diễn ra ntn?

- HS: Trả lời

- GV yêu cầu HS quan sát H41 – SGK

? Trình bày phong trào đấu tranh của Đảng Quốc đại?

? Cuộc k/n Bom –bay diến ra như thế nào?

? Vì sao các PTĐT của nhân dân ấn Độ đều thất bại?

HS thảo luận nhóm bàn (3’) Đại diện nhóm trình bày - Sự đàn áp dã man dân Anh.

- Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết , chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn

? Tuy thất bại nhưng Các phong trào đấu tranh đó có ý nghĩa, tác dụng ntn đối với cuộc đấu tranh GPDT ở ấn Độ?

HS trả lời:

- Sự đàn áp dã man dân Anh.

- Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết , chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn

...

...

cuả nhân dân ấn đối với thực dân Anh.

- 7 - 1908 công nhân Bom- bay bãi công và bị thực dân Anh đàn áp dã man

* Kết quả: Các cuộc k/n trên đều thất bại

* Nguyên nhân thất bại.

- Sự đàn áp dã man dân Anh.

- Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết , chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn

* Ý nghĩa

- Cổ vũ tinh thần yêu nước - Thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh.

4.Củng cố (2’)

- GV hệ thống lại bài 5. Hướng dẫn về nhà (3’) - Học bài cũ theo câu hỏi SGK

(7)

- Chuẩn bị bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX.

+ Đọc kĩ nội dung của bài và trả lời các câu hỏi trong SGK

? Nguyên nhân vì sao Trung Quốc bị các nước tư bản chia xẻ?

? Quan sát lược đồ và H.42 SGk, em hãy kể tên những nước đế quốc xâu xé TQ?

? Vì sao không phải một nước mà là nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc?

? Em hiểu như thế nào là chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến? Liên hệ với VN?

? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?

? Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra ntn?

? Trình bày vài nét về cuộc vận động Duy Tân?

? Vì sao cuộc vận động Duy Tân lại thất bại?

? Em hãy nêu ý nghĩa cuộc vận động Duy Tân?

? Nêu ý nghĩa của các phong trào đấu tranh của nhân dân TQ cuối thế kỷ XIX đầu Thế kỷ XX?

- Tôn Trung Sơn là ai? Ông có vai trò gì đối với sự ra đời của Trung Quốc Đông Minh Hội?

? CM Tân Hợi bùng nổ như thế nào? Vì sao CM Tân Hợi chấm dứt?

? Nêu tính chất, ý nghĩa cách mạng?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

--- Ngày soạn:…../……/ 2019

Ngày giảng... Tiết 14

(8)

BÀI 10: TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX

I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

- Biết được những nguyên nhân đưa đến Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa cuối thể kỷ XIX đầu thế kỉ XX.

- Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến và đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX.

-Tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào nghĩa hòa đoàn, CM Tân Hợi...

ý nghĩa lịch sử.

2. Kỹ năng

- Sử dụng biểu đồ, phân tích số liệu.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy hợp tác 3. Thái độ

- Tỏ rõ thái độ phê phán, triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc biến thành miếng mồi xấu xé của các nước đế quốc

- Khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc phong kiến, đặc biệt là cuộc CM Tân Hợi và vai trò lãnh đạoTôn Trung Sơn.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực phân tích, năng lực đánh giá sự kiện, năng lực giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Bản đồ thế giới (Thư viện điện tử violet), TQ trước sự xâm lược của các nước đế quốc."CM Tân Hợi" PT "Nghĩa Hòa đoàn, máy chiếu

- HS: SGK, đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK III. Phương Pháp/KT

- PP: vấn đáp, phân tích, thảo luận, trực quan

(9)

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút IV. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi: Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ thể kỷ XIX –đầu thế kỷ XX.?

* Đáp án: Phần II, tiết 15 3. Bài mới

Giới thiệu bài (1’)

Trước sự tăng cường xâm lược thuộc địa của CNĐQ, cũng như Ấn Độ, Trung Quốc sớm trở thành miếng mồi béo bở của chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay để thấy được vì sao cuối TK XIX, nước Trung Hoa rộng lớn, đông dân nhất TG lại bị các nước đế quốc xâm lược xâu xé? ND Trung Quốc đã đấu tranh để giành độc lập dân tộc như thế nào?.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động : Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

- Thời gian (10’)

- Mục tiêu: Biết được nét khái quát về Trung Quốc, nguyên nhân các nước đế quốc chia xẻ - PP: Vấn đáp, thảo luận, phân tích, trực quan - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

(10)

GV: chiếu lược đồ

HS giới thiệu đôi nét khái quát về Trung Quốc Bước vào thời cận đại, các nước TB trước hết là Anh bắt đầu dòm ngó TQ. Trong khi nước này đang trong thời kỳ suy yếu vì chế độ PK mục nát Bọn thực dân Anh lấy cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách "Bế quan tỏa quản" dể gây ra cuộc chiến tranh."Thuốc phiện" 6/1840. Mở đầu cuộc triến tranh xâm lược của các nước đế quốc đối với Trung Quốc

? Nguyên nhân vì saoTrung Quốc bị các nước tư bản chia xẻ?

HS trả lời

-TQ là quốc gia đông dân cư

-Tài nguyên thiên nhiên phong phú - Chế độ Pk suy yếu

GV chiếu lược đồ HS quan sát lược đồ các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc

? Quan sát lược đồ và H.42 SGk, em hãy kể tên những nước đế quốc xâu xé TQ?

- HS Kể tên

?Vì sao không phải một nước mà là nhiều nước đế quốc cùng xâu xé Trung Quốc?

Thảo luận cặp đôi (2’)

Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và nhận xét - TQ có nhiều điều điện thuận lợi các nước đế quốc sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ đất nước này nên các

- Cuối TK XIX triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu - > các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Nga Nhật đã xâu xé chiếm nhiều vùng đất của TQ làm thuộc địa

(11)

nước đế quốc cùng nhau chia xẻ để hưởng lợi và biến TQ thành nước nửa thuộc địa, nửa PK.

? Em hiểu như thế nào là chế độ nửa thuộc địa nửa phong kiến? Liên hệ với VN?

HS trả lời

- Thực dân Pháp đô hộ Việt Nam, biến Việt Nam là nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến

...

...

Hoạt động 2: Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ

- Thời gian (14’)

- Mục tiêu: Biết được phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- PP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận - KT: hỏi trả lời, kĩ thuật nhóm

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, bảng phụ Hình thức: cá nhân, nhóm

?Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX?

HS: Sự xâu xé xâm lược của các nước đế quốc.

- Sự đầu hàng của triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược.

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thể kỷ XIX, đầu thể kỷ XX

a. Nguyên nhân.

- Sự xâu xé xâm lược của các nước đế quốc.

- Sự đầu hàng của triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược.

b. Các cuộc chiến tranh.

- Cuối thế kỷ XIX –thế kỷ XX nhiều phong trào

(12)

(Giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu) Lập niên biểu các cuộc đấu tranh của nhân dân TQ

? Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra ntn?

Giao nhiệm vụ cho nhóm lập niên biểu (5’) Các nhóm lên bảng trình bày

Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu 1840 1842 + Cuộc kháng chiến chống Anh 1851 1864) + Phong trào Thái Bình Thiên

Quốc

1898 + Cuộc vận động Duy Tân

1900 + Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn:

Bùng nổ ở Sơn Đông rồi lan rộng nhiều nơi trong toàn quốc

? Em hãy nêu ý phong trào đấu tranh của nhân dân TQ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

HS: Làm lung lay chế độ PK ở TQ mở đầu cho trào lưu tư tưởng tiến bộ xâm nhập vào TQ.

GV: chiếu lược đồ H43 SGK giới thiệu phong trào Nghĩa hòa đoàn

- Phong trào từ Sơn Đông, phát triển lên trực lệ, Bắc Kinh, Thiên Tân

...

...

Hoạt động 3: Cách mạng Tân Hợi (1911)

đấu tranh chống ĐQ PK đã nổ ra ở Trung Quốc (Hướng dẫn học sinh lập niên biểu)

.

* ý nghĩa: Mặc dù thất bại nhưng phong trào mang tính DT -> thúc đẩy ND tiếp tụcđấu tranh chống ĐQ

III. Cách mạng Tân Hợi (1911)

(13)

- Thời gian (15’)

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, diễn biến cách mạng Tân Hợi 1911 và tìm hiểu Tôn Trung Sơn với cuộc cải cách dân chủ

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thảo luận - KT: hỏi trả lời, chia nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

GV: Giới thiệu sự ra đời và lớn mạnh? của giai cấp TSTQ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

Chiếu hình ảnh Tôn Trung Sơn

? Tôn Trung Sơn là ai? Ông có vai trò gì đối với sự ra đời của Trung Quốc Đông Minh Hội?

HS trả lời

- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) ông thành lập Trung Quốc Đồng Minh Hội với chủ nghĩa Tâm Dân ->

Đây là chính đảng đại diện cho giai cấp tư sản Trung Quốc.

?CM Tân Hợi bùng nổ như thế nào?

HS dựa đoạn chữ nhỏ SGK và lược đồ trả lời

GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận (5’) Mỗi nóm 1 nhiệm vụ

* Tôn Trung Sơn (SGK/61)

* Diến biến:

- 10.10.1911 khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi và lan rộng.

- 29.12.1911 Trung Quốc độc lập Tôn Trung Sơn làm tổng thống -> 2.1912 CM kết thúc

* Nguyên nhân thất bại + Giai cấp tư sản sợ

(14)

1.Vì sao CM Tân Hợi chấm dứt?

2. Nêu tính chất, ý nghĩa cách mạng?

? Nhận xét về tính chất, qui mô của các PTĐT của NDTQ?

+ Nhóm 1 câu 1 + Nhóm 2 câu 2 + Nhóm 3 câu 3

HS thảo và báo cáo kết quả Đại diện nhóm trả lời

Các nhóm khác nhận xét

Câu 1: + Giai cấp tư sản sợ PTĐT của quần chúng đã thương lượng với triều đình Mãn Thanh.

+ Thỏa hiệp với các nước đế quốc Câu 2: Tính chất, ý nghĩa cách mạng - Là cuộc CMTS không triệt để.

-Tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc,ảnh hưởng tới phong trào đấu tranh ở Châu Á Câu 3: Nhận xét về tính chất, qui mô của các PTĐT của NDTQ.

+ Tính chất: Chống ĐQ, PK như Nghĩa Hòa Đoàn, cuôc vận động Duy Tân, CM Tân Hợi.

+ Quy mô: Rộng khắp, liên tục từ cuối thể kỷ XIX đầu XX.

...

...

PTĐT của quần chúng đã thương lượng với triều đình Mãn Thanh.

+ Thỏa hiệp với các nước đế quốc

* Tính chất, ý nghĩa - Là cuộc CMTS không triệt để.

-Tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc,ảnh hưởng tới phong trào đấu tranh ở Châu Á

4. Củng cố (3’)

- Em hãy trình bày lại diễn biến về cuộc cách mạng Tân Hợi

(15)

5. Hướng dẫn về nhà (2’) (Phát phiếu học tập giao nhiệm vụ cho HS) - Học bài cũ theo nội dung bài vừa học

- Chuẩn bị bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX…

+Đặc điểm của các nước Đông Nam Á

+ Lý do thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á

?Tại sao ĐNA trở thành đối tượng nhòm ngó của TBPT?

? Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của các quốc gia ĐNA?

? khu vực ĐNA gồm những nước nào?

?Tại sao các nước Đông Nam Á,chỉ có Xiêm (Thái Lan) là giữ được phần chủ quyền mình?

? Theo em Việt Nam có trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây khổng? Vì sao?

? Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc CT chống CN thực dân? Mục tiêu chung của các CĐT là gì?

? Các phóng trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á chống chủ nghĩa thực dân diễn ra như thế?

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á + Đọc kĩ nội dung của bài và trả lời các câu hỏi trong SGK..

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………...

...

...

---

(16)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trước sự thôn tính của các nước phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để giải phóng dân tộc nhưng đều bị thất bại và trở

Sản phẩm hoạt động: HS thực hành trình bày được diễn biến phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ĐNA4. Bước 1: Chuyển giao

- Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936- 1939; Mặt trận Đông Dương, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh2. Năng

nhân dân Cu Ba đấu tranh lật đổ chế độc độc tài Batixta giành độc lập, đưa đất nước bước vào một kỉ nguyên mới – Kỉ nguyên độc lập

+Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước?. +Là bước

- Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936- 1939; Mặt trận Đông Dương, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh.. Định

- Phân tích, đánh giá được cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Cu Ba và những thành tựu mà nhân dân Cu Ba đạt được về văn hoá, giáo dục, kinh tế hiện nay.. - Hiểu

Hoạt động 2: Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu Thế Kỉ XX Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:.. Trong sự phát