• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:…../…/ 2019

Ngày giảng:…... Tiết 28

BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)

I. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

- Nét mới của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á giữa 2 cuộc đại chiến thế giới (1918 - 1939)

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (1919 - 1939) thời kỳ cách mạng dân chủ mới bắt đầu, CM diễn ra phức tạp. Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời lãnh đạo phong trào công nhân phát triển theo xu hướng mới.

2. Kỹ năng

- Sử dụng biểu đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh.

- Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy, thể hiện sự tự tin...

3.Thái độ

- Bồi dưỡng HS tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập ở các quốc gia châu Á chống chủ nghĩa thực dân.

- Mỗi quốc gia châu Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung 1 mục đích là đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phân tích

- Năng lực chuyên biệt: năng lực đánh giá, năng lực phản biện II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bản đồ thế giới (Thư viện điện tử violet) - HS: SGK, vở bài tập, đọc sgk và trả lời câu hỏi

III. Phương Pháp/KT

- PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận…

- KT: Động chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút IV.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (1’)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhât, các em đã được tìm hiểu Nhật Bản ở châu Á đi theo con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền. Các nước khác ở châu Á, thời kì này như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng đấu tranh giải phóng dân tộc phát tiển ra sao? Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1: Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

- Mục tiêu học sinh nắm được những nét khái quát tình hình châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

- PP: thuyết trình, phân tích, vấn đáp

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

(2)

- KT: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm

- Thời gian (17’)

- Phương tiện SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

GV cho học sinh thảo luận nhóm (4’)

Câu hỏi:Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á lên cao? Phạm vi đấu tranh?

Thảo luận nhóm bàn (2’) HS thảo luận, báo cáo kết quả Các nhóm khác nhận xét

GV nhận xét chốt kiến thức ghi bảng

? Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á?

HS: Phong trào cách mạng mới lên cao và lan rộng khắp châu lục.

GV dùng lược đồ điện tử châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất yêu cầu học sinh xác định những nơi có phong trào cách mạng: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á , tiêu biểu là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xia.

? Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở châu Á trên lược đồ?

? Trình bày diễn biến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á?

Chiếu lược đồ

- HS kể tên các nước đấu tranh tiêu biểu trên lược đồ - Phong trào đấu tranh phát triển ở khắp châu Á, điển hình ở TQ, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

+Trung Quốc: Phong trào Ngũ Tứ

+ Cách mạng Mông Cổ thắng lợi 1921- 1924.

+ Phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

? Mục tiêu chung của các phong trào đấu tranh này là gì ? Nêu kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á?

HS: Thảo luận nhóm (3’)

? Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc châu Á?

+ Giai cấp công nhân tích cực tham gia cách mạng . + Ở một số nước,họ đã đóng vai trò lãnh đạo thông qua việc thành lập và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản: (Trung Quốc, Đông Nam Á, Ấn Độ).

Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau

1. Những nét chung

a. Nguyên nhân

- Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng 10 Nga

- Mâu thuẫn XH

b. Phạm vi: lan rộng các khu vực

c.Diễn biến

d. Kết quả:

- Đảng cộng sản các nước ra đời: In-đô-nê-xi-a , Trung Quốc , Ấn Độ, Việt Nam

(3)

chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân.

...

...

- Hoạt động 2: Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1930

- Mục tiêu học sinh hiểu biết được cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1930

- PP: vấn đáp, phân tích, thảo luận

- KT giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày 1 phút - Thời gian (17’)

- Phương tiện: SGK, SGV, máy chiếu, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm

? Em muốn biết được điều gì về đất nước TQ trong giai đoạn này?

- HS trao đổi cặp đôi đưa ra vấn đề cần tìm hiểu + Phong trào cách mạng TQ

+ Sự ra đời của ĐCS Trung Quốc

GV:Trong vòng 20 năm, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới cách mạng Trung Quốc diễn ra với nhiều sự kiện phong phú và diễn biến phức tạp ở đây chúng ta chỉ đi vào một số sự kiện cơ bản.

? Em biêt gì về phong trào Ngũ Tứ ?

GV: Giải thích từ Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc.

? Mục đích, thành phần, nội dung, tác dụng?

HS: Mục đích: chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc

- Thành phần: công nhân, nông dân, trí thức - Nội dung: chống đế quốc, chống Mãn Thanh - Tác dụng: lôi kéo đông đảo lực lượng tham gia

? Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919)

HS:Thảo luận nhóm: Vì sao phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc ?

? Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với cách mạng Tân Hợi?

HS thảo luận nhóm (3’) - Nhóm 1,2 câu 1 - Nhóm 3,4 câu 2

- Các nhóm báo cáo kết quả

Câu 1: Phong trào phát triển mạnh mẽ, đông đảo nhân dân tham gia.

Câu 2: Phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1930

a. Phong trào Ngũ Tứ (SGK/

100)

-Tháng 7 năm 1921 Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập.

(4)

? Trong những năm 1926 - 1939 cách mạng Trung Quốc phát triển như thế nào?

HS trả lời theo SGK

? Vì sao trong thời kỳ này Đảng cộng sản lại bắt tay với Quốc dân đảng?

-Trước nguy cơ xâm chiếm Trung Quốc của tư bản phương Tây nên Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác để đánh đuổi đế quốc.

b. Phong trào đấu tranh 1926-1937

- 1926 -1927 đấu tranh chống sự chia sẻ TQ.

-1927- 1937 nhân dân Trung Quốc đấu tranh lật đổ nền trình trị phản động của tập đoàn Quốc Dân Đảng.

-7-1937 Quốc- Cộng hợp tác cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

4. Củng cố (2’)

-GV hệ thống lại bài

-Yêu cầu hs lên xác định trên lược đồ phong trào đấu tranh ở một số nước ở châu Á.

5. Hướng dẫn về nhà (3’)

- Học bài cũ theo nội dung đã học - Xem trước mục II

+ Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi

+ Nêu những nét chung của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á.

+ Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương chống chủ nghĩa thực dân.

+ Điểm giống nhau của phong trào đấu tranh nhân dân ba nước Đông Dương là gì?

+ Đọc thêm tài liệu tham khảo

+ Lập niên biểu phong trào đấu tranh của nhân dân Châu Á chống đế quốc.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

---

(5)

Ngày soạn: ... /... / 2019 Tiết 29 Ngày giảng:...

BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918- 1939) I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu biết được những nét chính phong trào đấu tranh ở khu vực ĐNA

- Đảng cộng sản ra đời ở các nước đã lãnh đạo phong trào đấu tranh phát triển theo xu hướng mới.

2. Kỹ năng

- Kĩ năng sử dụng lược đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện tự tin.

3.Thái độ

- Bồi dưỡng cho HS tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Mỗi quốc gia Đông Nam Á có những đặc điểm riêng, nhưng đều chung 1 mục đích là quyết tâm đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực phân tích, đánh giá.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tư liệu lịch sử 8, lược đồ Đông Nam Á, máy chiếu - HS : SGK, vở BT, đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. Phương Pháp/KT

- PP: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức lớp (1p) 2.Kiểm tra bài cũ (5p)

- Câu hỏi: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Quốc diễn ra ntn?

- Đáp án

- 4/5/1919 phong trào Ngũ Tứ (2,5 điểm) - Phong trào 1926 -1927 (2,5 điểm) - Phong trào 1927 -1937 (2,5 điểm)

-7/1937 Quốc- Cộng hợp tác chống phát xít, chống chiến tranh (2,5 điểm) 3. Bài mới

Gv giới thiệu bài (1p)

Ảnh hưởng từ phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ở châu Á, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á cũng diễn ra sôi nổi, phong trào đấu tranh đó cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 1: Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939)

- Mục tiêu học sinh biết được phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 – 1939)

- PP: vấn đáp, thuyết trình, phân tích

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939)

1.Tình hình chung

(6)

- Thời gian (17’)

- Phương tiện SGK, SGV Lịch sử 8, tài liệu tham khảo, máy chiếu

- hình thức: cá nhân, nhóm

GV: Ứng dụng công nghệ thông tin: Chiếu lược đồ Đông Nam Á yêu cầu HS kể tên và xác định vị trí các nước ĐNA là thuộc địa và nửa thuộc địa của thực dân phương Tây trên lược đồ.

HS lên bảng xác định các nước Đông Nam Á trên lược đồ

? Nêu những nét chung nhất của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn này?

HS thảo luận cặp đôi (2’)

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Đầu thế kỷ XX hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân phương Tây (Trừ Thái Lan)

- Phong trào cách mạng đều chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917)

Chiếu lược đồ

? Kể tên những nước Đông nam Á là thuộc địa của thực dân phương Tây?

- Quan sát trên lược đồ học sinh kể tên những nước là thuộc địa của thực dân phương Tây

- Ma-lai-xi-a, Miến Điện, Bu-ru-nây là thuộc địa của Anh

- In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của Hà Lan - Phi-líp-pin là thuộc địa của Mĩ

- Ba nước Đông Dương là thuộc địa của Pháp - Thái Lan tuy không là thuộc địa nhưng lại phụ thuộc các nước đế quốc về nhiều mặt

? Nêu những nét nổi bật của phong trào giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trong những năm 1918-1919?

- Sự trưởng thành của giai cấp vô sản trong quá trình đấu tranh

- Sự ra đời Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á:

+ In-đô-nê-xi-a: (5/1920) + Việt Nam (3/2/1930)

+ Mã-lai-xi-a và Xiêm (4/1930)

? Đảng cộng sản Việt Nam do ai sáng lập?

-Nguyễn Ái Quốc, trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức cộng sản:

+ Đông Dương Cộng sản Đảng + An Nam Cộng sản Đảng

- Đầu thế kỷ XX hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của thực dân phương Tây (Trừ Thái Lan)

- Phong trào đấu tranh phát triển mạnh - Giai cấp vô sản trưởng thành lãnh đạo cách mạng

- Đảng cộng sản ra đời ở các Đông Nam Á:

+ In-đô-nê-xi-a (5/1920) + Việt Nam (3/2/1930)

+ Mã-lai-xi-a và Xiêm (4/1930)

- Phong trào dân chủ tư sản bắt đầu xuất hiện những chính đảng có tổ chức.

(7)

+ Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn

? Sự ra đời Đảng cộng sản ở các nước có ý nghĩa gì?

- Đảng Cộng sản ra đời luôn kề vai sát cánh lãnh đạo nhân dân các nước Đông Nam Á đấun tranh giành độc lập.

+ Nổi bật là cuộc khởi nghĩa Gia-va và xu-ma-tơ-ra (1926 -1927)

+ Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh ở Việt Nam 1930 -1931

HS quan sát hình 73 Áp-đun Ra-ma lãnh tụ của phong trào độc lập dân tộc ở Mã-lai

? Em biết gì về ông?

- HS khai thác kiến thức tài liệu tham khảo

? Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông nam Á?

-HS: Thảo luận nhóm (3’) - Rút ra nhận xét

- Các nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét và chốt kiến thức

Phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước ĐNA chống thực dân phương Tây diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản của các nước.

...

...

Hoạt động 2: Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

- Mục tiêu học sinh biết được một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của các nước ĐNA

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích - KT đặt câu hỏi

- Thời gian (16’)

- Phương tiện SGK, SGV Lịch sử 8 - hình thức: cá nhân

GV ứng dụng công nghệ thông tin

Chiếu lược đồ các nước Đông nam Á đầu thế kỷ XX

Yêu cầu HS xác định ba nước Đông Dương trên lược đồ

? Em hãy nêu một số cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dương ?

HS trả lời trong SGKGV:Chốt kt

-Việt Nam phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - Lào khởi nghĩa do Ong kẹo và Com-ma-đam

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

* Phong trào đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương: (SGK/103)

(8)

(1901- 1936).

- Cam-pu-chia khởi nghĩa theo khuynh hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu.

? Phong trào cách mạng ở Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào?

HS trả lời trong SGK Yêu cầu HS quan sát H.74

HS giới thiệu vị lãnh tụ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

...

...

* Phong trào CM ở Đông Nam Á hải đảo: Lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu phong trào đấu tranh ở In-đô- nê-xi-a.

4. Củng cố (2’)

Lập bảng thống kê phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA ? - Học sinh làm vào vở bài tập

Tên nước Thờigian Sự kiện Lãnh đạo Kết quả

5. Hướng dẫn về nhà (3p)

- Học bài cũ theo nội dung câu hỏi cuối bài - Làm bài tập trong vở bài tập

- Xem lại các bài đã học ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I - Chuẩn bị bài Ôn tập

+ Ôn tập lại phần lịch sử thế giới cận đại từ thế kỷ XVI đến năm 1917 + Ôn tập lịch sử thế giới cận đại từ 1917 đến năm 1939

+ Trả lời các câu hỏi trong Sgk ở các bài học V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á - Chuẩn bị kiểm tra học kì I. + Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi cuối

? Cuối thế kỉ XIX các nước TB Tây Âu đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa, Việt Nam bị đế quốc thực dân nào xâm lược? Phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra

Sản phẩm hoạt động: HS thực hành trình bày được diễn biến phong trào đấu tranh của nhân dân các nước ĐNA4. Bước 1: Chuyển giao

+Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước?. +Là bước

Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959) - Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị,

Câu 40 [710760]: Vì sao cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc pacthai thuộc nội dung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc...

- Biết được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XIX là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc - Ngay sau khi bị thực dân phương Tây xâm lược, nhân dân các nước đã làm gì?. - Sau khi thôn tính các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã