• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NS:7/4/ 2021

NG: Tiết 39

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

QUẢNG NINH TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

I.MỤC TIÊU

1 .Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Tình hình kinh tế Quảng Ninh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp 2. Kĩ năng

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá,sưu tầm lịch sử địa phương - Kĩ năng sống: hợp tác,xử lí thông tin, đảm nhận trách nhiệm...

3. Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về quê hương, có ý thức trách nhiệm với quê hương

Nội dung tích hợp: Trách nhiệm phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Quảng Ninh.

4. Phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Năng lực

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; tư duy và sáng tạo - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Giáo án, tài liệu, tranh ảnh, Tư liệu về lịch sử Quảng Ninh giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

Học sinh: Sưu tầm tài liệu, SGK lịch sử địa phương III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

-Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, kể chuyện, nêu và giải quyết vấn đề,...

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não, kĩ thuật giao nhiệm vụ...

IV. TIẾN TRèNH BÀI DẠY 1 ổn định tổ chức 1p)

2 Kiểm tra bài cũ (5p)

? N êu nội dung, ý nghĩa của hiệp định Giơ-ne-vơ?

? Trình bày nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân ta?

* Đáp án:

- Nêu 4 nội dung trong sgk - Ý nghĩa lịch sử

+ Đối với dân tộc + Đối với quốc tế

- Nguyên nhân thắng lợi + Chủ quan:

+ Khách quan:

3.Giảng bài mới (1p) * Hoạt động khởi động

(2)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS bước vào bài học bằng hình thức hỏi hs sinh những vấn đề liên quan đến địa phương.

- PP: Vấn đáp

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời

? Em biết gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Ninh trong giai đoạn (1945-1954)

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 (23’)

- Mục tiêu học sinh tìm hiểu nhân dân Quảng Ninh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

- PP: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích

- KT: Hỏi trả lời, động não

- Phương tiện tư liệu lịch sử Quảng Ninh, Sách lịch sử địa phương

- Cách tiến hành

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS: Đọc mục 1 (SGK/ 20- 21)

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Sau cách mạng tháng tám năm 1945 quân dân Quảng Ninh đã xây dựng và bảo vệ thành quả của cách mạng tháng tám như thế nào

- Trả lời câu hỏi

? Quân dân Quảng Ninh tiến hành bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như thế nào?

? Quân dân Quảng Ninh đã làm gì để bảo vệ chính quyền cách mạng?

- HS: Tìm hiểu trong SGK

I. Đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến (Từ tháng 9- 1945 đến tháng 12-1946)

1. bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng - Tích cực tham gia diệt giặc đói, giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm

- Sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khéo léo với Trung Quốc

- Kiên quyết ngăn chặn hành động phá hoại của bọn phản cách mạng

- 9/ 1945 Đại đội Ks Con từ Hòn Gai tiến ra Tiên Yên phối hợp với nhân dân địa phương dẹp tan bọn phỉ , thành lập huyện Tiên Yên

- 11- 1945 phối hợp với quân dân Đình Lập quét sạch bọn phỉ ở Đầm Hà, thành lập chính quyền nhân dân. 2- 1946 ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hải Ninh ra đời

- 6-1-1946, 90% cử tri của Quảng Ninh bầu cử Quốc hội

- Giữa năm 1946 tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân ở cấp xã và tỉnh

2. Chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp

- 15-4-1946, 1000 tên lính Pháp chiếm đóng Hòn Gai, Cẩm Phả, nhân dân mít tinh biểu tình, công nhân tổ chức : Tuần lễ bất hợp tác

(3)

? Quân dân Quảng Ninh đã tích cực chuẩn bị cho kháng chiến như thế nào?

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động

? Em hãy trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Quảng Ninh giai đoạn (1946- 1950)

* B4. Đánh giá kết quả hoạt động

...

...

Hoạt động 2 (10’)

- Mục tiêu học sinh nắm được nhân dân Quảng Ninh chuẩn bị cho kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

- PP vấn đáp, tự nghiên cứu tài liệu

- KT động não

- Phương tiện SGK, tư liệu lịch sử

- Cách tiến hành

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc tài liệu

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Quân dân Quảng Ninh đã tích cực đóng góp cho cuộc kháng chiến chống Pháp ntn?

? Trình bày những trận đánh lớn của quân dân Quảng Ninh trong

- Xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị kháng chiến - Ở miền núi và nông thôn tích cực xây dựng làng chiến đấu ngăn chặn sự tấn công của quân Pháp

II. Trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp

1. Kháng chiến trong giai đoạn 1946-1950

- Sáng 20-12-1946 Pháp gửi tối hậu thư đòi ủy ban đặc khu Hòn Gai đầu hàng. 11 giờ cùng ngày chúng nổ súng xâm lược

- Quân dân Quảng Ninh tổ chức đánh địch và giam chân chúng ở thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả

- Cuối 2-1947 Pháp mở rộng xâm lược Uông Bí, Đông Triều. Quân dân Quảng Ninh tích cực chiến đấu tiêu hao nhiều sinh lực địch và thu được nhiều vũ khí của chúng

- 10-1947 , Đại hội Đảng Bộ liên tỉnh Quảng Hồng lần thứ nhất tại Bắc Nội

- Năm 1948 ta mở chiến dịch Đông Bắc lần thứ nhất…

- 3-1949 , quân ta mở chiến dịch Đông Bắc lần thứ hai - Kết quả (sgk/23)

2. Kháng chiến trong giai đoạn 1950-1954

- Quân dân Quảng Ninh tích cực ủng hộ kháng chiến về sức người và sức của cho chiến dịch

- 12-1950 tổ chức đánh địch ở Bình Liêu - Đầu năm 1951 ta mở chiến dịch đường số 18

(4)

kháng chiến chống Pháp?

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động

* B4. Đánh giá kết quả hoạt động

- Diễn biến (sgk/24)

- Kết quả (sgk/24) - Ý nghĩa

* Hoạt động luyện tập (4’)

- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức về cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân Quảng Ninh.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân nếu gặp khó khăn có thể trao đổi với bạn bè

Câu 1 Vì sao Quảng Ninh lại mở chiến dịch Đông Bắc ?

Câu 2.Nêu hình thức và nhiệm vụ đấu tranh của nhân dân Quảng Ninh giai đoạn 1945 - 1954

* Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng (5’)

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Quảng Ninh chống Pháp?

- Dự kiến sản phẩm 5 Hướng dẫn về nhà (1p)

- Học kĩ nội dung bài học

- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện có liên quan

- Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.

V Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

………

……

---

(5)

Ngày soạn: 7/4/2021 Tiết 40 Ngày giảng: ...

CHƯƠNG VI: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975 Bài 28

XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM

(1954 – 1865) (Tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

- Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

2. Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

4. Phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;

- Năng lực chuyên biệt

+Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

II. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm…

- KT: hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.

V. Tiến trình dạy học

(6)

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động) 3. Bài mới

* Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về việc đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tếp quản thủ đô. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút.

- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem hình 57 SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết gì về các bức ảnh này?

- Dự kiến sản phẩm

Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau. GV kết nối vào bài mới.

* Hoạt động hình thành kiến thức

1.Hoạt động 1: I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

- Mục tiêu:Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Thời gian: 9 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV yêu cầu HS quan sát hình 57. Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô - SGK để biết được không khí phấn khởi của bộ đội và nhân dân khi Thủ đô được giải phóng.

I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương - Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

- Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.

3. Hoạt động 2:III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960)

(7)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959) - Mục tiêu:Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Thời gian: 9 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960) 1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959) - Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị, chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là “Phong trào hoà bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn và khắp miền Nam những “Uỷ ban bảo vệ hoà bình”

được thành lập.

- Khi Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch “tố cộng”,

“diệt cộng, từ những năm 1958 – 1959, phong trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về xây dựng CNXH ở MB và đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở MN..

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân nếu gặp khó khăn có thể trao đổi với bạn bè

Câu 1 Vì sao hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau? Từ thời điểm này, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng mỗi miền là gì?

Câu 2.Nêuhình thức và nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1959

Dự kiến sản phẩm

Câu 1. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì:

Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô. Đến giữa tháng 5/1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

(8)

Trong khi đó, ở miền Nam, Pháp vừa rút quân thì Mĩ liền dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.

=> Đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam-Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau Nhiệm vụ đặt ra cách mạng cho mỗi miền là:

 Miền Bắc: Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.

 Miền Nam: Chuyển từ đấu trang thời kì chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu 2.Hình thức và nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1959:

 Hình thức: Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm

 Nhiệm vụ: Đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em khi đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô?

- Dự kiến sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

+ Chuẩn bị bài mới

- Xem trước phần 2 mục III và phần 1 mục IV bài 28.

- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đấu tranh hòa bình nhằm giữ gìn và phát triển lực lượng của cách mạng miền Nam Việt Nam Câu 2: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt

- Trình bày được những nội dung chính của cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ của nhân dân miền Nam (1961-1965): âm mưu của Mĩ dồn dân lập ấp

Đấu tranh sinh học là những biện pháp sử dụng các Thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn

- Từ tháng 7/1954, nhận thức rõ đế quốc Mĩ là kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Đông Dương, TW Đảng đã chuyển cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp trước đó sang

3.Trình bày những thành tựu mà miền Bắc đã đạt được trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh... + Thực hiện khẩu

☐ Công nhân, cán bộ, bộ đội, trí thức tình nguyện về nông thôn giúp nông dân sản xuất nông nghiệp;.. ☐ Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân

- Đại hội III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; đồng thời phân tích, làm rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

☐ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của