• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề Kiểm tra Học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC TRƯỜNG THCS VĂN TIẾN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9

NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 45 phút MA TRẬN ĐỀ THI

Chủ đề/Bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG

TN TL TN TL TN TL

Bài 14.

Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)

Biết được khó khắn trong việc chống ngoại xâm của nhân dân ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 SC: 1 SĐ: 0.5

SC: 1 SĐ: 0.5 Bài 25.

Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)

Biết được ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 SC: 1 SĐ: 0.5

SC: 1 SĐ: 0.5 Bài 26.

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 – 1953)

Hiểu được ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 SC: 1 SĐ: 0.5

SC: 1 SĐ: 0.5 Bài 27.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết

Trình bày âm mưu và nội dung Kế hoạch Nava của Mĩ

Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc

Nguyên nhân Pháp chấp nhận kí hiệp định Giơ- ne-vơ

(2)

thúc (1953 – 1954)

kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) SC: 1

SĐ: 2

SC: 1 SĐ: 3

SC: 1 SĐ: 0.5

SC: 3 SĐ: 5.5 Bài 28. Xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 – 1965)

- Biết được lực lượng tham gia trong chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam - Biết được con đường cách mạng miền Nam được xác định trong Hội nghị lần thứ 15 của Đảng

Trình bày nguyên nhân, ý nghĩa phong trào Đồng khởi

SC: 2 SĐ: 1

SC:1 SĐ: 2

SC: 3 SĐ: 3

TỔNG SC: 4

SĐ: 2

SC: 2 SĐ: 4

SC: 1 SĐ: 0.5

SC: 1 SĐ: 3

SC: 1 SĐ: 0.5

SC: 9 SĐ: 10

Tỷ lệ 60% 35% 5% 100%

Trường THCS Văn Tiến BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II

(3)

Họ và tên:………..

Lớp: ………..

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 9 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?

A. Đấu tranh chính trị đòi Pháp - Mĩ nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.

B. Tăng cường đấu tranh vũ trang để giành chính quyên hoàn toàn về tay nhân dân miền Nam Việt Nam

C. Giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang

D. Đấu tranh hòa bình nhằm giữ gìn và phát triển lực lượng của cách mạng miền Nam Việt Nam Câu 2: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được thực hiện bằng lực lượng nào?

A. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn

B. Quân đội Mĩ, quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn C. Quân đội Mĩ và quân đồng minh

D. Quân đội Sài Gòn và quân đội đồng minh

Câu 3: Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do A. Pháp thất bại liên tiếp trên chiến trường, đặc biệt ở Điện Biên Phủ B. Sức ép từ Liên Xô và các nước Đông Âu

C. Thực dân Pháp bị cô lập ở Điện Biên Phủ

D. Dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp

Câu 4: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đã làm thay đổi cục diện chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?

A. Ta giành được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ B. Ta giành quyền chủ động chiến lược trên toàn Đông Dương C. Pháp giành lại thế chủ động ở Bắc Bộ

D. Pháp càng lùi sâu vào thế bị động ở vùng rừng núi

Câu 5: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

A. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố

B. Bước đầu làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp C. Tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc khánh chiến lâu dài

D. Làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, buộc Pháp phải đánh lâu dài

Câu 6: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, quân đội nước nào trong phe Đồng minh tiến vào miền Bắc nước ta?

A. Mĩ B. Pháp C. Anh D. Trung Hoa dân quốc II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Âm mưu và nội dung Kế hoạch Nava của Mĩ

Câu 2 (3 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Câu 3 (2 điểm) Nguyên nhân, ý nghĩa phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960).

BÀI LÀM

………

………

………

………

(4)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………..

(5)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Mỗi câu đúng 0.5 đi

m

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án C B A A D D

II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 đi

m)

Nội dung Điểm

* Âm mưu:

- Ngày 7/5/1953, được sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp đề ra Kế hoạch Nava.

- Nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, hi vọng trong 18 tháng sẽ “kết thúc cuộc chiến tranh trong danh dự”.

* Nội dung:

Thực hiện theo 2 bước:

- Bước 1: Thu – đông 1953 và xuân 1954: phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương.

- Bước 2: Thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra miền Bắc, tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh”.

0.5 0.5

0.5 0.5 Câu 2 (3 điểm)

Nội dung Điểm

1. Ý nghĩa lịch sử

- Chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị của Pháp trong gần một thế kỉ ở nước ta.

- Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, tiến lên CNXH, tạo cơ sở giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

- Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

- Có chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng 3 thứ quân mạnh mẽ, hậu phương vững chắc.

- Tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

- Sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân.

0.5 0.25 0.25 0.5

0.5

0.5

0.25

0.25

(6)

Câu 3 (2 điểm)

Nội dung Điểm

* Hoàn cảnh lịch sử

- Từ năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm thi hành chính sách khủng bố, làm cho cách mạng gặp nhiều tổn thất.

- Đầu năm 1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng xác định con đường của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang.

* Ý nghĩa

- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

- Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

0.5 0.5

0.25

0.25

0.5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thắng lợi quân sự nào khẳng định khả năng quân dân miền Nam Việt Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?. A.Chiến

+ Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam diễn ra sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là: bãi công, biểu tình..

Ý nghĩa nào dưới đây không phải là thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược 1972 của nhân dân Việt Nam.. Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn

Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn

Thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn

Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước

Thắng lợi chính trị nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ..

Chiến đấu chống chiến lược ‘‘Chiến tranh đặc biệt’’ của Mĩ: Hướng dẫn học sinh lập thống kê các sự kiện tiêu biểu..