• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 2/5/2021 Ngày giảng: 6/5/21

Tiết 64 + 65 ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Từ thế kỷ XV - nủa đầu thế kỉ XIX tình hình chính trị có nhiều biến động.

- Phong trào nông dân khởi nghĩa bùng nổ và lan rộng, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào Tây Sơn.

- Tình hình kinh tế, văn hóa có bước phát triển mạnh.

2. Kỹ năng

- Hệ thống hóa các kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Tinh thần lao động cần cù sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển nền kinh tế, văn hóa đất nước.

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc chống chế độ phong kiến thối nát, chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực.

- Phẩm chất: nhân ái, yêu nước, trách nhiệm, trung thực - Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử;...

II. Chuẩn bị 1. GV:

- Bản thống kê những nét cơ bản về kinh tế, văn hóa, thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX.

- Giáo án, tài liệu tham khảo.

2. HS: Học bài cũ, n/c bài mới III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: vấn đáp, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích sự kiện và nhân vật lịch sử - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, ciao nhiệm vụ

IV.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đánh giá sự phát triển của sử học, địa lý, y học nước ta.

- Những thành tựu khoa học, kỹ thuật của nước ta thời kỳ này phản ánh điều gì?

3. Bài mới (35’)

(2)

Trải qua thời kỳ lịch sử từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XIX, biết bao những biến cố, thăng trầm đã diễn ra về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội. Bài học hôm nay...

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái quát lại tình hình triều đình nhà Lê từ thế kỉ XVI- XVIII

-Thời gian (8’)

- Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiên thức cuối triều đại nhà Lê

- PP: Vấn đáp, thảo luận - KT: Hỏi trả lời

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân

? Sang thế kỉ XVI triều đình nhà Lê như thế nào?

+ Vua, quan + Nội bộ

 Triều đình rối ren, suy thoái

? Sự suy thoái đưa đến hậu quả gì?

HS: Liên hệ kiến thức cũ để nhắc lại.

? Các cuộc chiến tranh đã để lại hậu quả gì cho đất nước ?

Hoạt động 2: Khái quát lại tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ XVI- XVIII

- Thời gian (8’)

- Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu tình hình kinh tế Đàng Trong, Đàng Ngoài

- PP: Vấn đáp, thảo luận - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

1. Triều đình

- Triều đình nhà Lê đã suy thoái

=>ND cực khổ, đấu tranh chống chính quyền thống trị

 Chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến nổ ra => Nam, Bắc triều – Trịnh, Nguyễn

<=>đất nước bị chia cắt làm 2 - Gây đau thương cho nhân dân, tổn hại cho dân tộc

+ Đàng ngoài, nhà Trịnh nắm toàn quyền

+ Đàng trong, nhà Nguyễn thay nhau cai quả

2. Kinh tế

* Đàng Trong

- NN phát triển rõ rệt + SX được mở rộng + Năng suất lúa cao

(3)

? Tình hình kinh tế của đất nước như thế nào?

HS: Dựa vào kiến thức đã học khái quát

* Đàng Ngoài - NN bị phá hoại

- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém dồn dập, nông dân phải bỏ làng

 NN đàng ngoài sa sút nghiêm trọng

=>Đời sống nhân dân đói khổ, phiêu tán

* Thủ công và buôn bán.

a/ Thủ công:

- Thủ công nghiệp vẫn phát triển với sự xuất hiện của nhiều làng thủ công truyền thống.

+ Nhiều sản phẩm được ưa chuộng b) Buôn bán

- Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa rất phát triển

+ Xuất hiện nhiều chợ mới: phố xá, chợ buôn bán

? Văn hoá nước ta thế kỉ XVI -XVIII như thế nào?

Hoạt động 3: Khái các cuộc đấu tranh của nhân dân chống chính quyền phong kiến (8’) GV: Yêu cầu HS trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:

? Nguyên nhân dẫn tới khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?

? Những cống hiến của phong trào Tây Sơn, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn?

HS: Làm việc cá nhân, cặp

GV: Chốt khái quát toàn bộ kiến thức

=>Do chúa Nguyễn có nhiều biện pháp khuyến khích mở rộng diện tích sx (khai hoang) => lập được phủ Gia Định

=>Nhìn chung, đời sống nhân dân vẫn còn ổn định

3. Văn hoá

- Tôn giáo: Đạo phật, nho giáo, đạo giáo và thiên chúa giáo

- Nho giáo giảm sút từ cuối TK XVII

- Chữ quốc ngữ; ra đời-lúc đầu do việc truyền đạo, trong quá trình thể nghiệm đã trở thành chữ viết chính thức của dân tộc ta theo hệ latinh

- VH nghệ thuật : vẫn được phát triển

 Nội dung phản ánh gần gũi với nhân dân lao động, đả kích lên án giai cấp thống trị.

4. Phong trào đấu tranh của nhân dân

- Chính quyền từ trung ương đến địa phương ở Đàng Ngoài suy yếu, áp bức bóc lột nhân dân, đời sống nhân dân khốn khổ -> đứng lên đấu tranh

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu

Cống hiến của phong trào Tây Sơn:

- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Lê – Trịnh, xóa bỏ chia cắt, tạo điều kiện thống nhất đất

(4)

nước

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập tổ quốc, một lần nữa lật đổ âm mưu của phong kiến phương Bắc

II. Chương V:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

* HS n/c phần 1 SGK thảo luận nhóm:

GV: Biểu hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền?

GV: Hậu quả của các cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều; Trịnh - Nguyễn?

GV: Quang Trung đã đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước như thế nào?

* HS n/c phần 3 SGK thảo luận nhóm:

GV: Nhà Nguyễn được thành lập như thế nào?

GV: Nguyễn Ánh đã làm gì để lập lại chính quyền phong kiến tập quyền?

GV: Tình hình kinh tế, văn hóa thế kỷ XVI - nửa đầu thế kỷ XIX có những đặc điểm gì?

GV chia HS thành 4 nhóm 2 nhóm về kinh tế, 2 nhóm về văn hóa, hoàn thành bảng thống kê theo từng nội dung.

1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hóa của tầng lớp thống trị.

- Chiến tranh phong kiến: Nam Bắc Triều; Trịnh - Nguyễn.

2. Quang Trung thống nhất đất nước.

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến.

+ 1777, Nguyễn + 1786, Trịnh.

+ 1788, Lê

- Đánh đuổi ngoại xâm Xiêm (1785) Thanh (1789)

- Phục hồi kinh tế, văn hóa.

3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

+ Đặt kinh đô, Quốc hiệu.

+ Tổ chức bộ máy quan lại ở triều đình và các địa phương.

4. Tình hình kinh tế, văn hóa.

CÂU HỎI THAM KHẢO ÔN TẬP

Câu 1: Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi?

(5)

- Nghĩa quân lúc này tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có tinh thần chiến đấu dũng cảm, lực lượng cũng còn do đó để tiêu diệt được nghĩa quân, quân Minh cũng phải tốn không ít công sức.

- Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi là nhằm thực hiện âm mưu dụ hòa, mua chuộc Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam

Sơn cũng như nhân dân cả nước.

Câu 2: Em hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động (qua lược đồ sgk, trang 90)

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

Câu 3: Hãy nêu lên hậu quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

* Hậu quả của chiến tranh Nam - Bắc triều:

- Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, đi phu.

- Nhân dân phải sống trong cảnh đất nước chiến tranh hỗn loạn, suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường suốt hơn 50 năm.

- Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá nặng nề, nhất là những năm có thiên tai lớn.

- Chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Hậu quả của sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài:

- Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ đã gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Câu 4: Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?

- Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.

- Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

(6)

- Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương "lấy của người giàu chia cho người nghèo" rất hợp lòng dân.

=> Vì vậy, nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.

Câu 5: Quân đội đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với việc bảo vệ lãnh thổ của đất nước qua lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thế sai sứ sang tận triều đình của họ trình bày rõ điều ngay, lẽ gian.

Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải chu di?

- Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân;

khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.

+ Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở địa phương.

+ Các binh chủng gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

+ Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo

+ Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn

- Nhận xét chủ trương của nhà Lê Sơ iệc bảo vệ lãnh thổ đất nước:

+ Thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới của Tổ quốc, dù một tấc đất của Tổ quốc mất đi cũng phải đòi cho bằng được, không thể để cho kẻ thù xâm phạm.

+ Thái độ kiên quyết trừng trị của nhà vua đối với những kẻ nào bán nước, bán Tổ quốc cho giặc, dù một tấc đất cũng bị trừng trị thích đáng. Đây là lời răn đe, bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương của lãnh thổ Tổ quốc.

Câu 6: (3.0 điểm)

 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Qua đó đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước?

* Nguyên nhân :

Do ý chí đấu tranh chống bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân và đặc biệt là Quang Trung.

* Ý nghĩa

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát: Nguyễn, Trịnh - Lê.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, Thanh giữ vững độc lập và lãnh thổ dân tộc.

* Công lao của Quang Trung:

(7)

- Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh.

- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước.

Câu 7: Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

4. Hướng dẫn về nhà.

- Ôn tập kiến thức chuẩn bị thi học kì.

V. Rút kinh nghiệm.

Ngày soạn: 2/5/21 Ngày dạy: 8/5/21

Tiết 66 KIỂM TRA HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Về kiến thức:

Kiểm tra nội dung cơ bảncủa kiến thức lịch sử 7 học kì II cụ thể các chủ đề sau:

- Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Nước Đại Việt thời Lê Sơ - Tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp,văn hóa giáo dục thi cử thời Lê Sơ.

- Phong trào Tây Sơn – nguyên nhân thắng lợi ý nghiã lịch sử.

- Đóng góp của vua Quang Trung trong bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Văn hóa nước ta thế kỉ XVIII-nửa đầu XIX.

2. Về kĩ năng:

- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức...

3. Về thái độ:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu kính những con người đã xả thân vì đất nước.

(8)

II. Chuẩn bị:

- GV: XD đề kiểm tra, ma trận, đề kiểm tra + đáp án - HS: Ôn tập kiến thức lịch sử học kì II.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hình thức:

- Tự luận 2. Ma trận:

Tên chủ

đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

TN TL TN TL Thấp Cao

Đại Việt thời Lê

Sơ.

Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn

Quân đội đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào

- Nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với việc bảo vệ lãnh thổ của đất nước qua lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông.

Số câu Số điểm

Tỉ lệ

1 0,5 5%

1/2 2 20

1/2 1 10%

2 3.3

35 Đại Việt

thế kỉ XVI - XVIII

Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao

- Để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Quang Trung đã làm gì.

- Hoạt động của quân Tây Sơn.

Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh, Nguyễn , phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch

sử của

phong trào Tây Sơn

đánh giá công lao

của Quang

Trung đối với

sự nghiệp

chống ngoại xâm và xây dựng

đất nước

(9)

Số câu Số điểm

Tỉ lệ

3 2 20%

1 0,5 5%

1/2 2 20%

1/2 1 10%

5 5.5 55%

Việt Nam nửa đầu TK 19.

Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không còn nhiều tác dụng

Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là gì ? - Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0,5 5%

1 0.5 5%

2 1 10%

T.Số câu T.Số điểm Tỉ lệ

5 3 30%

1/2 2 20

2 1 10%

1/2 2 20%

1/2 1 10%

1/2 1 10%

9 10 100%

Đề bài

I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất ghi ra giấy kiểm tra (mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm) Câu 1: Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không còn nhiều tác dụng?

A.Do nhân dân không ủng hộ. B. Do việc chia ruộng đất không công bằng.

C. Do ruộng đất công còn quá ít. D. Do sự chống đối của quan lại địa phương.

Câu 2: Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là?

A. Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.

C. Trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.

D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 3: Từ thế kỉ XVI-XVII, tôn giáo nào được giới cầm quyền đề cao?

A. Đạo giáo. B. Phật giáo..

C. Ki-tô giáo. D. Nho giáo.

Câu 4: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc?

(10)

A. Hoàn thành việc thống nhất đất

nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn.

C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Câu 5: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?

A. Thể hiện tình yêu quê hương

đất nước, con người Việt Nam. B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.

C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

Câu 6. (Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống)

Để giải quyết ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong Quang Trung đã ra…nhờ đó nông nghiệp được phục hồi.

A. Chiếu khuyến nông B. Chiếu cần vương

C. Chiếu lập học D. Chiếu dời đô.

Câu 7. Nối thời gian cột (A) với sự kiện ở cột (B) sao cho đúng (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm)

A (Thời gian) B (Sự kiện)

1.Năm 1785 a. Hạ thành Quy Nhơn

2. Năm 1773. b. Lật đỗ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong 3. Năm 1789. c. Đánh tan quân xâm lược Xiêm

4. Năm 1777. d. Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

II. Tự luận: (6,0 điểm) Câu 1: (3 điểm)

Quân đội đội thời Lê sơ được tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với việc bảo vệ lãnh thổ của đất nước qua lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thế sai sứ sang tận triều đình của họ trình bày rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải chu di?

Câu 3: (3.0 điểm)

 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn? Qua đó đánh giá công lao của Quang Trung đối với sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước?

---HẾT--- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7

ĐA C B D D C A 1-c 2-a 3-d 4-b

(11)

II. Tự luận (6,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

Câu 1 (3.0 diểm)

- Quân đội thời Lê Sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”: khi đất nước có ngoại xâm thì tất cả quân lính đều tại ngũ chiến đấu cùng toàn dân; khi hòa bình thì thay phiên nhau về làm ruộng.

0.5

+ Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở

địa phương. 0,5

+ Các binh chủng gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

+ Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo

0.5 + Hằng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận.

Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn

0.5

- Nhận xét chủ trương của nhà Lê Sơ với việc bảo vệ lãnh thổ đất nước:

+ Thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới của Tổ quốc, dù một tấc đất của Tổ quốc mất đi cũng phải đòi cho bằng được, không thể để cho kẻ thù xâm phạm.

0.5

+ Thái độ kiên quyết trừng trị của nhà vua đối với những kẻ nào bán nước, bán Tổ quốc cho giặc, dù một tấc đất cũng bị trừng trị thích đáng. Đây là lời răn đe, bài học cho bao thế hệ trong việc giữ gìn biên cương của lãnh thổ Tổ quốc.

0.5

Câu 3 (3 điểm)

* Nguyên nhân :

Do ý chí đấu tranh chống bóc lột và tinh thần yêu nước của

nhân dân ta. 0,5

- Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân

và đặc biệt là Quang Trung. 0,5

* Ý nghĩa

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát: Nguyễn, Trịnh - Lê.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

0,5

- Đánh tan âm mưu xâm lược của nhà Xiêm, Thanh giữ vững

độc lập và lãnh thổ dân tộc. 0,5

* Công lao của Quang Trung:

- Đánh đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước và đánh tan quân xâm lược Xiêm - Thanh.

0,5

- Phục hồi kinh tế đất nước, ổn định trật tự xã hội, phát triển nền văn hóa dân tộc, tăng cường quốc phòng và ngoại giao bảo vệ đất nước.

0.5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..