• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
29
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 7

Ngày soạn : 13/10/2017

Ngày giảng: Thứ hai ngày 16tháng 10 năm 2017 Tập đọc

TIẾT 13: TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung: Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ: mơ ước của anh về một tương lai tươi đẹp của các em và của đất nước.

2. Kĩ năng: Đọc đúng toàn bài, hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương và tin tưởng vào tương lai của đất nước.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị:nhận biết được ý nghĩa của trung thu hoà bình

- Đảm nhận trách nhiệm: Xác định được nhiệm vụ của bản thân đối với đất nước là học tập tốt

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, tranh sgk

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1 Kiểm tra bài cũ(4')

- Đọc bài: “ Chị em tôi” và nêu nội dung chính của bài ?

Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1') b. Luyện đọc(10')

- Gv đọc mẫu toàn bài và nêu cách đọc c - Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

b. Tìm hiểu bài(12')

Đọc từ đầu ... của các em và trả lời:

- Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và có các em nhỏ có gì đặc biệt ? - Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước

- 1 hs đọc toàn bài và nêu nội dung Nhận xét bài

-Học sinh đọc nối tiếp lần 1 - Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài

- Đứng gác trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.

- Trăng ngàn và gió núi bao la ...

Cảnh đẹp đêm trung thu độc lập - Dòng thác nước đổ xuống làm

(2)

trong những đêm trăng tương lai ra sao?

- Vẻ đẹp đất nước hiện nay có gì khác so với đêm trung thu độc lập đầu tiên ?

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Cuộc sống nay có gì giống và khác với mong ước của anh chiến sĩ ?

- Em mong ước đất nước sau này sẽ phát triển như thế nào ?

- Bài văn muốn nói về điều gì?

GV ghi ý chính

* Giáo dục biển đảo:

- Hình ảnh con tàu mang cờ đỏ sao vàng và hình ảnh anh chiến sĩ dứng gác...

c. Đọc diễn cảm(8')

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ:

“ Anh nhìn trăng ... vui tươi ”.

- Gv đọc mẫu.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Bài thơ cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ và đất nước như thế nào?

* GD QTE:GV liên hệ thực tế giáo dục HS quyền được giáo dục về các giá trị..

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau.

chạy máy phát điện, cờ đỏ sao ...

- Đất nước giàu, hiện đại hơn nhiều Mơ ước về cuộc sống tương lai tươi đẹp.

-Tình yêu thương các em nhỏ của anh chiến sĩ ; mơ ước của anh về..

- 2 học sinh nhắc lại.

- Hs nối tiếp đọc đoạn - Lớp nêu cách đọc.

- Hs lắng nghe, đọc thể hiện - Hs thi đọc.

Nx - bình chọn bạn đọc hay - ...yêu thương, tự hào

_________________________________________

Toán

TIẾT 31: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ các số tự nhiên. Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng đặt tính, thực hiện tính toán nhanh chính xác.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

(3)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Đặt tính và tính:

48600 - 9455; 4685 + 2347

- Muốn cộng(trừ)các số có nhiều chữ số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Cách thử lại phép cộng và phép trừ(12')

Ví dụ:Đặt tính và tính sau đó thử lại 2416+5164 ; 6839- 482

+51642416 Thử lại -75802416

7580 5164

Muốn thử lại phép cộng( phép trừ) ta làm như thế nào?

c. Luyện tập

Bài tập 1(6): Tính rồi thử lại - Quan sát, hướng dẫn hs.

Nhạn xét, chữa bài

+ Muốn thử lại phép cộng( phép trừ) ta làm như thế nào ?

Bài tập 3(7'): Tìm x

x + 262 = 4848; x - 707 = 3535 - Quan sát, hướng dẫn HS làm.

- Nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn?

- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm ntn?

*Bài tập 4(5')

- Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số ?

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Muốn thử lại phép cộng, phép trừ ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

- 2HS lên bảng - Nhiều HS trả lời - Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm nháp - Nhận xét - nêu lại cách làm .

Tổng - một số hạng Hiệu + số trừ

- Nhiều HS nhắc lại - HS nêu yêu cầu

- Tự làm bài, 2 HS lên bảng - Lớp nhận xét

- trao đổi bài, kiểm tra kết quả - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 1 HS lên bảng làm bài.

- HS làm, nhận xét, chữa bài.

-...tổng - số hạng đã biết - ...tổng - số hạng đã biết Hiệu + số trừ

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài.

Kết quả: 89 999

-...tổng - số hạng đã biết - ...hiệu + số trừ

(4)

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP: TIẾT 1 - TUẦN 7

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Củng cố thực hiện tính giá trị của biểu thức có chứa chữ.

- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa chữ.

3.Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Các tính chất của phép cộng ? - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài tập 1(6’):Viết tiếp vào chỗ chấm - Gv quan sát, theo dõi hs làm bài.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2(6’)

-Dòng 1:Viết giá trị của biểu thức...

- Gv theo dõi, giúp đỡ - Gv nhận xét, đánh giá.

- Giải thích cách làm.

Bài tập 3(6’):Nối hai biểu thức có giá trị bằng nhau.

- Để nối được ta phải làm gì?

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 4(6’)

- Yêu cầu hs làm bài.

- Con đã vận dụng tính chất nào để làm bài tập ?

Bài tập 5(6')

- Yêu cầu hs tự làm bài rồi chữa bài.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Các dạng kiến thức vừa được ôn?

3 hs nêu

- Hs nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 2 hs làm bài bảng- Lớp làm vở.

- Nhận xét, bổ sung - 1 hs đọc yêu cầu bài

- 2 hs làm vào bảng phụ, lớp

làm vào vở bài tập, chữa bài, nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm bài vào vở bài tập.

- Nhận xét, bổ sung.

- trao đổi bài - kiểm tra kết quả - 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào vở.

- Nhận xét, bổ sung

-HS đọc yêu cầu, làm bài, nhận xét, giải thích cách làm.

(5)

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài sau.

Tập làm văn

TIẾT 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết viết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).

2. Kĩ năng: Xây dựng và viết đoạn văn kể chuyện.

2. Thái độ : GD HS biết thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Khi phát triển ý thành đoạn ta cần chú ý điều gì ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1(12’):Đọc cốt truyện sau - Gv yêu cầu học sinh đọc cốt truyện.

- Gv giới thiệu tranh minh hoạ.

-Nêu sự việc chính của câu chuyện trên ? - Gv giúp đỡ học sinh

- Gv nhận xét, chốt lại.

Bài tập 2(18’):Viết hoàn chỉnh một đoạn - Yêu cầu học sinh dựa vào cốt truyện đã cho, mỗi em chọn ý để phát triển thành một đoạn.

- Gv nhận xét

3. Củng cố, dặn dò(4’)

Mỗi đoạn văn thường được viết như thế

- 2hs phát biểu ý kiến.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs đọc cốt truyện Vào nghề

- Hs quan sát tranh và nêu nội dung.

- 4 sự việc chính.

+ Va-li - a mơ ước trở thành diễn viên xiếc phi ngựa.

+ Va – li – a xin đi học nghề.

+ Em đã giữ sạch chuồng ngựa.

+ Sau này, Va – li – a trở thành một diễn viên giỏi.

- Học sinh đọc yêu cầu.

- 1 vài học sinh nói về đoạn văn em chọn.

- Học sinh làm bài vào vở bài tập của mình.

- Đọc bài làm của mình trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Mỗi đoạn văn thường…

(6)

nào ?

- Gv nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.

_______________________________________

Ngày soạn : 14/10/2016

Ngày giảng: Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017 Toán

TIẾT 32: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được biểu thức có chứa hai chữ.

- Biết tính giá trị của một số biểu thức có chứa hai chữ.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:(5’)

- Chữa bài tập 4. Sgk

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Biểu thức có chứa hai chữ.(12’) - Gv đưa bảng phụ ghi ví dụ:

Số cá của anh

Số các của em

Số cá hai anh em

3 2 3 + 2

5 6 5 + 6

... ... ...

a b a + b

- Gv lưu ý hs mỗi chỗ chấm là chỉ số cá do anh hoặc em hay cả anh và em câu được. Em hãy viết số vào mỗi chỗ chấm cho phù hợp.

* a + b là biểu thức có chứa hai chữ.

* Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ - Gv nêu yêu cầu: Cho biểu thức a + b

- 1 hs chữa bài.

- hs nhận xét, bổ sung.

Đỉnh Phan - xi - păng cao hơn Tây Côn Lĩnh số mét là:

3 143 - 2428 = 715 (m) Đáp số: 715m.

- Hs quan sát.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs nghe.

- Hs theo dõi.

- Hs tự làm với phần còn lại.

- 3 hs nhắc lại và lấy ví dụ.

- Hs theo dõi và làm tương tự với

(7)

+ Nếu a = 3, b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 là 1 giá trị của biểu thức.

- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?

3. Thực hành Bài tập 1:(6’)

- Gv theo dõi, hướng dẫn hs còn lúng túng.

- Gv chữa bài, thống nhất kết quả đúng.

*Muốn tìm giá trị của biểu thức có chứa hai chữ ta làm như thế nào ?

Bài tập 2:(6’)

- Gv hướng dẫn mẫu.

- Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.

Bài tập 3:(6’)

- Gv yêu cầu hs quan sát kĩ các hàng, cột trong bảng ?

- Gv hướng dẫn mẫu.

- Gv nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò:(4’)

- Khi thay chữ bằng số ta tính được gì?

- Nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài giờ sau.

a = 4, b = 0, a = 0, b =1;

- 1 hs nhắc lại

- 1 hs nêu yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài và chữa bài.

*Đáp án:

Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35 b)Nếu c = 15 cm và d = 45 cm

thì c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm - Hs tự làm và chữa bài.

*Đáp án:

a. Nếu a = 32, b = 20 thì a + b = 32 + 20 = 52 b. Nếu a = 45, b = 36 thì a + b = 45 + 36 = 81

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát các bảng, các cột.

- Hs làm bài, chữa nhận xét, bổ sung.

Chính tả ( nhớ -viết) TIẾT 7: GÀ TRỐNG VÀ CÁO

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Tìm và viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr /ch , các từ hợp với nghĩa đã cho.

2. Kĩ năng: Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn thơ từ: “Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn ... làm gì được ai” trong bài Gà Trống và Cáo.

3. Thái độ:Ý thức giữ vở sạch, có tinh thần cảnh giác trước lời ngon ngọt của người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

(8)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

-Yêu cầu hs viết các từ sau: sốt sắng, xôn xao, sừng sững, xao xác.

Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Hướng dẫn nhớ - viết(22')

- Yêu cầu hs đọc thuộc lòng đoạn thơ.

+ Lời lẽ của Gà với Cáo thể hiện gì ? + Đoạn thơ muốn nói với ta điều gì ?

* GD QTE: GD cho HS về tính thật thà, trung thực....

- Yêu cầu hs tìm các từ khó hay dễ lẫn - GV đọc cho hs viết: quắp đuôi, co cẳng, khoái chí, gian dối

- Gv nhắc nhở hs cách trình bày bài, tư thế ngồi, cách cầm bút

- GV yêu cầu hs đọc lại bài viết.

- Tổ chức cho hs viết bài - Quan sát, nhắc nhở hs.

- Gv thu 5 bài nhận xét.

- Nhận xét chung.

c. Hướng dẫn làm bài tập(8')

Bài tập 2a: Tìm và hoàn chỉnh đoạn văn

- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi viết vào vbt.

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Nhận xét, sửa câu cho hs

3. Củng cố, dặn dò.(4')

- Hãy tìm tiếng bắt đầu bằng tr /ch chỉ

- 2 hs lên bảng viết- Lớp viết nháp - Lớp nhận xét, bổ sung.

- 3 hs đọc thuộc lòng - Gà Trống rất thông minh

- Hãy cảnh giác, đừng vội tin những lời ngọt ngào.

- Hs tìm và nêu

- 2 HS lên bảng, lớp viết nháp - Lớp nhận xét - chữa

- Trình bày theo thể thơ 6 - 8, khi dẫn lời nói trực tiếp dùng dấu 2 chấm kết hợp với dấu ngoặc kép.

- Hs đọc lại bài viết 1 lần - Hs viết bài.

- Hs đổi vở soát bài cho bạn

- 1 hs nêu yêu cầu bài - Hs làm việc theo cặp

- Hs thi điền nhanh vào bảng phụ.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh.

trí tuệ, phẩm chất, trong, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm và đọc - nhận xét.

- đặt câu với 1 trong 2 từ.

+ Bạn Nam có ý chí vươn lên trong học tập.

- Trâu, chuồn chuồn

(9)

con vật ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà: đọc lại truyện, chuẩn bị bài giờ sau.

_________________________________________________________________

Ngày soạn : 15/10/2017

Ngày giảng: Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2016

Tập đọc

TIẾT 14: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: ước mơ của các bạn về một cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ có những phát minh độc đáo của trẻ em( trả lời được các câu hỏi 1,2 sgk)

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy, hiểu nội dung bài.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh luôn có ước mơ và phấn đấu đạt được ước mơ của mình.

* GDQTE: ước mơ của các bạn về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1 Kiểm tra bài cũ: (5')

- Đọc bài: “ Trung thu độc lập” và nêu nội dung chính của bài ?

Nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1') b. Luyện đọc: (10') - Gv đọc mẫu

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

c. Tìm hiểu bài: (12')

- Đọc thầm màn kịch 1 để tìm hiểu:

- Mi Tin và Tin Tin đến đâu và gặp những ai ?

- Vì sao ở đây lại có tên là vương quốc Tương Lai ?

- Các bạn chế tạo ra những cái gì ?

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.

- 3 hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài

- Đến vương quốc Tương Lai.

-Vì những người sống ở vương quốc này hiện chưa ra đời.

+ Vật làm người hạnh phúc.

(10)

- Những phát minh đó thể hiện ước mơ gì của con người ?

GV ghi ý chính đoạn

- Nêu nội dung chính của bài ? Ghi ý chính bài

d. Đọc diễn cảm(8')

- Yêu cầu các em đọc phân vai 2 màn kịch.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

3.Củng cố, dặn dò(4') -Vở kịch nói lên điều gì ?

* GD QTE:Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc.

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài Nếu chúng mình có phép lạ.

+ Thuốc trường sinh, ánh sáng kì lạ, máy dò kho báu, máy biết bay.

- Hạnh phúc, sống lâu chinh phục vũ trụ.

Ước mơ chinh phục vũ trụ - Uớc mơ của các bạn nhỏ về cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó có những phát minh độc đáo của trẻ..

- Nêu giọng đọc từng nhân vật - Hs đọc phân vai theo nhóm.

- Nhiều nhóm thi đọc phân vai.

Nhận xét bạn đọc

- Ước mơ của các bạn nhỏ

______________________________________

Kể chuyện

TIẾT 7: LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Dựa vào lời kể của giáo viên, tranh minh họa học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện; kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

2. Rèn kĩ năng nghe nhớ truyện và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

3. Thái độ: Thương yêu người có hoàn cảnh không may mắn.

* Quyền trẻ em: GD cho HS những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui...không phân biệt đối xử...

* BVMT: HS thấy thiên nhiên rất có giá trị với cuộc sống con người, nó đem đến niềm hi vọng tốt đẹp cho con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Máy tính, máy chiếu phông chiếu.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

(11)

- Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe hoặc được đọc ? Nx đánh giá

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1') b. Hướng dẫn kể chuyện

* Gv kể chuyện (6') - Gv kể lần 1.

- Gv kể lần 2 chỉ tranh (ƯDCNTT) - Hướng dẫn kể: Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu bài, quan sát tranh, đọc các gợi ý ở từng tranh.

- Câu chuyện gồm có mấy đoạn ? - Nêu nội dung từng đoạn.

- Gv nhận xét, bổ sung.

* Kể chuyện trong nhóm.(10')

- Gv yêu cầu hs quan sát từng tranh kể lại từng đoạn sau đó kể nối tiếp các đoạn của câu chuyện theo tranh, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

* Gv tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp(14') (ƯDCNTT)

- Gv yêu cầu hs tưởng tượng kết thúc của câu chuyện.

- Câu chuyện có ý nghĩa gì ?

* GD QTE: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người,không phân biệt đối xử...

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?

*BVMT:GV liên hệ GD cho HS ý thức bảo vệ môi trường...

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt.

- Về nhà: kể lại câu chuyện cho người thân nghe.Chuẩn bị bài giờ sau.

- 2 hs kể chuyện - Lớp nhận xét.

- Hs nghe

-Hs nghe QS tranh trên phông chiếu - 1 hs đọc yêu cầu

- 4 đoạn

- Hs nối tiếp nhau nêu nội dung.

- Hs làm việc theo nhóm

- Hs kể cho bạn trong nhóm nghe kết hợp trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Nhiều hs kể 1 đoạn của câu chuyện - Đại diện các nhóm lên kể nối tiếp câu chuyện.(Kết hợp chỉ tranh trên phông chiếu)

- Lớp nhận xét

- 2 hs thi kể cả câu chuyện.

- Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.

(12)

Toán

TIẾT 33: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.

2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong tính toán.

3 Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực học tập, say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Chữa bài tập 3

Nêu ví dụ về biểu thức có chứa 2 chữ - Gv nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng(12')

- Gv kẻ sẵn bảng như trong Sgk.

- Yêu cầu hs tính giá trị của biểu thức a + b với a, b là số bất kì.

- Yêu cầu hs tự so sánh.

* Kết luận: a + b = b + a

Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

Đó là tính chất giao hoán của phép cộng.

c. Thực hành

Bài tập 1(6'):Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm

- Yêu cầu hs áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng: đổi chỗ các số hạng trong một tổng.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài tập 2(6'):Viết số thích hợp vào chỗ

- Gv theo dõi, uốn nắn giúp đỡ hs.

- Dựa vào đâu con làm được bài tập?

- 1 hs chữa bài.

- Nhiều hs nêu - Lớp nhận xét.

- Hs quan sát và đọc bảng.

- Hs tính và so sánh.

a = 20, b = 30 thì a + b = 20 + 30 = 50 b + a = 30 + 20 = 50 - Hs tự làm với các phần khác - Hs nhắc lại.

- Hs lấy ví dụ

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs tự làm- nối tiếp nhau đọc kết quả - Hs theo dõi.

- HS tự nêu kết quả và giải thích 468 + 379 = 847

6509 + 2876 = 9385 - 1 hs nêu yêu cầu bài

- Hs nêu cách làm bài - Hs tự làm -2 hs làm bảng.

- Hs chữa bài, nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

(13)

Bài tập 3(6') Điền dấu -GV quan sát.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò(4')

Tổ chức điền nhanh kết quả 468+379=847; 6509+2876=9385 379+468=... ; 2876+6509=...

-Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?

- Nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài giờ sau .

- 2HS làm bảng, lớp làm vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Giải thích cách làm.

_

Thực hành Tiếng Việt LUYỆN TẬP: TIẾT 1 - TUẦN 7

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố cho hs về danh từ, hs tìm được các danh từ riêng trong bài văn cho trước.

2.Kĩ năng: Xác định các danh từ chung, danh từ riêng. Chọn được các câu trả lời đúng.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Thế nào là danh từ ? Lấy ví dụ - Nhận xét, đánh giá

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Luyện tập

Bài 1(10’): Chọn câu trả lời đúng - Yêu cầu thảo luận nhóm

- Quan sát - giúp đỡ - Nhận xét - kết luận - Củng cố về danh từ

Bài 2(6’) Xếp các danh từ vào ô thích hợp

- Quan sát - giúp đỡ - Nhận xét – kết luận

- 3 hs nêu - Nhận xét bài - Hs nghe - Đọc yêu cầu

- Hoạt động nhóm bàn

- Báo cáo kết quả - nhận xét, bổ sung. a/ 6 danh từ b/ Đáp án 3

c/ Đáp án 1 : Âm đầu, vần, thanh - Đọc yêu cầu

- Hs tự làm - báo cáo kết quả.

* DT chung: vua, lính, thị lang.

(14)

- Củng cố về danh từ chung và danh từ riêng

Bài 3(5’) Ghi lại các danh từ riêng trong 2 truyện sau:

- Cho HS làm bài, chữa bài.

- G nhận xét

Bài 4(9’) Đọc và trả lời câu hỏi - Tên các danh từ riêng trong bài?

- Ông, bà, mẹ có phải là danh từ riêng không? Vì sao?

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Thế nào là danh từ riêng, danh từ chung, cách viết?

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau: tiết 1 tuần 8

* DT riêng: Lê Thánh Tông, Văn Lư, Lương Như Hộc.

- Hs làm bài, chữa bài.

Đồng tiền vàng: Mai-cơn, Giôn.

Lời thề: Lời Thề.

- Đọc yêu cầu - Nhiều hs đọc bài

* Đáp án:

a. Tên người: Thủy, Đăng, Tuấn, Long.

Tên địa lí: Trường Sa.

b. Danh từ: ông, bà, mẹ - Đáp án 3.

- 2 Hs trả lời

______________________________________________________________

Ngày soạn : 16/10/2017

Ngày giảng: Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017 Toán

TIẾT 34: BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ.

- Biết tính giá trị của một số biểu thức có chứa ba chữ.

2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, say mê học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu t/chất giao hoán của phép cộng ? - Chữa bài tập 2. Sgk

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1')

b. Giới thiệu biểu thức có chứa 3 chữ.(12')

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(15)

- Gv nêu ví dụ(sgk)

- Chỗ “...” thể hiện điều gì ?

- Muốn biết số cá của cả 3 người ta làm như thế nào ?

- Gv làm mẫu: An câu được 2 con, Bình câu được 3 con, Cường câu được 4 con. Cả 3 người câu được 2 + 3 + 4 con cá.

Số cá của An

Bình Cường Cả 3 người

2 3 4 2 + 3 + 4

5 1 0 5 + 1 + 0

1 0 2 1 + 0 + 2

a b c a + b + c

* a + b + c là biểu thức có chứa 3 chữ Yêu cầu hs lấy ví dụ

*. G/trị của b/thức có chứa 3 chữ

- Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9 là một giá trị của biểu thức của a + b + c.

- Mỗi lần thay chữ bằng số ta được gì ?

c. Thực hành

Bài tập 1(4'): Tính giá trị của - Gv yêu cầu hs tự làm bài.

- Gv theo dõi, nhắc nhở hs làm bài.

- Muốn tính giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ ta làm như thế nào ?

Bài tập 2(4')

- Gv quan sát, giúp HS làm bài.

- Gv nhận xét, chữa bài.

Bài tập 3 (4'): Tính giá trị của biểu thức.

- Gv quan sát, giúp HS làm bài.

- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?

Bài tập 4 (6')

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như

- Hs nghe.

- Số cá câu được của từng người.

- 1 học sinh đứng tại chỗ thực hiện.

- 2 hs nhắc lại a - b -c ; m+ n+ c

- Hs theo dõi.

- Hs tự tính với các ví dụ còn lại.

- Giá trị của biểu thức

- 1 hs nêu yêu cầu bài - Hs tự làm và chữa bài Nếu a = 5, b = 7, c = 10

thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22.

- Hs nêu yêu cầu - Hs tự làm bài.

- 2 HS làm bảng phụ - Nhận xét, chữa bài a. Nếu a = 9, b = 5, c = 2 thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90 -HS đọc yêu cầu.

-2 HS làm bảng, lớp làm vở.

-Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

-HS đọc yêu cầu, tự làm bài.

- Chữa bài, nhận xét.

(16)

thế nào?

3. Củng cố, dặn dò(4')

- Muốn tính giá trị của biểu thức có chứa chữ ta làm như thế nào ?

- Nhận xét giờ học.

- Về chuản bị bài giờ sau.

Luyện từ và câu

TIẾT 14: LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, và viết đúng tên người tên địa lí Việt Nam.

2. Kĩ năng: Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa Việt Nam, viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT 1, viết đúng một vài tên riêng ở BT 2.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.

- Bản đồ địa lí Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn làm bài.

Bài tập 1(15’): Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau;

- Gv yêu cầu hs đọc nội dung và phần chú giải.

- Yêu cầu hs gạch chân dưới tên riêng viết sai và sửa lại.

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Gv yêu cầu hs quan sát tranh minh hoạ giới thiẹu

+ Bài ca dao cho em biết điều gì?

Bài tập 2(15’)

- Gv treo bản đồ địa lí Việt Nam.

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc cá nhân + Gạch dưới từ sai + Sửa lại

- Lớp nhận xét, chữa bài - 1 hs đọc lại bài ca dao - Hs quan sát tranh.

.Cỏc phố cổ ở Hà Nội - 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs quan sát, hs làm việc theo nhóm.

(17)

- Y/cầu hs làm việc theo nhóm - Gv phát phiếu, bút dạ cho 4 nhóm làm bài.

- Gv theo dõi, nhắc nhở hs làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Hãy nêu cách viết tên người. tên địa lí Việt Nam ?

- Quyền trẻ em: GDHS quyền tiếp nhận thông tin...

- Nhận xét tiết học.

- VN học bài và làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- Hs thi viết tên nhanh các tỉnh, thành phố, danh lam thắng cảnh.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Nhóm khác bổ sung.

Tỉnh:

+ Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu...

+ Đ. Bắc: Hà Giang, Lào Cai, ...

+ Đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, - Tp trực thuộc t.ư..: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, ...

- Di tích l/sử: Thành Cổ Loa, , ..

- D/lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long,,..

- 1 HS nêu

____________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

NHÀ TRƯỜNG TỔ CHỨC TRUNG THU CHO HỌC SINH

Tập làm văn

TIẾT 14: ÔN TẬP VĂN VIẾT THƯ

I. Mục tiêu

- Ôn tập củng cố kiến thức về văn viết thư.

- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin (mục III).

II. Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Tư duy sáng tạo.

III. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn đề bài phần luyện tập IV. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ:

(18)

- Cần kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật để làm gì?

- Có những cách nào để kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật?

- Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Khi muốn liên lạc với người thân ở xa chúng ta làm cách nào?

- Vậy viết một bức thư cần chú ý những gì? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Nội dung:

a. Tìm hiểu ví dụ:

- Gọi 1 HS đọc lại bài Thư thăm bạn.

- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

- Theo em người ta viết thư để làm gì?

- Đầu thư bạn Lương Viết gì?

- Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?

- Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?

- Qua tìm hiểu, em nào cho biết nội dung bức thư cần có những gì?

- Qua bức thư các em có nhận xét gì về phần mở đầu và phần kết thúc?

- Để nói lên tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.

- Kể nguyên văn và kể bằng lời của người kể chuyện.

- Chúng ta có thể gọi điện, viết thư

- 1 HS đọc lại bài Thư thăm bạn.

- Để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi

- Để thăm hỏi, động viên nhau, để thông báo tình hình, trao đổi ý kiến, bày tỏ tình cảm.

- Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng.

- Lương thông cảm, sẻ chia với hoàn cảnh nỗi đau của Hồng và bà con địa phương

- Thông báo về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.

- Nội dung bức thư cần:

+ Nêu lí do và mục đích viết thư + Thăm hỏi người nhận thư

+ Thông báo tình hình người viết thư

+ Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm

- Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.

+ Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn.

(19)

- Kết luận: Tất cả những điều các em tìm hiểu về viết một bức thư đã được đúc rút trong ghi nhớ.

- Gọi HS đọc ghi nhớ b. Luyện tập:

- Treo bảng phụ viết sẵn đề bài - Gọi HS đọc đề bài

- Gạch chân: trường khác để thăm hỏi, kể tình hình lớp, trường em.

- Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?

- Viết thư cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?

- Cần thăm hỏi bạn những gì?

- Cần kể cho bạn nghe những gì về tình hình ở lớp, trường em hiện nay?

- Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì?

- Thực hành viết thư

- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư

- Yêu cầu HS viết vào vở

- Các em cố gắng viết bức thư thăm hỏi chân thành, tình cảm, kể được nhiều việc ở lớp, ở trường.

- Gọi HS đọc lá thư của mình.

C. Củng cố - dặn dò

- Một bức thư thường gồm những nội dung nào?

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe

- 4 HS đọc ghi nhớ.

- 2 HS đọc đề bài

- Cho một bạn ở trường khác.

- Hỏi thăm và kể cho kể cho bạn nghe tình hình ở lớp, trường em hiện nay.

- xưng : bạn - mình - cậu - tớ.

- Cần thăm hỏi bạn: sức khỏe, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thích của bạn.

- Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi, thầy cô giáo, bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp, trường...

- Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn gặp lại

- HS thực hành viết thư - HS viết vào vở.

- 3, 4 HS đọc lá thư của mình đã viết.

- HS đọc lại ghi nhớ để trả lời câu hỏi.

___________________________________________________

Ngày soạn : 17/10/2017

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017 Toán

TIẾT 35: TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG

I. MỤC TIÊU

(20)

1. Kiến thức: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.

2. Kĩ năng: Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng trong tính toán.

3 Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như sau:

a b c (a + b) + c a + (b + c)

5 4 6

35 15 20

28 49 51

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

Tính giá trị biểu thức: a + b + c a. Nếu a = 5, b = 6, c = 8

b. Nếu a = 23, b = 9, c = 7 - GV chữa bài, nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng.(12’)

- GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.

- GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5, b = 4, c = 6?

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35,

Nếu a = 5, b = 6, c = 8 thì a + b + c = 5 + 6 + 8=19 Nếu a = 23, b = 9, c = 7

thì a + b + c = 23+ 7 + 9 = 39 + Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bảng số.

- 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như sau:

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.

a b c (a + b) + c a + (b + c)

5 4 6 (5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15 5 + (4 + 6) = 5 + 10 = 15

35 15 20 (35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70 35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70 28 49 51 (28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128 28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128

(21)

b = 15 và c = 20?

+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 28, b = 49 và c = 51?

- Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c)?

- Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng):

(a + b) + c = a + (b + c) - GV vừa ghi bảng vừa nêu:

* (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.

* Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) + c.

* Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

c. Luyện tập

Bài 1:(6’) Tính bằng cách thuận tiện nhất.

- GV viết lên bảng biểu thức và hướng dẫn:

3254 + 146 + 1698 = (3254 + 146) + 1698 = 3400 + 1698 = 5098 GV yêu cầu HS thực hiện.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2(6’)

- Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta

- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.

- Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c).

- HS đọc.

- HS nghe giảng.

- Một vài HS đọc trước lớp.

- HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

a. 4367 + 199 + 501 4400 + 2148 + 252

= 4367 + (199 + 501) = 4400+ (2148 + 252)

= 4367 + 700 = 4400+ 2400

= 5067 = 6800

b. 921 + 898 + 2079 467 + 999 + 9533

= (921 + 2079) + 898 = (467 + 9533) + 999

= 3000 + 898 = 10 000 + 999

= 3898 = 10 999 - Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài toán.

- Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba

(22)

như thế nào?

+ GV nhận xét một số bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3 Viết số hoặc chữ số (6’) - GV quan sát hướng dẫn HS làm bài.

- Chữa, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố- Dặn dò: (3’)

- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng, cho ví dụ?

- GV tổng kết giờ học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

ngày với nhau.

- HS lên bảng làm bài, HS làm.

Bài giải

Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:

75500000+86950000+14500000=176950000(đồng) Đáp số: 176950000 đồng.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu, làm, chữa bài, nhận xét, bổ sung.

____________________________________________

VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 1: ĐI XE ĐẠP ĐÚNG LÀN ĐƯỜNG, PHẦN ĐƯỜNG QUY ĐỊNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết được một số quy tắc đối với người đi xe đạp ở đô thị, nông thôn, miền núi.

2. Kĩ năng: Biết đi đúng phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ ; biết dừng xe lại khi có đèn tín hiệu giao thông màu đỏ.

3. Thái độ: HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định bảo đảm an toàn giao thông khi đi xe đạp trên đường.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên :

- Tranh ảnhgiấy khổ A0 kẻ các làn đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp.

- Tranh ảnh về người đi xe đạp đúng/sai làn đường, phần đường giao thông để trình chiếu minh họa

- Tranh ảnh sưu tầm hoặc tranh ảnh về giao thông trong đồ dùng học tập của trường.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành ch học sinh lớp 4 - Một chiếc xe đạp dành cho trẻ em.

- Kẻ các làn đường dành cho người đi xe đạp, cho ô tô, xe máy,…

2. Học sinh :

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 4.

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(23)

I. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 2. Các hoạt động

* Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm:

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về đi xe đạp:

+ Ở lớp, những bạn nào tự đến trường bằng xe đạp?

+ Khi đi xe đạp trên đường phố, đường giao thông trong xã, thị xã các em thường đi như thế nào? Đi vào làn đường nào?

* Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản:

Đi xe đạp đúng làn đường để đảm bảo an toàn

- GV yêu cầu HS đọc truyện “Đi đúng mới an toàn” (tr. 4, 5) trả lời các câu hỏi 1 và 2 cuối truyệnđọc.

- GV có thể gợi mở cho HS bằng các câu hỏi:

+ Làn đường dành cho xe đạp ở vị trí nào của đường (bên phải, bên trái, ngoài cùng bên phải)?

+ Em hiểu làn đường là gì?

Dựa vào đâu để em phân biệt được làn đường?

- GV yêucầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời

- Thực hiện theo yêu cầu của Gv

- HS thảo luận theo nhóm đôi, sauđó GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- HS đọc truyện, tự trả lời cá nhân các câu hỏi 1 và 2.

+ Ngoàicùngbênphải.

+ Là một phần của đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. Ở những đường rộng, làn đường thường được phân chia theo các vạch kẻ đường dành riêng cho từng loại xe từ xe lớn đến xe nhỏ theo thứ tự từ trái qua phải.

Câu 2: Hải không đạp xe vào làn đường bên trái vì đó là làn đường dành cho xe máy và ô tô.

- HS thảo luận nhóm đôi (1 phút) - HS trả lời, các nhóm còn lại bổ sung.

Câu 3: Nếu đi xe đạp không đúng làn đường quy định thì có thể sẽ bị xe máy va/đâm vào,

(24)

câu hỏi.

* GV chốt kết luận: Khi đi xe đạp, em phải đi đúng làn đường quy định để đảm bảo an toàn.

- GV chiếu một số hình ảnh về đi đúng/ sai làn đường.

* Hoạtđộng 3: Hoạt động thực hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình trong sách và xác định hành vi đúng, sai của các bạn đi xe đạp. Sau khil àm cá nhân, HS chia sẻ ý kiến với bạn bên cạnh.

- GV nêu câu hỏi:

+ Hành vi trong hình nào là đúng, hành vi nào là sai? Vì sao?

+ Qua phân tích các hành vi của các bạn nhỏ trong hình, các em rút ra được những bài học gì cho bản thân?

- Gọi HS đọc hai câu thơ, chốt hoạt động.

* Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng

Bài 1:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

gây tai nạn, hoặc có thểv a/đâm vào người đi bộ.

- Một số HS đọc lại kết luận.

- HS quan sát màn hình.

- HS thực hành cá nhân.

+ Hình 1: Đ Cô trong hình đi đúng làn đường quy định

+ Hình 2: Đ Bạn trong hình ra hiệu khi muốn rẽ.

+ Hình 3: Sai vì hai bạn nhỏ trong hình đi vào đường cấm xe đạp.

+ Hình 4: Sai vì bạn nhỏ trong hình đạp xe mà không ngồi ngay ngắn trên yên xe, có thể do xe quá cao so với bạn nhỏ.

+ Hình 5: Sai vì bạn nhỏ trong hình không đi đúng làn đường, chuyển làn không có tín hiệu.

+ Hình 6: Sai vì bạn nhỏ trong hình đi xe bằng một tay còn một tay dắt theo con chó.

- HS nêu ý kiến:

+ Không đi vào đường cấm xe đạp.

+ Đạp xe đúng kích thước dành cho trẻ em.

+ Đi đúng làn đường, khi rẽ cần nên ra hiệu, quan sát kĩ.

+ Không đi xe bằng một tay.

…..

- HS đọc: Rẽ trái, rẽ phải hay dừng Hãy nên ra hiệu, chứ đừng bỏ qua

- HS đọcyêucầu.

- HS thảoluận, cùngnhau chia sẻ ý kiến.

(25)

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (1 phút)

Bài 2:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu

- Gọi 1 HS đọc lại tình huống.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (2 phút)

- Gọi một số nhóm trình bày kết quả thảoluận.

* Kết luận: Để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, em cần nhớ :

- Đi đúng làn đường dành cho người đi xe đạp; không đi lấn sang đường của người đi bộ và của xe máy, xe ô tô.

- Nếu muốn rẽ, phải dùng tay báo hiệu và quan sát kĩ, khi thấy thực sự an toàn mới được rẽ.

III. Củng cố- dặn dò:

+ Bài học hôm nay giúp con hiểu thêm về điều gì?

- Nhận xét tiết học

- Dặn về nhà nói cho người thân về bài học và chuẩn bị bài sau.

- HS nói về sự không an toàn của các bạn đi xe đạp: đi sai làn đường; không ra hiệu xin rẽ; đi xe đạp bằng một tay; vừa đi vừa dắt chó,…rồi đưa ra lời khuyên cho các bạn.

- HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS đọc tình huống, cả lớp theo dõi.

- HS thảo luận theo nhóm 4 (2 phút)

- Trả lời: Tâm là người có lời nói và hành động đúng. Lời nói của Tâm sẽ giúp cho Cường và Hữu nhận ra hành động của Cường là sai, rất nguy hiểm

- Một số HS nhắc lại kết luận.

- Hs trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ

An toàn giao thông

GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết mặt nước cũng là một loại đường GT. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh, rạch nên GTĐT thuận lợi và có vai trò rất quan trọng.

- Hs biết gọi tên các loại phương tiện giao thông đường thuỷ.

- Hs biết các biển báo GT trên đường thủy để đảm bảo an toàn khi đi trên đ/thủy.

2.Kỹ năng: Hs nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy - tên gọi của chúng.

(26)

- Hs nhận biết 6 biển báo giao thông đường thủy.

3. Thái độ: Thêm yêu quí Tổ quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT. Có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.

II. CHUẨN BỊ: 6 biển báo giao thông đường thủy.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(5')

- Nêu đặc điểm đường đi an toàn ? Đường đi của địa phương em có an toàn không ?

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

2.Bài mới

a. Giới thiệu bài (1') b. Nội dung

Hoạt động 1:Tìm hiểu về giao thông đường thủy(12')

* Mục tiêu: Hs hiểu những nơi nào có thể có đường giao thông trên mặt nước.

Có mấy loại GTĐT. GTĐT có ở khắp nơi, thuật lợi như GTĐB.

* Tiến hành:

- Em đã được đi trên mặt nước chưa?

- Những nơi nào có thể đi trên mặt nước?

* Kết luận: Người ta chia GTĐT thành hai loại: GTĐT nội địa và giao thông đường biển. Chúng ta chỉ học GTĐT nội địa. GTĐT ở nước ta rất thuận lợi vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng

Hoạt động 2: Phương tiện giao thông đường thủy nội địa(9')

* Mục tiêu: Hs biết mặt nước ở đâu có thể trở thành giao thông đường thuỷ. Hs biết tên và gọi tên các loại GTĐT nội địa.

* Tiến hành:

- Có phải bất cứ ở đâu có mặt nước đều đi lại được và trở thành đường GT?

- Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có các phương tiện GTĐT nào?

- 2, 3 học sinh trả lời.

- Nhận xét.

- Học sinh chú ý lắng nghe.

- Học sinh chú ý lắng nghe để xác định nhiệm vụ.

- Học sinh trả lời theo khả năng.

- Nơi có bờ biển dài ..

- Học sinh nhận xét , bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

Hoạt động cá nhân - Học sinh đọc thầm sgk.

- Học sinh chú ý lắng nghe để xác định nhiệm vụ.

- Chỉ khu vực có bờ biển dài, rộng rãi, là cầu nối giữa các địa phương - Tàu, thuyền, bè, mủng, xà lan, ..

(27)

- Gv nhận xét bổ sung.

* Gv kết luận.

Hoạt động 3: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa(9')

- Gv đưa các biển báo giới thiệu và yêu cầu học sinh nêu lại.

- GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:(4')

- Nêu các phương tiện GTĐT ?

- GV liên hệ GSHS ý thức chấp hành luật giao thông....

-Nhận xét tiết học.Về nhà thực hiện tốt ATGT.

- Học sinh quan sát và chú ý lắng nghe. Học sinh nêu lại những nhận định của mình về các biển báo.

- 2 học sinh trả lời.

_______________________________________________

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 7

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần.

a. Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

- Đồng phục:...

*Học tập:

...

...

...

……….

*Các cuộc thi trên mạng:

(28)

...

...

...

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng. Lập nhiều tài khoản để luyện.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học, thực hiện VSATTP. Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh zika. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

(29)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

*Học thuộc các quy tắc khi tính giá trị biểu thức. *Chuẩn bị bài sau: Số có 4

T oán: Tính chất giao hoán của

- Chuẩn bị bài: Tính giá trị của biểu thức

Cuốn sách Các dạng toán và phương pháp giải bài toán chứng minh đẳng thức & tính giá trị biểu thức được tác giả biên soạn nhằm giúp các em học sinh học tập

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)... YÊU CẦU THAM GIA TIẾT HỌC YÊU CẦU THAM GIA

- Học bài và hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài:

NÕu trong biÓu thøc chØ cã c¸c phÐp tÝnh nh©n, chia th× ta thùc hiÖn phÐp tÝnh theo thø tù tõ tr¸i sang ph¶i.. NÕu trong biÓu thøc chØ cã c¸c phÐp tÝnh céng,