• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6 Ngày soạn: 10/ 10/ 2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIẾT 11: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A- PÁC - THAI.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: + Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng (Nen- xơn Man- đê- la), các số liệu thống kê. Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế độ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm của ông Nen- xơn Man- đê- la và nhân dân Nam Phi.

2. Kĩ năng: Hiểu ý nghĩa bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

3. Thái độ: GDHS lòng yêu nước cho HS. -Thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc

* GDANQP: Hs biết thêm về tội ác diệt chủng ở Campuchia năm 1975-1979

* GDQTE: - Quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, chủng tộc.

* Giảm tải: Không hỏi câu 3 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:- Tranh minh hoạ SGK 2. Học sinh: SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (5)'

-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài: Bài ca về trái đất và trả lời các câu hỏi.

2. Bài mới. (32) a) Giới thiệu bài.

- Giới thiệu bài đọc, dẫn dắt từ bài: Bài ca về trái đất.

- GV giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc(10') .

- GV chia bài thành 3 đọan và yêu cầu HS đọc nối tiếp

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, chưa phù hợp với bài.

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2 .

- HS đọc nối tiếp lần 3.GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.

- GV đọc mẫu toàn bài.

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài(10').

- Đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:

+Nam Phi là nước ntn?

-2, 3 em đọc lớp nhận xét bổ sung.

- 3HS nối tiếp đọc bài,lớp theo dõi.

- 3 HS đọc nối tiếp lần 2.

- 3HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp giải nghĩa từ khó

HS theo dõi GV đọc mẫu.

- HS làm việc cá nhân, đại diện trả lời.

+Là nước rất giàu, nổi tiếng vì có nhiều vàng và kim

(2)

+ Dưới chế độ a-pac-thai, người da đen bị đối xử

như thế nào?.

+ Con hiểu chế độ A-pác-thai là gì?

- Đọc thầm doạn 3 và trả lời câu hỏi:

+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

+ Hãy giới thiệu về vị tổng thống mới ở Nam Phi?.

+ Nhân dân Nam Phi đấu tranh để làm gì?

- GV chốt lại và ghi bảng ý chính.

* ANQP: GV liên hệ ví dụ về tội ác diệt chủng ở Cam- Pu- Chia 1975- 1979.

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(10') - HS nêu giọng đọc toàn bài

- GV mời 3 em đọc lại toàn bài.

- GV uốn nắn sửa chữa cho những em còn yếu.

Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 - HS nêu các từ ngữ cần nhấn giọng

GV và HS cùng nhận xét đánh giá.

- HS đọc theo nhóm bàn - HS thi đọc cá nhân 3 . Củng cố dặn dò.( 4')

- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?

- Liên hệ về tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

*QTE:Qua bài giáo dục quyền được đối xử bình đửng, không phân biệt màu da, chủng tộc.

- GV nhận xét chung tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít.

cương, cũng nổi tiếng nạn phân biệt chủng tộc.

+ Họ làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp...

Ý 1: Sự phân biệt chủng tộc của chế độ a- pác- thai +Là chế độ phân biệt chủng tộc.

+Họ đã đứng lên đòi bình đẳng, cuộc đấu tranh duối cùng thắng lợi

+ Nen-xơn Man -đê-la, sinh năm 1918...

Ý 2: Nhân dân Nam Phi đấu tranh đòi quyền bình đẳng

- Đọc trôi chảy, thể hiện sự bất bình của chế độ a- pác- thai

- 3 HS đọc, mỗi em đọc1 đoạn

- 1 HS đọc đoạn 3

- 3 HS luyện đọc cá nhân sau đó lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, khen ngợi.

- HS trả lời.

...

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 6: CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 2) I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí . - Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

(3)

2/ Kĩ năng: - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.

* GDKNS:

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).

- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

3/ Thái độ: - GD học sinh ý thức vươn lên trở thành người có ích cho xã hội.

*GD Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài học, rèn luyện cho học sinh phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương bác Hồ.

* GDQTE: -Quyền được phát triển của các em trai , em gái.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1/ Giáo viên:- Phiếu học tập.

2/ Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ:

? Tần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?

? Em học tập được những gì từ tấm gương Trần Bảo Ngọc ?

- GV nhận xét.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu: GV giới thiệu trực tiếp 2.Nội dung:

a)Hoạt động 1:Làm bài tập 3.

- GV chia lớp làm 6 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm.

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

*Kết luận: Nếu ta gặp phải một khó khăn nào cũng cố gắng vượt qua như tấm gươmg ta đã được biết hoặc đã được nghe.

* GDQTE: Dù là con trai hay con gái đều phải có ý chí.

b)Hoạt động 2:Làm bài tập 4.

- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân.

- 2HS trả lời.

- Lớpnhận xét.

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng nhận phiếu và cho các nhóm thảo luận, làm BT3.

- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe

- 1HS đọc yêu cầu BT4, lớp đọc thầm.

- HS làm bài vào vở BT.

- Nhiều HS lần lượt trình bày trước lớp.

- Lớp trao đổi rồi chọn biện pháp tốt

(4)

- GV nhận xét,chốt cách giải quyết tốt nhất.

*Kết luận:Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè…để giúp các bạn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

*Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài học, rèn luyện cho học sinh phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương bác Hồ.

C.Củng cố,dặn dò:

* GDKNS: Qua bài giáo dục các kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

- GVnhận xét giờ học.

- Dặn dò.

nhất.

-Về nhà đọc bài và chuẩn bị giờ sau.

...

TOÁN

TIẾT 26. LUYỆN TẬP.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: + Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

+ Giúp HS luyện tập củng cố các đơn vị đo diện tích đã học.

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

3. Thái độ: Giúp HS tự giác, tích cực học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:- Phiếu học tập cho bài 2.

2. Học sinh: VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (5')

- Y/c HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau.

- Nhận xét.

2. Bài mới. (32')

- 2HS nêu,lớp nhận xét bổ sung.

(5)

2.1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. Viết các số đo sau dưới dạng đơn vị m2

- Y/c HS tự làm bài theo mẫu và chữa lần lượt các phần

- Củng cố cho HS cách viết số đo diện tích có hai tên đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số ( hay hỗn số ) có một đơn vị cho trước.

Bài 2. Y/c HS chuyển đổi đơn vị đo và chọn xem kết quả nào đúng thì điền vào chỗ chấm.

Bài 3. GV hướng dẫn HS chuyển đổi sang cùng 1 đơn vị đo rồi so sánh và điền dấu.

- GV và HS cùng chữa bài củng cố lại cách so sánh số đo diện tích.

Bài 4. Y/c HS đọc kĩ đề toán rồi tự giải bài và chữa bài.

- HS thảo luận theo cặp và giải vào vở.

- gợi ý:Tính diện tích một viên gạch rồi tính diện tích căn phòng.

3. Củng cố dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- GV NX tiết học- HS về ôn bài và làm bài.

- Chuẩn bị bài: Héc- ta

- HS làm việc cá nhân.

và xung phong chữa bài trên bảng.

Bài 1.

- HS đọc yêu cầu bài tập - 3 HS lên bảng

- Nhận xét chữa a) 8m2 27dm2 = 8m2+

27

100 m2 = 8

27

100 m2;

26dm2 = 26

100 m2 ...

Bài 2.

- HS làm việc theo cặp vào phiếu, 1 em lên bảng chữa bài.

B) 305

Bài 3. - HS xác định được y/c của bài rồi tự làm vào vở , 1 em lên bảng làm.

+ 2dm27cm2 = 207cm2 ; 3m248dm2 < 4m2

300mm2> 2cm289mm2....

Bài 4. Bài giải D. tích của một viên gạch lát nền là:

40 x40 = 1600 (cm2) Diện tích căn phòng là:

1600 x 150 = 240000(cm2) = 24 m2

ĐS:24 m2

********************************************************

Ngày soạn: 10/ 10/ 2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

TIẾT 11: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ - HỢP TÁC.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - HS biết sử dụng các từ ngữ, thành ngữ đã học để đặt câu.

2. Kĩ năng: - Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về tình hữu nghị , hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị hợp tác.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng đúng các từ ngữ, thành ngữ trong chủ đề.

(6)

* GDQTE: Quyền được mở rộng quan hệ, đoàn kết hữu nghị với bạn bè năm châu.

* Giảm tải: Không làm bài 4 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:- Bút dạ , một vài tờ phiếu to để HS làm bài tập 1, 2 . 2. Học sinh:- HS có từ điển tiếng việt.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (5')

- Thế nào là từ đồng âm? Nêu ví dụ minh họa và đặt câu để phân biệt.

2.Bài mới. (32') 2.1: Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học 2. 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1.HS đọc yêu cầu của bài tập 1và tự làm.

GV và HS cùng chữa bài trên bảng lớp..

Bài 2.Y/c HS đọc đề bài.

- y/c làm bài theo nhóm đôi.

- Cả lớp và GV cùng nhận xét và chốt lại lời giải đúng.

Bài 3.

- Y/c HS đọc yêu cầu của bài.

- GV gợi ý HS đặt câu cho đúng với mỗi từ ở mỗi bài 1 và 2

- GV và HS cùng nhận xét Bài 4. ( Giảm tải )

3. Củng cố dặn dò. (3')

* QTE - Các từ ngữ con vừa học thuộc chủ đề nào?

GV: Quyền được mở rộng quan hệ, đoàn kết hữu nghị với bạn bè năm châu.

- GV n.xét tiết ,biểu dương những em học tốt.

-Y/c HS về nhà ôn lại và ghi nhớ các từ mới học, các câu thành ngữ.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập về từ đồng âm.

- 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.

Bài 1.- HS làm việc cá nhân.

( Dùng từ điển để hiểu nghĩa của các từ đó và sắp xếp cho hợp lí.HS đọc kết quả bài làm:

a) Hữu nghị, chiếm hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu

b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng

Bài 2

- 2 HS đọc .Lớp theo dõi SGK, làm bài

a) Hợp tác, hợp nhất, hợp lực b) Hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.

Bài 3.

- HS làm việc cá nhân vào vở, 2 em làm phiếu to để chữa bài.

VD:

- Cậu làm như vậy là hợp lí.

- Cách làm của bạn thật hữu hiệu.

- HS nêu

(7)

TOÁN

TIẾT 27 :HÉC TA.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc ta: quan hệ giữa héc ta và mét vuông .

2. Kĩ năng: Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng để giải các bài toán có liên quan

3. Thái độ: GD lòng hăng say học tập, tính sáng tạo trong học tập. Và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:- Bảng phụ, SGK 2. Học sinh: VBT, SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (5')

- Y/c HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học.

- Hai đơn vị đo diện tích đứng liền nhau gấp kém nhau bao nhiêu lần? Lấy VD minh họa.

2. Bài mới. (32')

a. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

b. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc – ta(7’).

Bước 1. GV giới thiệu : " Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng , một khu rừng... người ta dùng đơn vị đo là héc - ta ".

Và 1 héc - ta bằng 1 héc - tô- mét vuông, héc -ta được viết tắt là ha.

Bước 2: GV y/c HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để chuyển đổi 1 ha = .... m2

- GV kết luận lại và ghi bảng như SGK.

c. Thực hành:. Hướng dẫn HS làm bài tập(23’).

Bài 1: Nhằm rèn luyện cho HS cách chuyển đổi đơn vị đo diện tích.

- Mời 1 số em nêu lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền nhau.Vận dụng và tự chuyển đổi a) Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.

b) đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn.

- GV Y/c HS nêu cách làm một số câu :

- 2HS nêu,lớp nhận xét bổ sung.

- HS làm việc cá nhân.

và xung phong trả lời . 1 ha = 1hm2

1 ha = 10000 m2

- HS làm việc theo cặp và đại diện nêu kết quả.2 nhóm chữa bảng.

Bài 1:

a)4ha = 40 000m2; 1

2ha = 5000m2 20ha = 200000m2; 1

100ha = 100m2 1km2 = 100ha ; 1

10km2 = 10ha 15km2 = 1500ha ; 3

4km2 = 75ha

(8)

VD :

4

3km = ...ha.

Vì 1km2=100 ha nên

4

3km = 100ha x

4 3= 75 ha.

- GV chữa bài cho HS.

Bài 2.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Y/C HS làm bài cá nhân nêu miệng kết quả

- Nhằm rèn luyện cho HS kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo ( có gắn với thực tế)

- GV chốt lại kết quả đúng:

Bài 3.Mời 1 số em nêu Y/c của bài, sau đó tự làm bài và chữa bài.

- 2HS lên bảng, lớp làm vở nêu kết quả có kèm giải thích.

- Nhận xét

Bài 4.Y/c HS đọc kĩ đề bài xác định trọng tâm y/c của đề rồi giải vở.

- Gọi 1 vài em nêu cách làm khác .

- GV và HS cùng chữa bài củng cố lại cách chuyển đổi số đo diện tích.

3. Củng cố dặn dò. (3')

- Bài hôm nay học về các đơn vị đo diện tích nào? Nêu mối quan hệ giữa chúng?

- GV nhận xét chung tiết học .

- Dặn HS về ôn bài và làm bài trong vở bài tập.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

b) 60 000m2 = 6ha;

800 000 m2 = 80ha ; 1800 ha = 18km2 27000 ha =270 km2 ;

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân nêu miệng kết quả

22 200 ha = 222 km2

Bài 3:

a) 85 km2< 8500ha S

Vì 85 km2=8500ha, 85 km2< 8500ha nên: 85km2> 850 ha

b) Đ c) S Bài 4: Bài giải

12 ha = 120 000m2

DT mảnh đất dùng để xây toà nhà chính của ngôi trường là:

120 000: 40 = 3000 (m2) ĐS: 3000m2 - Theo dõi

***********************************************************

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 10/ 10/ 2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 17 tháng 10 năm 2018 TẬP ĐỌC

TIẾT 12: TÁC PHẨM CỦA SI- LE VÀ TÊN PHÁT XÍT.

I / MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước

ngoài( Si- le, Pa- ri, Hít -le...). Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật.

3. Thái độ : - Giáo dục HS biết đoàn kết, chống lại chiến tranh, yêu cuộc sống hòa bình.

(9)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:- Tranh minh hoạ SGK 2. Học sinh: SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Yêu cầu HS đọc bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác - thai ,và trả lời câu hỏi SGK.

- Nhận xét.

2. Bài mới. (32')

a) Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc (10’).

- Y/c 1 HS G đọc cả bài.

- GV ghi tên riêng nước ngoài để HS luyện đọc, chia bài thành 3 đọan và yêu cầu HS đọc nối tiếp.

- Y/c HS quan sát tranh để giới thiệu về nhà văn Si- le.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, cách đọc của mỗi đoạn

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 3 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- Y/c HS luyện đọc theo cặp cho nhau nghe.( chú ý thể hiện giọng đọc cho phù hợp với từng đoạn.

- GV đọc diễn cảm toàn bài một lần c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12’) - Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Câu chuyện xảy ra ở đâu,bao giờ?

+ Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu?

+ Vì sao tên sĩ quan Pháp tỏ thái độ bực tức ông cụ người Pháp.?

- Nêu ý đoạn 1?

- Đọc thầm đoạn 2-3 và trả lời câu hỏi:

+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào.

+ Em hiểu thái độ của ông già đối với người Đức, tiếng Đức, tên phát xít Đức ntn?

+ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện có ngụ ý gì?

+ Qua câu chuyện em thấy ông già là người ntn?

-2 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- 1 HS giỏi đọc, lớp theo dõi.

- 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 đoạn

- 3 HS đọc, mỗi em đọc1 đoạn

- HS đọc nối tiếp đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.

- Luyện đọc theo cặp

- HS thảo luậnvà trả lời câu hỏi. lớp nhận xét bổ sung.

+ Trên chuyến tàu ở Pa-ri....

+ Bước vào toa tàu, giơ thẳng tay hô to: Hít le muôn năm

+ Vì cụ đáp lại lời hắn một cách lạnh lùng...

1. Thái độ lạnh lùng của ông già người Pháp đối với tên phát xít

+ Là nhà văn Quốc tế chứ không phải là nhà văn Đức.

+ Ông cụ biết tiếng Đức, nhưng không đáp lại lời của PX Đức.., căm ghét tên phát xít Đức.

+ Si-le xem các người là kẻ cướp.

2. Sự phản kháng dí dỏm , thông minh của ông già

(10)

- GV theo dõi giúp đỡ các em làm tốt và trả lời tốt.

- GV chốt lại và ghi bảng nội dung chính của bài văn.(Mục1)

d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.(8’) - Nêu giọng đọc của cả bài:

- GV mời 3 em đọc lại bài văn.

- GV uốn nắn sửa chữa giúp HS đọc đúng giọng của ông cụ trong đoạn Nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tên sĩ quan đến hết.

- Luyện đọc đoạn 3

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm –

GV và hS cùng n. xét đánh giá và chọn bạn đọc hay.

3 . Củng cố dặn dò.(3')

- Y/c nhắc lại nội dung chính của bài. Liên hệ giáo dục.- Nhận xét chung tiết học.

- Chuẩn bị bài sau: Những người bạn tốt.

người Pháp.

* Ý chính: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với phát xít Đức và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.

+Giọng to, rõ ràng, giọng ông cụ hóm hỉnh...

- 3HS đọc

- HS chọn đoạn và đọc.

- HS luyện đọc diễn cảm cá nhân. Cử đại diện thi đọc.

...

TOÁN

TIẾT 28: LUYỆN TẬP . I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Giúp HS luyện tập củng cố các đơn vị đo diện tích đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng : chuyển đổi các đơn vị đo diện tích , so sánh các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ: HS thêm yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. Giáo viên:- Phiếu học tập cho bài 2.

2. Học sinh: VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Y/c HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học và mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền nhau.

- Nhận xét 2. Bài mới.(32')

2.1. Giới thiệu bài. GV nêu MĐYC giờ học.

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. HS tự nêu y/c của bài rồi làm bài và chữa lần lượt các phần .a, b,c

- Củng cố cho HS cách viết số đo diện tích

- 2 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.

Bài 1.

- HS làm việc cá nhân.

và xung phong chữa bài trên bảng.

a)5ha = 50 000m2 ;

(11)

có hai tên đơn vị đo thành số đo có một đơn vị đo cho trước.

Bài 2. GV hướng dẫn HS chuyển đổi sang cùng 1 đơn vị đo rồi so sánh và điền dấu.

- GV và HS cùng chữa bài củng cố lại cách so sánh số đo diện tích.

Bài 3. Y/c HS đọc kĩ đề toán rồi tự giải bài và chữa bài.

- gợi ý:

+ Tính diện tích căn phòng.

+ Tính số tiền mua gỗ để lát sàn căn phòng.

- 1 HS lên giải

- Nhận xét chốt lời giải đúng

Bài 4.Y/c HS đọc kĩ đề bài và tìm phương án giải.

- Củng cố lại cách tính

4

3của 200. Gợi ý:

+ Tính chiều rộng của khu đất .

+ Tính diện tích khu đất bằng mét vuông và ha.

3. Củng cố dặn dò.(3')

- Nêu bảng đơn vị đo diện tích và MQH giữa các đơn vị đo.Cách tính diện tích của HCN

- GV nhận xét chung tiết học .Dặn HS về ôn bài và làm bài trong vở bài tập.

- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.

2km2 = 2000000m2

b)400dm2= 4m2; 1500 dm2= 15 m2 c)26 m2 17 dm2 =26 17 m2

100 Bài 2

- HS tự làm bài vào vở, đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra. Đại diện 2 em chữa bài trên bảng lớp.

+ 2 m2 9 dm2 >29 dm2 ; 790ha >79 km2 Bài 3

Bài giải Diện tích căn phòng là:

6 x 4 = 24(m2)

Số tiền mua gỗ để lát cả căn phòng đó là:

280 000 x 24 = 6720 000(đồng) ĐS: 6 720 000 đồng

Bài 4

Bài giải

Chiều rộng khu đất đó là:

200 x 3/4 = 150 (m) Diện tích khu đất đó là:

200 x 150 = 30000 (m2) ĐS : 30000 m2

- HS nêu

...

KỂ CHUYỆN.

TIẾT 6: LUYỆN TẬP : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.

I/ MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Biết kể lại một câu chuyện ( mẩu chuyện ) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.

- HS trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe. Chăm chú nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.

3. Thái độ: HS có ý thức chuẩn bị bài chu đáo.

* Giảm tải: Không dạy bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá.

(12)

2/ Học sinh: Sách báo và truyện gắn với chủ điểm hòa bình.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai.

- Nhận xét 2. Bài mới.(30’) a) Giới thiệu bài.

GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

b) Hướng dẫn HS kể chuyện.

* Y/c HS đọc kĩ đề bài và nêu trọng tâm của đề . - GV dùng phấn màu để gạch chân những từ ngữ cần lưu ý.( ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh) - GV giúp đỡ HS nhớ lại một số câu chuyện đã học liên quan đến chủ đề này song em nên chọn những câu chuyện ngoài SGK chỉ khi không tìm được em mới kể những câu chuyện đó.

c ) Y/c HS thực hành kể chuyện theo cặp và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

* Y/c HS thi kể chuyện trước lớp.

- GV mời 1 số em có trình độ khác nhau kể.

- GV đưa ra tiêu trí đánh giá để chọn bạn kể hay,chính xác, kể tự nhiên.

3. Củng cố, dặn dò.(5’)

- Các câu chuyện con vừa kể thuộc chủ điểm nào?

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.Dặn HS chuẩn bị trước tiết kể chuyện giờ sau để tìm câu chuyện em đã chứng kiến hoặc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước hoặc một nước em biết qua truyền hình.

- Chuẩn bị bài: Cây cỏ nước Nam

-2 HS kể 2 đoạn và nêu ý nghĩa câu chuyện.

2 HS đọc đề phân tích đề.

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.

- HS kể cho nhau nghe về câu chuyện đã chuẩn bị.HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện

- HS xung phong kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.

Lớp theo dõi và đặt câu hỏi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.

...

BUỔI CHIỀU LỊCH SỬ

TIẾT 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu. Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm con đường cứu nước.

2/ Kĩ năng: + HS trình bày được quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.

(13)

3/ Thái độ: Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ, học tập tính kiên trì bên bỉ vượt khó khăn của Bác Hồ.

* GD tài nguyên môi trường biển và hải đảo: - Biết được cảng Nhà Rồng trên sống Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

- Có ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử

* UDPHTM: Trong hoạt động 3 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . 1/ Giáo viên : Bài giảng điện tử

2/ Học simh: SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1- Kiểm tra bài cũ :(5')

- Em hãy thuật lại phong trào Đông du?

- Vì sao phong trào Đông Du bị thất bại?

- Nhận xét .

2- Bài mới :(32') 1).Giới thiệu bài:

1. Tiểu sử của Bác Hồ

- HS đọc thầm SGK và dựa vào thông tin sưu tầm được về: quê hương, thời niên thiếu của Bác Hồ, chia sẻ với các bạn trong nhóm bàn

+ Gợi ý cho HS nhắc lại những phong trào chống thực dân Pháp đã diễn ra.

+ Vì sao các phong trào đó thất bại?

+ Đầu TK XX, nước ta chưa có con đường cứu nước đúng đắn. BH kính yêu đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc VN.

2. Mục đích ra nước ngoài của Ng Tất Thành

+ Mục đích đi ra nước ngoài của NTH là gì?

+ NTT ra đi tìm đường cứu nướcvào thời gian nào? Tại đâu?

+ NTT đi về hướng nào, tại sao ông không theo các bậc tiền bối trước?

3. Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước

- 2 HS trả lời.

- HS đọc và thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/ 05/ 1890, trong GĐ nhà nho nghèo yêu nước

- Lúc nhỏ tên là Ng Sinh Cung, sau là Ng Aí Quốc- Hồ Chí Minh

- Cha: Ng Sinh Sắc(1863-19029) - Mẹ: Hoàng Thị Loan(1868- 1900)

- Ra đi tìm con đường cứu nước phù hợp

.-Ngày 5/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng- Sài Gòn, trên tàu Đô đốc La- tu-sơ Tờ - rê- vin

- Ông chọn đi về phương Tây, không theo con đường của các sĩ phu yêu nước vì các con đường này đều đi đến thất bại

(14)

của Nguyễn Tất Thành

+ NTT đã lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài

+ Người đã định hướng sẽ giải quyết những khó khăn ntn?

+ Theo em, vì sao Người có được quyết tâm đó?

- GV kết luận.

* GD tài nguyên môi trường biển và hải đảo: GV cho HS xác định vị trí Thành phố HCM trên bản đồ.Kết hợp với ảnh bến cảng nhà Rồng đầu thế kỉ XX trên phông chiếu.

+ Vì sao bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử?

GV: Biết được cảng Nhà Rồng trên sống Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh)

- Có ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử

* Rút ra KL SGK.

* UDPHTM: Gv cho hs xem video nói về Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước trên máy tính bảng qua PHTM

3- Củng cố, dặn dò: (3')

- Nêu những nội dung chính của bài.

+ Qua bài học, em hiểu Bác Hồ là người NTN?

+ Nếu không có việc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thì nước ta sẽ NTN?

- GV nhận xét tiết học.- Dặn HS chuẩn bị : Đảng cộng sản VN ra đời

- Ở nước ngoài 1 mình, rất mạo hiểm nhất là lúc ốm đau, bên cạnh đó Người cũng không có tiền.

- Người rủ Tư Lê cùng đi để phòng khi ốm đau...NTT quyêt tâm làm bất cứ mọi việc để kiếm sống.

- Vì Người có tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc 1.HS chỉ trên bản đồ vị trí TPHCM.

-Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước, đánh dấu mốc lịch sử.

- 1 HS trả lời.

- 2 HS đọc.

- 2 HS trả lời.

- 2 HS tự liên hệ và trả lời.

...

Thực hành Tiếng Việt

LUYỆN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH.

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.

2/ Kĩ năng: - Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.

3/ Thái độ: - Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: Vở thực hành

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định: 1P

(15)

2.Kiểm tra: 5P

- Cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh.

Giáo viên nhận xét và nhắc lại.

3. Bài mới: 30P

Giới thiệu – Ghi đầu bài.

- Cho HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.

- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.

- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.

- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.

Bài làm gợi ý:

Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo, ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Lúc này, màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc.

Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở.

Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh…Một màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọc đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Sương tan tạo nên muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống.

- GV cho HS t bày, các bạn khác nhận xét.

- GV tdương bạn viết hay, có sáng tạo.

4. Củng cố, dặn dò: 2P - Giáo viên hệ thống bài.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau

- HS nêu

- HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước.

- HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, trong vườn, làng xóm.

- HS trình bày, các bạn khác nhận xét.

- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau

...

HĐNGLL

THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG DO NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐỘI TỔ CHỨC

********************************************

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 10/10/ 2018

Ngày giảng: Thứ năm ngày 18 tháng 10 năm 2018 TOÁN

(16)

TIẾT 29: LUYỆN TẬP CHUNG.

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp HS tiếp tục luyện tập củng cố về:

+ các đơn vị đo diện tích đã học.

+ Cách tính diện tích các hình đã học.

+ Giải các bài toán liên quan đến diện tích.

2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng: chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, cách trình bày bài giải các bài toán có liên quan đến diện tích.

3/ Thái độ: HS thêm yêu thích môn học II /ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5') - 1 Em chữa lại bài 4( 30).

2. Bài mới.(32')

2.1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1.

- Gọi HS tự nêu y/c của bài, cho biết bài toán y/

c đi tìm gì? rồi làm bài và chữa bài

- Củng cố cho HS cách tính diện tích hình chữ nhật và chuyển đổi đơn vị đo.

Bài 2.

- HS tự xác định y/c của bài toán rồi làm lần lượt từng phần a, b.

a) GV gợi ý : Muốn tìm được diện tích của thửa ruộng thì phải đi tìm gì?

b) Sau khi làm xong phần a, có thể tóm tắt như sau rồi giải tiếp:

100m2 : 50 kg 3200m2: ...kg?

- GV và HS cùng chữa bài củng cố lại cách so sánh số đo diện tích.

Bài 3. Y/c HS đọc kĩ đề toán rồi tự giải bài và chữa bài.

- 2HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.

Bài 1.

Bài giải Diện tích căn phòng là:

9 x 6 = 54(m2) = 540 000 cm2 Diện tích 1 viên gạch là:

30 x 30 = 900 (cm2 )

Số viên gạch dùng lát kín nền căn phòng là:

540 000: 900 = 600(viên) ĐS: 600 viên Bài 2

- HS tự làm bài vào vở, đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra. Đại diện 2 em chữa bài trên bảng lớp.

a) 3200 m2 b) 16 tạ

Bài 3

Bài giải

(17)

- GV củng cố lại cách tính diện tích hình chữ nhật.

Bài 4.

- Gọi HS đọc y/c bài tập , nêu miệng đáp án, giải thích cách làm

- HS đọc kĩ đề toán rồi tự giải bài và chữa bài - Y/c HS đọc kĩ đề bài và tìm phương án giải.

- 1 HS lên bảng GV nx 3. Củng cố dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- Cách tính diện tích của hình chữ nhật.

- GV nhận xét chung tiết học . - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.

CD mảnh đất là:

5 x 1000 = 5000(cm) = 50m CR mảnh đất là:

3 x 1000 = 3000(cm) = 30m Diện tích: 50 x30 = 15 00(m2 ) ĐS:1500 m2

Bài 4

- HS đọc kĩ đề toán rồi giải bài và chữa bài.

- Nêu miệng đáp án, giải thích cách làm.

ĐS : Khoanh vào C - HS nêu

...

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 11: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: + HS biết trình bày đúng một lá đơn.

2/ Kĩ năng: + Biết viết đúng một lá đơn theo đúng quy định và trình bày đầy đủ nguyện vọng trong đơn.

* GDKNS:

- Ra quyết định( làm đơn trình bày nguyện vọng).

- Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).

3/ Thái độ: HS thêm yêu thích môn học

* GDQTE: Quyền được bảo vệ khỏi mọi sự xung đột.

- Quyền được bày tỏ ý kiến, tham gia đội tình nguyện, giúp đỡ nựn nhân chất dộc da cam.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Một số tranh ảnh về thảm họa mà chất độc màu da cam gây ra.

- Một số mẫu đơn in sẵn.

2/ Học sinh: VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1.Kiểm tra bài cũ.(5')

-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà.

- Kiểm tra phần chữa bài của HS.

- 2 HS nhắc lại.

(18)

2. Bài mới.(32') 2.1) Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học 2.2). Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài tập 1. HS đọc nội dung bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng .

- Gv giới thiệu một số tranh ảnh về thảm họa do chất độc màu da cam gây ra; một số hoạt động của hội chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.

- GV giúp HS nắm vững y/c của đề và tự làm bài.

- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa đưa ra kết quả đúng.

a.Chất độc màu da cam gây ra hậu quả gì?

b.Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?

* QTE: Quyền được bảo vệ khỏi mọi sự xung đột.

Quyền được bày tỏ ý kiến, tham gia đội tình nguyện, giúp đỡ nựn nhân chất dộc da cam.

Bài tập 2: Yêu cầu HS đọc Yêu cầu của bài.

- Gv nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong lá đơn.

+ Viết đơn đúng quy định.

+ Trình bày nguyện vọng đầy đủ, rõ ràng, câu ý diễn đạt phải chính xác.

+ Thái độ của người viết phải chân thành, lễ phép và lịch sự.

- GV đưa ra 1 số mẫu đơn in sẵn đọc cho HS nghe và xem cách trình bày.

- Y/c HS tự viết đơn.

- GV hướng dẫn HS nhận xét các ý sau:

+ Đơn viết có đúng thể thức không?

+ Trình bày đã đúng quy định chưa?

+ Lí do, nguyện vọng viết có rõ không?

3. Củng cố, dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại một số chú ý của lá đơn.

* GDKNS: Qua bài giáo dục các kĩ năng sống ra quyết định( làm đơn trình bày nguyện vọng). Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức chuẩn bị tốt và viết đơn đúng thể thức.

- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh sông nước.

Bài tập 1.

- HS đọc kĩ bài và trả lời 2 câu hỏi SGK.

- Đại diện trình bày trước lớp.

a. Phá huỷ hơn 2 triệu ha rừng, làm xói mòn và cằn đất….

b. Động viên thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, tinh thần…

Bài tập 2

- 2-3 HS nối tiếp nhau đọc đề bài và phần chú ý của một lá đơn.

- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.

- Vài HS nối tiếp nhau đọc đơn , lớp nhận xét bổ sung theo gợi ý của GV..

- Hs nhắc lại

...

KHOA HỌC.

(19)

TIẾT 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN.

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: + Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

+ Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng.

2/ Kĩ năng: - Xác định khi nào nên dùng thuốc.

* GDKNS:

- Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.

- Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.

3/ Thái độ: HS có ý thức tích cực trong học tập.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Hình trang 24,25 SGK.

2/ Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(5')

- Y/ c HS nêu tác hại của hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma tuý.

- GV nhận xét.

2. Bài mới. (32')

HĐ1: Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc(10’)

* Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.

* Cách tiến hành.

Bước 1. Làm việc theo cặp

+Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và trong trường hợp nào?

Bước 2. Gọi một số cặp lên bảng hỏi và trả lời.

Bước 3: HS giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà mình mang đến lớp.

Bước 3. GV kết luận: Khi bị bệnh chúng ta nên dùng thuốc chữa trị.Tuy nhiên dùng thuốc có thể làm bệnh nặng hơn , thậm chí gây chết người.

HĐ2: Sử dụng thuốc an toàn.(12’)

* Mục tiêu: Giúp HS :

- Xác định được khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.

- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc cá nhân.

- 3 HS trả lời. Lớp nhận xét.

- HS thảo luận theo cặp hỏi đáp .

VD: Đây là vỉ thuốc Pa-na- dol, thuốc có t/d giảm đau, hạ sốt, được sử dụng khi đau đầu, sốt, đau chân tay...

- HS trả lời miệng.

- HS làm việc cá nhân.

(20)

- Y/cHS làm bài tập trang 24 SGK- đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời – tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi.

Bước 2: Chữa bài.

- GV chỉ định một số HS nêu kết quả làm bài tập cá nhân.

KL : Theo SGK.

HĐ3. Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng ?”(8’)

* Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà con biết cách tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.

* Cách tiến hành:

B1: Y/c HS đưa thẻ từ đã chuẩn bị sẵn ra và hướng dẫn cách chơi.

B2 : Tiến hành chơi

- Quản trò đọc câu hỏi trong mục trò chơi trang 25- SGK. Các nhóm thảo luận nhanh và viết thứ tự lựa chọn của nhóm mình vào thẻ theo thứ tự ưu tiên rồi giơ lên.

- Trọng tài quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng.

- GV cố vấn nhận xét các nhóm.

3. Củng cố dặn dò:. (3')

- Để dùng thuốc an toàn cần chú ý gì?

-Y/c đọc mục bóng đèn.

* GDKNS: Qua bài giáo dục các kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.

Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.

- HS liên hệ việc dùng thuốc trong gia đình.

- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét

- HS nêu kết quả: 1- d, 2- c, 3- a, 4- b.

- HS đọc mục Bạn cần biết - HS chơi theo nhóm 5. Lớp cử 2 bạn làm trọng tài, 1 bạn đọc câu hỏi.

- HS tiến hành chơi dưới sự điều khiển của quản trò.

- Phiếu đúng là:

1. Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể cần:

1.c:Ăn t/ă chứa nhiều vi-ta- min.

2.a: Uống vi-ta-min.

3.b: Tiêm vi-ta-min.

2. Để phònh bệnh còi xương cho trẻ cần:

2.c: Ăn phối hợp nhiều loại t/ă có chứ can xi và vi-ta- minD.

2.b: Uống can xivà vi-ta- min.

2.a: Tiêm can xi

- Hs nêu, HS khác NX

...

BUỔI CHIỀU LUYỆN TỪ VÀ CÂU.

TIẾT 12: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là từ đồng âm.

- Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm

2/ Kĩ năng: .- Nhận diện được từ đồng âm trong câu, trong đoạn, trong lời nói hàng ngày.

(21)

3/ Thái độ: HS thêm yêu thích môn học

* Giảm tải: Không dạy bài Dùng từ đồng âm để chơi chữ II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: -Từ điển HS, tranh ảnh về 1 số đồ dùng, hiện tượng có tên gọi giống nhau.

2/ Học sinh: VBT

III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5’)

- Thế nào là từ đồng âm? Nêu ví dụ minh họa.

- Nhận xét.

2.Bài mới.(30’) HĐ1: Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học HĐ 2:

Bài tập 1.

- Y/c HS đọc kĩ yêu cầu của bài.Nêu các việc phải làm.

- Trao đổi theo cặp- Xác định nghĩa của từng cặp từ.

- Đại diện các cặp nêu kết quả thảo luận.

- Mỗi từ trên thuộc từ loại nào?

Bài tập 2 .

- HS đọc y/c – quan sát mẫu – tự làm bài- nêu kết quả.

Bài tập 3. HS đọc nội dung, yêu cầu của bài tập.

- Trao đổi theo nhóm bàn để tìm câu trả lời.

+ Vì sao Nam tưởng ba mình làm việc ở ngân hàng?

3. Củng cố dặn dò.(5’)

- Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ?

- GV nxét tiết học ,biểu dương những em học tốt.

-Y/c HS về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau: Từ nhiều nghĩa.

- 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.

Bài tập 1.

- HS làm việc cặp đôi.( Dùng từ điển để hiểu nghĩa của các từ ).

a. Cánh đồng- tượng đồng- một nghìn đồng.

b. Hòn đá- đá bóng.

c. Ba má- ba tuổi.

Bài tập 2

- 2 HS đọc .Lớp theo dõi SGK.

-Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: bàn, cờ, nước.

Bài tập 3

+ Vì Nam nhầm lẫn nghĩa của 2 từ đồng âm là tiền tiêu - Tiền tiêu: Là tiền để tiêu.

- tiền tiêu: Là vị trí quan trọng nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân hướng về phía địch.

...

Thực hành Toán LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh :

1/ Kiến thức: - Biết cách giải 2 dạng toán đó

(22)

2/ Kĩ năng: - Giải thành thạo 2 dạng toán quan hệ tỉ lệ 3/ Thái độ: - Tích cực học tập .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: Vở thực hành

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Ổn định:1P

2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.

Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức. 5P Gọi HS nhắc lại cách giải:

+ Rút về đơn vị + Tìm tỉ số.

- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.

Hoạt động 2: Thực hành 30P - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài

- Xác định dạng toán, tìm cách làm - HS làm các bài tập.

- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu

- GV chấm một số bài

- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.

Bài 1:(HS cả lớp) Lan mua 4 hộp bút màu hết 16000 đồng . Hỏi Hải mua 8 hộp bút như vậy hết bao nhiêu tiền ?

Bài 2: ( HS cả lớp )Bà An mua 7 hộp thịt hết 35000 đồng . Bà Bình mua nhiều hơn bà An là 4 hộp thịt thì phải trả bao nhiêu tiền ?

Bài 3 : (HSNK)

Mẹ mua 9 qua cam, mỗi quả 800 đồng . Nếu mua mỗi quả với giá rẻ hơn 200 đồng thì số tiền đó đủ mua bao nhiêu quả ?

- HS nêu

Lời giải :

8 hộp bút gấp 4 hộp bút số lần là:

8 : 4 = 2 (lần)

Hải mua 8 hộp bút như vậy hết số tiền là:

16 000 x 2 = 32 000 (đồng) Đáp số : 32 000 (đồng) Lời giải :

Số hộp thịt bà Bình mua là : 7 + 4 = 11 (hộp) Số tiền mua 1 hộp thịt là :

35 000 : 7 = 5 000 (đồng) Bà Bình phải trả số tiền là :

5 000 x 11 = 55 000(đồng0 Đáp số : 55 000 (đồng) Bài giải :

Nếu giá mỗi quả cam là 800 đồng thì mua 9 quả hết số tiền là:

800  9 = 7200 ( đồng )

(23)

4.Củng cố dặn dò. 3P - Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.

Nếu giá mỗi quả rẻ hơn 200 đồng thì 7200 đồng mua được số cam là

7200 : (800 - 200 ) = 12 ( quả ) Đáp số: 12 quả - HS lắng nghe và thực hiện.

***************************************************

BUỔI SÁNG Ngày soạn: 10/ 10/ 2018

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018 TOÁN

TIẾT 30: LUYỆN TẬP CHUNG.

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp HS tiếp tục luyện tập củng cố về:

+ So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.

+ Giải các bài toán liên quan đến tìm phân số của một số, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng So sánh và thực hiện các phép tính với phân số.

3/ Thái độ: HS thêm yêu thích môn học II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5') - 1 em chữa lại bài 1 ( T31) 2. Bài mới.(32')

HĐ1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1. Y/c HS tự làm bài và chữa bài trên bảng.

- Củng cố cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số.

Bài 2. HS tự xác định y/c của bài toán rồi làm lần lượt từng phần a, b, c, d.

- GV gợi ý để HS tìm mẫu số chung nhỏ

- 1HS chữa bài trên bảng, lớp nhận xét bổ sung.

Đáp số: 1500 m2

Bài 1.

- HS làm việc cá nhân vào vở và xung phong chữa bài trên bảng.

a) 18 ; 28 ; 31 ; 32 ; 35 35 35 35 b) 1 ; 2 ; 3 ; 5 12 3 4 6 Bài 2

- HS tự làm bài vào vở, đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra. Đại diện 4 em chữa

(24)

nhất.

- ở phần c, d HS vận dụng cách tính nhanh để tìm kết quả.

- Củng cố lại cách thực hiện cộng trừ , nhân chia phân số.

Bài 3. Y/c HS đọc kĩ đề toán rồi tự giải bài và chữa bài.

- GV củng cố lại cách tìm phân số của 1 số.

Bài 4.Y/c HS đọc kĩ đề bài.Xác định dạng toán đã học và tìm phương án giải.

- Củng cố lại cách giải bài toán về hiệu tỉ.

3. Củng cố dặn dò.(3')

- Y/c HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn.

- GV nhận xét chung tiết học .

-Dặn HS về ôn bài và làm bài trong vở bài tập

- Cbị bài: Luyện tập chung.

bài trên bảng lớp.

Bài 3 - HS xác định được y/c của bài rồi tự làm vào vở , 1 em lên bảng làm.

+ Đổi 5 ha = 50 000 m2. + Tính

10

3 của 50 000

ĐS: 15 000m2 Bài 4

Bài giải

Theo sơ đồ, Hiệu số phần bằng nhau là:

4- 1 = 3(phần) Tuổi con là: 30: 3 = 10 (tuổi) Tuổi bố là: 10 x 4= 40 (tuổi) ĐS: 40 tuổi và10 tuổi

...

CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết ) TIẾT 6 : Ê- MI- LI, CON...

I/ MỤC TIÊU:

1/Kiến thức: Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi:

ưa / ươ

2/ Kĩ năng: Nhớ viết đúng chính tả đoạn 3 và 4 bài: Ê-mi-li, con 3/ Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: Bảng phụ

2/ Học sinh: vở bài tập Tiếng Việt .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ. (5')

-Y/c HS viết các tiếng có nguyên âm đôi uô, ua.

2 Bài mới.(32')

a ) Giới thiệu bài. Nêu mục đích, ycầu bài.

b) Hướng dẫn HS nhớ viết (20’)

- Y/c 1-2 em đọc thuộc khổ 3 và 4 trong bài thơ

-Làm việc cả lớp, 3 HS viết bảng, lớp nhận xét sửa chữa.

- Lớp theo dõi đọc thầm lại bài, chú ý các dấu thanh và tên riêng trong đoạn.

(25)

- T/c HS luyện viết từ dễ viết sai, dễ lẫn.

- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết , cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.

- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm.

c. Hướng dãn HS làm bài tập chính tả(10’).

Bài 1.Y/c HS đọc đề bài.

- T/c cho HS làm việc cá nhân - chữa bài.

- Y/c HS nêu các tiếng chứa ươ, ưa và Bài 2:

- Giải thích cách ghi dấu thanh ở những tiếng vừa tìm được

- GV chốt lại cách ghi dấu thanh trong tiếng có các vần đó.

Bài 3. HS đọc yêu cầu của bài.

- Y/c HS tự hoàn thành các t.ngữ, tục ngữ.

- HS trình bày, HS khác bổ sung - HTL câu tục ngữ

3. Củng cố dặn dò. (3')

- Nhận xét tiết học ,biểu dương những em HS học tập tốt.

- Thi học thuộc các thành ngữ và tục ngữ -thi đọc trước lớp.

- Y/c về tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ cách ghi dấu thanh trong tiếng có vần ươ, ưa.

- Chuẩn bị bài: Dòng kinh quê hương.

- HS tự nhớ ngồi viết bài vào vở.

- HS soát lỗi , đổi vở để soát lỗi cho nhau.

Bài 1. - 1HS đọc, và làm vào VBT + Các tiếng chứa vần ưa, ươ: lưa, thưa, mưa, giữa, tưởng, nước, tươi, ngược.

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu bài

+ Nhận xét cách ghi dấu thanh....

Bài 3

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- 3HS nối tiếp nhau đọc các thành ngữ, tục ngữ và hiểu nghĩa.

+ Cầu được ước thấy:đạt đúng điều mình mong mỏi..

+ Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn....

+ Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn lại, thành công..

+ Lửa thử...: khó khăn là Đk thử thách rèn luyện con người...

- HS đọc thuộc

...

TẬP LÀM VĂN.

TIẾT 12: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH.

I/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.

2/ Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước.

(26)

3/ Thái độ : - Có ý thức, tự giác trong việc học văn để viết văn hay và đạt kết quả tốt.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: Bảng phụ 2/ Học sinh: VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

- Gv kiểm tra sự chẩn bị của HS ở nhà.

2.Bài mới.(32') a)Giới thiệu bài.

- GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học b). hướng dẫn HS luyện tập.

Bài tập 1.

- HS đọc nội dug yêu cầu của bài tập 1.

- GV giúp HS nắm vững y/c của đề, nêu các công việc phải làmvà làm bài theo cặp.

- Y/c HS đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả.Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài của HS.

Bài tập 2: HS đọc Yêu cầu của bài.Xác định trọng tâm yêu cầu của bài.

- Y/c HS chọn1 cảnh sông nước trong các cảnh mà đã gợi ý để viết dàn ý

- GV bao quát chung và giúp đỡ những em yếu hoàn thành bài.

- GVvà HS cùng chữa bài và chỉ ra cái hay trong mỗi bài để các bạn học tập.GV chấm 1 số bài đánh giá cao những bài có chọn lọc chi tiết đặc sắc , có ý riêng tự nhiên,biết cách dùng liên tưởng khi quan sát.

3. Củng cố, dặn dò.(3')

- GV nhận xét tiết học ,biểu dương những em có ý thức chuẩn bị , viết dàn ý hay và trình bày tốt.

- Dặn HS xem trước bài giờ sau: Luyện tập tả cảnh.

Bài tập 1.

- 2 HS đọc đề bài, suy nghĩ - Thảo luận theo cặp và đại diện báo cáo.

a) Câu 1: sự thay đổi của màu sắc theo mây trời.

Câu 2: TG quan sát trời và biển vào thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời dải mây nhạt...

Câu 3:Liên tưởng từ chuyện này,h.ả này nghĩ sang

chuyện khác ....

b)...

Bài tập 2

- 2HS đọc đề , lớp quan sát theo dõi.

HS làm việc cá nhân dựa vào sự quan sát ở nhà để lập dàn ý cho hay và đúng y/c.

- 1 số HS làm phiếu to trình bày bài trước lớp.

...

(27)

ĐỊA LÍ

TIẾT 6: ĐẤT VÀ RỪNG I/ MỤC TIÊU:

Học xong bài này HS biết:

1/ Kiến thức: - Biết các loại đất chính của nước ta: đất phe-ra-lít, đất phù sa.

- Nêu được một số đặc điểm của đất phe-ra-lít và đất phù sa.

+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ, được phân bố ở đồng bằng.

+ Đất phe –ra –lít :có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi.

- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn:

+ Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.

+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.

- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa và đất phe – ra – lít, của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.

- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt lá gỗ.

phải bảo vệ và khai thác đất.

2/ Kĩ năng: + Chỉ được trên bản đồ vùng phân bố đất phe ra lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

3/ Thái độ: HS biết một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên ( cụ thể là đất và rừng) và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam.Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

*SDNLTKHQ: Rừng cho ta nhiều gỗ. Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng...

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1/ Giáo viên: - Bản đồ đại lí VN ; tranh ảnh động thực vật....

2/ Học sinh: SGK, VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

HĐ của GV HĐ của HS

1. Kiểm tra bài cũ.(5')

? Nêu đặc điểm vùng biển của nước ta?

- Nhận xét.

2. Bài mới.(32') a.Giới thiệu bài.

1. Các loại đất ở nước ta.

* Hoạt động 1 (làm việc theo cặp)

Bước 1 Y/c HS đọc SGK hoàn thành BT1- VBT Bước 2 : Đại diện trình bày

- GV và HS cùng chốt lại lời giải đúng.

- 3- 5 HS lên chỉ bản đồ địa lí tự nhiên VN vùng phân bố hai loại đất ở nước ta.

- Gv kết luận SGK

- 2 HS.Lớp theo dõi và nhận xét.

Tên Đất

Vùng PB

Một số ĐĐ Phe-ra-

lit

... ...

Phù sa ...

.

...

(28)

2 Rừng ở nước ta

* Hoạt động 2( làm việc theo nhóm)

- Y/C HS quan sát hình 1, 2, 3 đọc SGK hoàn thành bài tập

Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm

nhiệt đới

...

...

...

. Rừng ngập

mặn

... ...

....

- Đại diện các nhóm trình bày, Nhận xétGV kết luận

* Hoạt động 3 ( làm việc cả lớp)

- GV treo tranh ảnh về động vật và thực vật

* Để bảo vệ rừng,Nhà nước và nhân dân đã làm gì.? Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

*SDNLTKHQ: Rừng cho ta nhiều gỗ. Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng...

* Để đất đai màu mỡ, không bạc màu ta làm ntn?

- GV kết luận như SGV - 3 HS đọc ghi nhớ . - 3. Củng cố, dặn dò.(3')

- Nước ta có những loại đất, loại rừng chính nào?

- GV n.xét tiết học, biểu dương những em học tốt - Nhắc HS về nhà làm bài tập ,học bài.

- Chuẩn bị bài: Ôn tập.

- HS đọc sách và làm bài tập

+ Nước ta có 2 loại đất chính là đất phe-ra

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Nhiệm vụ: Đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.. Các điều kiện: + Phát triển tinh thần yêu nước

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ

Hộp quả cân với những quả cân có khối lượng khác nhau.